Tọa đàm phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid

Ngày 1/3/2022, Hội liên hiệp Phụ nữ phường Ngọc Khánh đã phối hợp cùng Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc tổ chức tọa đàm “Phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid”.

Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến chia sẻ giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần hậu Covid.

Chúng ta cũng đang hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), một ngày lễ trọng đại để tôn vinh, tri ân và gửi những lời thương yêu đến phái đẹp. Đặc biệt là các bà, các mẹ, những người luôn dành thời gian, tâm sức của mình để chăm sóc cho gia đình của mình.

Trong bối cảnh dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, căng thẳng với số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng mạnh. Các vấn đề về chăm sóc sức khỏe khi mắc Covid và hậu Covid trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều gia đình, trong đó có các bà, các mẹ. Những thông tin về chăm sóc sức khỏe Covid, hậu covid, những ảnh hưởng của covid đến sức khỏe con người tràn lan trên mạng khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang không biết thông tin nào là đúng đắn và không biết mình nên làm gì khi chẳng may Covid gõ cửa nhà mình. Những lo lắng, hoang mang, bất an, sợ hãi sẽ được giải tỏa nếu chị em phụ nữ được cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn cùng các giải pháp hiệu quả, đơn giản.

Chương trình có sự tham gia của Đại diện Hội Phụ nữ quận Ba Đình, Cán bộ UBND Đảng ủy phường Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Ngọc Khánh, Cán bộ hội phụ nữ phường Ngọc Khánh, hội viên hội phụ nữ phường Ngọc Khánh cùng khách mời là Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Y học cổ truyền và Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid.

Trong khuôn khổ chương trình, bác sĩ Lê Hữu Tuấn đã giúp các thành viên tham dự chương trình hiểu về tình trạng hậu Covid-19, bản chất của Covid như thế nào, những biến chứng, di chứng thường gặp sau khi đã điều trị Covid và giải pháp để ngăn ngừa di chứng hậu Covid ra sao.

Bên cạnh các thông tin chăm sóc sức khỏe thân thể từ bác sĩ Lê Hữu Tuấn, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến đã giúp các chị, các cô bác hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm trí với con người nói chung và ở độ tuổi trung niên, độ tuổi về hưu nói riêng. Sức khỏe tâm trí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sức khỏe trong khi mắc Covid và hậu Covid. Và người phụ nữ cũng có vai trò, trách nhiệm không nhỏ trong việc chăm sóc gia đình mình. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm sóc tốt sức khỏe của chính mình và các thành viên trong gia đình mình khi chúng ta thuộc diện F0, F1?

cham soc suc khoe hau covid ve mat tam tri
Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến chia sẻ tới các chị, các cô bác cách chăm sóc sức khỏe hậu covid về mặt tâm trí.

Sức khỏe tâm trí tác động thế nào đến người nhiễm Covid

Sức khỏe tâm trí và sức khỏe thể chất có mối liên hệ hai chiều và ảnh hưởng qua lại với nhau. Nếu sức khỏe tâm trí tốt thì sức khỏe thân thể cũng hồi phục nhanh chóng hơn và ngược lại.

Chúng ta biết rằng, người có bệnh nền thì khi nhiễm Covid có thể có nhiều biến chứng và giai đoạn dương tính có thể kéo dài lâu hơn, sức khỏe hậu Covid cũng có thể lâu hồi phục hơn. Tác động của sức khỏe tâm trí tới sức khỏe thể chất trong vấn đề Covid cũng như vậy. Nếu chúng ta có tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ tiêu cực thì thời gian dương tính có thể kéo dài lâu hơn và chúng ta cũng mất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe hậu covid hơn. Thậm chí, sức khỏe còn có thể có những chuyển biến nặng và phức tạp hơn nếu chúng ta rơi vào tình trạng sang chấn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng sợ…

Trên thực tế, đã có rất nhiều thống kê cho thấy, người mắc Covid sau khi đã âm tính có những hội chứng hậu covid liên quan đến sức khỏe tâm trí như cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó thở, thở hụt hơi, không tập trung, nhanh quên, thậm chí là bị trầm cảm, rối loạn lo âu… Và những vấn đề về sức khỏe tâm trí thường đi cùng với các vấn đề sức khỏe thân thể khác.

Vậy, chúng ta cần làm gì khi bị F0 hay có người thân là F0? Điều quan trọng nhất là chúng ta cần bình tĩnh để đưa ra các quyết định đúng đắn, linh hoạt và hiệu quả. Khi nội lực của mình mạnh mẽ, mình có đủ năng lượng để hoạt động thì kháng thể trong cơ thể mình cũng tốt hơn. Đây cũng chính là một kiến thức quan trọng mà Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến học được khi nghiên cứu về khoa học tâm trí con người.

Nói thì dễ nhưng làm thì không đơn giản. Là một người nghiên cứu về tâm lý con người và thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm trí cho khách hàng, Chuyên gia Hải Yến hiểu được rằng con người chúng ta có thể rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi, bất an khi ở trở thành F0, F1. Nỗi lo của mỗi người mỗi khác nhưng chúng ta cần bắt thóp chính mình, quan sát và nhận diện vấn đề để vượt qua nỗi lo sợ, bình tĩnh đưa ra quyết định chiến đấu với Covid, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại với cuộc sống bình thường.

Tập trung hít thở và thiền giúp chúng ta bình tĩnh, thanh thản và nhẹ nhàng hơn

Chúng ta biết rằng, thiền là một giải pháp tốt để chăm sóc sức khỏe hậu covid về mặt thể chất và tâm trí nhưng không phải ai cũng dễ dàng để bắt đầu ngồi khoanh tròn chân và thiền một cách tĩnh tâm. Để làm được điều này chúng ta cần phải có những giai đoạn tập làm quen lúc đầu. Bởi vậy, với những ai chưa từng thiền hoặc mới học thiền thì chúng ta cũng chưa thể dễ dàng lấy lại sự bình tĩnh bằng thiền được.

Trong trường hợp này, bài tập hít thở là một giải pháp cực kỳ đơn giản, chỉ mất 1-2 phút để thực hiện nhưng cực kỳ hiệu quả. Hãy tập trung vào hơi thở của mình. Mỗi động tác hít vào, thở ra hãy tự nói với chính mình: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra nở nụ cười”. Trong quá trình thực hành bài tập, bạn sẽ cảm nhận được những cảm giác lo âu, hoảng sợ dần dần biến mất, nhường chỗ cho sự bình an.

Đây cũng là giải pháp mà các chuyên gia của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cũng thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn để các khách hàng gặp vấn đề khủng hoảng tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc… có thể tự thực hiện bất cứ khi nào, ở đâu khi rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ.

Thường xuyên tập hít thở cũng là một tiền đề để bạn bước vào tập thiền dễ dàng và hiệu quả hơn. Tập hít thở đúng cách cũng giúp cho mọi cơ quan trong cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy, hoạt động hiệu quả hơn. Bởi vậy mà thường xuyên tập hít thở đúng cách cũng giúp cho chúng ta có một làn da hồng hào, khỏe mạnh hơn.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho F0, đừng để F0 cô đơn

Trước kia, khi chúng ta chưa được tiêm chủng, sự hiểu biết về Covid còn chưa nhiều và sự lây lan, sự nguy hiểm của Covid khiến chúng ta hoảng sợ và giữ khoảng cách rất xa với những người thuộc diện F0, F1, mặc dù đó là người thân của chúng ta.

Nhưng trong tình hình hiện tại, chúng ta đã có thêm những hiểu biết về cách lấy lan của virus Corona, chúng ta vẫn có thể thể hiện sự quan tâm, yêu thương với F0 bằng nhiều cách thức mà vẫn giữ an toàn cho chính mình.

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, Covid sẽ sản sinh ra nhiều hơn nếu như chúng ta có những cảm xúc xấu, năng lượng thấp. Bởi chúng là nguyên nhân khiến khả năng tự đề kháng, tự miễn dịch, khả năng tái tạo của chúng ta kém đi.

Ngược lại, nếu F0 được quan tâm đúng cách, họ sẽ không cảm thấy cô đơn, họ sẽ hạnh phúc, vui vẻ, hân hoan hơn, có thêm năng lượng để chiến đấu với bệnh tật thì họ cũng sẽ nhanh khỏe hơn. Bởi vậy, nếu được, hãy trao cho người thân của chúng ta những cái ôm an toàn.

Cách nói chuyện của chúng ta với những người mắc Covid cũng rất quan trọng. Ngôn từ tích cực, ngôn từ yêu thương sẽ tạo nên môi trường thoải mái, hân hoan, vui vẻ trong gia đình. Hãy hạn chế sử dụng ngôn từ tiêu cực như yếu, mệt, bệnh nhân,… để nói chuyện với người thân đang nhiễm Covid.

chăm sóc sức khỏe hậu covid
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chụp ảnh lưu niệm cùng các chị, các cô bác.

Bên cạnh những kiến thức thiết thực và giá trị được Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ trong buổi tọa đàm, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam còn gửi đến các chị, các cô bác Voucher chăm sóc sức khỏe tinh thần miễn phí trị giá 500k để giúp các cô bác hay người thân của mình có thể giải tỏa vấn đề tâm lý liên quan đến covid hoặc vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Chương trình “Phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid” đã kết thúc tốt đẹp với những nụ cười, sự bình an, thanh thản của các chị, các cô bác phụ nữ vì đã có thêm những kinh nghiệm, kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân trong đại dịch Covid, những hoài ghi, sự lo lắng đã được giải tỏa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid
Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid

Ngày 5/3/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đội Cấn đã phối hợp với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tổ chức...

Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội
Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội

Ngày 24/3/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về “Sự ảnh hưởng của Covid đến Tâm...

Tọa đàm di chứng hậu Covid và ảnh hưởng đến tâm lý con người tại xã Tân Hòa, Quốc Oai
Tọa đàm di chứng hậu Covid và ảnh hưởng đến tâm lý con người tại xã Tân Hòa, Quốc Oai

Chiều ngày 17/3/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã phối hợp cùng Hội LHPN xã Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội)...

Tọa đàm “Kỹ năng đồng hành cùng con” – Trường Mầm non Bông Sen Hồng
Tọa đàm “Kỹ năng đồng hành cùng con” – Trường Mầm non Bông Sen Hồng

Ngày 28/11 vừa qua, tại Trường mầm non Bông Sen Hồng, Khu đô thị Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội, Trung...

Kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người & 2 năm thành lập Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp