Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

Trầm cảm học đường được đánh giá là một chứng bệnh tâm lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên. Việc nắm rõ thông tin về bệnh là rất cần thiết để giúp các em nhận được sự quan tâm kịp thời và đúng đắn.

Trầm cảm học đường do đâu?
Trầm cảm học đường là chứng bệnh tâm lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, sinh viên.

Trầm cảm học đường là gì?

Trầm cảm đang được xem là chứng rối loạn tâm thần ngày càng phổ biến trên thế giới. Nó dẫn đến hàng loạt biểu hiện giảm sút về tinh thần như buồn bã, tuyệt vọng kèm theo các vấn đề về sức khỏe như chán ăn, mất ngủ.

Bất kỳ ai, ở môi trường nào cũng có thể đối mặt với chứng bệnh trầm cảm. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện ở các đối tượng là học sinh, sinh viên với tên gọi trầm cảm học đường đang diễn ra đáng báo động. Nó xảy ra trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nhưng các em lại thiếu đi sự quan tâm từ gia đình, nhà trường và xã hội. 

Trầm cảm ở học sinh và sinh viên không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, kết quả học tập, mối quan hệ xung quanh các em mà còn dẫn đến những hành vi tiêu cực do ở độ tuổi này còn nhiều hạn chế trong suy nghĩ và hành vi. 

Nguyên nhân gây trầm cảm học đường

Trầm cảm học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm:

Bạo lực học đường 

Bạo lực học đường có thể xuất phát dưới nhiều hình thức như bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ, bạo lực thân thể trực tiếp,… 

Đối tượng học sinh, sinh viên bị bạo lực sẽ trở nên bất an, lo lắng, ám ảnh với các hành vi gây tổn thương tinh thần và thể xác. Tình trạng này hoàn toàn có thể dẫn đến trầm cảm học đường.

bạo lực học đường gây trầm cảm ở trẻ
Bạo lực học đường gây tổn thương tinh thần và thể xác dẫn đến trầm cảm học đường.

Áp lực học tập

Xuất phát từ kỳ vọng của các bậc phụ huynh và giáo viên, các em học sinh và sinh viên thường đối mặt với áp lực điểm số thi cử. Thành tích, sự cạnh tranh trong học tập là nguyên nhân lớn dẫn đến stress và trầm cảm ở các đối tượng này. 

Thiếu hỗ trợ và nhận thức

Không phải trường hợp trầm cảm học đường nào cũng được phát hiện sớm và kịp thời. Do nhầm lẫn với các biểu hiện, chứng bệnh thông thường khác và thiếu nhận thức về trầm cảm nên các em chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ.  

Thiếu quan tâm từ gia đình

Gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển của mỗi người. Các em dễ cảm thấy đơn độc nếu thiếu đi sự quan tâm, yêu thương từ gia đình. Lâu dần các em dễ rơi vào trầm cảm do tổn thương từ những bất hòa và thiếu vắng tình thương trong gia đình.

Yếu tố xã hội

Khi chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và hành vi, các em dễ dàng bị chi phối bởi môi trường xung quanh. Ở giai đoạn này, các em cần được định hướng đúng đắn nếu không sẽ dẫn đến những sai lệch trong cảm xúc, suy nghĩ và dẫn đến trầm cảm học đường. 

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh 

Ở lứa tuổi học đường, các em thường xuyên hình thành những thói quen sinh hoạt không lành mạnh do tò mò và thiếu nhận thức. Về lâu dài, các thói quen xấu như sử dụng rượu bia, thức khuya, hút thuốc lá, nghiện trò chơi điện tử,… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải trầm cảm học đường. 

Các yếu tố khác

Ngoài các vấn đề nêu trên thì trầm cảm học đường còn có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác, phải kể đến như:

  • Do di truyền: Trầm cảm có thể di truyền khi các thế hệ trước trong gia đình có người từng bị chứng bệnh tâm lý này.
  • Bị ám ảnh về tinh thần: Không ít trẻ em trải qua hay chứng kiến đau thương như bạo lực gia đình, lạm dụng thể xác, người thân qua đời,… Từ đó hình thành nên những tổn thương và ám ảnh theo các em suốt thời thơ ấu đến khi trưởng thành.
  • Thiếu cân bằng hormone: Thiếu cân bằng hormone tạo ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe tổng thể, gây biến đổi tâm trạng và mệt mỏi. Từ đó các em khó kiểm soát được cảm xúc và suy nghĩ.
  • Đối tượng học sinh, sinh viên thuộc cộng đồng LGBT: Những phản ứng tiêu cực về xu hướng tính dục là nguyên nhân dẫn đến sự tự ti, bất an đối với các em. Tâm lý không được lắng nghe và chia sẻ làm các em trở nên khép mình và xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm. 

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm học đường

Trầm cảm học đường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của chứng bệnh thông thường khác, vì vậy phải lưu ý những dấu hiệu sau đây để can thiệp kịp thời:

Dấu hiệu về thể chất

  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Thay đổi cảm giác ăn uống
  • Thường mệt mỏi, mất sức, không gắng sức học tập
  • Sự thay đổi về cân nặng
  • Dễ bị kích động hoặc chậm chạp hơn

Dấu hiệu về tinh thần

  • Thường có cảm giác tội lỗi, vô dụng, không được yêu thương 
  • Giảm hứng thú trong mọi lĩnh vực, thói quen, sở thích
  • Giảm giao tiếp với xung quanh, thích khép kín
  • Với trẻ bị trầm cảm hoặc trầm cảm học đường thường có suy nghĩ tự hại bản thân
Dấu hiệu của trầm cảm học đường.
Trầm cảm học đường gây ra mệt mỏi.

Trầm cảm học đường để lại hậu quả như thế nào?

Đối với học sinh, sinh viên bị trầm cảm học đường, các em ngại giao tiếp khiến cho bệnh lý khó phát hiện. Trầm cảm học đường có thể để lại ảnh hưởng xấu và hậu quả nặng nề với các em như:

  • Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Trầm cảm học đường làm giảm khả năng tập trung dẫn đến suy giảm hiệu quả học tập. 
  • Tự hại bản thân: Không được yêu thương là dấu hiệu của trầm cảm học đường. Từ đó hình thành suy nghĩ bản thân không có giá trị dẫn đến hành hạ thể xác và nghiêm trọng hơn là tự sát.  
  • Kỹ năng giao tiếp kém: Giảm giao tiếp với xung quanh khiến các em thiếu sự gắn bó và không tạo dựng được mối quan hệ với mọi người. Điều này có thể làm các em gặp khó khăn trong môi trường học tập và môi trường làm việc trong tương lai.

Phải làm gì để điều trị trầm cảm học đường?

Để giảm tỷ lệ trầm cảm học đường ở đối tượng học sinh, sinh viên, cần có sự hỗ trợ và giải pháp tâm lý tích cực nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần trên. 

Điều trị tại nhà

Giáo dục gia đình là giải pháp được ưu tiên trong việc điều trị trầm cảm ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần tham gia vào quá trình học tập của con bằng cách lắng nghe thay vì áp đặt những kỳ vọng quá lớn lao. 

Sự quan tâm từ gia đình có thể kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bất thường của con nhằm đưa đến các chuyên gia, trung tâm trị liệu tâm lý. Đặc biệt, gia đình cần lưu ý đến các chế độ ăn uống, sinh hoạt của con nhằm cân bằng và cải thiện sức khỏe cho trẻ.

Khuyến khích phụ huynh và giáo viên, giảng viên tạo môi trường, điều kiện tốt cho trẻ khi tham gia học tập và giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người thân.

Giáo dục gia đình là giải pháp được ưu tiên trong việc điều trị trầm cảm ở trẻ em.

Sử dụng thuốc điều trị

So với phương pháp điều trị tại gia, sử dụng thuốc điều trị trầm cảm có thể kiểm soát bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên không lạm dụng thuốc và phải sử dụng theo chỉ định của chuyên gia để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất, tránh các tác dụng phụ kèm theo. Nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay đến chuyên gia nhằm ngăn chặn và hỗ trợ kịp thời. 

Tâm lý trị liệu 

Đây được cho là phương pháp hiệu quả và an toàn khi các chuyên gia áp dụng điều trị tâm lý dựa trên tình trạng mỗi người mà không sử dụng thuốc điều trị. 

Các đối tượng của trầm cảm và trầm cảm học đường được chuyên gia hướng dẫn thực hiện các phương pháp nhằm phát hiện ra bệnh lý hoặc nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Từ đó người bệnh dần kiểm soát, cân bằng được cảm xúc và hành vi của mình.

Trầm cảm học đường là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết nhiều hơn nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của học sinh, sinh viên. Nếu bạn hoặc người bạn quan tâm có những dấu hiệu trên thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, giáo viên và Trung tâm tâm lý trị liệu uy tín để nhanh chóng có giải pháp cho vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tích cực độc hại
Tích cực độc hại (Toxic Positivity): Tưởng tốt nhưng hậu quả khôn lường

Tích cực là điều tốt trong cuộc sống, vì sự tích cực giúp suy nghĩ thoải mái, hạn chế áp lực, và giúp ta nhìn...

Rối loạn lo âu bệnh tật
Rối loạn lo âu bệnh tật: Dấu hiệu nhận biết và Phương pháp điều trị

Rối loạn lo âu bệnh tật được đặc trưng bởi cảm xúc lo lắng, ám ảnh thái quá về tình trạng sức khỏe, thường gặp...

bị trầm cảm nên ăn gì
Bị trầm cảm nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Người bệnh trầm cảm cần một chế độ ăn uống khoa học nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, điều chỉnh tâm...

stress mệt mỏi ở người cao tuổi
Stress Mệt Mỏi Ở Người Cao Tuổi: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị

Tình trạng stress, mệt mỏi ở người cao tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Căng thẳng kéo dài...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh