Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm u sầu (Melancholia) được thể hiện rõ qua các trạng thái như người bệnh bị cạn kiệt năng lượng, khí sắc buồn bã, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Với những triệu chứng nghiêm trọng này, người bệnh cần được quan tâm và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trầm cảm u sầu
Biểu hiện nghiêm trọng của trầm cảm u sầu

Trầm cảm u sầu (Melancholia) là gì?

Trầm cảm u sầu ( Melancholia ) là một dạng của trầm cảm. Những người bị trầm cảm u sầu thường cảm thấy u buồn và tuột cảm xúc tột độ. Ngay cả khi có những điều vui vẻ, tích cực nhất diễn ra trong cuộc sống của họ, họ vẫn gặp khó khăn trong việc đón nhận và tận hưởng chúng.

Mặc dù chứng u sầu còn gặp khó khăn khi điều trị nhưng vẫn có thể phục hồi nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy, khi gặp những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì mọi người nên sớm tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê (DSM), trầm cảm u sầu được xem như là một dạng rối loạn trầm cảm. Các bác sĩ tâm lý thường dựa vào các biểu hiện u sầu của bệnh nhân để chẩn đoán người bệnh có khả năng cao mắc chứng trầm cảm nặng.

Trầm cảm u sầu là gì?
Người bị trầm cảm u sầu thường tuột cảm xúc tột độ

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm u sầu (Melancholia)

Sự phát triển của chứng trầm cảm u sầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Một trong những yếu tố không thể không được nhắc đến như: môi trường, tâm lý và di truyền.

1. Yếu tố môi trường

Trạng thái căng thẳng, tài chính không ổn định, sự thay đổi về thời tiết, những chuyện không vui trong cuộc sống hằng ngày,… là những yếu tố bên ngoài có thể gây tác động tiêu cực đến con người.

Mỗi cá nhân khi tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của họ, tần suất này diễn ra thường xuyên nguy cơ sẽ dẫn đến chứng u sầu.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm u sầu
Trầm cảm u sầu do trạng thái căng thẳng kéo dài

2. Yếu tố tâm lý

Một số người bị tổn thương từ lời nói của người khác, trẻ em bị lạm dụng hoặc có dấu hiệu tự kỷ như thu mình lại và không giao tiếp với mọi người sẽ có khả năng bị ảnh hưởng tâm lý. Điều này cũng được cho là một trong những nguyên nhân của chứng u sầu.

Theo bài báo của Tiến sĩ Robert Hirschfeld (2001) bệnh trầm cảm u sầu có khả năng đi kèm với các bệnh lý tâm thần khác ví dụ như người có cảm giác lo lắng quá mức về một vấn đề nào đó.

3. Yếu tố di truyền

Phần lớn những gia đình có người thân gặp phải vấn đề về tâm thần hoặc một số dấu hiệu liên quan đến tâm lý thì khả năng cao dễ mắc chứng trầm cảm u sầu.

Bên cạnh đó, một bài báo (1991) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm thần cũng cho biết, chứng u sầu có thể là do vấn đề di truyền.

Những dấu hiệu cụ thể của bệnh trầm cảm u sầu (Melancholia)

Người bị chẩn đoán mắc chứng trầm cảm u sầu thường sẽ gặp phải một số biểu hiện cụ thể như sau:

  • Cảm thấy chán nản với các hoạt động thường ngày, không còn hứng thú với những sở thích mà bản thân từng cho là thú vị nhất.
  • Thường xuyên có phản ứng tiêu cực gần như với tất cả niềm vui xung quanh
  • Mặc dù không có mất mát nhưng bản thân cảm thấy buồn bã và tuyệt vọng
  • Cảm thấy đồ ăn không vừa miệng và có thể sụt cân đáng kể
  • Cơ thể bị suy nhược thiếu năng lượng, thể chất yếu đi và di chuyển chậm chạp
  • Tâm trạng thay đổi liên tục đặc biệt vào ban ngày: cảm thấy cáu gắt, tức giận vô cớ,…
  • Giấc ngủ không đảm bảo, có thể dậy sớm hơn và không ngủ đủ giờ so với bình thường
  • Cảm thấy có lỗi, thất vọng không kiềm chế được cảm xúc và có suy nghĩ đến việc tự tử.

Chỉ dựa vào các dấu hiệu của bệnh trầm cảm u sầu sẽ rất khó để đưa ra chẩn đoán chính xác. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ để có phương pháp can thiệp phù hợp.

Các phương pháp điều trị Trầm cảm u sầu (Melancholia) hiện nay.

Theo các chuyên gia tâm lý để điều trị hiệu quả chứng u sầu cần có sự kết hợp giữa thuốc, liệu pháp, điều chỉnh lối sống,… Cụ thể như sau:

1. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm phải được bác sĩ tâm lý chẩn đoán và kê đơn thì bệnh nhân mới được phép sử dụng. Mặc dù không có khả năng điều trị nhưng nó có thể giúp ích cho việc cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trầm cảm u sầu.

Theo thông tin từ Informed Health công bố (2020), khoảng 100 người dùng thuốc chống trầm cảm thì có từ 40 đến 60 người nhận sự cải thiện hơn về các triệu chứng. Thông thường, hiệu quả sẽ bắt đầu từ sau 6 – 8 tuần sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị trầm cảm u sầu
Có thể dùng thuốc chống trầm cảm để kiểm soát các triệu chứng u sầu

2. Tâm lý trị liệu

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà các chuyên gia lựa chọn một liệu pháp tâm lý phù hợp với bệnh nhân. Tâm lý trị liệu là liệu pháp mà những người gặp phải triệu chứng liên quan đến trầm cảm u sầu sẽ được trò chuyện cùng với chuyên gia tâm lý.

Thông qua cuộc trò chuyện có thể bác sĩ tâm lý sẽ lựa chọn những câu hỏi phù hợp để người bệnh không ngần ngại chia sẻ về những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến chứng u sầu.

Trong một số trường hợp, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể được sử dụng để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các triệu chứng u sầu.  Liệu pháp này được thực hiện với khoảng 30 – 60 phút mỗi lần trong liên tục 12 – 20 tuần.

3. Lối sống lành mạnh

Một lối sống lành lạnh như ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng dùng chất kích thích sẽ giúp mọi người có một sức khỏe tinh thần sảng khoái giúp bệnh nhân vực dậy tinh thần đáng kể.

Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để trang bị lối sống lành mạnh cho bản thân như:

  • Có một chế độ dinh dưỡng khoa học, ví dụ như ăn nhiều rau củ quả, cá và hạn chế thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột.
  • Dành thời gian ít nhất 30p mỗi ngày để luyện tập thể dục, ngồi thiền vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bệnh nhân ổn định lại cảm xúc của mình
  • Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp nên viết nhật ký cũng là cách được khuyến khích để giúp họ giải tỏa được cảm xúc tiêu cực.

Thay đổi lối sống trở nên lành mạnh hơn có thể sẽ không làm giảm ngay các triệu chứng u sầu. Nhưng với phương pháp này các chuyên gia tâm lý thường sử dụng cho bệnh nhân kết hợp thuốc chống trầm cảm để làm tăng hiệu quả và nó có thể bắt đầu có tiến triển tích cực sau vài tuần trở đi.

4. Liệu pháp co giật điện

Liệu pháp co giật điện (ECT) thường được sử dụng đối với những triệu chứng nghiêm trọng về trầm cảm u sầu mà những phương pháp vừa kể trên không mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân.

Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức bệnh nhân sẽ bị một bác sĩ tâm lý gây mê toàn thân, sử dụng dòng điện để tác động đến não và cần thực hiện nhiều đợt trong khoảng thời gian vài tuần để giảm các triệu chứng về trầm cảm u sầu.

Hi vọng với những thông tin mà bài viết mang đến, mọi người có thể hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm u sầu. Từ đó luôn có sự chủ động trong việc phát hiện và can thiệp sớm, tránh những ảnh hưởng lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội Chứng Sợ Xấu (Mặc cảm về ngoại hình) – Làm thế nào để vượt qua

Hội chứng sợ xấu hay mặc cảm ngoại hình không đơn thuần là cảm giác tự ti về các khiếm khuyết trên cơ thể. Người...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh lý này không chỉ ảnh...

Stress Oxy Hóa là gì?
Stress Oxy Hóa Là Gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Các tác động của stress oxy hóa không chỉ huỷ hoại bên trong cơ thể con người mà còn có nguy cơ tiềm ẩn ảnh...

nghiện game online
Nghiện Game Online: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Giải Quyết

Thực trạng nghiện game online đang là vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội. Nghiệm game được cho là xuất phát từ sức...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh