Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán & Điều trị

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý phổ biến với đặc trưng là sự lo lắng, sợ hãi quá mức về một, một số vấn đề nào đó hoặc nỗi sợ vô lý không rõ nguyên nhân. Tình trạng này liên tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí là gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm khác. 

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu được đặc trưng bởi trạng thái lo lắng, căng thẳng lan tỏa thái quá, mất kiểm soát.

Rối loạn lo âu là gì?

Lo lắng là một loại cảm xúc thường xuất hiện trong đời sống của mỗi con người. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt cụ thể giữa trạng thái lo lắng thông thường và chứng rối loạn lo âu đang phát triển phổ biến hiện nay.

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những ai thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Đặc trưng nổi bật của căn bệnh này đó chính là cảm giác lo sợ, bồn chồn, bất an thể hiện một cách thái quá.

Người bệnh thường cảm thấy lo lắng về nhiều vấn đề, tình huống xảy ra trong cuộc sống hoặc nỗi lo đó không đến bởi bất cứ nguyên nhân nào và bản thân họ cũng không thể kiểm soát, khống chế tốt. kèm theo cảm giác lo sợ lan tỏa thì bệnh nhân rối loạn lo âu còn kèm theo một số triệu chứng thần kinh tự chủ như tim đập nhanh liên hồi, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, khô miệng, bứt rứt, khó chịu ở vùng thượng vị,…

Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng và xuất hiện với tần suất liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các sinh hoạt đời sống hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây nên nhiều cản trở đối với học tập, công việc và làm suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Các dạng rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng biệt và cách điều trị hiệu quả khác nên cần được phân biệt rõ ràng. Cụ thể một số dạng rối loạn lo âu thường gặp hiện nay như:

1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa hay còn được gọi là rối loạn toàn thể (viết tắt là GAD) là một trong các dạng rối loạn lo âu phổ biến nhất hiện nay. Những người mắc phải chứng bệnh này thường có sự lo lắng quá mức kéo dài dai dẳng, mãn tính, không thể xác định rõ nguyên nhân và cũng không kiểm soát được.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lan tỏa là dạng bệnh phổ biến nhất với trạng thái lo lắng, bất an kéo dài dai dẳng.

Sự lo lắng này còn kèm theo một số triệu chứng khó chịu về thể chất, ví dụ như đau tức ngực, đau vùng thượng vị, đau nhức cơ thể, căng cơ,…gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Rối loạn lo âu lan tỏa có thể xuất hiện độc lập nhưng cũng có thể xảy ra cùng lúc với một số dạng rối loạn lo âu khác hoặc các biểu hiện của trầm cảm.

2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được gọi tắt là OCD, dạng rối loạn lo âu này cũng xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ liên tục có những suy nghĩ ám ảnh cùng với các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần khó kiểm soát.

Những hành vi cưỡng chế ở mỗi người bệnh thường khác nhau. Cụ thể như liên tục rửa tay nhiều lần trong ngày, sắp xếp đồ đạc theo đúng một thứ tự nhất định, luôn thực hiện các công việc theo đúng một trình tự, hay nói về các loại vi khuẩn, vi trùng và cách phòng ngừa bệnh tật,….

Sự lo lắng quá mức khiến họ liên tục phải thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm bớt các cảm xúc tiêu cực, giải tỏa tâm trạng tạm thời. Nếu các hành vi đó không thể thực hiện hoặc bị ngăn cấm bởi bất cứ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt, lo âu nhiều hơn.

3. Rối loạn hoảng loạn

Người bệnh thường phải đối diện với các cơn hoảng sợ cực độ. Chúng thường xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn nhưng gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, rối loạn nhịp tim, đau tim, đau ngực,…

Chính vì thế mà người bệnh có xu hướng né tránh những địa điểm, tình huống có khả năng gây hoảng sợ. Một vài trường hợp do nỗi sợ quá lớn và ám ảnh liên tục khiến bệnh nhân tự nhốt mình trong nhà, hạn chế tối đa việc giao tiếp với mọi người xung quanh.

4. Rối loạn ám ảnh xã hội

Rối loạn ám ảnh xã hội hay rối loạn lo âu xã hội được đặc trưng bởi sự lo lắng, bất an quá mức về những tình huống xã hội diễn ra hàng ngày. Người bệnh luôn có nỗi sợ về việc bản thân sẽ không thể đáp ứng tốt nhu cầu của người khác, sợ bị những người xung quanh cười chê, chế giễu và sợ bị xấu hổ. Vì thế họ có xu hướng tránh né các hoạt động xã hội, không muốn gặp gỡ người lạ, không xuất hiện trước nơi đông người,…

Rối loạn lo âu
Người bệnh rối loạn ám ảnh xã hội có xu hướng tránh né các tình huống xã hội thường xảy ra.

5. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Loại rối loạn lo âu này thường xuất hiện sau một sang chấn tâm lý nghiêm trọng, điển hình như tai nạn giao thông, bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, thiên tai, gia đình ly tán, phá sản, mất người thân,…Sau khi các sự kiện gây tổn thương tâm lý xảy ra, người bệnh sẽ dần xuất hiện các cảm giác lo lắng, bồn chồn, bất an và hoảng sợ tột độ, chứng rối loạn này có tên là rối loạn căng thẳng sau sang chấn hay còn được viết tắt là PTSD.

Biểu hiện của rối loạn lo âu

Lo lắng, sợ hãi quá mức chính là biểu hiện đặc trưng của những người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu. Người bệnh luôn tồn tại cảm giác lo sợ, bất an, bồn chồn kèm theo rất nhiều biểu hiện thể chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Tuy nhiên, tùy vào từng dạng rối loạn lo âu khác nhau mà các triệu chứng của bệnh cũng sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng biệt. Nhìn chung, những người mắc phải chứng rối loạn tâm lý này thường có xuất hiện các triệu chứng sau đây:

Rối loạn lo âu
Người bệnh rối loạn lo âu luôn cảm thấy bất an, lo sợ quá mức kèm theo các biểu hiện về thể chất.
  • Cảm thấy lo sợ và bất an về mọi thứ đang diễn ra xung quanh nhưng không thể xác định rõ nỗi sợ của bản thân là gì và không thể kiểm soát chúng.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, không thể giữ được sự bình tĩnh.
  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên là biểu hiện thường gặp khi người bệnh lo lắng, căng thẳng thái quá. Họ thường đi tới đi lui, đứng lên ngồi xuống, tay chân hoạt động liên tục, đan xen vào nhau, nói nhiều, nói nhanh, không thể suy nghĩ được gì.
  • Suy giảm khả năng tập trung, không thể chú ý vào bất cứ công việc gì, thậm chí một số trường hợp còn bị giảm trí nhớ, khả năng ghi nhớ dần bị hạn chế.
  • Người bệnh liên tục xuất hiện các cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân hoặc sợ những điều vô lý.
  • Xuất hiện các triệu chứng rối loạn thể chất như tim đập nhanh, khó thở, thở không đều, thở gấp, tay chân run rẩy, đau tức ngực, đổ nhiều mồ hôi, tay chân buốt, mắc tiểu nhiều lần và liên tục,….
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn khiến người bệnh dần bị suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần.
  • Bệnh nhân rối loạn lo âu có xu hướng tránh né giao tiếp, họ dần cảm thấy mất tự tin vào bản thân và trở nên thu mình, khép kín.
  • Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở những người bệnh rối loạn lo âu. Do trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh khiến cho giấc ngủ của họ dần bị đảo lộn. Phần lớn người bệnh sẽ bị mất ngủ nhưng đôi lúc cũng sẽ cảm thấy buồn ngủ không thể kiểm soát.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn, thay đổi thói quen ăn uống và tăng giảm cân nặng bất thường. Khẩu vị của người bệnh sẽ dần bị biến đổi, họ có thể cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc để giảm căng thẳng lại có xu hướng ăn quá nhiều, ăn liên tục.
  • Có cảm giác nghi ngờ bản thân, liên tục đặt ra các câu hỏi để chấn vân chính mình.
  • Thực hiện các hành vi tiêu cực, lặp đi lặp lại, mất kiểm soát do một số ám ảnh nào đó.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu thường rất đa dạng và biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh. Nếu có thể chú ý quan sát, bạn hoàn toàn dễ dàng nhận ra những bất thường về mặt cảm xúc lẫn hành vi của người bệnh để có biện pháp can thiệp hiệu quả và kịp thời.

Việc có thể phát hiện và hỗ trợ khắc phục rối loạn lo âu ở giai đoạn sớm sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh cũng sẽ dần cải thiện tốt chất lượng cuộc sống, loại bỏ các cảm giác lo âu, căng thẳng và phòng tránh tốt nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn, đặc biệt là trầm cảm.

Rối loạn lo âu khởi phát do đâu?

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác về nguyên nhân gây ra các rối loạn lo âu. Rất khó để nhận biết cụ thể các yếu tố gây tác động đến sự lo lắng của người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và đưa ra một vài lý do cơ bản có khả năng làm khởi phát rối loạn lo âu như:

1. Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể

Các loại hormone dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, gamma aminobutyric được biết đến với vai trò hỗ trợ kiểm soát và cân bằng cảm xúc, tâm lý của con người. Vì thế, nếu hàm lượng hormone bên trong cơ thể đột ngột suy giảm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình quản lý cảm xúc, dễ gây ra nhiều sự bất ổn trong tinh thần, tâm trí.

Rối loạn lo âu
Sự thay đổi đột ngột của hàm lượng hormone bên trong cơ thể chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu.

Các chuyên gia cho biết rằng, sự thiếu hụt hàm lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể có khả năng dẫn đến những biến đổi về cảm xúc khi mạng liến liên hệ của não bộ dần bị phá vỡ, lúc này não không thể phản ứng kịp thời và đúng đắn với các tình huống, sự kiện xảy ra. Theo đó, những người đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sau khi sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh là các đối tượng có nguy cơ bị biến đổi hormone và có nhiều khả năng rơi vào trạng thái rối loạn lo âu hơn so với bình thường.

2. Do di truyền

Trong kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, hầu hết các rối loạn tâm lý, tâm thần đều có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn lo âu cũng thế. Các chuyên gia cho biết rằng, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này.

Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn mà chỉ là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở nhiều người. Nếu một người có tiền sử gia đình mắc bệnh nhưng được chăm sóc, nuôi dạy và sinh sống trong môi trường lành mạnh, duy trì các thói quen sinh hoạt tích cực, có khả năng kiểm soát cảm xúc, vượt qua căng thẳng tốt thì cũng có khả năng phòng tránh hiệu quả rối loạn lo âu.

3. Do căng thẳng, stress kéo dài

Đây được biết đến là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất đối với những người bệnh rối loạn lo âu. Đặc biệt là với xã hội hiện đại ngày nay, con người luôn phải chạy đua với những áp lực từ cuộc sống khiến họ dần trở nên mệt mỏi, căng thẳng  quá mức.

Các áp lực đến từ việc học tập, công việc, gia đình, tài chính, các mối quan hệ xã hội làm cho con người dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Khi căng thẳng kéo dài dai dẳng và không được giải tỏa tốt sẽ khiến cho con người hình thành nên những suy nghĩ tồi tệ, cảm thấy lo lắng và bất an về bản thân, từ đó hình thành nên chứng rối loạn lo âu.

4. Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc

Một số tình trạng do quá lạm dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ trong một khoảng thời gian dài có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ ngoài ý muốn của thuốc, trong đó có khả năng khởi phát chứng rối loạn lo âu. Những loại thuốc này nếu dùng liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, đồng thời làm gia tăng khả năng xuất hiện các triệu chứng khác lạ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Rối loạn lo âu
Lạm dụng thuốc quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và phát triển rối loạn lo âu.

5. Rối loạn lo âu do rượu bia

Việc lạm dụng quá mức các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá chính là nguyên nhân lớn có thể gây ra các rối loạn lo âu và hàng loạt những vấn đề sức khỏe khác. Trong thực tế, rượu bia thường được sử dụng như một chất có thể làm giảm bớt căng thẳng, buồn phiền cho con người, nó giúp chúng ta cảm thấy hứng phấn và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên các loại chất này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Các chuyên gia cho biết rằng, rượu bia, thuốc lá có thể làm ức chế hoạt động của hệ thần kinh và khiến cho não bộ không thể điều khiển, kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi.

6. Do các vấn đề về sức khỏe

Những người mắc các bệnh lý về nội tiết, tiểu đường, tim mạch, thần kinh, các vấn đề tiêu hóa hoặc HIV sẽ có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn lo âu hơn so với bình thường. Cũng bởi, bệnh nhân sẽ luôn tồn tại nỗi lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân khiến cho tinh thần càng bị suy sụp, sức đề kháng suy yếu.

Rối loạn lo âu có thực sự nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu được xác định là một chứng rối loạn nguy hiểm với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây nên rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe và không đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

Cụ thể các tác động mà rối loạn lo âu có thể gây ra đối với sức khỏe, cơ thể và đời sống của người bệnh như:

1. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Trong thực tế thì ai trong chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác lo lắng, bất an và hồi hộp về một tình huống, vấn đề nào đó xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, rối loạn lo âu lại gây ra các nỗi lo mạnh mẽ, kéo dài dai dẳng và không thể kiểm soát hay xác định cụ thể về nguyên nhân.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch.

Các cơn căng thẳng, lo lắng quá mức khiến cho hoạt động của tim mạch cũng dần bị thay đổi. Người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, thở gấp, thở ngắt quãng hoặc thậm chí có nhiều trường hợp nghiêm trọng còn gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.

2. Phát triển các bệnh mãn tính nghiêm trọng

Như đã chia sẻ, những trường hợp mắc bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu hơn so với bình thường và ngược lại, rối loạn lo âu cũng là yếu tố có khả năng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các căn bệnh nguy hiểm. Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi thể chất của mỗi người bệnh.

Vì thế, nếu một người liên tục cảm thấy mệt mỏi, lo âu, bất an về cuộc sống thì sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh càng kéo dài và gia tăng mạnh mẽ. Tình trạng này cũng gây nên nhiều ảnh hưởng đối với quá trình điều trị bệnh, khiến sức khỏe của bệnh nhân càng bị suy giảm.

3. Hệ tiêu hóa và bài tiết

Rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Rất nhiều người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc liên tục cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, đau tức vùng thượng vị, tiêu chảy và hàng loạt các vấn đề hệ tiêu hóa khi mắc phải chứng bệnh này.

Theo đó, các kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, rối loạn lo âu và hội chứng ruột kích thích (IBS) có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Hội chứng này có thể làm người bệnh thường xuyên bị nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy liên tục.

4. Vấn đề về hô hấp

Sự căng thẳng, lo lắng do rối loạn lo âu gây ra cũng sẽ kéo theo rất nhiều biểu hiện về thể chất, điển hình là tình trạng khó thở, hơi thở nông, thở gấp. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân mắc phải chứng phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ phải nhập viện và đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn lo âu cũng có khả năng làm gia tăng mức độ của người bệnh hen suyễn, khiến tình trạng sức khỏe của họ càng trở nên tồi tệ hơn.

Rối loạn lo âu
Lo lắng, căng thẳng liên tục sẽ khiến cho mức độ hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Ảnh hưởng giao tiếp

Do nỗi lo sợ quá lớn và xâm chiếm lấy tâm trí của người bệnh khiến họ luôn trong trạng thái bất an, bồn chồn không yên nên dần đánh mất sự tự tin vào bản thân mình. Những người mắc phải chứng rối loạn lo âu trong thời gian dài sẽ có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp xã hội.

Ngoài ra, cũng có một vài trường hợp do không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến những hành vi tiêu cực, thiếu tự chủ khiến mọi người xung quanh xa lánh, rạn nứt các mối quan hệ lành mạnh. Điều này càng làm cho tâm lý của bệnh nhân thêm khủng hoảng và lo lắng nhiều hơn.

6. Suy giảm chất lượng đời sống

Sự lo lắng, căng thẳng do rối loạn lo âu gây ra sẽ dần khiến người bệnh cảm thấy không còn hứng thú đối với các hoạt động diễn ra xung quanh đời sống hàng ngày. Họ có thể rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng, trầm cảm và không muốn thực hiện, tham gia vào bất cứ công việc, khó có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các triệu chứng của rối loạn lo âu nếu cứ mãi kéo dài và không được can thiệp đúng cách, kịp thời sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh dần bị suy giảm nghiêm trọng. Họ khó có thể duy trì việc học tập, công việc bị trì trệ, dễ mắc phải các sai lầm.

7. Gia tăng tệ nạn xã hội

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ người bệnh rối loạn lo âu mắc sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích hiện đang gia tăng đáng kể. Một số trường hợp không thể xác định rõ bệnh lý của mình, họ không biết cách để giải tỏa cảm xúc, loại bỏ lo lắng nên có nhiều xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hoặc thậm chí là ma túy để giải tỏa.

Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Khi sử dụng nó có thể giúp bạn cảm thấy hưng phấn và thoải mái hơn nhưng về lâu dài sẽ dần làm hao mòn sức khỏe, cản trở đến các hoạt động của cơ thể, khiến thể chất bị suy yếu nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các chất gây nghiện, chất kích thích còn có khả năng làm ức chế hoạt động của não bộ khiến cho người dùng khó có thể kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi của bản thân nên dễ gây ra những trường hợp bạo lực, đánh nhau hoặc các tệ nạn xã hội khác. Hơn thế, rượu bia, thuốc lá cũng chính là yếu tố làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của rối loạn lo âu, cản trở quá trình điều trị bệnh.

Cách chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu bạn cần biết

1. Chẩn đoán rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu cần được hỗ trợ thăm khám và can thiệp trong giai đoạn sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, bạn cần chủ động trong việc thăm khám, đánh giá tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín để được bác sĩ hỗ trợ tốt hơn.

Nếu nghi ngờ một người đang mắc phải chứng rối loạn lo âu, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu về triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Thông qua cách trò chuyện trực tiếp, bác sĩ tâm thần cũng sẽ khai thác được một số chi tiết quan trọng để đưa ra đánh giá lâm sàng.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu cần được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn sớm.

Thông thường, để chẩn đoán rối loạn lo âu, chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần thường dựa vào tiêu chí chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần – DSM. Theo đó, người bệnh sẽ đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

  • Lo lắng quá mức về một hoặc một số sự kiện, hiện tượng nào đó trong suốt nhiều ngày, nhiều tuần. Biểu hiện lo lắng kéo dài tối thiểu 6 tháng.
  • Gặp phải khó khăn trong quá trình kiểm soát cảm xúc, không thể khống chống cơn lo lắng, bất an.
  • Trạng thái lo lắng không liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
  • Người lớn có ít nhất 3 và trẻ nhỏ có ít nhất 1 trong các triệu chứng mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu, mất tập trung, căng thẳng cơ, mất ngủ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng rối loạn lo âu sẽ trở nên phức tạp và khó chẩn đoán nếu nó có đi kèm với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, lạm dụng thuốc hoặc rối loạn stress sau chấn thương. Các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một vài xét nghiệm cần thiết để loại bỏ các nguyên nhân liên quan khác và đưa ra được kết luận chính xác nhất.

2. Điều trị rối loạn lo âu

Quá trình điều trị rối loạn lo âu cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với từng trường hợp khác nhau, bệnh nhân sẽ được cân nhắc để áp dụng tốt các biện pháp can thiệp riêng biệt để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Hiện nay cũng có rất nhiều các phương pháp hiệu quả và an toàn được sử dụng thành công cho các trường hợp rối loạn lo âu ở nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và phác đồ điều trị đã được tư vấn đề phục hồi sức khỏe hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Rối loạn lo âu
Trị liệu tâm lý hiện đang là giải pháp tối ưu nhất dành cho các trường hợp bệnh rối loạn lo âu.

Cụ thể một số biện pháp thường được áp dụng như:

2.1 Liệu pháp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới chuyên môn lẫn những người bệnh rối loạn tâm thần. Đây là phượng pháp sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp giữa chuyên gia tâm lý và bệnh nhân, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chính mình và biết cách điều chỉnh tốt các cảm xúc, suy nghĩ, hành vi đang bị sai lệch.

Chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho bệnh nhân tháo gỡ được những nút thắt trong lòng, giải tỏa tâm trạng một cách hiệu quả và an toàn để giảm bớt sự lo lắng, bất an do rối loạn lo âu gây ra. Đồng thời, bằng các liệu pháp chuyên môn mà người bệnh sẽ dễ dàng ổn định hơn về tâm trí, kiểm soát được cảm xúc và loại bỏ tận gốc nguyên nhân khởi phát bệnh.

Hiện nay, tâm lý trị liệu chính là phương pháp an toàn nhất bởi nó hoàn toàn không sử dụng thuốc điều trị và không can thiệp đến cơ thể của người bệnh. Bệnh nhân sẽ được phục hồi sức khỏe toàn diện và rèn luyện tốt các kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng đời sống, định hướng bản thân và phòng tránh căng thẳng hiệu quả.

2.2 Sử dụng thuốc điều trị

Tùy vào mỗi tình trạng bệnh mà thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Nếu rối loạn lo âu biểu hiện ở mức độ nặng và gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống thì cần được cân nhắc chỉ định kiểm soát bằng các loại thuốc chống lo âu, thuốc an thần.

Việc dùng thuốc cần được hướng dẫn và có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng khi sử dụng. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị có khả năng gây tác dụng phụ nên nếu trong thời gian uống thuốc có xảy ra bất kỳ triệu chứng khác lạ nào cũng cần thông báo cho chuyên gia để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

2.3 Hỗ trợ tại nhà

Song song với việc áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên khoa thì người bệnh rối loạn lo âu cũng cần chú ý nhiều hơn đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Cần biết cách điều chỉnh và loại bỏ nhanh chóng các thói quen tiêu cực, hạn chế căng thẳng, áp lực xoay quanh cuộc sống để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Vì thế, nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn lo âu hoặc muốn phòng tránh tốt căn bệnh này, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh với các thói quen sau:

  • Ăn uống đều độ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Hạn chế các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng và lo lắng hiệu quả, an toàn. Mỗi ngày dành ra khoảng 20 đến 30 phút tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, vận động nhẹ nhàng cũng giúp sức khỏe thể chất và tinh thần được khỏe mạnh hơn.
  • Duy trì giấc ngủ đủ mỗi ngày và tập trung ngủ vào ban đêm. Rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một khung giờ và lựa chọn, sắp xếp không gian ngủ sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi thông qua các hoạt động thư giãn dựa trên sở thích của bản thân. Ví dụ như chơi với thú cưng, chăm sóc cây cảnh, nấu ăn, nghe nhạc, đọc sách, xem phim, thiền định,….
  • Học cách chia sẻ, cởi mở tâm sự với những người xung quanh. Hoặc có thể duy trì thói quen viết nhật ký để giải tỏa tâm trạng mỗi khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
  • Lên kế hoạch cụ thể cho các công việc, hoạt động cần phải thực hiện trong ngày, trong tuần và cả trong tháng để tránh việc ôm đồm nhiều thứ cùng một lúc.
  • Nếu cảm thấy khó khăn và mệt mỏi, hãy chủ động nhờ sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Rối loạn lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về bệnh và có cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả, ngăn chặn tốt các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cai nghiện game online
9 Cách cai nghiện game online hiệu quả cho giới trẻ hiện nay

Làm sao cai nghiện game online cho giới trẻ đạt hiệu quả là điều được nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ...

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn có khả năng tác động đến thai nhi,...

Điều trị rối loạn lo âu bằng phương pháp diện chẩn
Điều trị rối loạn lo âu bằng phương pháp diện chẩn

Diện chẩn là một phương pháp còn khá mới lại đối với người dân nước ta nói riêng. Do đó, việc tìm kiếm thông tin...

chữa rối loạn lo âu tại nhà
Chữa Rối Loạn Lo Âu Hiệu Quả Tại Nhà: Không Cần Dùng Thuốc

Các cách chữa rối loạn lo âu tại nhà sẽ bổ trợ cho quá trình điều trị hội chứng tâm lý này đạt kết quả...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh