Tọa đàm tâm lý tuổi trung và cao niên cùng Hội Quý bà Hải Dương

Ngày 22/4/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã phối hợp cùng Hội quý bà thanh lịch Hải Dương tổ chức Tọa đàm “Cách ứng phó hậu Covid & tâm lý tuổi trung và cao niên”.

Ở tuổi nào cũng vậy, sức khỏe lúc nào cũng quý hơn vàng. Đặc biệt là ở tuổi trung niên, cao niên, cơ thể đã có sự thay đổi nhất định theo thời gian thì việc chăm sóc sức khỏe lại càng trở nên cấp bách hơn. Để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần khỏe cả thân thể và tâm trí. Nếu ví tâm trí như người lái đò thì thân thể là một con đò. Muốn con đò đi đúng hướng và đạt được những ước mơ, chúng ta cần có một thân thể khỏe mạnh và một tâm trí sáng suốt, bình an.

Với mong muốn mang đến giải pháp sống khỏe, an vui tuổi già trọn vẹn cho các thành viên của Hội Quý bà Hải Dương, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã đồng hành cùng Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc tổ chức chương trình Tọa đàm với hai nội dung chính: Cách ứng phó hậu Covid giúp sức khỏe thân thể được khỏe mạnh và cân bằng tâm lý tuổi trung niên, cao niên để Tâm trí được khỏe mạnh.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Trong thời gian qua, bằng tấm lòng của mình, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã đồng hành cùng Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc thực hiện rất nhiều chương trình trao giá trị cho cộng đồng để giúp cho người dân bình an vượt qua Covid và biết cách chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện về cả Tâm Thân Trí.

Cách ứng phó hậu Covid

Đại diện cho Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc, bác sĩ Vũ Phương Ngọc đã chia sẻ đến các thành viên trong Hội Quý bà Hải Dương về cách ứng phó với hậu Covid với 4 nội dung chính: Tổng quan về Covid-19, Di chứng hậu Covid-19, Dự phòng sau nhiễm Covid-19 và phương pháp phòng tái nhiễm Covid-19, Y học cổ truyền với hội chứng hậu Covid-19.

Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc là đơn vị khám bệnh bằng phương phương của y học hiện đại để phát hiện ra tổn thương nhỏ nhất và điều trị bằng pp y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền để đạt được kết quả tốt nhất. Y học cổ truyền có hiệu quả tốt trong điều trị kết hợp với y học hiện đại trong giai đoạn mắc Covid và đặc biệt trong Hội chứng sau nhiễm Covid.

Bằng phương pháp y học cổ truyền, Phòng khám đa khoa thuốc dân tộc đã điều chế ra các sản phẩm y học cổ truyền mang lại hiệu quả trong việc nuôi dưỡng và bồi bổ tạng phủ; Kiện tỳ, bổ phế chỉ khái; và Bổ khí huyết, dưỡng tâm huyết đã mang lại hiệu quả hồi phục các triệu chứng sau khi mắc Covid-19 tốt hơn: Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa lành những tổn thương ở phổi do covid-19 gây ra, khắc phục hiệu quả các tình trạng mất ngủ, đau đầu, hay quên, rối loạn lo âu, đánh trống ngực…

Tâm lý tuổi trung và cao niên, cách cân bằng cuộc sống

Đại diện cho Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến đã chia sẻ đến Hội Quý bà Hải Dương các vấn đề tâm lý thường gặp ở tuổi trung niên, cao niên và chìa khóa để cân bằng cuộc sống.

Tâm lý tuổi trung niên, tuổi cao niên là một chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của các chuyên gia tâm lý, những người nghiên cứu về tâm lý học và tâm trí con người. Ở độ tuổi trung niên và cao niên, cơ thể con người thường có nhiều sự thay đổi cộng với những vấn đề về kinh tế, gia đình làm cho tâm lý của họ dễ rơi vào trạng thái bất ổn. Họ thường có những niềm tin rằng khi về hưu là sức khỏe đã yếu, không còn mang lại giá trị cho gia đình và xã hội nữa. Điều này đã khiến nhiều người ở tuổi trung niên, cao niên không tận hưởng được sự an vui trọn vẹn.

Dựa trên những câu chuyện và vấn đề thực tế, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến đã giúp cho các thành viên Hội Quý bà Hải Dương hiểu được cơ chế hoạt động của tâm trí con người và sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tổng thể, khả năng giải quyết vấn đề của con người.

Khả năng chuyển hóa vấn đề không mong muốn và sự hình thành tâm lý bất ổn

Khủng hoảng kinh tế, phá sản, tình trạng sức khỏe, mâu thuẫn mối quan hệ gia đình… hay bất kỳ một điều gì đó không mong muốn đến với chúng ta đều được gọi là vấn đề. Và Covid-19 cũng là một vấn đề gây ra ảnh hưởng trên diện rộng đến nhiều người và nhiều mặt trong cuộc sống. Nó là một vấn đề không ai chào đón, không ai mong muốn xảy ra nhưng nó vẫn cứ đến. Và nó sẽ thực sự trở thành rác trong tâm trí con người nếu như chúng ta không biết cách chuyển hóa.

Tâm trí (tâm hồn) con người được ví như một khu vườn. Lúc mới sinh ra, ai cũng có một khu vườn đẹp rực rỡ, trong sáng và mát lành. Đó là khu vườn của những đứa trẻ sơ sinh lúc nào cũng đáng yêu như một thiên thần. Nhưng trong quá trình lớn lên, con người trải qua rất nhiều những sự kiện vui, buồn. Những điều không tích cực được coi như rác trong khu vườn tâm trí của con người.

Rác có thể chuyển hóa thành chất tưới tắm, chất bón làm cho khu vườn của chúng ta trở nên xanh tươi và đẹp đẽ hơn. Tuy nhiên, nếu như rác không được chuyển hóa, nó sẽ thực sự là rác trong khu vườn tâm trí, khiến cho khu vườn của chúng ta trở nên ô nhiễm hơn, héo úa và xói mòn…

Sự chuyển hóa sẽ không xảy ra khi chúng ta chỉ nhìn vào mặt không tốt, không tương hỗ của vấn đề với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thích nó và chúng ta đối diện với nó bằng nỗi sợ, suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực, niềm tin giới hạn, mâu thuẫn nội tâm, thói quen xấu. Đó là lúc chúng ta có những bất ổn về mặt tâm lý. Khi đó, khả năng kháng thể của cơ thể suy giảm, con người thiếu đi sự tỉnh thức, sự sáng suốt để giải quyết tình huống.

Tức là, nếu như chúng ta không thể chuyển hóa các vấn đề trong cuộc sống của mình, chúng ta chỉ nhìn nhận chúng qua mặt tiêu cực thì chúng ta sẽ tự hủy hoại cuộc sống của mình.

Trên thực tế, tỷ lệ người có thể chủ động chuyển hóa rác chiếm khoảng 5-7% và tỷ lệ những người tự động chuyển hóa rác bằng thói quen, mô thức hành vi của họ chỉ chiếm khoảng 0.7% dân số toàn thế giới. Đây là một tỷ lệ không hề lớn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chuyển hóa vấn đề mỗi khi chúng đến.

Cái gì tập trung cái đó mở rộng, cái gì vận động thì cái đó phát triển

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Trong cuộc sống, mỗi một cá thể, mỗi gia đình sẽ có những vấn đề khác nhau và mỗi người cũng có cách để đối diện và giải quyết vấn đề khác nhau.

Cùng ở tuổi trung niên, cao niên, có những người luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, vất vả, khổ sở với tuổi già, mong chờ niềm vui từ người bạn đời, từ con cháu nhưng cũng có những người vẫn tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, tự tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống. Họ luôn biết sử dụng kinh nghiệm sống, vốn sống trong rất nhiều năm làm việc của mình để làm điều gì đó họ thích, chăm sóc cho chính mình. Họ có thể nhảy múa, ca hát, tham gia, hoạt động và có thể giữ vị trí quan trọng trong một tổ chức nào đó, thậm chí là bắt đầu kinh doanh một sản phẩm, mặt hàng nào đó và đạt được thành công to lớn. Điều đó sẽ giúp người trung niên, cao niên truyền cảm hứng cho con cháu mình.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, bước vào tuổi trung niên, cao niên, cơ thể cũng có vấn đề suy giảm theo thời gian nhưng nếu chúng ta đưa mình vào trạng thái làm việc, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, ổn hơn. Điều này đã được khoa học tâm trí chứng minh và đưa ra kết luận: “Cái gì tập trung cái đó mở rộng, cái gì vận động thì cái đó phát triển”. Khi bạn đưa não vào trạng thái suy nghĩ, làm việc thì trí tuệ sẽ duy trì được sự minh mẫn (so với tuổi), khi bạn đưa cơ thể vào trạng thái vận động thì cơ thể sẽ trở nên uyển chuyển, dẻo dai hơn.

Đặc biệt, tình yêu thương vô điều kiện sẽ giúp con người chuyển hóa vấn đề một cách tuyệt vời. Nếu chúng ta sử dụng tình yêu thương vô điều kiện với những người xung quanh thì cuộc sống sẽ rất tuyệt vời. Và đối nghịch với tình yêu thương vô điều kiện là tình yêu có kỳ vọng. Sự kỳ vọng có thể khiến cho chúng ta mất đi sự bình an và cảm xúc bị chi phối bởi người khác. Tình yêu có kỳ vọng có thể khiến cho người thân của mình tổn thương và cách xa chúng ta.

Đó là một trong những bí kíp tuyệt vời để chúng ta có cuộc sống an vui, khỏe mạnh hơn khi về hưu. Vậy, khi có những vấn đề không như ý đến với cuộc sống của mình, chúng ta cần giải quyết thế nào?

Chìa khóa để chuyển hóa vấn đề, cân bằng tâm lý tuổi trung niên và cao niên

Chìa khóa để chuyển hóa mọi vấn đề trong cuộc sống là ĐÓN NHẬN, và cao hơn nữa là CHẤP NHẬN. Đón nhận vấn đề để chuyển hóa rác thành công, để vấn đề trở thành màu xanh hy vọng, màu hồng của hạnh phúc, tô điểm cho khu vườn tâm trí của mình. Chấp nhận các vấn đề của tuổi già để cải thiện vấn đề trở nên tốt hơn. Chúng ta sẽ không thể cải thiện vấn đề khi chúng ta không đón nhận, chấp nhận nó.

Đặc biệt, trong mối quan hệ gia đình, hãy chấp nhận, đón nhận các thành viên trong gia đình như bản thể của họ đã là. Nếu như chúng ta có thể chấp nhận được sự khác biệt của mỗi thành viên trong gia đình, bản thân sẽ thoải mái, hạnh phúc hơn. Nếu không chấp nhận được, chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng phán xét, so sánh và làm bản thân bị vướng vào những vấn đề tiêu cực: Nỗi sợ, niềm tin giới hạn, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực…

Và khi vấn đề đến, chúng ta có thể hướng tới điều tích cực, hướng tới giải pháp khi chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Có điều gì tốt cho tôi ở đây?”, “Tôi có thể làm gì để việc này tốt hơn, ổn hơn?”. Nguyên tắc của tâm trí con người là cứ có câu hỏi nó sẽ tự trả lời, nếu mình tự hỏi mình thì mình sẽ tự trả lời.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Tập hít thở cũng là một cách để chúng ta lấy lại sự bình an. Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, khi vấn đề đến, chúng ta bật lên những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, cảm thấy khó chịu thì ngay lập tức hãy ngồi xuống tập hít thở và suy nghĩ: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”. Điều này sẽ giúp chúng ta lấy lại được sự bình tĩnh và tiếp tục giải quyết vấn đề bằng 2 câu hỏi trên.

Con người luôn nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc ở những điều xa vời mà không biết một bí mật rằng tạo hóa đã mang hạnh phúc giấu ngay trong cơ thể của chúng ta”.

Và cơ thể chúng ta là bản thể tự nhiên được trời ban cho những khả năng tuyệt vời. Một trong số đó là khả năng tự sản sinh ra các hóc môn hạnh phúc: Dopamine, Serotonin, Oxytocin, Endorphin qua một số hoạt động cụ thể.

Có gieo ắt gặt, không gieo không gặt

Mọi giải pháp chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta thực hành. Sự chia sẻ của Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến có thể khiến cho các thành viên trong Hội quý bà Hải Dương có thể hình thành nên những mong muốn nhưng để chúng trở thành bí kíp thực sự giúp cuộc sống của bạn, để bạn được hạnh phúc, sống có giá trị thì bản thân phải rèn luyện hàng giờ, hàng ngày để nó trở thành thói quen tốt của bản thân. Có gieo ắt gặt, không gieo không gặt nhưng khi ta đã gieo đủ thì sẽ gặt được gấp hàng trăm, hàng nghìn lần.

“Mình là mặt trời và nhiệm vụ của mặt trời là tỏa sáng”. Mặt trời có giá trị với trái đất khi mà nó còn có thể tỏa sáng tới trái đất. Con người cũng như vậy. Nếu như chúng ta để cho những áng mây là nỗi sợ, thói quen xấu, niềm tin giới hạn, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn nội tâm che khuất đi ánh sáng của mặt trời thì giá trị của mình cũng sẽ bị che mất đi. Còn nếu chúng ta chịu khó tu luyện để xua tan những đám mây đen, mặt trời được tỏa sáng thì cuộc sống của mình sẽ đầy giá trị và ý nghĩa.

Đại diện Tâm lý NHC Việt Nam và Thuốc Dân tộc tặng quà cho Hội Quý bà thanh lịch Hải Dương.

Cân bằng tâm lý tuổi trung niên và cao niên là một chủ đề lớn mà có thể phải mất nhiều ngày mới giải quyết được tường tận nhưng với những chia sẻ ngắn gọn, xúc tích, chọn lọc, dễ hiểu trong hơn 30 phút, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến đã giúp cho các thành viên trong Hội quý bà Hải Dương có những đúc kết quý báu cho riêng mình.

Xem thêm video chương trình Tọa đàm tâm lý tuổi trung và cao niên cùng Hội Quý bà Hải Dương: 

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tọa đàm phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid
Tọa đàm phụ nữ và vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu Covid

Ngày 1/3/2022, Hội liên hiệp Phụ nữ phường Ngọc Khánh đã phối hợp cùng Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và Công...

Tọa đàm “Kỹ năng đồng hành cùng con” – Trường Mầm non Bông Sen Hồng
Tọa đàm “Kỹ năng đồng hành cùng con” – Trường Mầm non Bông Sen Hồng

Ngày 28/11 vừa qua, tại Trường mầm non Bông Sen Hồng, Khu đô thị Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội, Trung...

Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội
Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội

Ngày 24/3/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về “Sự ảnh hưởng của Covid đến Tâm...

Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid
Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid

Ngày 5/3/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đội Cấn đã phối hợp với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tổ chức...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh