Rối loạn lo âu ở trẻ: Nguyên nhân, Chẩn đoán và Hướng điều trị

Rối loạn lo âu là hội chứng có thể dễ dàng xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Trong đó, trẻ em cũng không phải là một ngoại lệ. Bởi đây là độ tuổi chưa thực sự hoàn chỉnh về suy nghĩ và nhận thức về các sự việc xảy ra xung quan trong cuộc sống, nên trẻ em rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu ở trẻ có nguy hiểm không?
Rối loạn lo câu ở trẻ có thể gây nên những phiên toái và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?

Nhận biết lo âu thông thường và rối loạn lo âu bệnh lý ở trẻ

Lo âu là một phản ứng không thể thiếu của cơ thể con người. Tuy nhiên ranh giới và mức độ giữa các lo âu thông thường và lo âu bệnh lý khá mong manh. Nếu không thể kiểm soát những lo âu hiển nhiên trong đời sống thì việc trẻ mắc bệnh lý rối loạn lo âu là rủi ro rất lớn.

Vậy lo âu thông thường và lo âu bệnh lý có những điểm khác biệt nào? Để hiểu rõ được những định nghĩa về lo âu và chứng rối loạn lo âu, quy bạn đọc có thể tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân bằng thông tin trong nội dung sau đây. Để kịp thời phát hiện và điều trị khi trẻ bị rối loạn lo âu cũng như bình tĩnh để giúp con giải quyết các lo âu do phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Lo âu thông thường được cho là một biểu hiện tốt ở trẻ

Một điều hoàn toàn hiển nhiên rằng trước những tình huống nguy hiểm, cấp bách hay trước các vấn đề cần xử lý, cơ thể trẻ thường phản ứng lại với cảm giác lo lắng không ngừng. Đây là điều để cảnh báo những việc sắp xảy tới cũng như dấu hiệu thúc dục trẻ cần hành đồng để bảo vệ bản thân hoặc nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Ở một số trường hợp, lo âu là một dấu hiệu tốt để trẻ có thể tăng cao nhận thức cũng như như đưa ra hành vi có chủ đích để có phương pháp giải quyết vấn đề. Ví dụ điển hình khi trẻ có bài tập về nhà hoặc sắp tới có kỳ thi, bài kiểm tra, cảm giác lo âu thúc đẩy trẻ nhanh chóng hoàn thành bài tập hoặc tập trung học học chăm chỉ để có thể đạt điểm tốt.

Cường độ của lo âu thông thường cũng có thể xuất hiện ở mức cao so với các phản ứng bình thường. Tuy nhiên, khi tình huống nguy hiểm cũng như các vấn đề đã được giải quyết thì lo âu ở trẻ hoàn toàn biến mất. Không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập của trẻ trong thời gian dài.

Có thể nói, lo âu thông thường là một điều hoàn toàn cần thiết như một động lực trong cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên quan tâm để có phương hướng giáo dục đúng đắn. Hỗ trợ định hướng để trẻ có khả năng kiểm soát lo âu, hạn chế tối đa tình trạng lo âu kéo dài trong thời gian dài hình thành rối loạn lo âu ở trẻ.

Rối loạn lo âu bệnh lý ở trẻ có thật sự nguy hiểm?

Khi trẻ có phản ứng lo sớ quá mức và kéo dài đối với các vấn đề trong cuộc sống chính là một hồi chuông báo động cho chứng rối loạn lo âu ở trẻ. Điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới khả năng sinh hoạt học tập cũng như vui chơi của trẻ nhỏ.

Một khi trẻ đã mắc phải bệnh lý rối loạn lo âu, thi kể cả các điều hết sức bình thường cũng có thể khiến trẻ trở nên hoảng loạn, lo lắng và bồn chồn mà không rõ nguyên nhân. Ngược lại với chứng lo âu thông thường, rối loạn lo âu bệnh lý ở trẻ kéo dài gây mất ngủ, chán ăn cùng những biểu hiện đáng lo ngại khác.

Rối loạn lo âu ở trẻ
khi trẻ mắc phải chứng rối loạn lo âu là một trở ngại lớn đối với các hoạt động và học tập

Thậm chí, trẻ có thể phản ứng dữ dội hơn như khóc, la hét đi kèm với các triệu chứng về mặt thể chất điển hình như chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, đau đầu, buồn nôn. Trong trạng thái này, một số trường hợp trẻ còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở, không thể nói chuyện cũng như suy giảm đột ngột khả năng tập trung. Rất dễ xuất hiện các vấn đề về tâm lý khác cũng như phát sinh các suy nghĩ tiêu cực khi có biểu hiện rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu bệnh lý ở trẻ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng để thể chất lẫn tinh thần mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác. Trẻ rối loạn lo âu có xu hướng trốn tránh việc học tập hay tham gia các hoạt động thường ngày. Dẫn đến suy giảm chất lượng việc học cùng với các khả năng giao tiếp xã hội, kết nối các mối quan hệ xung quanh.

Nguyên nhân hình thành rối loạn lo âu ở trẻ

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi trẻ em có điều kiện sinh sống và phát triển dạng. Nhất là từ khoảng 8 tháng tuổi là lúc trẻ bắt đầu nhận thức được người quen, người lạ và dần hình thành suy nghĩ về những sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quan.

Cộng hưởng với các giáo dụng của mỗi gia đình, trẻ em có thể phát sinh rối loạn lo âu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đa số trong các nguyên nhân đó đều đến từ các khía cạnh gia đình, trường học, bạn bè, môi trường và hành vi cư xử xã hội, …

Một số nguyên nhân có khả năng khiến trẻ mắc bệnh lý rối loạn lo âu cần được phụ huynh chú ý. Nhằm phát hiện kịp thời các biệt hiện và hạn chế các tác nhân ảnh hưởng để tránh trường hợp rối loạn lo âu ở trở diễn biến nghiêm trọng hơn.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Môi trường, gia đình, bạn bè hay bất kỳ điều gì cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn lo âu

Âm thanh, tiếng động, vật thể lạ, người lạ:

Rối loạn lo âu ở trẻ khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc hoặc những người xa lạ có thể xuất hiện ở những trẻ từ những tháng đầu đời từ khoảng 7 đến 9 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, thường trẻ chỉ tiếp xúc với mẹ hoặc những người thân trong gia đình. Các đồ chơi hay những vật dụng xung quanh trẻ cũng khá ít vì khả năng giải trí bằng vật thể lớn chưa nhiều.

Do đó, khi cho trẻ tiếp xúc đột ngột với đồ chơi mới hay người lạ mà không có sự luyện tập hay chuẩn bị thì trẻ không thể thích nghi kịp thời. Dẫn đến tình trạng lo sợ, hốt hoảng khiến bé la hét, khóc lóc kéo dài.

Hơn nữa, trong thời gian về sau, cũng rất khó để trẻ có thể rời xa vòng tay mẹ hoặc những người thường xuyên chăm sóc bé hằng ngày. Ảnh hưởng đến khả năng linh hoạt của bé để có thể tăng trải nghiệm cũng như hình thành giao tiếp như một đứa bé bình thường.

Rối loạn lo âu ở trẻ có thể do di truyền

Đối với yếu tố này, rối loạn lo âu ở trẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào. Theo nguyên cứu cho thấy, ba mẹ hay các người thân trong gia đình cùng huyết thống có tiền sử mắc chứng lo âu cũng có khả năng di truyền qua các thế hệ sau khá cao.

Một phần do cấu tạo của các hệ gen. Mặt khác khi trẻ sinh sống trong gia đình có bệnh nhân rối loạn lo âu thì rất dễ bị ảnh hưởng. Vì trẻ em là giai đoạn trí não đang phát triển và dần hoàn thiện nhờ trải nghiệm, kiến thức và các yếu tố tác động bên ngoài.

Vì vậy, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với người thân mắc chứng rối loạn lo âu thì rủi ro rối loạn lo âu ở trẻ là hoàn toàn có thể xảy ra. Phụ huynh nên quan tâm theo dõi trẻ thường xuyên hơn nếu trong gia đình có bệnh nhân của loại bệnh lý này.

Các tác nhân tâm lý gây rối loạn lo âu ở trẻ

Mỗi trẻ em được sinh ra trong từng gia đình có các giáo dục và sinh sống khác nhau. Hơn nữa, mỗi một trẻ em là một bản thể cá biệt với các nét tính cách hoàn toàn độc lập. Không có trẻ em nào có cách cư xử, hành vi xã hội, suy nghĩ hay cảm xúc giống nhau như bản sao.

Một số trường hợp trẻ em có nét tính cách dễ lo âu trước những trường hợp thậm chí hết sức bình thường. Những lo lắng triền miên và ngày càng gia tăng như chất xúc tác hình thành nên bệnh lý rối loạn lo âu ở trẻ. Dần dần, trẻ tự thân phát sinh lo âu với các biểu hiện khác nhau như hoảng loạn, lo sợ, bối rối một cách vô lý và hoàn toàn không có khả năng kiểm soát.

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp trẻ em gặp những vấn đề nghiêm trọng khiến trẻ bị sang chấn tâm lý từ thuở còn rất nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý. Nếu trẻ có thể tâm sự với người lớn hoặc tiết lộ cho ba mẹ, các thành viên trong gia đình thì cách tìm ra giải pháp kịp thời là hoàn toàn dễ dàng.

Ngược lại, có những trẻ em khác thì thói quen chia sẻ những khó khăn, vấn đề đã xảy ra với người lớn là hoàn toàn không có. Có thể vì trẻ lo sợ sẽ bị la mắng, phạt hay quở trách hoặc tự ti về những chuyện đã diễn ra với trẻ. Điều đó vô tình khiến chứng rối loạn lo âu ở trở dần trở nên nghiêm trọng và cản trở lớn trong quá trình giáo dục, tìm hướng điều trị rối loạn lo âu cho trẻ.

Môi trường cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến mức độ rối loạn lo âu ở trẻ

Như đã đề cập, môi trường, gia đình trẻ được sinh ra là hoàn toàn khác biệt. Các cư xử, xung đột giữa các thành viên trong gia đình có sự chứng kiến của bé cũng phần nào gây nên rối loạn lo âu ở trẻ.

Hoặc khi gia đình thường xuyên chuyển nhà, việc tập làm quen với môi trường mới và tìm cách thích nghi quá nhiều lần khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo sợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc chứng rối loạn lo âu trầm trọng.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác khi đi học ở trường có khả năng khiến trẻ mắc bệnh rối loạn lo âu như bạo lực học đường, áp lực thành tích, vấn đề giữa bạn bè, ….

Đây hoàn toàn là những vấn đề khách hàng diễn ra hằng ngày trong môi trường sinh sống, học tập của trẻ mà phụ huynh có thể đặc biệt chú ý. Hạn chế tối đa các trường hợp tiêu cực hoặc định hướng để cùng con trẻ đối mặt, xử lý các vấn đề liên quan đến gia đình, bạn bè, trường học, …

Chẩn đoán rối loạn lo âu ở trẻ

Theo thống kê cho thấy, tối loạn lo âu ở trẻ thường phổ biến hơn với nữ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vấn còn gặp nhiều khó khăn để phân biệt giữa rối loạn lo âu ở trẻ với những ám ảnh lo sợ hiển nhiên về cả mức độ lẫn các khía cạnh chủ quan.

Đối với rối loạn lo âu ở trẻ thường xuất hiện không có lý do hoặc dựa trên sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh, sự việc thực tế không gây nguy hiểm và hoàn toàn không có tính đe dọa đến trẻ. Khiến trẻ có xu hướng né tránh, hoặc tự chịu đựng những nỗi lo lắng, sợ hãi tự thân hình thành trong suy nghĩ do chứng rối loạn lo âu.

Khi mức độ rối loạn lo âu ở trẻ tiến đến giai đoạn nặng có thể có sự xen lẫn của chứng trầm cảm ở trẻ. Có thể dựa vào những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu, trầm cảm ở trẻ hoặc cả hai để thực hiện các chẩn đoán lâm sàng về bệnh lý rối loạn lo âu ở trẻ.

Tương tự như các bệnh nhân rối loạn lo âu ở độ tuổi trường thành, rối loạn lo âu ở trẻ cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào các biểu hiện cụ thể của từng chứng rối loạn lo âu ở trẻ, các chuyên gia có thể đưa ra chẩn đoán lâm sáng để có thể chọn giải pháp chính xác trị liệu cho trẻ ở mỗi thời kỳ và mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Rối loạn lo âu chia ly

Thường thì loại lo âu chia ly khá phổ biến và đặc trưng ở trẻ nhỏ vào các độ tuổi chưa biết đi hoặc còn quá nhỏ. Trẻ có xu hướng chỉ nhận sự chăm sóc hoặc được bồng bế bởi những người thân cận nhất như bố mẹ. Thậm chí ông bà nội ngoại hay anh chị em trong gia đình ít tiếp xúc cũng khó có thể bế bé.

Lúc này lo âu chia ly như một phản ứng hoảng sợ quá mức về cảm giác phải xa bố mẹ và người chăm sóc thân cận. Trẻ sẽ khóc hoặc la hét khi ngủ một mình hay đi bất cứ nơi đâu mà không có ba mẹ.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ thường có các biểu hiện lo sợ khi phải xa người thân hoặc ba mẹ

Tuy nhiên, các biểu hiện lo âu chia ly thường biến mất khi trẻ đạt độ tuổi từ 3 đến 4. Một số trẻ vẫn duy trì thói quen có ba mẹ ở cạnh và thường quấy khóc khi đến trường những năm đầu mẫu giáo.

Trẻ thường xuyên gặp ác mộng về việc phải xa ba mẹ, gia đình hay người chăm sóc cũng là một trong những biểu hiện của lo âu chia ly. Tuy nhiên đối với bé ở độ tuổi quá nhỏ chưa có khả năng chia sẻ thì rất khó để nhận biết dấu hiệu này.

Rối loạn lo âu lan tỏa

Đây là loại rối loạn lo âu ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thể trạng tinh thần và cả thể chất. Vì rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng dai dẳng của sự lo âu gia tăng. Trẻ trong trường hợp này thường có nhiều biểu hiện rõ rệt hơn về các bệnh lý và cảm xúc.

Rối loạn lo âu lan tỏa ở trẻ có thể gây nên các tình trạng mất tập trung, hiếu động hoặc thường xuyên than phiền vì khó chịu do các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ thể như đau dạ dày, đau cơ, nhức đầu, …

Trẻ thường không thể hoặc khó kiểm soát được các lo lắng hoặc nỗi sợ quá mức về việc đi học. Thông thường, trẻ có biểu hiện từ chối đến trường ví các khó chịu liên quan đến nỗi đau trên cơ thể được đề cập trên.

Kho tơi vào tình trạng đó trẻ thường dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, hay cáu gắt, căng cơ, rối loạn giấc ngủ đi kèm với các nỗi lo kéo dài nhiều hơn hoặc ít nhất là 6 tháng.

Ám sợ chuyên biệt

Ám sợ chuyên biệt ở trẻ phổ biến với các biểu hiện cho thấy bé cực kỳ sợ hãi một các phi lý với bất kỳ một đồ vật hoặc con vật nào đó. Chứng rối loạn lo âu ở ở trẻ thuộc loại hình này có thể xuất hiện khi bé còn rất nhỏ và dần mất đi.

Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn duy trì nỗi sợ một cách vô căn cứ kéo dài quá 6 tháng thì là một dấu hiệu lớn cho rối loạn ám ảnh chuyên biệt ở trẻ. Trong trường hợp này, ám ảnh chuyên biệt gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hằng ngày. Trẻ có xu hướng từ chối ra ngoài hoặc không đồng ý gặp đồ vật, con vật hay tình huống khiến bé cảm thấy cực kỳ sợ hãi.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Sợ hãi quá mức với những tình huống nhất định cũng là biểu hiện đáng nghi ngờ của rối loạn lo âu ở trẻ

Khi trốn tránh hoặc bắt gặp những sự vật, hiện tượng nằm trong nỗi sợ hãi, bé thường tránh né với các biểu hiện phổ biến như khóc lóc, bám dính lấy người bên cạnh, cáu kỉnh, tránh xa. Bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện các tình trạng đau đầu, đau bao tử vì lo âu quá mức.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Có thể hiểu đơn giản về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế điển hình như khi chủ thế bắt gặp điều gây lo sợ quá mức thì sẽ tìm mọi cách để chấm dứt nỗi lo sợ mới có thể tiếp tục các hoạt động tiếp theo. Tương tự đối với trẻ em, rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng thường được chẩn đoán dựa trên hai dấu hiệu chính là trẻ cần được đảm bảo an toàn hoặc/và cần được đảm bảo không làm phiền lòng ai.

Ở trường hợp thứ nhất, khi trẻ em mắc chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trẻ sẽ liên tục thăm dò về sự an toàn của bản thân và các thành viên trong gia đình. Trẻ luôn nghĩ rằng sắp có điều không lành xảy đến với gia đình ngay cả trong các tình huống không có bất kỳ mối đe dọa hay sự nguy hiểm nào.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Trẻ có xu hướng sợ làm phiền hoặc có những hành động ảnh hưởng đến người xung quanh

Ngoài những sự lo lắng trên, trẻ trong trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có khả năng hình thành các biểu hiện với tần suất dày đặc như: liên tục rửa tay vì sợ bẩn, trẻ luôn lo lắng vì nghĩ mình sẽ bị ốm, trẻ có xu hướng bám dính lấy người xung quanh quá mức.

Trong nhóm biểu hiện thứ hai, đối với những trẻ có biểu hiện nay, trẻ thường cực kỳ lo sợ rằng bản thân sẽ làm người thân trong gia đình hay những người xung quanh bị tổn thương. Do đó, khi cho rằng mình đã làm điều gì có lỗi hoặc suy nghĩ xấu, trẻ sẽ tự thú nhận về hành động mà trẻ nghĩ đã làm ảnh hưởng tới đối phương.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được đảm bảo rằng mọi người xung quanh luôn dành thiện cảm tốt cho mình. Nên trẻ thường xuyên hỏi về tình của của bố mẹ hoặc người thân đối với bé.

Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ thường xảy ra theo cơn. Mỗi cơn có thể kéo dài 20 phút hoặc dài hơn do chứng gia tăng nỗi lo sợ quá mức. Đây là một dạng của bệnh lý rối loạn lo âu ở trẻ với các biểu hiện về cơ thể, nhận thức hoặc xảy ra đồng thời các triệu chứng ở cả hai khía cạnh.

Một số triệu chứng cơ thể khi trẻ rơi vào hoảng loạn lo sợ có thể nhận biết như: đánh trống ngực, đổ mồ hôi, thở dốc, nghẹn , đau họng, buồn nôn, chóng mặt, … Bên cạnh đó, các triệu chứng liên quan đến nhận thức có thể biểu hiện riêng hoặc đồng thời như sợ hoặc tránh né việc đi học, đến các trung tâm thương mại, cac khu vui chơi giải trí.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Khi mắc chứng rối loạn hoảng sợ, trẻ thường sẽ la hét, khóc lóc kéo dài

Đối với trẻ em, phụ huynh hoặc những người xung quanh có thể nhận biết chứng rối loạn hoảng sợ của bé trong khi bé có phản ứng dữ dội về một số tình huống nhất định xảy ra thường xuyên (ít nhất 1 lần/tuần). Bé thường la hét, khóc kèm với thở dốc, thở nhanh.

Trẻ ở những năm còn nhỏ, chứng rối loạn hoảng sợ thường tự phát một cách ngẫu nhiên. Những trong những trường hợp lớn hơn về sau, trẻ em thường phân bổ rối loạn hoảng sợ và một số tình huống, sự việc, hiện tượng nhất định. Trẻ có xu hướng tránh tiếp xúc với các vấn đề làm bé cảm thấy lo sợ phi lý một cách quá mức.

Chứng câm chọn lọc

Chứng câm chọn lọc là một trong những dạng rối loạn lo âu ở trẻ thường được phát hiện ở khoảng từ 3 đến 8 tuổi. Trẻ hoàn toàn có khả năng giao tiếp bằng lời nói với những người trong gia đình và bạn bè xung quanh khi trẻ cảm thấy thoải mái hoàn toàn bình thường.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Trẻ có xu hướng mất đi khả năng nói chuyện trong một số tình huống nhất định

Tuy nhiên, đối với một số tình huống nhất định, trẻ có xu hướng không thể nói thành lời vì các nỗi sợ hãi và lo lắng quá mức. Một số biểu hiện ở trẻ khi mắc phải rối loạn lo âu chứng câm chọn lọc như:

  • Trẻ thờ ơ, lặng lẽ hoặc lạnh cứng khi có người lạ hỏi chuyện
  • Trẻ sử dụng hình thể để tương tác trong trường hợp mà bé hoàn toàn có thể nói
  • Các biểu hiện kéo dài nhiều hơn hoặc ít nhất một tháng
  • Trẻ nhút nhát quá mức
  • Trẻ cảm thấy sợ hãi quá mức, lo sợ ở nơi đông người
  • Xuất hiện các hành vi tiêu cực thường xuyên
  • Trẻ cô lập, xa cách
  • Trẻ cần sự quan tâm của bạn bè
  • Trẻ thường bám dính quá mức với bạn bè hoặc người thân

Các hành vi và suy nghĩ của trẻ mắc chứng câm chọn lọc do rối loạn lo âu ở trẻ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả đời sống và việc học tập. Do đó, ba mẹ nên quan tâm đưa con đi khám và điều trị sớm nhất có thể để con được phát triển khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa.

Những phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả nhất

Nhìn chung các hội chứng ở rối loạn lo âu của trẻ đều dẫn đến nhiều phiền toái và bất cập trong đời sống sinh hoạt lẫn sự phát triển của trẻ nhỏ ở mọi độ tuổi. Ở mỗi giai đoạn, bé sẽ hình thành nên những nét tính cách và hành vi ứng xử xã hội khác nhau.

Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời ở các thời kỳ đầu của rối loạn lo âu của trẻ, thì khả năng xảy ra các trường hợp nghiêm trọng hơn là hoàn toàn có thể.

Hiện nay, các bác sĩ, nhà nghiên cứu và các chuyên gia tâm lý đã tìm ra nhiều giải pháp điều trị hiệu quả chứng rối loạn lo ở trẻ. Ba mẹ có thể chọn các hướng sử dụng thuốc, can thiệp tâm lý. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào cũng cần sự kiên trì và đầu tư về mặt thời gian lẫn công sức để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Sử dụng thuốc

Bệnh nhân sẽ cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc các trung tâm trị liệu để được thăm khám và các định nguyên nhân, loại hình rối loạn lo âu ở trẻ. Từ đó, các y bác sĩ chuyên gia mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cùng với các loại thuốc thích hợp.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Khi quyết định điều trị rối loạn lo âu ở trẻ bằng thuốc, ba mẹ nên tham khảo chỉ định của bác sĩ

Khi điều trị bằng thuốc, trẻ cần duy trì điều trị từ khoảng 6 tháng đến 1 năm. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng với khoảng thời gian phát huy cách chữa trị khách nhau. Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu ở trẻ nói riêng được chia thành hai loại:

  • Thuốc giải lo âu: Nhóm này bao gồm các loại thuốc tiêm hoặc uống ngay khi trẻ phát các cơn rối loạn lo âu để làm giảm các cơn hoảng sợ với liều lượng tiêm bắp Seduxen từ 5 – 10mg/lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng duy trì sử dụng ở liều thấp các loại thuốc như Benzodiazepam (Seduxen, Tranxen…) hoặc atarax hoặc Seduxen với liều 0,1 – 0,2mg/kg/ngày tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Đối với các trường hợp rối loạn lo âu ở trẻ thường xuyên khó chịu về cơ thể hoặc có xuất hiện trầm cảm đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Amitriptilin liều 25 – 50mg/ngày. Anafranin được áp dụng đối với những trẻ thuộc rối loạn lo âu có ám ảnh với liều lượng tương tự. Tuy nhiên, những loại thuốc chống rối loạn lo âu 3 vòng cần được uống trước từ 10 đến 14 ngày mới phát huy tác dụng điều trị.

Bên cạnh hai nhóm thuốc trên, trẻ cũng có thể sử dụng thêm các vitamin hoặc yếu tố vi lượng như canxi, magie, … để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì khi mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ thường xuất hiện các biểu hiện có ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm lý lân thể chất khiến cơ thể trở nên suy nhược.

2. Liệu pháp tâm lý

Đối với phương pháp này, các chuyên gia tâm lý sẽ dành thời gian để tìm hiểu thông quá các cuộc trò chuyện. Chủ yếu để trẻ có thể tự nhận thức được những nguyên nhân căn bản hình thành nên các nỗi lo sợ phi lý quá mức, tự khám phá bản thân để có hướng khắc phục tốt nhất.

Đây cũng là các được nhiều phụ huynh quan tâm sử dụng để điều trị rối loạn lo âu ở trẻ. Vì thông qua các phương pháp trị liệu tâm lý, trẻ có thể chủ động thay đổi nhận thức và ứng phó với sợ hãi theo các tích cực.

Rối loạn lo âu ở trẻ
Tham vấn các chuyên gia trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn lo âu ở trẻ được ưa chuộng vì gần như không có sự can thiệp của thuốc

Một số hướng điều trị tâm lý có thể ứng dụng để giải quyết rối loạn lo âu ở trẻ như: tham vấn tâm lý, liệu pháp thư giãn, liệu pháp hành vi – nhận thức, kết hợp trị liệu gia đình và liệu pháp nhóm.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh những phương thức cần đến sự hỗ trợ của y bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý, phụ huynh cũng cần quan tâm và kết hợp chăm sóc trẻ ngay tại nhà bằng nhiều cách. Giúp trẻ có thể phát huy tốt nhất các hướng điều trị khi dùng thuốc hay các liệu pháp tâm lý cùng với sức khỏe lành mạnh, tinh thần thoải mái

Rối loạn lo âu ở trẻ
Điều chỉnh các hoạt động thường ngày của trẻ theo hướng lành mạnh là cách hiệu quả để két hợp cải thiện rối loạn lo âu ơ trẻ cũng những hướng điều trị khác
  • Chế độ dinh dưỡng: Để trẻ có một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, ba mẹ nên quan tâm cân bằng đủ các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Hạn chế để trẻ bỏ bữa hoặc sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, caffein.
  • Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ tham gia tập luyện thể dục hoặc các hoạt động thường xuyên hơn. Đặc biệt là những bộ môn có kết hợp giữa thể chất và tinh thần như yoga cũng là phương án tốt để điều trị rối loạn lo âu ở trẻ.
  • Chăm sóc giấc ngủ: Hạn chế để bé thức quá khuya, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều giờ trong một ngày. Tùy theo từng giai đoạn sẽ có các thời lượng giấc ngủ khác nhau. Quan trọng hơn hết vẫn là tìm các giải pháp để bé có thể ngủ sâu, ngủ ngon giấc.

Trên đây là một số thông tin cần thiết để ba mẹ hoặc người lớn có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý rối loạn lo âu ở trẻ. Nhằm khi phát hiện những triệu chứng liên quan, ba mẹ nên đưa con tới các cơ sở uy tín để thăm khám và kịp thời điều trị để trẻ có cuộc sống lành mạnh, vui vẻ nhất đúng với các giai đoạn phát triển trong đời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hội chứng burnout
Hội chứng Burnout: Những điều cần biết và cách vượt qua

Hội chứng Burnout có lẽ là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều người trong số chúng ta. Đây là cụm từ nói về...

chứng rối loạn ăn uống vô độ
Chứng rối loạn ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder) là gì? Giải đáp

Chứng rối loạn ăn uống vô độ là thuật ngữ dùng để miêu tả về tình trạng mất kiểm soát trong ăn uống, người bệnh...

nỗi đau của người trầm cảm
Nỗi đau của người trầm cảm: Tuyệt vọng, muốn kết thúc cuộc đời

Không ai có thể hiểu được nỗi đau của người trầm cảm nếu không tự mình trải qua. Người trầm cảm luôn có những suy...

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
11 Cách giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa áp lực

Thay vì chỉ ngồi một chỗ và than vãn, trách bản thân vô dụng thì bạn hãy đứng dậy đi dạo vài vòng, chắc chắn...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh