Thuốc Chống Trầm Cảm Moclobemide và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống trầm cảm Moclobemide thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu xã hội và trầm cảm nặng. Dù được đánh giá cao về hiệu quả nhưng điều trị bằng loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ. Thông tin hữu ích trong bài viết sẽ trang bị cho người bệnh những kiến thức hữu ích trước khi sử dụng thuốc.

thuốc chống trầm cảm Moclobemide
Thuốc chống trầm cảm Moclobemide được sử dụng trong điều trị các rối loạn tâm thần

Moclobemide là thuốc gì?

Moclobemide là thuốc chống trầm cảm ít được sử dụng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ. Loại thuốc này thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase (MAOIs) nên không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị.

Trong hầu hết các trường hợp, MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng chỉ được dùng khi các lựa chọn ban đầu như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) không có đáp ứng. Vì Moclobemide tiềm ẩn nhiều rủi ro nên trước khi sử dụng, bệnh nhân và gia đình nên trang bị những thông tin cơ bản về loại thuốc này.

Thông tin cơ bản:

  • Tên thuốc: Moclobemide hoặc Moclobemid
  • Phân loại: Thuốc chống trầm cảm hay cụ thể hơn là Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng thường dùng: 150mg, 300mg

Cơ chế, tác dụng của thuốc Moclobemide

Đặc điểm chung của thuốc chống trầm cảm là cải thiện tình trạng giảm khí sắc thông qua cơ chế tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Không giống với các nhóm còn lại, MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng không gây ức chế tái hấp thu từng hệ thống mà ức chế thuận nghịch monoamine oxidase.

Thông qua cơ chế này, quá trình chuyển hóa serotonin, dopamin và noradrenalin sẽ bị giảm. Kết quả là làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện tình trạng khí sắc giảm, lo âu, căng thẳng…

So với các loại thuốc chống trầm cảm khác, MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng mang lại hiệu quả rõ rệt hơn. Tuy nhiên, cơ chế này của thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng ngoại ý và nguy cơ tương tác cao. Chính vì vậy, Moclobemide chỉ được sử dụng khi các nhóm thuốc chống trầm cảm khác không mang lại hiệu quả.

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) ra đời và được sử dụng từ những năm 1950. Dù vậy, trước rủi ro cao, các bác sĩ vẫn rất dè dặt khi chỉ định MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng trong điều trị trầm cảm.

Chỉ định – Chống chỉ định

Thông qua ức chế monoamine oxidase và tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, Moclobemide có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, buồn phiền và điều chỉnh một số phản ứng sinh lý liên quan đến giảm khí sắc. Hiện nay, loại thuốc này được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:

thuốc Moclobemide
Thuốc Moclobemide thường được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu xã hội, trẩm cảm nặng và trầm cảm kháng trị

Moclobemide có cơ chế phức tạp và ảnh hưởng đến nồng độ của nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Tác dụng của thuốc có thể khiến cho một số vấn đề sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để tránh các phản ứng bất lợi.

Các trường hợp chống chỉ định với thuốc Moclobemide:

  • U tủy thượng thận
  • Trẻ em
  • Dị ứng, quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Đang trong trạng thái lú lẫn cấp tính
  • Đang điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm khác như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm đa vòng…

Cách dùng, liều lượng của thuốc Moclobemide

Moclobemide hầu như chỉ được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Vì vậy, thuốc sẽ được sử dụng qua đường uống. Tương tự như các loại thuốc chống trầm cảm khác, liều lượng thuốc Moclobemide phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và vấn đề cần điều trị.

thuốc Moclobemide
Thuốc được dùng bằng đường uống với liều lượng được bác sĩ chỉ định

Người lớn:

Liều dùng thuốc Moclobemide trong điều trị trầm cảm (trầm cảm nặng, trầm cảm kháng trị)

  • Liều khởi đầu 300mg, có thể chia thành 2 – 3 lần uống và sử dụng sau bữa ăn. Duy trì liều lượng này trong một tuần đầu, sau đó có thể hiệu chỉnh liều tùy vào mức độ đáp ứng.
  • Tăng liều từ từ, có thể tăng lên 600mg/ ngày trong trường hợp cần thiết.
  • Duy trì liều trong 4 – 6 tuần và sau khi đánh giá mức độ đáp ứng. Trường hợp có đáp ứng tốt sẽ được điều trị tiếp tục từ 4 – 6 tháng, sau đó có thể giảm liều nếu triệu chứng không còn xuất hiện.

Liều dùng thuốc Moclobemide trong điều trị rối loạn lo âu xã hội

  • Liều khởi đầu 300mg/ lần/ ngày trong 3 ngày đầu tiên
  • Sau đó, tăng liều lên 300mg/ 2 lần/ ngày trong 8 – 12 tuần
  • Sau thời gian này, bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả để xem xét tiếp tục điều trị hay đổi loại thuốc khác

Các đối tượng khác

  • Trẻ em: Moclobemide và các loại MAOIs không được khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi.
  • Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều.
  • Suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều.
  • Suy gan: Sử dụng ⅓ – ½ so với liều bình thường.

Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối không tự điều chỉnh liều thuốc chống trầm cảm Moclobemide.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm Moclobemide

So với các nhóm thuốc chống trầm cảm khác, MAOIs tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ. Thay vì ức chế chọn lọc trên một hoặc hai hệ thống, MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng tác động đến hầu hết các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, dopamine…

Với cơ chế phức tạp, Moclobemide có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

thuốc Moclobemide
Khi sử dụng Moclobemide, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như lo lắng, cáu kỉnh, bồn chồn…

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Kích động, bồn chồn, lo lắng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Cáu kỉnh
  • Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn
  • Hạ huyết áp
  • Rối loạn cảm giác

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Suy giảm thị lực
  • Ngứa, mề đay, phù da
  • Suy nhược
  • Rối loạn phát triển
  • Xuất hiện ý nghĩ tự sát

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Thôi thúc hành vi tự sát
  • Hội chứng serotonin (thường xảy ra do sử dụng đồng thời với các loại thuốc chống trầm cảm khác)
  • Men gan tăng
  • Ảo tưởng
  • Chán ăn
  • Rối loạn điện giải (hạ natri máu)

Điều trị bằng Moclobemide gây ra khá nhiều tác dụng không mong muốn. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để xem xét có nên sử dụng Moclobemide hay không.

Tương tác thuốc

Moclobemide tương tác với khá nhiều loại thuốc và một số loại thực phẩm. Tương tác thuốc là vấn đề đáng cân nhắc nhất khi điều trị bằng MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng.

Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân không nên tự ý phối hợp Moclobemide với các loại thuốc, viên uống khác. Dưới đây là một số loại thuốc đã được chứng minh có thể tương tác với Moclobemide:

thuốc Moclobemide
Thuốc chống trầm cảm Moclobemide có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc, thực phẩm và đồ uống
  • Các loại thuốc chống trầm cảm khác: Moclobemide không được dùng đồng thời với các loại thuốc chống trầm cảm vì có thể làm tăng nguy cơ và tác dụng ngoại ý. Bao gồm cả thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm không điển hình…
  • Các loại thuốc nhóm triptan: Nhóm thuốc này thường được dùng trong điều trị đau nửa đầu. Để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng, Moclobemide chống chỉ định phối hợp đồng thời với các loại thuốc như Rizatriptan, Naratriptan, Eletriptan, Almotriptan, Zolmitriptan…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid): Chống chỉ định dùng Moclobemide với opioid, đặc biệt là Tramadol. Cả hai nhóm thuốc này đều tác động đến hệ thần kinh trung ương nên khi kết hợp sẽ gây ra nhiều phản ứng bất lợi.
  • Thuốc ức chế enzyme oxidase gan: Dùng Moclobemide với các loại thuốc ức chế enzyme oxidase gan (Cimetidine) sẽ làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương. Khi dùng đồng thời, cần giảm liều Moclobemide xuống ⅓ – ½ liều bình thường.
  • Thuốc được chuyển hóa bởi CYP2C19: Sử dụng đồng thời với Moclobemide có thể làm tăng nồng độ của các loại thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19. Vì vậy, khi dùng đồng thời phải giảm liều để tránh tác dụng phụ.
  • Thảo dược St John’s-wort: St John’s-wort là loại thảo dược có tác dụng điều trị trầm cảm bằng cách tăng nồng độ một số chất dẫn truyền thần kinh. Loại thảo dược này không được khuyến cáo dùng đồng thời với Moclobemide vì có thể gây ra hội chứng serotonin.
  • Một số loại thuốc ho: Các loại thuốc trị ho tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như Dextromethorphan không được khuyến cáo dùng đồng thời với Moclobemide. Sử dụng kết hợp hai nhóm thuốc này có thể gây ra một số phản ứng bất lợi ở hệ thần kinh trung ương.

Ngoài thuốc và thảo dược, Moclobemide cũng tương tác với một số nhóm thực phẩm, đồ uống. Khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này để hạn chế tối đa tác dụng ngoại ý.

Nhận biết và xử trí quá liều

Trên lâm sàng, kinh nghiệm quá liều thuốc Moclobemide còn nhiều hạn chế. Sử dụng loại thuốc này quá liều lượng quy định có thể gia tăng các tác dụng ngoại ý. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, nên đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với quá liều thuốc chống trầm cảm Moclobemide. Với những trường hợp quá liều, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng than hoạt, rửa dạ dày nếu phát hiện sớm. Đồng thời duy trì các chức năng sống và điều trị triệu chứng cho đến khi phục hồi hoàn toàn.

Lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm Moclobemide

Thuốc chống trầm cảm Moclobemide được sử dụng chủ yếu trong điều trị rối loạn lo âu xã hội và trầm cảm nặng. Trước khi sử dụng thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:

thuốc Moclobemide
Không uống rượu bia và sử dụng chất gây nghiện trong thời gian điều trị bằng thuốc Moclobemide
  • MAOIs nói chung và Moclobemide nói riêng có nguy cơ dị ứng cao. Vì vậy, nên chú ý các biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện sớm phản ứng quá mẫn.
  • Moclobemide và các MAOIs khác có khả năng tương tác với nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu tyramine. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý dặn dò của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị.
  • Người bị u tủy thượng thận, nhiễm độc tuyến giáp và có các bệnh lý nội khoa nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc. Bác sĩ sẽ đánh giá lợi ích và rủi ro tiềm ẩn để xem xét có nên điều trị bằng Moclobemide hay không.
  • Moclobemide không được khuyến cáo dùng cho người kém hấp thu glucose-galactose, thiếu hụt lactase toàn phần, không dung nạp galactose…
  • Giống như các loại thuốc chống trầm cảm khác, Moclobemide cho hiệu quả khá chậm. Trong thời gian đầu sử dụng, gia đình nên theo sát bệnh nhân để tránh hành vi tự sát và tự làm hại bản thân.
  • Phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc Moclobemide. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tác dụng ngoại ý, bác sĩ sẽ xem xét có nên tiếp tục điều trị bằng nhóm thuốc này hay không.
  • Lợi ích và nguy cơ khi dùng Moclobemide cho phụ nữ mang thai, cho con bú chưa được biết rõ. Vì vậy, nên hạn chế dùng loại thuốc này cho thai phụ và phụ nữ đang cho con bú nếu không thật sự cần thiết.
  • Moclobemide ảnh hưởng đến khả năng tập trung và đôi khi làm giảm thị lực. Do đó, nên tránh làm việc trên cao, hạn chế điều khiển phương tiện giao thông và máy móc nguy hiểm trong thời gian điều trị.
  • Không uống rượu bia và dùng chất gây nghiện trong thời gian dùng thuốc.

Thuốc chống trầm cảm Moclobemide không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu… mà chỉ được dùng khi các lựa chọn ban đầu không có đáp ứng tốt. Do rủi ro và nguy cơ cao, bệnh nhân cần phải trang bị các kiến thức hữu ích trước khi sử dụng loại thuốc này.

Có thể tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dùng thốc chống trầm cảm lâu ngày có gây nghiện
Dùng Thuốc Chống Trầm Cảm Lâu Ngày Có Gây Nghiện Không? Giải đáp

Thuốc chống trầm cảm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện những triệu chứng trầm cảm. Quá trình điều trị...

nghiện lô đề
Nghiện lô đề: Vấn nạn nhức nhối của xã hội và những hệ lụy khó lường

Nghiện lô đề là một vấn nạn nhức nhối tồn tại trong xã hội từ xưa đến nay mà chưa có cách giải quyết cụ...

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn cảm xúc là tình trạng mất kiểm soát cảm xúc khiến người bệnh thay đổi tâm trạng một cách đột ngột, đôi lúc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh