Trầm Cảm: Nguyên nhân, Biểu Hiện, Hướng điều trị hiệu quả

Trầm cảm là một trong các chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay, đây cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ tự sát trên toàn thế giới, đặc biệt là ở giới trẻ. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có đến khoảng 2% dân số trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn nguy hiểm này và con số này đang ngày càng gia tăng đáng kể. 

Trầm Cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm và hiện đang phát triển phổ biến trên toàn thế giới. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này trong các giai đoạn của cuộc đời. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cho biết rằng, cứ khoảng 20 người bình thường sẽ có 1 người từng rơi vào giai đoạn trầm cảm ở các mức độ khác nhau.

Trầm cảm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội. Ai trong chúng ta cũng có khả năng rơi vào trầm cảm, đặc biệt là sau khi trải qua các biến cố lớn của cuộc đời, chẳng hạn như thất nghiệp, phá sản, ly hôn, nợ nần, gia đình ly tán, thiên tai,…

Trầm cảm khiến cho người bệnh liên tục rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, khí sắc kém, không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào diễn ra xung quanh đời sống. Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm còn dễ bị ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ, đời sống sinh hoạt. Một số tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, thôi thúc hành vi tự sát.

Hiện nay, trầm cảm cũng được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến đứng thứ 2 gây ra các vụ tử vong (chỉ sau tai nạn giao thông) và chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát ở nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, nữ giới có tỉ lệ trầm cảm cao hơn so với nam giới nhưng tỉ lệ nam giới tự sát vì trầm cảm lại chiếm nhiều hơn.

Trầm cảm được đánh giá là một chứng rối loạn nguy hiểm cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ thì có thể dễ dàng khắc phục nếu nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách. Tuy nhiên, khi trầm cảm tiến triển lên giai đoạn nặng thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cần phải kết hợp nhiều biện pháp can thiệp và duy trì trong thời gian dài.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm có thể khởi phát bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Dựa vào số liệu khảo sát và kết quả của các cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, sự căng thẳng quá mức và kéo dài liên tục hoặc những biến cố tồi tệ xảy ra trong cuộc sống chính là lý do phổ biến nhất khiến con người rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, trầm cảm.

Việc nắm bắt các yếu tố liên quan và có thể làm khởi phát trầm cảm chính là một trong những điều cần thiết đối với quá trình can thiệp, cải thiện cho người bệnh. Cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc đưa ra những biện pháp hỗ trợ thích hợp và hiệu quả nhất.

Nhiều người thường nghĩ rằng, trầm cảm sẽ xảy ra do ảnh hưởng của những tác nhân nghiêm trọng và to lớn. Tuy nhiên, trong thực tế căn bệnh này có thể khởi phát từ những điều nhỏ nhặt thường xuyên xảy ra trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Cụ thể các nguyên nhân thường được nhắc đến như:

1. Ảnh hưởng thời tiết

Nghe có vẻ vô lý nhưng trong thực tế khi thời tiết ấm áp, nóng bức và có độ ẩm không khí quá cao sẽ khiến cho nhiều người có nguy cơ trầm cảm hơn so với bình thường, tình trạng này còn được gọi là trầm cảm theo mùa (AD). Tuy rằng trầm cảm có thể xuất hiện trong bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa hè, do sự tác động của thời tiết, sự thay đổi thất thường về khí hậu có thể khiến cho tỷ lệ mắc bệnh càng tăng cao.

2. Do căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, lo lắng kéo dài chính là một trong các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra chứng trầm cảm ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, con người phải liên tục đối diện với những áp lực xoay quanh học tập, công việc, kinh tế, các mối quan hệ, gánh nặng gia đình,…

Trầm Cảm
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài chính là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng trầm cảm.

Những áp lực cuộc sống đè nặng khiến cho nhiều người liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Nếu không có cách khắc phục và thoát khỏi các cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người càng bị suy giảm nặng nề, từ đó tạo cơ hội phát triển các rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm.

3. Mất ngủ

Trong một số cuộc nghiên cứu khoa học đã từng chia sẻ về mối quan hệ tương tác giữa mất ngủ và trầm cảm. Đây được xem là hai vấn đề sức khỏe phổ biến và có sự tương tác qua lại lẫn nhau.

Thực tế nhận thấy, có hơn 80% các trường hợp người bệnh trầm cảm bị mất ngủ và ngược lại, những người thường xuyên bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao phát triển chứng trầm cảm. Ở một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 cho biết rằng, những người hay bị thiếu ngủ, giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cho hoạt động của não bộ bị suy yếu, hình thành các suy nghĩ tiêu cực và dễ dẫn đến trầm cảm.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và sức khỏe của mỗi người. Khi bạn ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho cơ thể không được nghỉ ngơi, các hoạt động của não bộ bị trì trệ và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có trầm cảm.

4. Trầm cảm do thói quen hút thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá, rượu bia luôn được biết đến là những chất kích thích gây hại cho sức khỏe của con người. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia sẽ có khả năng bị trầm cảm cao. Đồng thời, người bệnh trầm cảm cũng có xu hướng hút thuốc, rượu bia nhiều hơn so với bình thường.

Để giải thích cho nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết rằng trong thuốc lá hoặc rượu bia có các chất gây nghiện và nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm chi phối não bộ của con người. Đồng thời, khi cai nghiện sẽ làm ảnh hưởng đến cảm xúc của họ, khiến họ rơi vào trạng thái tiêu cực và không kiểm soát được.

5. Nghiện mạng xã hội gây trầm cảm

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, hầu hết mọi người đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh để phục vụ các mục đích khác nhau. Không thể phủ nhận được những lợi ích và công dụng tuyệt vời của mạng xã hội nhưng nếu chúng ta không biết cách sử dụng hiệu quả sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống, trong đó có khả năng làm phát triển trầm cảm.

Trầm Cảm
Nghiện mạng xã hội quá mức cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm.

Việc nghiện mạng xã hội, dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ sẽ khiến cho bạn mất dần sự tương tác, kết nối với mọi người xung quanh. Đồng thời, nếu không biết cách chọn lọc thông tin, thường xuyên tiếp xúc với các trang mạng tiêu cực cũng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm.

Dựa vào số liệu thống kê vào năm 2010 nhận thấy, có khoảng 1.2% số người từ 16 đến 50 tuổi dành hầu hết thời gian rảnh trong ngày chỉ để lướt internet và họ có nguy cơ trầm cảm cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn khó có thể xác định chính xác về nguyên nhân này, nhưng lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên sắp xếp, cân đối thời gian sử dụng điện thoại, máy tính lành mạnh, hiệu quả để phòng tránh tốt.

6. Ảnh hưởng từ môi trường sống

Môi trường sống xung quanh cũng là một trong các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở nhiều người. Theo chia sẻ của các chuyên gia dựa trên những khảo sát thực tế thì những người sống ở thành thị sẽ có nguy cơ bị trầm cảm và mắc phải các chứng rối loạn tâm thần cao hơn so với những người ở thôn quê.

Nguyên nhân là bởi ở những nơi phố thị, con người phải hoạt động, lao động và chạy đua với cuộc sống nhiều hơn so với nông thôn.Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 của tạp chí Nature nhận thấy những người sống ở thành phố có vùng não điều chỉnh stress hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ.

7. Trầm cảm do biến cố

Trong cuộc sống chúng ta khó có thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách và những tình huống bất ngờ xảy ra. Khi phải đối diện với những biến cố lớn trong cuộc đời, con người dễ dàng rơi vào trạng thái tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống và trở nên bi quan, chán chường, trầm cảm.

Trầm Cảm
Các biến cố nghiêm trọng đột ngột xảy ra có thể thúc đẩy quá trình phát triển trầm cảm.

Cụ thể, nếu một người vừa mới ly hôn, thất nghiệp, phá sản, gia đình ly tán, tai nạn giao thông, mắc bệnh hiểm nghèo, mất người thân,…thì họ sẽ có nhiều khả năng bị trầm cảm nếu không thể vượt qua nỗi đau lớn. Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội liên tục xảy ra mâu thuẫn, cãi vã cũng có thể khiến cho nhiều người bế tắc, rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

8. Yếu tố di truyền

Dựa vào kết quả của rất nhiều các cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, phần lớn các chứng rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có người thân như ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột từng bị trầm cảm thì các thành viên còn lại cũng sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn này.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc, một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử trầm cảm sẽ bị trầm cảm. Thực tế, yếu tố di truyền chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc phải. Vì thế, nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh thì bản thân bạn cũng nên tiến hành thăm khám, đánh giá nguy cơ và xây dựng thói quen sống lành mạnh để phòng chống hiệu quả.

9. Do các bệnh lý, chấn thương não bộ

Những trường hợp người từng bị tai nạn nghiêm trọng hoặc mắc phải các bệnh liên quan đến não bộ như u não, viêm não, chấn thương sọ não sẽ có khả năng bị tổn thương cấu trúc não và gây ra bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số trường hợp trầm cảm cũng chưa thể xác định rõ nguyên nhân, hay còn được gọi là yếu tố nội sinh.

Trầm cảm dù xuất phát bởi bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần được nhanh chóng phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và cả tương lai của người bệnh. Hiện nay, trầm cảm nếu được can thiệp sớm sẽ có rất nhiều cơ hội phục hồi sức khỏe, giúp người bệnh ổn định tinh thần và tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Các biểu hiện đặc trưng của người bệnh trầm cảm

Trầm cảm hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn thế giới. Số người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này đang ngày càng gia tăng đáng kể và gây ra hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí cướp đi tính mạng của con người.

Chính vì thế, mỗi chúng ta cần có sự trang bị kỹ lưỡng về các kiến thức phòng ngừa, phát hiện kịp thời các biểu hiện của bệnh để nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị hiệu quả. Theo nhận định của các chuyên gia, nếu trầm cảm được phát hiện ở giai đoạn sớm thì quá trình cải thiện sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, người bệnh cũng nhanh chóng thoát khỏi những trạng thái tiêu cực để cân bằng lại đời sống tinh thần.

Như vậy, để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo trầm cảm, bạn cần dựa vào những yếu tố sau:

1. Khí sắc trầm buồn

Đây được xem là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận biết nhất của những người mắc bệnh trầm cảm. Họ luôn ở trong trạng thái buồn bã, ủ rũ, chán chường, không có sức sống và cảm thấy bi quan về cuộc sống xung quanh. Những người này thường không biểu hiện quá nhiều cảm xúc, họ không cảm nhận được niềm vui, sự hạnh phúc và có xu hướng xa lánh với tập thể, sống tách biệt.

Trầm Cảm
Người bệnh trầm cảm luôn trầm buồn, mệt mỏi, u uất, chán nản.

2. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Những người mắc phải chứng trầm cảm thường ở trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể hoàn toàn không có năng lượng và liên tục cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài. Họ có thể luôn than phiền về cuộc sống, cảm thấy bản thân rơi vào sự bế tắc và không muốn làm bất cứ điều gì.

3. Không hứng thú với hoạt động xung quanh

Sự buồn bã, chán nản bao trùm lấy tâm trí của họ khiến họ không còn cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào diễn ra bên ngoài, kể cả những việc mà họ từng rất yêu thích trước đây. Người bệnh trầm cảm thường có xu hướng ngồi yên hoặc nằm ì một chỗ, không muốn vận động hoặc thực hiện bất cứ công việc gì, kể cả những việc vệ sinh cá nhân.

4. Rối loạn giấc ngủ

Như đã chia sẻ, có hơn 80% các trường hợp người bệnh trầm cảm bị mất ngủ, cảm thấy khó ngủ, trằn trọc không ngủ được và hay giật mình tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Bên cạnh đó, cũng có một số ít các trường hợp buồn ngủ liên tục, ngủ cả ngày lẫn đêm khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe bị biến đổi nghiêm trọng.

Trầm Cảm
Phần lớn người bệnh trầm cảm đều có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.

5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Trầm cảm khiến trí nhớ của con người dần bị suy giảm, họ dễ quên trước quên sau, không thể ghi nhớ những thông tin đơn giản mặc dù trước đây có trí nhớ rất tốt. Điều này khiến cho công việc, học tập và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn, họ khó có thể đưa ra các quyết định hay lựa chọn của bản thân dù là những việc đơn giản.

Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm còn dễ bị mất tập trung, không thể chú ý quá lâu vào một vấn đề nào đó. Bệnh nhân thường hay xao nhãng, không thể tiếp thu tốt các bài học hoặc thông tin được người khác truyền đạt và dễ bị các yếu tố xung quanh tác động.

6. Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống của người bệnh cũng sẽ thay đổi bất thường nếu họ rơi vào trạng thái trầm cảm. Bệnh nhân có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa và không muốn dung nạp bất kỳ loại thức ăn nào vào cơ thể. Một số trường hợp khác sẽ cảm thấy thèm ăn liên tục, ăn rất nhiều, ăn vô độ, đặc biệt là các loại đồ ăn, thức uống ngọt, béo.

Tình trạng này khiến cho người bệnh bị thay đổi cân nặng một cách nhanh chóng. Họ có thể tăng hoặc giảm cân quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí nếu tình trạng chán ăn, ăn quá mức không được kiểm soát tốt còn có nguy cơ gây ra các vấn đề bệnh lý như suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, béo phì.

7. Tự đổ lỗi, cho rằng bản thân vô dụng

Người mắc bệnh trầm cảm thường có cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân là người vô dụng, bất tài. Họ nghĩ rằng mình chính là gánh nặng của tất cả mọi người xung quanh, vì thế họ có xu hướng sống tách biệt, xa cách với xã hội. Người bệnh trầm cảm thường không muốn giao tiếp, gần gũi với bất kỳ ai, họ luôn có cảm giác tự ti trước mọi người nên luôn tìm cách né tránh.

Trầm Cảm
Người bệnh trầm cảm thường có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân, né tránh tiếp xúc với mọi người.

Người bệnh có thể tự đặt ra hàng loạt câu hỏi để chấn vấn bản thân, họ cho rằng mình không nên làm những điều như thế, mình thật là một kẻ ngu ngốc, tệ hại, không xứng đáng được mọi người quan tâm, xem trọng. Những suy nghĩ tồi tệ này cứ đeo bám tâm trí của họ khiến họ khó thoát khỏi những nỗi ám ảnh, tự buông xuôi tất cả, thậm chí không muốn tiến hành điều trị bệnh.

8. Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc được xem là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp ở hầu hết những người bệnh trầm cảm. Họ thường không thể làm chủ được cảm xúc của chính mình, dễ cảm thấy buồn bã, chán nản, khóc lóc không rõ nguyên nhân. Hoặc đôi khi cảm thấy cáu gắt, nóng giận, kích động chỉ vì một việc vô cùng nhỏ nhặt khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu, bực bội.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì người mắc chứng trầm cảm sẽ có nhiều xu hướng bạo lực hơn so với bình thường. Khi họ không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình, sẽ khiến họ khó có thể quản lý được hành vi và dễ dàng gây ra các hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản thân và cả những người bên cạnh.

9. Xuất hiện các triệu chứng cơ thể

Không chỉ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, cảm xúc mà trầm cảm còn gây ra những tác động về thể chất, khiến cơ thể mệt mỏi và phát sinh các vấn đề khó chịu. Phần lớn bệnh nhân đều có dấu hiệu liên tục than phiền về các cơn đau nhức chân tay, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng vận động, cơ thể mệt mỏi, uể oải liên tục.

Trầm Cảm
Trầm cảm khiến người bệnh thường xuyên đau nhức cơ thể, đau đầu, chóng mặt.

Những suy nghĩ tiêu cực do trầm cảm gây ra thường làm cơn đau nhức càng khuếch đại nhiều hơn và trong thực tế sẽ không có loại thuốc giảm đau nào có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau này nếu như chứng trầm cảm không được kiểm soát. Theo giải thích của các chuyên gia thì do sự giằng xé trong nội tâm không được giải tỏa nên cơ thể bắt đầu bộc lộ cảm xúc thông qua các cơn đau vô căn kéo dài dai dẳng.

10. Suy nghĩ tiêu cực, tự sát

Người bệnh trầm cảm luôn ở trong trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và dần suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực, bi quan. Họ không có niềm tin vào cuộc sống và bất kỳ ai xung quanh, luôn nhìn nhận vấn đề một cách vô cùng tiêu cực và tồi tệ. Điều này khiến họ không muốn làm bất cứ điều gì hoặc thậm chí có xu hướng tự làm tổn thương bản thân, từ tra tấn chính mình.

Nhiều trường hợp trầm cảm ở mức độ vừa và nặng, người bệnh còn liên tục bị thôi thúc bởi ý định muốn tự sát. Họ liên tục suy nghĩ về cái chết và luôn tìm cách để tự sát nhằm giải thoát bản thân ra khỏi những áp lực cuộc sống. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy thì trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tự sát trên toàn thế giới, đặc biệt là ở giới trẻ.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, trầm cảm được xếp vào một trong các chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay và đối với các tình trạng trầm cảm nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của con người, gây ra hàng loạt cái chết thương tâm. Đặc biệt hơn, trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những ai thường xuyên chịu nhiều áp lực, căng thẳng, trẻ ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, sau sinh, mãn kinh, tiền mãn kinh.

Trầm cảm là căn bệnh diễn ra một cách âm thầm, khó phát hiện và nhận biết ở những giai đoạn đầu tiên. Nó dần xâm lấn vào tâm trí của người bệnh và khiến cho họ gặp phải nhiều cản trở về sức khỏe, đời sống. Điều này làm cho sức đề kháng của bệnh nhân dần bị suy giảm, họ dễ mắc phải các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, sốt,…

Trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến thể chất, làm cản trở các sinh hoạt đời sống, suy giảm khả năng học tập, năng suất làm việc của mỗi người bệnh. Bên cạnh đó, những cảm xúc tiêu cực liên tục xuất hiện còn làm gia tăng các mâu thuẫn trong các mối quan hệ, làm rạn nứt tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu.

Trầm Cảm
Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh.

Trong thực tế, trầm cảm ở mức độ nhẹ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì quá trình cải thiện sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Các chuyên gia cho biết trầm cảm nhẹ có thể khắc phục nhờ vào sự thay đổi về lối sinh hoạt lành mạnh, áp dụng các biện pháp tự nhiên, an toàn.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp trầm cảm vừa và nặng, mức độ trở nên nặng nề hơn, các hậu quả gây ra cũng vượt ngoài tầm kiểm soát của người bệnh. Lúc này bệnh nhân có thể bị suy giảm nghiêm trọng về khả năng sinh hoạt, khó có thể tự chăm sóc chính mình, bỏ bê bản thân và hình thành tâm lý muốn tự sát, liên tục tìm cách để kết liễu bản thân.

Cụ thể một số ảnh hưởng nghiêm trọng mà trầm cảm có thể gây ra như:

  • Làm suy giảm sức khỏe tinh thần.
  • Khiến người bệnh mất tập trung, khó hoàn thành tốt các công việc được giao.
  • Gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư.
  • Gây rối loạn giấc ngủ, khiến thể chất càng ngày càng suy nhược.
  • Suy giảm ham muốn tình dục.
  • Có xu hướng sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
  • Tự thực hiện các hành vi tổn hại bản thân hoặc thậm chí là tự sát.

Trầm cảm được xác định là một bệnh lý nguy hiểm cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời để phòng tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả nhất.

Hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh trầm cảm

Với sự phát triển vượt bậc của y học, hiện nay trầm cảm đã có thể được hỗ trợ cải thiện bằng rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào từng tình trạng khác nhau của người bệnh mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ cân nhắc để áp dụng các biện pháp phù hợp nhất nhằm giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe tinh thần, ổn định đời sống cá nhân, hòa hợp xã hội.

Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám trực tiếp tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chất lượng để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn cụ thể nhất. Đối với các tình trạng trầm cảm thông thường, sẽ được xem xét để áp dụng tốt các phương pháp điều trị hiệu quả sau đây:

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực

Trầm cảm là một căn bệnh thường gặp và dễ khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Nếu có thể kịp thời phát hiện ở giai đoạn sớm thì người bệnh chưa cần phải sử dụng đến các biện pháp điều trị chuyên khoa. Chủ yếu bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách thay đổi và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện đời sống tinh thần, từ đó loại bỏ tốt các yếu tố gây trầm cảm, giúp cân bằng cuộc sống một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Trầm Cảm
Người bệnh trầm cảm cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất.

Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người thân bên cạnh có những dấu hiệu về trầm cảm. Bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp cải thiện như sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng với những thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh. Người bệnh trầm cảm nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi, ăn chín uống sôi để hạn chế các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, cần phải loại bỏ tốt các loại thực phẩm đóng gói, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất độc hại.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn bảo vệ tốt cho sức khỏe tinh thần. Trong nhiều nghiên cứu khoa học chia sẻ rằng, người có thói quen tập thể dục, vận động lành mạnh mỗi ngày sẽ có được tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu, đẩy lùi trầm cảm hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên duy trì chế độ tập luyện mỗi ngày, lựa chọn các bài tập đơn giản như yoga, thiền định, chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội tùy thuộc vào sức khỏe và điều kiện cá nhân.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc, đúng giờ để đảm bảo sức khỏe. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi con người, có được một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn tỉnh dậy với một tinh thần thoải mái, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng, cơ thể được nghỉ ngơi và hoạt động năng suất hơn. Do đó, cần phải đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng đối với người trưởng thành, duy trì thói quen ngủ sớm trước 11 giờ, chú ý vệ sinh phòng ngủ để có được giấc ngủ trọn vẹn nhất.
  • Tìm kiếm niềm vui mới thông qua các hoạt động hoặc những lĩnh vực mới chưa từng trải nghiệm. Bạn có thể đăng ký học hát, học nhảy, nấu ăn, may vá, vẽ tranh để tìm kiếm các hoạt động thú vị và mới lạ. Đồng thời, qua đây bạn cũng sẽ gặp gỡ thêm nhiều bạn bè mới, dễ dàng kết nối, cởi mở và chia sẻ hơn.
  • Viết nhật ký cũng là một trong các gợi ý tuyệt vời có khả năng giúp bạn xua tan mọi căng thẳng, ưu phiền. Hãy viết ra những dòng tâm trạng của bạn trên từng trang giấy để cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, khi đọc lại những trang nhật ký, bạn cũng có cơ hội để hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó dễ dàng điều chỉnh các cảm xúc, hành vi chưa phù hợp.
  • Hãy học cách cởi mở và chủ động chia sẻ nhiều hơn với những người bên cạnh. Bạn không cần phải nói với tất cả mọi người về những điều tồi tệ mà bản thân đã trải qua. Tuy nhiên, hãy tâm sự với những ai mà bạn cảm thấy tin tưởng và họ có thể lắng nghe, thấu hiểu cho tâm trạng của bạn. Bằng cách này bạn sẽ thấy xung quanh còn rất nhiều người yêu mến bạn, từ đó giúp bạn có thêm nhiều động lực để cố gắng, phấn đấu hơn.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn những lúc quá mệt mỏi và căng thẳng. Khi cảm thấy tâm trạng xuống dốc, hãy tạm dừng công việc lại và nghe một vài bản nhạc yêu thích, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh hoặc đọc vài trang sách để tâm trí được thảnh thơi hơn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích trong quá trình điều trị trầm cảm. Những loại chất này sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hoặc có thể khiến người bệnh gây ra các hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh. Thay vào đó hãy tăng cường uống nhiều nước ép trái cây, rau củ tươi ngon để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

2. Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu hiện được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay trong việc can thiệp cải thiện các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là chứng rối loạn trầm cảm. Người bệnh sẽ được gặp gỡ trực tiếp chuyên gia tâm lý để chia sẻ, bày tỏ về những vấn đề khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, chuyên gia cũng sẽ đào sâu hơn để tìm kiếm rõ về nguyên nhân cốt lõi gây ra chứng trầm cảm, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Trầm Cảm
Trị liệu tâm lý được đánh giá hiệu quả và được áp dụng phổ biến trong quá trình cải thiện trầm cảm.

Tâm lý trị liệu là phương pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tiếp cận người bệnh, hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc hoặc xâm lấn cơ thể. Thông qua các buổi trị liệu cùng với chuyên gia, người bệnh cũng sẽ dần tháo gỡ được những nút thắt trong lòng, biết cách giải phóng cảm xúc và cân bằng trạng thái tâm lý tốt hơn để hòa nhập với cộng đồng.

Bên cạnh đó, để phòng chống nguy cơ tái phát trong tương lai, chuyên gia tâm lý còn trang bị kỹ lưỡng cho từng bệnh nhân về các kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội để hạn chế các yếu tố tác động từ môi trường. Tùy vào tình trạng sức khỏe và sự đáp ứng của mỗi người bệnh mà chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm, liệu pháp hành vi – nhận thức,…để trị liệu trầm cảm.

3. Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp trầm cảm vừa và nặng hoặc những ai mắc bệnh nhẹ nhưng có các biểu hiện muốn tự sát, tự làm tổn thương bản thân. Loại thuốc này tuy không có tác dụng thay thế cho những phương pháp điều trị tận gốc nhưng nó có khả năng hiệu quả trong việc làm thuyên giảm và kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm do trầm cảm gây ra.

Trầm Cảm
Thuốc chống trầm cảm sẽ được chỉ định sử dụng cho các trường hợp trầm cảm vừa và nặng.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, chán ăn, đau đầu, khô miệng,….Chính vì thế người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được thay đổi liều lượng hoặc tự ý ngừng thuốc đột ngột.

Quá trình sử dụng thuốc nếu có xảy ra bất cứ vấn đề hoặc triệu chứng khác lạ nào cũng cần thông báo ngay với bác sĩ để được xem xét và hướng dẫn khắc phục ngay lập tức. Hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm cũng khá chậm, thông thường từ 2 đến 6 tuần mới cảm nhận được sự thuyên giảm của các triệu chứng nên người bệnh cần phải thực kiên trì và nỗ lực.

Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về chứng trầm cảm – căn bệnh phổ biến bậc nhất hiện nay trên toàn thế giới. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức để phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực do trầm cảm gây ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách vượt qua

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực...

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu có hiệu quả không?

Chữa rối loạn lo âu bằng tâm lý trị liệu là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Liệu pháp này giúp giải...

Rối Loạn Hoảng Sợ Là Gì? Biểu hiện, Chẩn đoán và Điều trị

Rối loạn hoảng sợ là một rối loạn tâm thần khá phổ biến với tỷ lệ 1.6% dân số. Biểu hiện đặc trưng là các...

Rối loạn nhân cách hoang tưởng
Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD): Chẩn đoán, điều trị

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khiến cho người bệnh có sự nghi ngờ quá mức...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh