Rối loạn cảm xúc ở người già là gì? Phát hiện và điều trị kịp thời
Ở người già, khi độ tuổi đã “xế chiều” sức khỏe cơ thể có nhiều biến chuyển xấu đi. Bên cạnh đó, giai đoạn càng lớn tuổi thì những bệnh lý về tâm thần được phát hiện khá muộn, lộ trình điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Phổ biến có bệnh rối loạn cảm xúc ở người già với những biểu hiện của trầm cảm xen kẽ hưng cảm hay nói cách khác là lưỡng cực.
Rối loạn cảm xúc ở người già là gì?
Rối loạn cảm xúc ở người già có thể được hiểu là sự suy giảm về mặt sức khỏe, tinh thần và các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó những vấn đề về tuổi tác cũng có xu hướng tăng cao hơn, đặc biệt là các bệnh lý và khả năng ổn định tinh thần, kiểm soát hành vi.
Những người lớn tuổi mắc bệnh rối loạn cảm xúc thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực – Một hình thức rối loạn theo chu kỳ đan xen giữa trầm cảm và hưng phấn. Người già mắc chứng rối loạn cảm xúc có thể thay đổi nhanh chóng biểu hiện cảm xúc từ vui vẻ sang nóng giận, xấu gắt, vui mừng quá độ, …
Đối với người già, đặc biệt những người đã về hữu, sự thay đổi cách sống và môi trường sống khiến họ gặp nhiều trở ngại để có thể thích nghi. Cảm giác là gánh nặng, vô dụng, sống dựa dẫm vào con cái, người tân hay chỉ với số lương hưu ít ỏi ùa về khiến họ không thể không có những suy nghĩ mang tính tiêu cực.
Cơ thể qua nhiều năm hoạt động, năng lượng, sự dẻo dai và sức khỏe cũng dần suy giảm khiến cho mắt không còn nhìn rõ, trí óc không còn minh mẫn cũng như khả năng thích nghi, chống chọi với cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn. Thời gian rảnh rỗi quá nhiều dễ khiến người lớn tuổi có những cảm xúc lo âu, buồn phiền, cô đơn hay tự ti.
Một số người già mắc các bệnh lý về tim mạch hay các bệnh cơ thể khác cũng có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc cao hơn. Những sự lo lắng quá mức hay thay đổi đột ngột về hành vi, suy nghĩ và cảm xúc có thể khiến các bệnh lý trở nên nghiêm trọng và rơi vào tình trạng mãn tính.
Biểu hiện của rối loạn cảm xúc ở người già?
Rối loạn cảm xúc ở người già có thể chỉ xuất hiện những biểu hiện của chứng trầm cảm hoặc những biểu hiện của chứng hưng cảm. Cũng có nhiều trường hợp biểu hiện theo chu kỳ giữa trầm cảm và hưng cảm, thường được gọi là chứng rối loạn lưỡng cực.
Một khi đã mắc bệnh rối loạn cảm xúc thì cuộc sống của người già có khả năng bị ảnh hưởng khá nhiều đến các vấn đề trong đời sống sinh hoạt như ăn uống, giấc ngủ, tâm trạng, cảm xúc, hành vi, tư duy, lối suy nghĩ, … Không tránh khỏi các trường hợp rối loạn cảm xúc ở người già có nhiều suy nghĩ luẩn quẩn, tiêu cực dẫn đến tự tử, tự làm hại cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu đưa ra sự hoài nghi về mối liên hệ giữa chứng trầm cảm ở người già và bệnh Alzheimer. Đây đều là những dấu hiệu đáng báo động về những tổn thương tinh thần và sự tuột dốc “không phanh” của các vấn đề thể chất của người già.
Trầm cảm ở người già thường được phát hiện khá muộn. Những người có hiểu hiện hài lòng với cuộc sống thường có tuổi thọ cáo những người già thường xuyên cảm thấy cô đơn, thất vọng và suy nghĩ tiêu cực.
Những người già mắc trầm cảm thường có biểu hiện khá rõ rệt kể cả mặt thể chất lẫn tinh thần và phong cách ăn uống hoạt. Một số triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc ở người già đã được tổng hợp như sau:
- Về mặt tinh thần: Người già bị trầm cảm thường xuyên rơi vào trạng thái mất định hướng, lo âu, buồn phiền mức độ cao và dai dẳng. Không làm việc và không có nguồn thu nhập dẫn đến tâm lý sống phụ thuộc, không xứng đáng. Năng lượng mất dần do những cảm xúc tiêu cực và thiết hụt dinh dưỡng trong ăn uống. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tính khí thất thường, hay gắt, nóng tính hoặc có những khó chịu không phù hợp với tính cách của họ trước đây. Bên cạnh đó, người già mắc rối loạn cảm xúc cũng không có hứng thú với những hoạt động thường ngày, không chú trọng chăm sóc bản thân. Một số khó chịu, đau nhức về cơ thể quá mức không liên quan đến các bệnh lý khác đã được phát hiện.
- Về mặt thể chất: Người bệnh có xu hướng bỏ bê, không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống không điều độ, thiếu dưỡng chất. Cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột. Bên cạnh đó là các bất thường về chất lượng giấc ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều hoặc thường xuyên ngủ không trọn giấc. Khả năng di chuyển cũng dần suy giảm, cơ thể trở nên chậm chạp bất thường. Các triệu chứng liên quan đến trí nhớ và khả năng tập trung xuất hiện rõ rệt.
Đối nghịch với các triệu chứng trầm cảm, biểu hiện hưng cảm trong rối loạn cảm xúc ở người già khá hạn chế. Thông thường người cao tuổi rối loạn hưng cảm có những thất thường về mặt cảm xúc và xuất hiện nhiều hành vi ngoài kiểm soát.
Những biểu hiện của chứng hưng cảm ở người cao tuổi nếu không được can thiệp kịp thời cũng có rủi ro cao nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng hưng cảm trong rối loạn cảm xúc ở người già như: có suy nghĩ hoang tưởng, tâm trạng dễ thay đổi, phấn khích hoặc lạc quan cao độ trước một vấn đề, tăng tốc độ nói hoặc duy chuyển bất thường, đôi lúc có thể cáu kỉnh hoặc phát sinh những hành động liều lĩnh, có tính nguy hiểm cao.
Rối loạn cảm xúc ở người già xuất phát từ đâu?
Nguyên nhân chính xác dẫn đến các chứng rối loạn cảm xúc ở người già vẫn còn khá mơ hồ dựa trên các kết quả nghiên cứu về bệnh lý và tâm lý con người. Đã có nhiều giả thuyết về sự hình thành rối loạn cảm xúc nói chung và rối loạn cảm xúc ở người già nói riêng.
Một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như môi trường, sinh học và di truyền được cho rằng có liên quan đến rối loạn cảm xúc được phân tích như sau:
- Rối loạn cảm xúc do di truyền: Rối loạn cảm xúc chiếm phần trăm khá lớn trong các bệnh lý tâm thần được xác định. Dựa vào đó, các bác sĩ, nhà tâm lý học cũng cho rằng những người sống cùng người thân có tiền sử hoặc bị rối loạn cảm xúc cũng mang nguy cơ cao về khả năng mắc bệnh lý này.
- Rối loạn cảm xúc do tác nhân sinh học: Khi những bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, điều phối cảm gặp tổn thương. Đặc biệt là vùng hạch hạnh nhân và vỏ não trán ổ mắt. Hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng cho trầm cảm, hưng cảm hoặc đồng thời cả hai sẽ hình thành nên các chứng rối loạn cảm xúc khác nhau ở người nói chung và người già nói riêng.
- Rối loạn cảm xúc do môi trường: Môi trường sống có tác động lớn đến nhiều bệnh lý liên quan đến thể chất và tinh thần. Đặc biệt với những cú sốc hoặc thay đổi bất ngờ. Một số mối lo lắng kéo dài về bệnh lý cơ thể, thay đổi phong cách sống ở người già cũng cũng thể là nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc. Bên cạnh đó, các hậu quả để lại do tai nạn, biến chứng sử dụng thuốc điều trị bệnh tật, sang chấn tâm lý cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý, đời sống của chủ thể.
Biện pháp điều trị rối loạn cảm xúc ở người già hiệu quả cao
Tuổi già là một giai đoạn tất yếu trong quá trình “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” của một đời người. Nhưng rối loạn cảm xúc ở người già hay ở bất kỳ độ tuổi nào cũng là một vấn đề đáng lo ngại và không nên xuất hiện.
Chính vì thế, để hạn chế những tác hại do rối loạn cảm xúc đến đời sống và sức khỏe cơ thể, người nhà hoặc chính chủ thể bệnh nhân cũng nên quan tâm để có biện pháp điều trị kịp thời. Các biện pháp được gợi ý cũng có phát huy hiệu quả khi ứng dụng khắc phục rối loạn cảm xúc trên nhiều bệnh nhân cao tuổi.
1. Điều trị bằng thuốc
Tùy vào các chứng rối loạn cảm xúc ở người già là trầm cảm, hưng cảm hay lưỡng cực mà bác sĩ sau khi thăm khám, xác định triệu chứng sẽ kê khai các loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp quyết định điều trị bằng thuốc, người nhà và bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định và phác đồ của bác sĩ chuyên gia. Sử dụng đúng liều lượng theo lộ trình để tránh các biến chứng có hại cho sức khỏe người cao tuổi.
Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc chống định thần để giúp tâm trạng của bệnh nhân được ổn định. Hạn chế những rối loạn cảm xúc hay các phản ứng quá mức do bệnh lý gây ra về mặt suy nghĩ lẫn hành động.
Trong trường hợp người cao tuổi mắc rối loạn cảm xúc chứng lưỡng cực hay hưng phấn thì các thuốc ổn định khí sắc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng quá khích hoặc mang tính hỗn hợp. Tăng hiệu quả trong quá trình điều trị và giảm thiểu tình trạng tái phát của rối loạn cảm xúc.
2. Tâm lý trị liệu
Bên cạnh các loại thuốc được kê đơn để ổn định khí sắc, các phương pháp trị liệu tâm lý cũng phát huy hiệu quả khá cao trong nhiều trường hợp điều trị rối loạn cảm xúc ở người già. Đặc tính và mức độ, tần suất bệnh lý cũng với những thói quen, sở thích của người già sẽ là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phương pháp và lộ trình trị liệu.
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được ứng dụng để tiết chế các vấn đề sức khỏe tâm thần của người già. Nhờ những can thiệp trong thời gian ngắn về hành vi, thái độ, niềm tin và suy nghĩ, bệnh nhân có thể đương đầu với các thách thức và khó khăn hiện tại.
Một số trường hợp rối loạn cảm xúc ở người già mức độ nặng có những suy nghĩ tiêu cực quá độ, các chuyên gia tâm lý thường dùng liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Hạn chế tối đa các cảm xúc, suy nghĩ cực đoan, bốc đồng hoặc tự hủy hoại cơ thể. Tránh dẫn đến các hành động tệ hơn là tự sát hoặc có những hành vi hủy hoại bản thân.
Kết hợp cùng 1 hoặc cả hai phương pháp trên, liệu pháp tâm thần học được triển khai phổ biến bằng những buổi trò chuyện. Từ việc lắng nghe chia sẻ, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ có thể xác định được mức độ bệnh lý và các vấn đề xoay quanh để đưa ra giải pháp tốt nhất. Hỗ trợ ổn định tâm lý, hành vi lẫn nhận thức của người bệnh để đưa ra phản hồi tích cực về các vấn đề phải đối diện.
3. Liệu pháp kích thích não
Đối với những người già rối loạn cảm xúc nặng, các liệu pháp kích thích não bộ được dùng bổ sung hoặc thay thế các phương pháp trị liệu trên. Nhằm hỗ trợ cải thiện tâm trạng, hành vi của người rối loạn cảm xúc khi đã dùng thuốc điều trị rối loạn cảm xúc hoặc các trị liệu khác nhưng không phát huy tác dụng.
Một số liệu phác kích thích não bộ không xâm lấn như: liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sốc điện( ECT), liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ ( rTMS). Tuy nhiên, các liệu pháp này vẫn chưa được áp dụng và phổ biến rộng rãi vì một số nguyên nhân khách quan.
Những điều cần đặc biệt chú ý ở người già bị rối loạn cảm xúc
Người cao tuổi nói chung và những người già trong trường hợp rối loạn cảm xúc nói riêng đều có những biến chuyển đáng kể về tâm sinh lý và lối sống thường ngày. Do đó, cần sự quan tâm và chia sẻ nhiều hơn từ con cái cũng như những người thân cận.
Để giúp người bệnh cải thiện các tình trạng tiêu cực cũng như phòng tránh bệnh cho những người già ở trạng trạng thái bình thường, bạn đọc cần dành chú ý đặc biệt hơn. Ngăn chặn phát sinh các triệu chứng cũng như nhiều hậu quả đáng tiếc mà rối loạn cảm xúc ở người già gây ra.
- Sự suy giảm thể chất: Khi về già, hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều ở giai đoạn cuối của quá trình lão hóa. Người già xuất hiện nhiều hạn chế về mặt thể chất hơn so với lứa tuổi trung niên hoặc thanh thiếu niên. Do đó, người thân cần chú ý động viên người cao tuổi đến thăm khám định kỳ thường xuyên hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời, điều trị và can thiệp các bệnh lý liên quan trong thời gian sớm nhất.
- Sở thích cá nhân: Người lớn tuổi đặc biệt là những người đã về hưu rất khó để thích nghi với một lối sống mới. Do đó, những sở thích ăn uống, hoạt động, giải trí cá nhân cần nhận được sự tôn trọng cao để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người già. Người thân cũng có thể tìm để các chuyên gia tâm lý của người cao tuổi để được hỗ trợ lên chiến lược xây dựng lối sống lành mạnh cho người già phù hợp theo từng đối tượng.
- Lắng nghe: Hầu hết người lớn tuổi đều cảm thấy cô đơn hoặc có các nỗi lo sợ về sự cô đơn. Chính vì thế, họ thường có xu hướng chia sẻ những câu chuyện và mong muốn nhận được sự quan tâm. Bạn nên lắng nghe và hỏi han về các vấn đề liên quan hoặc sức khỏe. Đặc biệt đối với những người già rối loạn cảm xúc, được nói và được lắng nghe, chia sẻ cũng là một trong những các hỗ trợ vượt qua thách thức của bản thân một cách hiệu quả.
- Vận động cơ thể: Khuyến khích người cao tuổi vận động tay chân, cơ thể bằng những hoạt động cơ bản thường ngày tùy theo sở thích. Có thể là dạo bộ hoặc tập thể dụng tùy theo mong muốn mà người thân có thể đưa ra gợi ý.
- Kết nối xã hội: Rối loạn cảm xúc ở người già hay những hạn chế về mặt thể chất khiến những người cao tuổi thu hẹp sự kết nối với các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Ủng hộ hoặc hỗ trợ người già tham gia các buổi hội họp. Gặp gỡ bạn bè để tăng cảm giác gần gũi, cởi mở và có thêm mối liên hệ để chia sẻ, trò chuyện.
Nhìn chung, các vấn đề ở người già và người già mắc chứng rối loạn cảm xúc khá phức tạp. Tiến độ và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn mất nhiều thời gian và có độ khó cao hơn nhiều so với những người bình thường.
Khi phát hiện manh nha các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm xúc ở người già, bạn cần nhanh chóng liên hệ đến bác sĩ, chuyên gia để được hỗ trợ giải pháp can thiệp kịp thời. Hạn chế sự gia tăng cường độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn cảm xúc khó chữa, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người cao tuổi.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!