Hội Chứng Sợ Xấu (Mặc cảm về ngoại hình) – Làm thế nào để vượt qua

Hội chứng sợ xấu hay mặc cảm ngoại hình không đơn thuần là cảm giác tự ti về các khiếm khuyết trên cơ thể. Người mắc hội chứng này có quan điểm vô cùng cực đoan về cái đẹp và bị ám ảnh, bận tâm quá mức, thậm chí ghê tởm các khuyết điểm dù rất nhỏ.

Hội chứng sợ xấu là gì? Có phải là bệnh lý không?

Sợ xấu là tâm lý chung của tất cả mọi người, bởi bất cứ ai cũng khao khát sở hữu ngoại hình ưa nhìn, hấp dẫn và quyến rũ để có một cuộc sống dễ dàng hơn. Vì vậy, trong chúng ta luôn thường trực sự mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể.

Tuy nhiên, tâm lý này khác hoàn toàn với hội chứng sợ xấu. Hội chứng sợ xấu (Body Dysmorphic Disorder – BDD) là thuật ngữ đề cập đến một rối loạn tâm thần mà người bệnh bị ám ảnh quá mức về những khiếm khuyết trên cơ thể – ngay cả khi đó là khiếm khuyết rất nhỏ như móng tay giòn, dễ gãy, đốm nâu, nốt mụn nhỏ trên da…

hội chứng sợ xấu
Hội chứng sợ xấu đặc trưng bởi sự ám ảnh quá mức về các khiếm khuyết trên khuôn mặt và vóc dáng

Người mắc hội chứng này bị ám ảnh dai dẳng về các khiếm khuyết đến mức tự cô lập, ngại gặp gỡ vì lo sợ bị người khác đánh giá. Cảm giác xấu hổ, lo lắng và đau khổ kéo dài khiến người bệnh tìm mọi cách để khắc phục mọi khuyết điểm, từ các phương pháp làm đẹp thông thường cho đến phẫu thuật thẩm mỹ và cả những phương pháp cực đoan.

Hội chứng sợ xấu là bệnh lý, không giống với cảm xúc tự ti và mặc cảm thông thường. Hội chứng này còn được biết đến với nhiều tên gọi như bệnh mặc cảm về ngoại hình, rối loạn khiếm khuyết cơ thể hay hội chứng Quasimodo.

Vì là rối loạn tâm thần nên ám ảnh mặc cảm về ngoại hình cần được điều trị sớm và tích cực. Tình trạng chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Nhận biết hội chứng sợ xấu

Mặc cảm ngoại hình là tâm lý bình thường khi chúng ta nhận ra những khuyết điểm trên cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác này thường không kéo dài quá lâu và sẽ nhanh chóng biến mất sau khi các khuyết điểm được khắc phục thông qua các biện pháp làm đẹp.

Hội chứng mặc cảm ngoại hình
Người mắc hội chứng mặc cảm ngoại hình (BDD) dành nhiều thời gian để săm soi các khuyết điểm trên cơ thể

Trong khi đó, hội chứng sợ xấu đặc trưng bởi sự cực đoan và méo mó về cái đẹp. Hội chứng này thể hiện rõ rệt qua những dấu hiệu sau:

  • Luôn chú ý đến những khiếm khuyết trên ngoại hình, kể cả những khuyết điểm rất nhỏ như nốt ruồi, mụn, viêm nang lông, lỗ chân lông to…
  • Có thể dành hàng giờ để soi gương, săm soi những khuyết điểm trên cơ thể. Một số người có xu hướng so sánh ngoại hình của bản thân và những người khác.
  • Người bị hội chứng sợ xấu liên tục tìm kiếm sự trấn an từ những người xung quanh. Họ thường đặt ra các câu hỏi để biết được cảm nhận của người khác về ngoại hình của mình. Ngay cả khi những người xung quanh trấn an khuyết điểm đó là rất nhỏ, không đáng kể, người bệnh vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng và ám ảnh.
  • Thường xuyên kiểm tra các khiếm khuyết trên cơ thể và khuôn mặt vì luôn có cảm giác thôi thúc. Người bệnh liên tục nhìn gương hoặc nhìn hình ảnh của bản thân phản chiếu qua cửa kính ô tô, cửa sổ, thang máy… Tuy nhiên, cũng có một số người né tránh nhìn gương vì sợ phải đối mặt với khiếm khuyết của bản thân.
  • Người bị hội chứng sợ xấu thường xuyên chụp ảnh bản thân để có thể xem xét các khuyết điểm trên khuôn mặt và vóc dáng một cách chi tiết.
  • Trau chuốt quá mức, dành nhiều thời gian tạo kiểu tóc, chăm sóc da, mua sắm nhiều quần áo… với mong muốn có được ngoại hình ưa nhìn. Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng những người bị hội chứng sợ xấu rất thời trang và tự tin về bản thân.
  • Tin rằng khuyết điểm trên cơ thể là vô cùng xấu xí, thậm chí là dị dạng và ghê tởm. Người bệnh có xu hướng che giấu những khiếm điểm này vì lo sợ người khác sẽ nhìn thấy và chê cười.
  • Không ít người né tránh các cuộc gặp gỡ vì lo sợ mọi người sẽ phát hiện bản thân có các khiếm khuyết và tỏ ra ghê tởm, xa cách.
  • Không bao giờ hài lòng về ngoại hình, kể cả khi đã can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa. Người bệnh sẽ liên tục tìm kiếm các khuyết điểm khác và tiếp tục vòng lặp luẩn quẩn. Nhiều người nghiện “dao kéo”, liên tục tìm đến những phương pháp cực đoan chỉ vì muốn khắc phục toàn bộ các khuyết điểm trên khuôn mặt và cơ thể.
  • Ở trường hợp nặng, người bị hội chứng sợ xấu có thể tự làm hại bản thân hoặc thậm chí là tự tử vì cảm thấy bản thân quá xấu xí, ghê tởm.

Người phát triển hội chứng sợ xấu (mặc cảm về ngoại hình) có sự méo mó trong nhận thức về cái đẹp. Họ luôn cảm thấy các khiếm khuyết trên khuôn mặt, cơ thể là ghê tởm, xấu xí, cần phải thẩm mỹ để khắc phục. Đồng thời người bệnh có niềm tin cực đoan là tất cả mọi người sự chú ý đến khiếm khuyết của bản thân và chắc chắn sẽ có những phản ứng tiêu cực như chê bai, chế giễu…

Người mắc chứng mặc cảm về ngoại hình thường lo lắng về khuyết điểm ở những bộ phận sau:

  • Da (mụn trứng cá, viêm nang lông, đốm nâu…)
  • Các bộ phận trên khuôn mặt
  • Dạ dày (tin rằng dạ dày của mình có hình dạng hoặc kích thước to hơn bình thường)
  • Các bộ phận khác như vùng kín, đùi, hông, mông, ngực, tóc…

Nguyên nhân gây ra bệnh mặc cảm về ngoại hình

Mặc cảm về ngoại hình là cảm xúc tự nhiên mà hầu như ai cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, hội chứng sợ xấu là rối loạn tâm thần có tỷ lệ khá thấp. Hiện nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác vì các chuyên gia tin rằng, chỉ có khoảng 40 – 60% bệnh nhân đến thăm khám và can thiệp điều trị.

Những hiểu biết về hội chứng sợ xấu cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Dù chưa xác định được nguyên nhân nhưng một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan:

1. Yếu tố di truyền

Giống như các rối loạn tâm thần khác, hội chứng sợ xấu có khả năng di truyền ở những người thân trong gia đình. Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, nguy cơ phát triển hội chứng này tăng lên từ 3 – 8 lần nếu anh chị em ruột, cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh mặc cảm về ngoại hình.

Cách vượt qua mặc cảm ngoại hình
Gen di truyền là một trong những yếu tố có tham gia vào cơ chế bệnh sinh của hội chứng sợ xấu

Các chuyên gia cũng nhận thấy, người thân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế cũng làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ xấu.

2. Đặc điểm tính cách

Hội chứng sợ xấu thường gặp ở người có tính cách cầu toàn, hay lo âu, nhạy cảm và tự ti. Người có lối tư duy thiếu lành mạnh và thường xuyên mắc các lỗi tư duy như tư duy trắng đen, tư duy khái quát hóa… dễ hình thành những quan điểm méo mó về cái đẹp.

3. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Hội chứng sợ xấu có thể phát triển từ sang chấn tâm lý trong quá khứ. Những người từng bị chê bai ngoại hình, tẩy chay, bỏ rơi hoặc bị lạm dụng từ thời thơ ấu dễ phát triển cách nhìn nhận tiêu cực về cơ thể và cái đẹp.

Tổn thương tâm lý khiến những người này tin rằng bản thân không hoàn hảo, phải che giấu và tìm cách khắc phục khuyết điểm để không bị trêu chọc. Nỗi sợ bị chê cười, dè bỉu khiến họ lao vào các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm, bất chấp bản thân đã sở hữu ngoại hình hoàn hảo trong mắt của mọi người.

4. Ảnh hưởng của nền văn hóa

Ở một số quốc gia, tiêu chuẩn cái đẹp khắt khe khiến cho nhiều người hình thành quan điểm và cách nhìn nhận không phù hợp, thậm chí là méo mó. Không ít người đã phải chịu sự miệt thị, dè bỉu vì có ngoại hình lệch chuẩn.

Cách vượt qua mặc cảm ngoại hình
Người sống trong xã hội quá áp đặt dễ phát triển sự ám ảnh quá mức về các khiếm khuyết trên cơ thể

Liên tục phải chịu áp lực khiến không ít người hình thành sự ám ảnh quá mức về các khiếm khuyết và tìm đủ mọi cách để che giấu. Số khác tìm đến “dao kéo” để khắc phục các khuyết điểm trên cơ thể và vóc dáng.

5. Các yếu tố sinh học

Khi nghiên cứu não bộ của những người bị hội chứng sợ xấu, các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường như một số vùng não hoạt động quá mức hoặc bị rối loạn. Điều này góp phần gây ra sự ám ảnh quá mức, dai dẳng về các khiếm khuyết ngoại hình.

6. Có các vấn đề tâm lý, tâm thần khác

Hội chứng sợ xấu hiếm khi khởi phát đơn độc mà thường là tình trạng thứ phát sau trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế… Ngoài ra, người bị rối loạn ăn uống cũng có nguy cơ phát triển hội chứng này cao hơn bình thường.

7. Độ tuổi

Hội chứng sợ xấu khởi phát chủ yếu từ 12 – 18 tuổi, hiếm khi phát triển sau năm 25 năm tuổi. Đây là giai đoạn tâm lý vô cùng nhạy cảm và cả nam lẫn nữ giới đều quan tâm hơn đến ngoại hình. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để hội chứng sợ xấu có thể phát triển.

8. Có các khiếm khuyết bẩm sinh

Những người có các khiếm khuyết bẩm sinh như hở hàm ếch, các chi không phát triển đầy đủ, cụt chi, mắc các bệnh da mãn tính, rối loạn trương lực… sẽ có nguy cơ mắc hội chứng sợ xấu cao hơn bình thường. Những khiếm khuyết này gây ra sự tự ti dai dẳng và nếu sống trong môi trường không thuận lợi, tự ti rất nhanh có thể phát triển thành cảm giác lo lắng, đau khổ, ám ảnh.

Hội chứng sợ xấu và những hậu quả khôn lường

Như đã đề cập, hội chứng sợ xấu khác với tâm lý mặc cảm và tự ti về ngoại hình. Người mắc hội chứng này thường trực sự lo lắng, bất an và ám ảnh về các khiếm khuyết trên khuôn mặt, cơ thể.

hội chứng mặc cảm ngoại hình
Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ là biến chứng thường gặp ở những người mắc hội chứng mặc cảm ngoại hình

Tâm lý cực đoan, cách nhìn nhận méo mó sẽ khiến cho tâm lý của người bệnh ngày càng suy kiệt. Nếu không được thăm khám và điều trị, các biến chứng sau có thể xảy ra:

  • Cách ly xã hội: Người bị hội chứng sợ xấu có xu hướng tự cô lập và né tránh các tình huống xã hội vì sợ rằng ai đó sẽ phát ra các khiếm khuyết của bản thân. Trường hợp không được can thiệp, một số người có thể nhốt mình trong nhà và từ chối ra ngoài.
  • Lòng tự trọng thấp: Những người luôn mặc cảm về ngoại hình sẽ có lòng tự trọng thấp hơn bình thường. Lòng tự trọng thấp làm nảy sinh cảm giác tội lỗi, xấu hổ, thiếu tự tin về bản thân. Những người phát triển dạng tính cách này sẽ khó thành công trong cuộc sống.
  • Gia tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần khác: Hội chứng sợ xấu sẽ làm gia tăng các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu – đặc biệt là ám ảnh sợ xã hội, rối loạn ăn uống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Nếu mắc đồng thời nhiều rối loạn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và chất lượng cuộc sống sẽ nhanh chóng sụt giảm.
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Để giải tỏa cảm xúc tiêu cực do hội chứng sợ xấu gây ra, không ít người tìm đến bia rượu, chất kích thích. Các chuyên gia nhận thấy, tỷ lệ dùng chất gây nghiện và sử dụng rượu tăng lên khi mắc bệnh mặc cảm về ngoại hình.
  • Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ: Vì luôn không hài lòng với ngoại hình nên người bị hội chứng sợ xấu có xu hướng nghiện “dao kéo”. Họ liên tục can thiệp thẩm mỹ vì không bao giờ hài lòng với ngoại hình và tin rằng phải khắc phục các khiếm khuyết nếu không sẽ bị chế giễu.
  • Ý nghĩ và hành vi tự sát: Cứ 4 người bị hội chứng sợ xấu sẽ có 1 người thực hiện hành vi tự tử. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy, nguy cơ hình thành ý nghĩ tự sát ở người mắc hội chứng này cao gấp 45 lần bình thường.
  • Các biến chứng khác: Bệnh mặc cảm về ngoại hình còn gây ra các biến chứng khác như hành vi tự hại, biến chứng thể chất do phẫu thuật thẩm mỹ quá mức, vấn đề tài chính và mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Hội chứng sợ xấu có tỷ lệ mắc bệnh khá thấp nên rất ít người biết đến. Người bệnh vì vậy không nhận được hỗ trợ về mặt tâm lý và ít có cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị phù hợp. Những người xung quanh thường cho rằng người bị hội chứng sợ xấu quá cực đoan, kỳ dị và có xu hướng né tránh. Điều này gây ra không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát hiện và điều trị.

Chẩn đoán hội chứng sợ xấu

Một số người mắc hội chứng sợ xấu nhận ra sự bất thường trong quan điểm về cái đẹp và cách nhìn nhận của bản thân nhưng số khác lại không hề nhận ra. Dù nhận thức được hay không, người bệnh đều không thể chống lại sự ám ảnh về các khiếm khuyết và ý nghĩ thôi thúc phải liên tục làm đẹp, “dao kéo” để thay đổi ngoại hình.

Rất ít người bị hội chứng sợ xấu chủ động tìm gặp bác sĩ. Một số người được gia đình khuyên nhủ, số khác tìm đến chuyên gia tâm lý vì có các vấn đề tâm lý thứ phát như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm thần do chất…

Để chẩn đoán bệnh mặc cảm về ngoại hình (BDD), bác sĩ sẽ tiến hành những bước sau:

  • Đánh giá tâm lý chuyên sâu
  • Khai thác lịch sử cá nhân, gia đình
  • Tìm hiểu các triệu chứng gặp phải và những sự kiện, trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Vượt qua hội chứng sợ xấu, mặc cảm ngoại hình bằng cách nào?

Hội chứng sợ xấu cần được điều trị để tránh những ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Dù cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng nhưng các phương pháp điều trị hiện tại có thể kiểm soát triệu chứng đáng kể.

Liệu pháp nhận thức hành vi và sử dụng thuốc là hai phương pháp chính trong điều trị hội chứng sợ xấu. Tùy vào mức độ đáp ứng, bác sĩ có thể tư vấn thêm một số phương pháp hỗ trợ khác.

Các phương pháp điều trị được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ xấu:

1. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

Liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp tâm lý có hiệu quả nhất trong điều trị hội chứng sợ xấu. CBT tập trung vào việc xác định các suy nghĩ tiêu cực để loại bỏ dần bằng những suy nghĩ tích cực và đúng đắn hơn. Khi nhận thức thay đổi, cảm xúc và hành vi sẽ có những thay đổi tích cực.

Đối với hội chứng sợ xấu, chuyên gia sẽ giúp người bệnh thay đổi quan niệm méo mó về cái đẹp và hình thành nhận thức đúng đắn về các khiếm khuyết trên cơ thể. Chuyên gia cũng sẽ giúp người bệnh trang bị một số cách để đối phó, kìm hãm cảm giác thôi thúc phải liên tục soi gương và tìm kiếm những khiếm khuyết trên khuôn mặt, vóc dáng.

hội chứng mặc cảm ngoại hình
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp hiệu quả nhất đối với hội chứng mặc cảm ngoại hình

Trong liệu pháp nhận thức hành vi, người bệnh còn được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu, tình nguyện viên trong các chiến dịch bảo vệ môi trường, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn… để cải thiện tâm trạng và giảm sự tập trung vào các khiếm khuyết. Hơn nữa khi tham gia vào các hoạt động này, bệnh nhân sẽ nhận ra ý nghĩa thật sự trong cuộc sống. Từ đó không còn quá ám ảnh về ngoại hình và ít so sánh bản thân với người khác.

Ngoài liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình cũng được sử dụng trong điều trị bệnh mặc cảm về ngoại hình. Đối với liệu pháp này, chuyên gia sẽ trò chuyện với các thành viên để giúp các gia đình thích nghi và tập quen với những biểu hiện bất thường của người bệnh.

2. Sử dụng thuốc

Cho đến nay, chưa có bất cứ loại thuốc nào chưa FDA phê duyệt để điều trị hội chứng sợ xấu. Tuy nhiên, thuốc có thể được dùng để giảm bớt cảm giảm đau khổ, căng thẳng, lo âu do hội chứng này gây ra.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) là loại thuốc duy nhất được dùng trong trường hợp này. Thuốc có tác dụng tăng nồng độ serotonin trong não bộ, qua đó giảm bớt cảm giác buồn bã và đau khổ do hội chứng sợ xấu gây ra.

3. Các biện pháp tự chăm sóc

Hội chứng sợ xấu có thể điều trị hoàn toàn thông qua sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Bên cạnh đó, bản thân bệnh nhân cũng cần có các biện pháp tự chăm sóc để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

hội chứng mặc cảm ngoại hình
Ngoài các phương pháp chính, bệnh nhân nên kết hợp thêm với các biện pháp tự chăm sóc

Một số biện pháp sau đã được chứng minh có thể giúp bệnh nhân cải thiện bệnh mặc cảm về ngoại hình:

  • Cố gắng tham gia các hoạt động xã hội hay đơn giản nhất là gặp gỡ bạn bè, người thân. Không nên tự cô lập khiến tâm trạng càng thêm trầm uất, buồn bã, đau khổ.
  • Viết nhật ký thường xuyên để thoải mái bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc. Nếu có thể, hãy tìm ai đó đáng tin cậy để cùng đồng hành trong hành trình vượt qua căn bệnh này.
  • Đừng quên chăm sóc bản thân với lối sống khoa học, lành mạnh. Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, dành thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và chất gây nghiện.

Nếu được điều trị tích cực, khoảng 50 – 80% trường hợp thuyên giảm rõ rệt và các triệu chứng dường như được kiểm soát hoàn toàn. Trong đó, liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa tái phát thông qua việc trang bị cho người bệnh kỹ năng đối phó với những tình huống không thuận lợi, hình thành nhận thức đúng đắn, nâng cao lòng tự trọng…

Hội chứng sợ xấu (BDD) là rối loạn tâm thần khá ít gặp. Dù vậy, nên lưu ý nếu bản thân bạn hoặc những người xung quanh luôn nhìn nhận các khiếm khuyết trên cơ thể một cách gay gắt, cực đoan. Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị diễn ra thuận lợi. Đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của hội chứng này đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tradozone
Trazodone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Trazodone là một loại thuốc chống trầm cảm được dùng cho người trầm cảm nặng, mất ngủ và có triệu chứng rối loạn lo âu....

rối loạn thách thức chống đối
Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

Rối loạn thách thức chống đối ODD khiến người bệnh có những hành vi hung hăng, kích động, chống đối người khác. Nếu không có...

Loại Thức Uống Giúp Bạn Giảm Stress
10 Loại Thức Uống Giúp Bạn Giảm Stress, Căng Thẳng Hiệu Quả

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, hãy...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh