Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid

Ngày 5/3/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đội Cấn đã phối hợp với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tổ chức Tọa đàm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid. Sự kiện nằm trong chuỗi chương trình tri ân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Chương trình nhận được sự hưởng ứng, quan tâm và góp mặt của Cán bộ UBND Đảng ủy phường Đội Cấn, chủ tịch Hội phụ nữ và cán bộ hội LHPN phường Đội Cấn, Hội viên phụ nữ phường Đội Cấn.

Với vai trò là khách mời, Chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu tại Việt Nam, Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến mang đến những thông tin, thông điệp, luồng gió mới giúp các cô, các chị hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe tâm trí, các giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và quan trọng hơn nữa là giúp chính mình và người thân được khỏe mạnh toàn diện về tâm thân trí trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, hậu Covid đến con người.

Covid ảnh hưởng đến con người như thế nào dưới góc nhìn tâm lý?

Đã có rất nhiều bài báo, thống kê, nghiên cứu cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đến nhiều mặt trong cuộc sống: Công việc, thu nhập, sức khỏe,… Tuy nhiên, dưới sự chia sẻ của một chuyên gia nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực tâm lý con người, chúng ta có được những hiểu biết, góc nhìn mới lạ về cách mà dịch bệnh đã ảnh hưởng tới con người như thế nào.

Tâm trí, hiểu theo cách gần gũi là tâm hồn con người, được ví như một khu vườn. Khu vườn tâm trí của các em bé hoặc những người luôn hướng tới sự tích cực rất đẹp và không có rác. Nhưng trong quá trình sinh ra và lớn lên, hầu hết chúng ta đều có những sự kiện, những con người khiến cho chúng ta nảy sinh ra những cảm xúc không tốt (buồn, chán, cáu giận, khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi…). Điều này tác động xấu, hủy hoại khu vườn tâm trí của chúng ta giống như nó bị quăng rác vào vườn vậy. Mỗi một sự kiện đến mang lại cho chúng ta cảm xúc xấu là một lần quăng rác vào khu vườn của mình. Cứ như thế, đến một lúc nào đó, khu vườn tâm trí của chúng ta sẽ tràn ngập rác là những nỗi sợ, cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, niềm tin giới hạn, mâu thuẫn nội tâm và thói quen xấu tạo thành vấn đề tâm lý mà trong y học được xếp vào nhóm bệnh tâm thần.

Covid cũng là một sự kiện không mong muốn đến với cuộc sống của chúng ta. Sự nguy hiểm và lây lan mạnh mẽ của nó đã tạo ra những nỗi lo sợ, suy nghĩ tiêu cực: Chúng ta sợ rằng mình sẽ bị nhiễm Covid, có nỗi sợ hoặc niềm tin rằng mình bị nhiễm Covid sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, sợ rằng người thân của mình có thể bị nhiễm covid và gặp những biến chứng nguy hiểm, sợ rằng sau khi hết dương tính sẽ bị hội chứng covid…

Sự xuất hiện của Covid cũng làm thay đổi sinh hoạt, thói quen của chúng ta. Một trong số đó là thói quen tập thể dục tập thể hoặc tập thể dục ngoài trời của nhiều người. Covid khiến cho chúng ta hạn chế giao tiếp với các mối quan hệ, hạn chế các hoạt động hòa mình với thiên nhiên trong khi bản thể của con người là được kết nối và hướng về thiên nhiên.

Những nỗi sợ, niềm tin giới hạn, những thói quen xấu, suy nghĩ tiêu cực… ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta một cách vô hình. Nó khiến cho hệ miễn dịch suy giảm và làm cho chúng ta có khả năng cao bị mắc covid nhiều hơn.

Đặc biệt là với phụ nữ, những người có thiên chức, bản năng chăm sóc gia đình. Với bản năng của mình, khi có vấn đề gì đó đe dọa đến sự an toàn của gia đình mình thì họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, lo lắng, sợ hãi và có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn. Họ cũng chủ động đi tìm thông tin để hiểu và phòng tránh. Thông tin tích cực cũng có nhưng thông tin tiêu cực lại rất nhiều và dễ gây ra nỗi sợ, nỗi ám ảnh.

Trước tình hình dịch bệnh Covid tại Hà Nội ngày một tăng cao như hiện nay và cũng chưa biết đến bao giờ dịch bệnh mới kết thúc thì chúng ta không thể né tránh mãi được. Sự né tránh sẽ làm ảnh hưởng đến công việc, thu nhập, mối quan hệ và rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của chúng ta. Sự né tránh khiến cho con người không được giao lưu, kết nối và hòa mình với thiên nhiên như bản thể tự nhiên của con người. Sự né tránh cũng khiến cho chúng ta càng dễ rơi vào suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc xấu, nỗi sợ, niềm tin giới hạn… Tất cả những điều đó sẽ khiến cho khu vườn tâm trí của chúng ta bị ảnh hưởng xấu. Điều đó có nghĩa rằng sức khỏe tâm trí không được tốt.

Bởi vậy, là những người phụ nữ, chúng ta cần chuẩn bị cho mình có một tâm thế tốt, sức khỏe toàn diện về tâm thân trí để sẵn sàng sống chung với Covid, chăm sóc bản thân mình trước, sau đó là chăm sóc gia đình của mình.

4 bước cơ bản giúp bạn chăm sóc sức khỏe tâm trí của chính mình và gia đình

Việc chăm sóc sức khỏe tâm trí sẽ giúp cho chúng ta có năng lượng, kháng thể, nội lực để vượt qua các vấn đề khó khăn trong cuộc sống một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Dịch bệnh Covid cũng như vậy. Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe tâm trí là kiểm soát nỗi sợ, suy nghĩ tiêu cực, niềm tin giới hạn, cảm xúc tiêu cực,… mà dịch bệnh đem đến cho chúng ta.

Chuyên gia Tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến đã chia sẻ 4 bước cơ bản để giúp các cô, các chị có thể chăm sóc khu vườn tâm trí của mình một cách tốt nhất:

  • Bước đầu tiên là nhận diện vấn đề của mình, tức là nhận diện đâu là rác trong khu vườn của chúng ta để chúng ta loại bỏ chúng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải thấu hiểu mình bằng cách quan sát bản thân, bắt thóp những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực, nỗi sợ của mình.
  • Bước thứ hai là tìm lại sự bình an và cân bằng cảm xúc. Nếu gặp khó khăn trong bước này, chúng ta có thể tìm đến những người thân mà mình tin tưởng họ sẽ giúp mình vượt qua được vấn đề này hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý.
  • Bước thứ 3 là thấu hiểu và yêu thương bản thân mình đúng cách. Có rất nhiều người có thể hiểu mình nhưng lại không biết yêu thương bản thân mình đúng cách, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam. Việc yêu thương bản thân mình đúng cách là điều vô cùng quan trọng để người phụ nữ chăm sóc gia đình của mình. Chúng ta không thể cho người khác thứ mà chúng ta không có. Chúng ta không biết yêu thương bản thân mình thì sẽ không thể yêu thương người khác đúng cách. Chúng ta không có sự bình an, hạnh phúc thì không thể cho người khác được sự bình an, hạnh phúc.
  • Bước thứ 4 là đồng hành. Khi đã hiểu và yêu thương bản thân mình đúng cách, chúng ta sẽ biết cách quan sát, nhìn nhận và thấu hiểu người thân của mình để yêu thương họ đúng cách. Đây cũng chính là cách mà chúng ta chăm sóc khu vườn tâm trí của mình. Bởi vì, khi biết yêu thương người khác đúng cách, bạn sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc thay vì sự ức chế, bực bội, cáu giận. Và sự bực bội, cáu giận của chính bạn không chỉ làm khu vườn tâm trí của chúng ta bị ảnh hưởng mà còn có thể làm cho khu vườn tâm trí của người thân bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”?

Chúng ta sẽ giỏi việc nước, đảm việc nhà khi chúng ta giải quyết được 5 vấn đề là rác tâm trí của chúng ta: Cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, niềm tin giới hạn, mâu thuẫn nội tâm và thói quen xấu. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng niềm tin tích cực và tương hỗ, sử dụng tâm trí của mình để đạt được mục đích mà mình mong muốn.

Những chia sẻ của Chuyên gia Bùi Thị Hải Yến nhận được sự hưởng ứng của các cô, các chị.

Cuộc sống có rất nhiều điều không như ý đến với mỗi con người, dù bạn là ai, người nghèo hay người giàu, tỷ phú hay những người danh nhân vĩ đại. Tuy nhiên, nếu chúng ta tự chủ động mang lại hạnh phúc cho chính mình thì bản thân bạn sẽ dần dần trở nên hạnh phúc dù bạn có gặp phải khó khăn nào trong cuộc sống. Hạnh phúc của chúng ta là tự chúng ta tạo ra. Trước những tình huống khó khăn, hãy chậm lại một vài tích tắc để nhìn nhận ra điều tích cực từ vấn đề đó.

Và trong cơ thể chúng ta luôn có khả năng tự sản sinh ra những hóc môn mà người ta gọi là “hóc môn hạnh phúc” khi chúng ta thực hiện những hành động nhất định. 4 hóc môn đó chính là Dopamine, Oxytocin, Serotonin, Endorphin.

Cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra Dopamine khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ nào đó và ăn mừng những thành công nhỏ của chính mình. Ví dụ đơn giản như chúng ta coi việc uống đủ nước là một nhiệm vụ, nếu cơ thể chúng ta nặng 50kg thì chúng ta cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Với 2 lít nước này, chúng ta có thể chia ra thành 10 cốc nước 200ml mỗi ngày. Và với mỗi lần hoàn thành 1 nhiệm vụ nhỏ là uống hết một cốc nước, chúng ta hãy ăn mừng, hãy ghi nhận thành công nhỏ đó của chính mình. Như vậy, hóc môn Dopamine sẽ sản sinh trong cơ thể của chúng ta và thúc đẩy chúng ta tập trung để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

Endorphin là hóc môn giúp chúng ta lạc quan, yêu đời, tăng cường sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa. Endorphin được sản sinh ra khi chúng ta cười tươi, ăn socola đen, chơi thể thao, gửi hương tinh dầu hoặc xem những thứ hài hước.

Hóc môn Oxytocin giúp chúng ta có cảm giác yêu thương và tin tưởng đối phương nhiều hơn khi chúng ta nắm tay, ôm người thân, đùa vui với trẻ con, chơi với thú cưng, ca ngợi người khác.

Serotonin được sản sinh khi chúng ta thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, kết nối với thiên nhiên hay thiền.

Thiền cũng là một giải pháp rất tốt để chúng ta rèn luyện sức khỏe của mình. Thiền đơn giản là chúng ta tập trung vào hơi thở, giữ cho tâm mình tĩnh lại khoảng một vài phút, không suy nghĩ gì cũng thiền rồi. Khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến cho tâm trí rối bời khiến cho não bộ vận hành các hệ thống, cơ quan trong cơ thể không được chuẩn nữa. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Một trong những vấn đề phổ biến thường gặp mà có thể chúng ta cũng không biết là đó thở sai cách. Thở đúng cách là hít vào bụng phình ra, thở ra bụng hóp lại nhưng chúng ta thường thực hiện ngược lại.

Đây là kiến thức chăm sóc sức khỏe tuyệt vời được cả khoa học tâm trí và y khoa công nhận. Ứng dụng những kiến thức về hóc môn hạnh phúc sẽ giúp các cô, các chị em phụ nữ sản sinh thật nhiều hóc môn để có cuộc sống an vui, tự tại về cả tâm thân trí, để mỗi phút giây chúng ta sống thật ý nghĩa và đầy sự tận hưởng.

Xem thêm video về chương trình Tọa đàm sức khỏe hậu Covid tại phường Đội Cấn: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội nghị nói chuyện cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội về chăm sóc gia đình vượt qua dịch bệnh
Hội nghị nói chuyện cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội về chăm sóc gia đình vượt qua dịch bệnh

Ngày 28/3/2022, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Covid-19 ảnh hưởng đến Tâm...

Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội
Tọa đàm “Sự ảnh hưởng của Covid đến sức khỏe con người” tại Doanh nghiệp Hà Nội

Ngày 24/3/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về “Sự ảnh hưởng của Covid đến Tâm...

Tọa đàm di chứng hậu Covid và ảnh hưởng đến tâm lý con người tại xã Tân Hòa, Quốc Oai
Tọa đàm di chứng hậu Covid và ảnh hưởng đến tâm lý con người tại xã Tân Hòa, Quốc Oai

Chiều ngày 17/3/2022, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã phối hợp cùng Hội LHPN xã Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội)...

[NHC & Kho bạc Hải Dương] – Kỹ năng cân bằng hài hoà cuộc sống Gia đình và Công sở
[NHC & Kho bạc Hải Dương] – Kỹ năng cân bằng hài hoà cuộc sống Gia đình và Công sở

Ngày 16/10 vừa qua, tại trụ sở Kho bạc tỉnh Hải Dương số 62 Nguyễn Lương Bằng, P. Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Dương, Hải...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh