Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Tuổi dậy thì là một giai đoạn khó khăn không chỉ với trẻ, mà còn với các bậc phụ huynh. Trong giai đoạn này, trẻ có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý, trở nên nhạy cảm và khó chia sẻ với người lớn hơn về những vấn đề của bản thân. Đây cũng là lý do tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, và cách giúp trẻ vượt qua trong bài viết dưới đây.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Khi đến tuổi dậy thì, sinh lý và tâm lý của con người sẽ bắt đầu có những thay đổi lớn. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để chuyển tiếp từ trẻ con lên người trưởng thành. Bất cứ sự thay đổi nào về sinh lý (phát triển chiều cao và cân nặng, phát triển ngực, có kinh nguyệt, có râu, vỡ giọng,…) và tâm lý (suy nghĩ, tình cảm, tư duy,cảm xúc…) đều ít nhiều có ảnh hưởng lẫn nhau, gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ngày càng trở nên phổ biến chứng tỏ sức khỏe tâm thầm của các bạn trẻ đang gặp nhiều vấn đề.

Tình trạng nội tiết tố tăng cao trong cơ thể thúc đẩy sự phát triển của những đặc trưng giới tính ở nam và nữ. Nam sẽ bắt đầu cao lớn vượt trội, mọc râu, vỡ giọng, xuất tinh trong lúc ngủ,… Nữ sẽ bắt đầu phát triển ngực, có kinh nguyệt, hông trở nên to hơn, mọc nhiều lông,… Những thay đổi đột ngột này khiến các em trở nên hoảng sợ. Và nếu chưa được cung cấp những kiến thức giới tính cần thiết, các em sẽ vô cùng stress và lo âu.

Tốc độ và những dấu hiệu thay đổi ở từng trẻ là không giống nhau, có trẻ dậy thì sớm, có trẻ dậy thì muộn hơn. Những trẻ trong trường hợp này rất dễ trở thành đối tượng trêu chọc của bạn bè. Trẻ vừa lo sợ, vừa thấy tổn thương, cộng thêm những thay đổi trong tâm lý khiến trẻ luôn phải chịu áp lực khủng khiếp và không thể giải tỏa. Lâu dần, trẻ sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

Trẻ sẽ có những dấu hiệu như trở nên lầm lì, ít nói, không có hứng thú với những hoạt động trẻ từng rất yêu thích, chìm đắm trong không gian ảo của mạng xã hội, có thái độ hung hăng chống đối cha mẹ nếu bị phê bình. Mối quan hệ bạn bè và thành tích học tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Thay đổi rõ rệt nhất chính là việc trẻ có những thay đổi cảm xúc bất thường, dễ trở nên kích động dù là với những tác động nhỏ.

Khủng hoảng tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, suy nghĩ, hành vi và việc học hành của trẻ. Tình trạng khủng hoảng cũng có thể khiến trẻ tìm đến bia rượu, chất cấm, cùng với hành vi tự làm hại bản thân để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Khủng hoảng tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc, stress, trầm cảm, cùng với những hội chứng tâm thần khác.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần, mà còn là sức khỏe thể chất của các bạn trẻ.

Tình trạng khủng hoảng tâm lý ở mỗi trẻ là khác nhau. Với những trẻ được cha mẹ trang bị đầy đủ kiến thức giới tính, nhận được sự quan tâm đúng đắn từ gia đình sẽ ít gặp phải những ảnh hưởng xấu. Trái lại, những trẻ không được gia đình quan tâm, thiếu sự chia sẻ và đồng hành từ cha mẹ thì sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn cùa quá trình khủng hoảng tâm lý. Thậm chí nhiều bạn trẻ còn tìm đến cái chết để giải thoát.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố sinh lý và tác động từ bên ngoài. Các em trong giai đoạn này phải chịu rất nhiều áp lực mà không có cách giải quyết. Những thay đổi về tâm lý và thể chất, sự thiếu hụt kiến thức giới tính, cùng với áp lực học tập, thiếu sự quan tâm từ gia đình đều là những yếu tố có thể gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng.

  • Bị trêu chọc vì dậy thì sớm: Những trẻ dậy thì sớm, hoặc dậy thì nhiều hơn bạn bè đồng trang lứa thường trở thành đối tượng bị trêu chọc. Ví dụ, những bạn gái có phần ngực phát triển, mặt có nhiều mụn, hoặc những ban nam bị vỡ giọng đều có thể bị bạn bè phân biệt đối xử, chọc ghẹo và bắt nạt. Thậm chí tồi tệ hơn, một số bạn có thể bị quấy rối. Những lời chê bai, xúc phạm ngoại hình, những câu đùa thô tục về giới tính, và thái độ không tốt từ bạn bè có thể khiến các em mệt mỏi và khủng hoảng tâm lý trầm trọng.
  • Sự phát triển của hormone: Các hormone sinh dục trong giai đoạn dậy thì phát triển một cách nhanh chóng và tạo ra những khác biệt về giới rất rõ ràng. Trong giai đoạn này, các em bắt đầu nhận ra sự khác biệt của mình và các bạn khác giới. Sự thay đổi trong suy nghĩ, và những xúc cảm đầu đời cũng khiến các em cảm thấy lo sợ, bối rối, và không biết nói cùng ai. Nếu thầy cô và cha mẹ không tinh ý trong việc giáo dục trẻ, không bình tĩnh hướng trẻ trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, trẻ rất dễ rơi vào khủng hoảng vì cảm thấy không được quan tâm và tôn trọng.
khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Sự rối loạn hormone sinh học trong gia đoạn dậy thì có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng khủng hoảng tâm lý, khiến các em khó kiềm chế cảm xúc
  • Rối loạn cảm xúc: Những trẻ ở độ tuổi dậy thì có một sự nhạy cảm nhất định về cảm xúc. Các em rất dễ trở nên vui vẻ hoặc bi quan, chán nản với mọi thứ. Trẻ trong độ tuổi này cũng bắt đầu có suy nghĩ chứng tỏ bản thân, muốn trở thành người lớn nên rất dễ phát sinh tranh chấp với gia đình. Các em không thích bị cha mẹ quản lý, cộng thêm việc khó kiềm chế cảm xúc nên rất dễ phát sinh tranh cãi do bất đồng quan điểm, hoặc cảm thấy cha mẹ không hiểu bản thân. Thông tin tiêu cực trên mạng xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc của trẻ.
  • Rối loạn hành vi: Những thói quen xấu như cờ bạc, rượu chè, hút chích thường hình thành trong quá trình dậy thì. Nguyên nhân là vì trẻ dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài, sự rối loạn cảm xúc của bản thân, và tâm lý muốn chứng tỏ bản thân đã lớn. Những hành vi bất thường của trẻ có thể kể đến như nói dối, trốn học, cãi lời cha mẹ, nghiệm game, hút thuốc, cờ bạc, đánh nhau, yêu sớm,… Những hành vi này ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ cảm thấy trống rỗng, lạc lối. Từ đó, trẻ có thể rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
  • Gia đình không hạnh phúc: Gia đình là chỗ dựa tinh thần to lớn cho trẻ trong những lúc khó khăn và mệt mỏi. Vì thế một gia đình hạnh phúc, êm ấm sẽ giúp trẻ giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình dậy thì. Trái lại, nếu cha mẹ thường xuyên cờ bạc, cãi nhau, hoặc không quan tâm đến con cái, trẻ lớn lẹn sẽ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý hơn. Một phần lý do cho sự khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì đến từ không khí gia đình và tư tưởng giáo dục con cái sai lầm của phụ huynh.
  • Trầm cảm: Áp lực học tập nặng nề, sự phát triển không đồng đều giữa nhận thức và thể chất, cùng với sự thiếu quan tâm chăm sóc từ cha mẹ là những yếu tố khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì cảm thấy stress, trầm cảm và khủng hoảng tâm lý. Tình trạng khủng hoảng tâm lý và trầm cảm ở trẻ dậy thì có thể dẫn đến hành vị bỏ nhà ra đi, tự tổn hại bản thân, thậm chí là tự sát.
khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trầm cảm ở thanh thiếu niên là một trong những nguyên nhân, cũng như tác hại nguy hiểm nhất của tình trạng khủng hoảng tâm lý.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sự phát triển khỏe mạnh của các em. Chính vì thế, cha mẹ và thấy cô cần có những biện pháp mềm mỏng đế giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn này. Quan trọng nhất là chúng ta phải nhìn ra những biểu hiện của khủng hoảng tuổi dậy thì ở các em. Thay vì la mắng hay thất vọng, người lớn cần biết cách làm bạn và đồng hành cùng trẻ.

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi dậy thì

Những biểu hiện của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thể hiện thông qua cảm xúc và hành động của các em. Tuổi dậy thì còn được gọi là “giai đoạn nổi loạn” hay “tuổi nổi loạn” cho thấy hành vi của trẻ trong giai đoạn này có xu hướng chống lại mọi thứ, đi ngược với những hành vi thường ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu phụ huynh có thể tham khảo để biết trẻ có đang rơi vào khủng hoảng tuổi mới lớn hay không:

  • Trẻ rất dễ cáu gắt hay kích động khi bị trêu chọc, dù đó là lời đùa vui và vô ý, hay chịu những tác động từ bên ngoài. Tình trạng buồn bực và cáu gắt thường xuyên xuất hiện và kéo dài.
  • Trẻ không thích bị xem là trẻ con và muốn cha mẹ phải đối xử với bản thân như một người trưởng thành.
  • Trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, sẵn sàng nổi nóng nếu chịu bất cứ tác động nào dù là nhỏ nhất.
  • Trẻ tỏ ra chán nản với việc học, lười biếng, không làm bài, không chép bài, mất tập trung trong giờ học và thường xuyên nói chuyện trên lớp.
  • Trẻ dễ xảy ra xô xát với bạn học, thường xuyên đánh nhau với người khác chỉ vì những lý do không đáng. Mối quan hệ bạn bè cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề trong tình huống này.
  • Trẻ thường thức khuya, dậy trễ do khó ngủ vào ban đêm. Trẻ cũng ngủ ngày nhiều hơn nhưng lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi.
khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ mệt mỏi, thích ngủ ngày và mất tập trung trong giờ học, thậm chí còn có thể chống đối giáo viên nếu bị nhắc nhở.
  • Trẻ có biểu hiện kén ăn dẫn đến sụt cân.
  • Trẻ không có hứng thú với những điều từng rất thích và luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, thiếu năng lượng trầm trọng.
  • Trẻ trước đây rất hoạt bát, vui vẻ nhưng bây giờ dần thu mình, trở nên trầm và ít nói chuyện hay tâm sự với cha mẹ. Trẻ thích nhốt mình trong phòng, hoặc chăm chú nhìn vào điện thoại chứ không thích tiếp xúc với những người xung quanh. Trẻ cũng tỏ thái độ mệt mỏi và cáu gắt nếu cha mẹ hỏi han và quan tâm quá nhiều.
  • Trẻ cảm thấy khủng hoảng về vóc dáng của bản thân (quá cao, quá thấp, quá mập, quá gầy, mặt nhiều mụn, mắt hay mũi không đẹp, không có eo, không có mông,….) Suy nghĩ phải trở nên đẹp hơn khiến trẻ có những hành vi như nhịn ăn cho dáng đẹp, hay áp dụng những cách cực đoan để có thân hình lý tưởng.
  • Trẻ bị áp lực học tập, áp lực mùa thi và gặp rắc rối trong những mối quan hệ bạn bè. Đây cũng là giai đoạn những rung động đầu đời bắt đầu xuất hiện và khiến trẻ cảm thấy bối rối. Phụ huynh và nhà trường luôn có chủ trương cấm học sinh yêu sớm. Nhưng việc cấm đoán thường kích phát tâm lý phản nghịch, khiến trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ sa vào tình cảm nam nữ. Một số trường hợp yêu sớm dẫn đến kết quả học tập sụt giảm, dính vào tệ nạn xã hội, hoặc có thai ngoài ý muốn.
  • Trẻ tập hút thuốc, uống rượu và lạm dụng chất kích thích. Nhiều trẻ còn bị dụ dỗ tham gia vào các hoạt động phi pháp.
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức mỏi cơ thể, stress kéo dài, luôn trong trạng thái mơ màng.
  • Trẻ nghiện mạng xã hội, nghiện game online đến mức bỏ bê việc học. Trẻ thích nói chuyện với những người bạn trên mạng hơn gia đình vì không tìm thấy sự đồng cảm của bố mẹ. Trẻ ở độ tuổi dậy thì rất dễ bị người xấu trên mạng lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt.
  • Trẻ cảm thấy tự ti về mọi thứ: cảm thấy mình không đẹp, không giỏi, không có nhiều tài lẻ, không giàu có, không hoạt bát, không có nhiều bạn bè như những người xung quanh. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phủ định sự tồn tại và tài năng của bản thân, cảm thấy mình là người vô dụng.
khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào bản thân, luôn so sánh bản thân với người khác rồi cảm thấy tự ti.
  • Trẻ có thể cố gắng che giấu những đặc điểm giới tính của bản thân, ví dụ buộc ngực cho nhỏ hơn, hạn chế nói chuyện vì vỡ giọng vì sợ bị bạn bè trêu chọc và bắt nạt.
  • Trẻ luôn chống đối những yêu cầu và của cha mẹ, cảm thấy bản thân không được tôn trọng và có những hành động dại dột nhằm chứng minh giá trị bản thân.
  • Trẻ có suy nghĩ và hành động tự tổn hại bản thân ví dụ như rạch tay, rạch chân, thậm chí là trầm cảm dẩn đến tự sát.

Trẻ cũng có thể có những biểu hiện khác tùy vào từng trường hợp cụ thể. Những biếu hiện khủng hoảng tuổi dậy thì có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy vào sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ. Nếu nhà trường và gia đình không có cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, khủng hoảng tâm lý có thể gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Tác hại của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Tác hại đầu tiên của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là khiến trẻ cảm thấy tự ti, mất niềm tin vào bản thân. Những lời trêu chọc ác ý từ bạn bè khiến trẻ luôn có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ có thể dùng mọi cách để có được vóc dáng đẹp, bất chấp sức khỏe và tính mạng. Nhiều trường hợp trẻ phải chịu những di chứng nặng nề của việc làm đẹp, những ảnh hưởng này có thể kéo dài suốt đời.

Khủng hoảng tâm lý còn khiến trẻ có hành vi chống đối thầy cô và bố mẹ. Trẻ chìm vào thế giới ảo, nghiện điện thoại và mạng xã hội đến mức bỏ ngoài tai những lời khuyên răn của người lớn. Nhiều phụ huynh cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, đau đớn, mệt mỏi và thất vọng vì không thể trò chuyện và câu thông với con. Nhiều gia đình phải đi điều trị tâm lý cả cha mẹ lẫn con cái vì khủng hoảng tinh thần trầm trọng.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ không quan tâm và phớt lờ những lời nói của cha mẹ, chỉ vùi đầu vào thề giới riêng.

Khủng hoảng tâm lý khiến chúng ta mất đi sự bình tĩnh, sáng suốt, và có thể có những hành vi và suy nghĩ vô cùng cực đoan. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể kích thích trẻ có những hành vi xấu như bỏ học, nghe theo lời xúi giục của bạn bè sa vào cờ bạc, rượu chè và sử dụng chất cấm. Nhiều bạn trẻ còn có hành vi tình dục không an toàn, dẫn đến có thai ngoài ý muốn và lén phá thai. Tình trạng trẻ vị thành niên nạo phá thai ngày càng trở nên trầm trọng ở nhiều quốc gia.

Những cảm giác tiêu cực về cuộc sống và những vấn đề xung quanh cũng được phóng đại, khiến trẻ cảm thấy thất vọng, mệt mỏi và loay hoay trong việc muốn giải thoát bản thân. Những lời trêu chọc của bạn bè, răng dạy của thầy cô, những lời phàn àn từ bố mẹ đều khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và khó thở. Trẻ có thể có hành vi tự tổn hại bản thân như sử dụng vật sắc nhọn đâm hoặc rạch tay chân, cắt cổ tay. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể suy nghĩ đến việc tự sát.

Sức khỏe thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề do những tác động xấu của tình trạng khủng hoảng tâm lý. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, khó ngủ, mất tập trung, lờ đờ trong giờ học, sức khỏe sụt giảm, chán ăn, khó thở, thường mơ thấy ác mộng,… là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang ở mức báo động. Nếu không được cha mẹ phát hiện và đưa đi điều trị kịp thời, trẻ có thể chuyển từ khủng hoảng sang trầm cảm.

Ngoài ra, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức cùa trẻ. Trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu, khiến thế giới quan của trẻ bị sai lệch. Tâm lý muốn chứng tỏ bản thân, muốn được những người xung quanh công nhận khiến trẻ có những hành động bốc đồng, bất chấp hậu quả. Trẻ trong độ tuổi dậy thì rất dễ bị người xấu lợi dụng.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ rất dễ bị dụ dỗ vào con đường sai trái nếu không nhận được sự quan tâm, lo lắng và chia sẻ từ cha mẹ.

Tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ảnh hưởng đến rất nhiều đến các bạn trẻ và cả gia đình. Nhiều phụ huynh không tinh tế trong việc nuôi dạy con, hoặc có tư tưởng giáo dục sai lầm rất dễ kích thích tình trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ. Với giai đoạn nhạy cảm này của con, phụ huynh cần có những biện pháp thiết thực để nuôi dạy trẻ tốt hơn, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trước mắt.

Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, cả phụ huynh và trẻ đều phải cố gắng thay đổi bản thân và tìm được tiếng nói chung. Tất cả những biện pháp đều vô hiệu nếu đôi bên không thể nói chuyện thẳng thắn. Dưới đây là một số cách mà các bậc phu huynh có thể dùng đê cải thiện quan hệ và giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Ngoài ra, chính bản thân trẻ cũng cần học cách cân bằng lại cuộc sống.

1. Về phía gia đình

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần giành nhiều thời gian quan tâm và tâm sự với con. Hãy trở thành những người bạn đồng hành cùng con trên con đường phát triển, chứ không phải chỉ cung cấp đầy đủ điều kiện vật chất mà không quan tâm đến cuộc sống của trẻ. Cha mẹ cuồng công việc và sự thờ ơ của cha mẹ với con khiến mối quan hệ gia đình ngày càng xa cách, khiến trẻ dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì hơn.

Trẻ không có ai để tâm sự những khó khăn, cảm thấy không được thấu hiểu và chia sẻ nên dễ có những suy nghĩ và hành vi cực đoan. Nếu cha mẹ có nhiều thời gian lắng nghe và tâm sự, chắc chắn chúng ta có thể nhanh chóng phát giác những dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời, tránh để ảnh hưởng xấu ngày càng tồi tệ. Hãy lắng nghe những khó khăn và hoang mang của con để cùng nhau chia sẻ.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Lắng nghe con cái và tôn trọng không gian riêng tư của con là điều phụ huynh nên làm để giúp trẻ vượt qua giai đoạn dậy thì đầy khó khăn.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể ngại nói trước mặt bố hoặc mẹ, hoặc cảm thấy chưa đủ dũng khí để thú thật. Lúc này cha mẹ cần hết sức tâm lý, không nên dồn ép liên tục, quát mắng hoặc đánh trẻ, buộc trẻ phải nói thật. Hãy cho trẻ đủ không gian riêng tư để trẻ làm những điều mình muốn và tôn trọng ý muốn của trẻ. Trẻ ở độ tuổi dậy thì luôn muốn cảm giác tự do, vì thế càng la mắng thì trẻ càng phản ứng dữ dội.

Hãy giúp trẻ định hướng những thói quen tốt, những việc làm tốt, giúp trẻ tự tin vào bản thân mình hơn. Cha mẹ nên để trẻ học cách tự giải quyết vấn đề, và ở bên cạnh định hướng giúp trẻ theo con đường đúng đắn. Cha mẹ nên đưa ra những lời khuyên và kinh nghiệm của bản thân, đứng ở nhiều khía cạnh phân tích vấn đề rồi gợi ý cho trẻ giái pháp tốt nhất. Hãy để trẻ cảm thấy bản thân được lắng nghe và tôn trọng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trang bị cho trẻ kiến thức giới tính từ sớm để hạn chế tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể sẽ khiến trẻ cảm thấy bối rối và xấu hổ. Phụ huynh cần cho trẻ thấy đây hoàn toàn là biểu hiện bình thường của việc trưởng thành. Trẻ không cần cảm thấy tội lỗi hay mặc cảm. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ xử lý mọi vấn đề để trẻ làm quen và không cảm thấy xấu hổ.

Trong trường hợp phụ huynh cảm thấy không thể nói chuyện với con, không biết làm sao để kéo gần khoảng cách giữa con cái và cha mẹ vì có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để xin lời khuyên. Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp người có chuyên môn khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì được đề cập ở phần trên.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Các chuyên gia tâm lý có thể giúp bố mẹ và con cái thấu hiểu nhau hơn, giải tỏa cảm giác căng thăng và những bất đồng quan điểm đang tồn tại,

Có những vấn đề trẻ không thể nói thật với cha mẹ, nhưng có thể giãi bài bày với bác sĩ và xin lời khuyên từ người có chuyên môn. Thông qua những cuộc trò chuyện, trẻ có thể cảm thấy bớt lo lắng và căng thẳng, cũng như cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Phụ huynh cũng có thể tham gia trị liệu tâm lý để thay đổi cách nuôi dạy con, hiểu hơn về sự phức tạp và thể giới nội tâm của trẻ để có cách cư xử phù hợp hơn.

2. Về phía các bạn trẻ

Những bạn đang ở tuổi dậy thì có đời sống tình cảm rất phong phú, đa sầu đa cảm và dễ bị ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài. Do đó, chính bản thân các bạn cần học cách điều tiết cảm xúc, cân nhắc cẩn thận trước khi hành động, và nên suy nghĩ tích cực. Những biểu hiện dậy thì là điều bất cứ ai cũng phải trải qua trong quá trình trưởng thành, nên không có gì phải lo sợ hay xấu hổ.

Các bạn cũng nên chủ động tâm sự với cha mẹ về những vấn đề của bản thân. Nhiều bậc phụ huynh thật sự rất yêu thương con, nhưng lại thiếu kỹ năng tâm sự, không biết làm sao để hỏi han và chia sẻ cùng con. Việc bạn chủ động nói rõ những khó khăn gặp phải, chủ động mở rộng cửa lòng với cha mẹ có thể giúp hàn gắn quan hệ, giúp gia đình đến gần nhau hơn. Đừng vì xấu hổ mà không dám nói thật.

Ngoài ra, các bạn cũng nên có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh để cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Ăn uống đủ chất và đúng bữa, hạn chế thức khuya lướt mạng xã hội, tập thói quen dậy sớm thể dục nhẹ nhàng, và suy nghĩ tích cực là những điều chúng ta có thể làm để bảo vệ sức khỏe, hạn chế những ảnh hưởng xấu của khủng hoảng tinh thần.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Xây dựng lối sống khỏe mạnh là cách tốt nhất để hạn chế những ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì đến bản thân.

Hãy chủ động bản vệ bản thân trước những ảnh hưởng tiêu cực, và những lời dụ dỗ của kẻ xấu. Tâm lý bốc đồng, muốn chứng tỏ bản thân có thể khiến bạn rơi vào cái bẫy chết người của tệ nạn xã hội. Thay vì nghe theo những lời dụ dỗ của kẻ xấu, chúng ta nên tập thói quen đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, tập yoga hay bất cứ thú vui nào mà bạn yêu thích. Chúng ta có thể cải thiện tâm trạng, loại bỏ mệt mỏi, ngăn chặn khủng hoảng bằng những thú vui lành mạnh.

Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì luôn là một vấn đề nóng hổi và nhức nhối hiện nay. Số lượng các bạn trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần của những bạn trẻ tuổi dậy thì đang gặp nhiều vấn đề. Nếu cứ để tình trạng này ngày càng nghiêm trọng, sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như sự phát triển bình thường của các bạn trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà gia đình và nhà trường cần quan tâm. Cha mẹ và thầy cô cần  cung cấp cho trẻ môi trường học tập lành mạnh, cũng như theo sát trẻ trong quá trình phát triển để kịp thời nhận ra những bất ổn mà trẻ phải chịu đựng. Việc sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể giúp thầy cô và phụ huynh hỗ trợ trẻ kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình
Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình – Những hệ lụy nguy hiểm

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình là thuật ngữ được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1921 bởi bác sĩ tâm thần...

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách vượt qua

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực...

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị bao lâu thì khỏi?

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo chia...

Hiện Tượng Tâm Lý Déjà Vu: Giải mã những giấc mơ tương lai

Déjà Vu từng là vấn đề khiến cho nhà triết học, văn học và thần kinh học bối rối trong một thời gian dài. Từ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh