Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

Trầm cảm không điển hình có những biểu hiện khác biệt so với trầm cảm bình thường. Người bệnh có thể cải thiện tâm trạng thông qua những sự kiện tích cực. Dù vậy, việc phát hiện sớm sẽ giúp giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Nguyên nhân của trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình (Atypical Depression) là một dạng trầm cảm đặc biệt. Biểu hiện bệnh không tương đồng với trầm cảm thông thường, nên đôi lúc rất khó nhận biết.

Trầm cảm không điển hình
Trầm cảm không điển hình khó nhận biết hơn nên có thể bị chẩn đoán nhầm.

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng tương tự trầm cảm, một số yếu tố có thể kích phát trạng thái này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn có người thân mắc bệnh trầm cảm hoặc các rối loạn tâm lý khác, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này. Trầm cảm được cho là có liên quan nhất định đến gen di truyền.
  • Thiếu chất truyền dẫn thần kinh: Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não ảnh hưởng đến cảm xúc của con người. Sự mất cân bằng serotonin và dopamine có thể đóng vai trò chủ yếu gây ra trầm cảm không điển hình.
  • Chấn thương tâm lý: Những chấn thương tâm lý như gia đình tan vỡ, mất việc làm, hoặc mối quan hệ xã hội bất ổn, có thể góp phần vào sự phát triển trầm cảm.
  • Yếu tố môi trường và xã hội: Môi trường sống độc hại, áp lực công việc, áp lực học tập, hoặc stress, căng thẳng kéo dài đều góp phần kích phát trầm cảm.
  • Các yếu tố sinh lý: Các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, hoặc các vấn đề nội tiết khác, có thể tác động đến tâm trạng. Điều này góp phần vào sự phát triển của trầm cảm không điển hình.
  • Thói quen tiêu cực: Những người có tư duy, thói quen sống tiêu cực cũng có nguy cơ cao mắc trầm cảm

Nguyên nhân gây trầm cảm của mỗi người không giống nhau. Người bệnh có thể chịu ảnh hưởng của một hay nhiều yếu tố. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn.

Biểu hiện của trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình có những triệu chứng khác biệt với trầm cảm bình thường. Chính vì thế, tình trạng này đôi khi bị chẩn đoán sai.

Người bệnh thường cảm thấy đói và ăn nhiều hơn bình thường. Họ tăng cân nhanh chóng vì nạp quá nhiều thức ăn chứa carbohydrate, đường và chất béo.

Việc ăn quá nhiều chất béo cộng với cơ thể mệt mỏi, lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì. Tình trạng tăng cân mất kiểm soát càng khiến họ thêm chán nản.

Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày dù đã ngủ đủ 8 tiếng. Cảm giác mệt mỏi, uể oải, và đau nhức cơ thể không hề mất đi sau khi nghỉ ngơi.

Người bị trầm cảm bình thường sẽ cảm thấy buồn bã, suy nghĩ tiêu cực, mất hứng thú trong cuộc sống. Nhưng người trầm cảm không điển hình lại phản ứng tích cực khi được quan tâm.

triệu chứng trầm cảm không điển hình
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nuồn ngủ dù ngủ đủ giấc.

Người bệnh thường cảm thấy tốt hơn khi có sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Tương tác xã hội giúp họ cảm thấy phần nào thoát khỏi trạng thái tâm lý u ám.

Ảnh hưởng của trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình, mặc dù không thường gặp như trầm cảm điển hình, nhưng vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

Việc tăng cân có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tiểu đường, và bệnh tim mạch. Mệt mỏi, đau nhức cơ thể, lười vận động cũng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe thể chất..

Mệt mỏi liên tục và sự chán nản khiến người bệnh mất tập trung, hiệu suất làm việc kém. Họ cảm thấy tự ti, mất niềm tin vào bản thân và gây khó khăn cho việc hoàn thành công việc, học tập.

Người bệnh thường cảm thấy tự ti, và có cảm giác thất bại. Họ cảm thấy bản thân không xứng được yêu thương. Người bệnh thu mình lại và hạn chế tiếp xúc với mọi người.

Điều này làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ như gia đình và bạn bè. Người bệnh cảm thấy cô độc, không được giúp đỡ và chia sẻ khiến trầm cảm nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, trầm cảm không điển hình cũng có thể dẫn đến tự tử. Sự chán nản và mất kiểm soát cảm xúc khiến người bệnh có hành vi tự làm hại bản thân.

Trầm cảm không điển hình ảnh hưởng đến người bệnh không thua gì trầm cảm bình thường. Do đó, kịp thời phát hiện và cải thiện sẽ giúp họ khắc phục tác động tiêu cực và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Vượt qua trầm cảm, cô gái 9X trở thành doanh nhân thành đạt và hạnh phúc

Cách cải thiện trầm cảm không điển hình

Cải thiện trầm cảm không điển hình dài và cần sự cố gằng của người bệnh. Hiện nay việc điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu và cải thiện tại nhà là những phương pháp chính cải thiện tình trạng này

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc. Tâm lý trị liệu bao gồm rất nhiều loại phương pháp. Trong đó liệu pháp hành vi-nhận thức là phổ biến và hiệu quả nhất.

điều trị trầm cảm không điển hình
Tâm lý trị liệu luôn là liệu pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị trầm cảm.

Liệu pháp hành vi-nhận thức CBT giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Thông qua việc thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực, người bệnh có thể dần thoát khỏi ảnh hưởng của trầm cảm.

Quá trình CBT thường bắt đầu bằng việc đánh giá cụ thể tình trạng của người bệnh. Thông qua trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, người bệnh có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

Người bệnh thường có xu hướng tự đặt ra các suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Liệu pháp hành vi – nhận thức giúp họ nhận biết và thay đổi những suy nghĩ này.

CBT giúp người mắc trầm cảm hiểu rõ hơn về mình, và phát triển các kỹ năng tự quản lý tinh thần. Nhờ đó, người bệnh có thể ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc là một phương pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm không điển hình. Điều trị bằng thuốc không giúp chữa dứt trầm cảm, mà hỗ trợ giảm triệu chứng. Thuốc giúp cải thiện tâm trạng và giảm suy nghĩ tiêu cực.

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bệnh nhân để quyết định có nên dùng thuốc hay không. Chuyên gia sẽ chọn loại thuốc chống trầm cảm và liều lượng phù hợp cho từng đối tượng.

Mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với một đối tượng cụ thể, do đó người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể thay đổi thuốc nhiều lần để tìm ra loại thuốc phù hợp

3. Cải thiện lối sống

Thay đổi cơ sống là một phần quan trọng trong việc cải thiện trầm cảm không điển hình. Người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối, rèn luyện thể dục đều đặn, và đảm bảo giấc ngủ đủ giấc.

Học cách quản lý căng thẳng và xây dựng khả năng tự quản lý cũng rất quan trọng. Các kỹ thuật thực hành như thiền, yoga, và kỹ thuật giảm căng thẳng giúp người bệnh tìm lại sự bình yên và ổn định tinh thần.

Viết nhật ký hàng ngày để theo dõi tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Điều này có thể giúp bạn nhận ra các yếu tồ gây trầm cảm. Đọc sách cũng là một cách hay để hiểu rõ hơn về trầm cảm và cách đối phó với nó.

Ngoài ra, cách tốt nhất để đối phó với bệnh là sự hỗ trợ của những người xung quanh. Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng giúp họ cảm thấy không cô đơn và thất bại.

cải thiện trầm cảm không điển hình
Cải thiện lối sống, xây dựng lối sống khoa học giúp cải thiện tâm trạng.

Cải thiện trầm cảm không điển hình là một quá trình dài hạn và yêu cầu sự kiên nhẫn và quyết tâm. Việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trầm cảm có tự khỏi được không
Người trầm cảm có tự khỏi được không? [Chuyên gia giải đáp]

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Trầm cảm có nguy hiểm không? Làm sao để vượt qua trầm cảm? Đây là những thắc...

Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là tình trạng giảm khí sắc tái phát định kỳ và bị chi phối bởi yếu tố thời...

Rối Loạn Suy Nghĩ
Rối Loạn Suy Nghĩ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Rối loạn suy nghĩ là một vấn đề sức khỏe tâm thần có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sự sáng suốt của người...

Rối loạn lo âu ở trẻ
Rối loạn lo âu ở trẻ: Nguyên nhân, Chẩn đoán và Hướng điều trị

Rối loạn lo âu là hội chứng có thể dễ dàng xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Trong đó, trẻ em cũng không...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh