Trầm cảm khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Phụ nữ khi mang thai chính là đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là chứng trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai khiến cho chị em luôn rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, mệt mỏi, u uất, không muốn làm bất cứ việc gì kể cả ăn uống, nghỉ ngơi để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi. 

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai hiện đang ảnh hưởng đến hơn 20% trường hợp phụ nữ mang thai trên toàn thế giới.

Thế nào là trầm cảm khi mang thai?

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe thần kinh vô cùng nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong cộng đồng. Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội. Trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động nghiêm trọng đến thể chất, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh hoặc thậm chí là tính mạng nếu không được hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trầm cảm thường sẽ dễ khởi phát ở những người hay đối mặt với áp lực, căng thẳng, lo lắng hoặc phải trải qua các biến cố trong cuộc đời. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng là một trong các đối tượng có nhiều nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Mang thai được xem là thiên chức vô cùng cao đẹp của người phụ nữ. Nó mang đến cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc, từ hạnh phúc, vui sướng cho đến hồi hộp, lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, khi xuất hiện bào thai, cơ thể của phụ nữ sẽ có sự thay đổi nhanh chóng về hàm lượng hormone, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng.

Trầm cảm khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng và không còn bất kỳ sự hào hứng, phấn khởi nào với cuộc sống. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nhiều trường hợp do cảm xúc lấn át khiến người bệnh khó có thể kiểm soát được hành vi của bản thân.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có đến gần trên dưới 20% các trường hợp mẹ bầu mắc chứng trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt là các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi tâm trạng của mẹ bầu bình thường nên ít người có thể phát hiện ra trong giai đoạn sớm.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trầm cảm khi mang thai thường diễn ra âm thầm, lặng lẽ, không có nhiều các dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu và rất dễ bị nhầm lẫn với các biến đổi thông thường khi có thai. Tuy nhiên, việc có thể phát hiện trầm cảm ở giai đoạn sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình can thiệp và cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giúp họ phòng tránh được các ảnh hưởng tiêu cực gây tác hại đến mẹ và bé.

Do đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý nhiều hơn đến những thay đổi về tinh thần. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu sau đây hoặc nghi ngờ mắc bệnh trầm cảm thì cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Trầm cảm khi mang thai
Mẹ bầu trầm cảm luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng về cuộc sống.

Các biểu hiện thường gặp ở người bệnh trầm cảm khi mang thai như:

  • Khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bi quan, khó chịu hoặc có thể khóc lóc không rõ lý do.
  • Không còn cảm thấy hứng thú với bất kỳ hoạt động nào, kể cả những lĩnh vực, hoạt động mà bản thân đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, khó kiểm soát. Người bệnh dễ dàng trở nên cáu gắt, bực tức, nóng giận, kích động vô cớ hoặc chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, đơn giản.
  • Giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng, phần lớn phụ nữ mang thai bị trầm cảm sẽ rơi vào trạng thái mất ngủ, trằn trọc không ngủ được, hay mơ gặp ác mộng, dễ tỉnh giấc nửa đêm và không ngủ lại được. Một số trường hợp khác có thể ngủ liên tục, buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, ngủ quá mức.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cũng bị đảo lộn, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống vô độ, ăn mất kiểm soát, liên tục dung nạp các thực phẩm độc hại, gây béo phì.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, có cảm giác tội lỗi, tự trách bản thân, cho rằng mình là người vô dụng, là gánh nặng của gia đình và xã hội.
  • Trầm cảm khi mang thai khiến nhiều chị em liên tục né tránh việc tiếp xúc với mọi người xung quanh, suy giảm nhu cầu giao tiếp, kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, thậm chí là người cùng chung chăn gối.
  • Có xu hướng tìm đến các chất kích thích, chất gây nghiện hoặc thực hiện các hành vi chống đối, tiêu cực.
  • Xuất hiện một số triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, đau nhức cơ thể, chân tay nhưng không tìm được nguyên nhân.
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và nhiều lần có ý định muốn tự sát.

Các triệu chứng của trầm cảm nhẹ thường khá giống với những thay đổi bình thường của mẹ bầu nên chúng ta cần phải chú ý quan sát để phân biệt rõ ràng. Nếu nhận thấy các biểu hiện trên xuất hiện liên tục và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu thì cần tiến hành thăm khám để nhận được sự hỗ trợ phù hợp nhất.

Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của phụ nữ, lúc này hàm lượng hormone bên trong cơ thể sẽ thay đổi nhanh chóng gây ra hàng loạt những biến đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, gia đình và đặc biệt là người chồng cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, động viên giúp các mẹ có được tinh thần thoải mái, giúp con có sức khỏe ổn định và phát triển vượt trội nhất.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động có khả năng hình thành tình trạng trầm cảm khi mang thai ở các mẹ bầu. Nó có thể xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc do những ảnh hưởng từ môi trường, các tác động từ bên ngoài.

Để giúp cho quá trình can thiệp và điều trị trầm cảm đạt được nhiều hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần phải xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới dễ dàng áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể một số nguyên nhân thường được nhắc đến như:

1. Sự thay đổi của hormone

Đây được biết đến là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra chứng trầm cảm khi mang thai. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trong quá trình có thai, hàm lượng hormone bên trong cơ thể của phụ nữ sẽ dần thay đổi nhanh chóng, điều này khiến các mẹ trở nên nhạy cảm, dễ tủi thân hơn so với bình thường.

Trầm cảm khi mang thai
Sự thay đổi nhanh chóng của hàm lượng hormone khiến cho nhiều mẹ bầu bị ảnh hưởng về tâm lý.

Hàm lượng hormone tăng cao khiến cho các hoạt động bên trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là não bộ. Phụ nữ mang thai thường dễ nóng giận, cáu gắt, đôi khi nhạy cảm, dễ khóc lóc và suy nghĩ tiêu cực chỉ vì một số vấn đề nhỏ.

Chỉ cần một lời nói bình thường hoặc một hành động vô tâm của người thân cũng đủ khiến cho các mẹ bầu suy nghĩ nhiều hơn. Họ liên tục lo lắng, căng thẳng, bất an về nhiều thứ xung quanh và lâu dần dễ dẫn đến trầm cảm nếu cảm xúc không được giải tỏa, khắc phục tốt.

2. Mang thai ngoài ý muốn

Đối với các trường hợp mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai khi chưa kết hôn, chưa đủ tuổi cũng chính là nguyên nhân thường gặp khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy trầm cảm, bế tắc. Khác hẳn với những trường hợp vui sướng, hạnh phúc của các cặp vợ chồng trông ngóng sự xuất hiện của đứa con đầu lòng. Những chị em mang thai ngoài ý muốn thường có tâm lý lo sợ, căng thẳng, lo lắng cực độ khiến cho tâm trạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặc biệt đối với những ai không được sự chấp nhận của ba mẹ hoặc bị người yêu phụ bạc, vô trách nhiệm thì càng rơi vào trạng thái bi quan, không có lối thoát. Họ phải đối diện với những ánh mắt phán xét của xã hội, thái độ lạnh nhạt, xem thường của những người xung quanh hoặc thậm chí liên tục bị đem ra bàn tán, bêu rếu.

Điều này khiến cho các mẹ bầu cảm thấy vô cùng áp lực, lo lắng, mệt mỏi và lâu dần có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn còn phải đối diện với rất nhiều vấn đề khác như tài chính, công việc, các dự định trong tương lai,…khiến họ càng có nhiều nguy cơ trầm cảm.

3. Trầm cảm do căng thẳng, thiếu thốn tài chính

Áp lực tài chính cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề trầm cảm khi mang thai. Để chuẩn bị hành trang chào đón đứa con chào đời, bạn cần phải tốn kém khá nhiều chi phí cho việc thăm khám, bổ sung dinh dưỡng, mua sắm quần áo,..Chưa kể đến việc khi mẹ bầu mệt mỏi, gần đến ngày sinh không thể tiếp tục công việc gây nên rất nhiều sự hao hụt về mặt tài chính.

Trầm cảm khi mang thai
Thiếu hụt tài chính, thất nghiệp khi mang thai là nguyên nhân khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm.

Hơn thế, với cuộc sống hiện đại và phát triển ngày nay, tất cả các gia đình luôn muốn dành cho con cái những điều tốt đẹp, trọn vẹn nhất, muốn lo lắng chu toàn mọi thứ cho con. Tuy nhiên việc không thể đảm bảo về mặt tài chính lại là gánh nặng to lớn đối với nhiều chị em phụ nữ, các áp lực đè nặng khiến họ dễ xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, bi quan.

4. Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ

Phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, một số trường hợp còn liên tục ốm nghén và gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, trong giai đoạn này họ rất cần sự hỗ trợ và chăm sóc của gia đình, người thân để giảm bớt các gánh nặng, có thêm thời gian thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các mẹ bầu vẫn phải làm việc vất vả, thường xuyên lao động nặng nhọc và thậm chí không nhận được bất kỳ sự quan tâm, chăm sóc nào của chồng và gia đình. Điều này khiến cho các chị em cảm thấy vô cùng tổn thương và tủi thân. Họ dễ hình thành những sự nhạy cảm, rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan và phát triển chứng trầm cảm.

5. Mâu thuẫn trong quá trình mang thai

Như đã chia sẻ, phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm nên nếu trong giai đoạn này mẹ bầu xuất hiện các mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì dễ dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực. Trong thực tế, nếu không thể thấu hiểu được những sự khó khăn của mẹ bầu thì những người xung quanh khó có thể đồng cảm và san sẻ với họ, điều này cũng dễ dẫn ra những cãi vả, căng thẳng trong các mối quan hệ.

Trầm cảm khi mang thai
Mâu thuẫn vợ chồng kéo dài khiến các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Nếu mâu thuẫn giữa vợ chồng, ba mẹ, con cái, bạn bè, đồng nghiệp không được sớm giải quyết sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng căng thẳng, liên tục suy nghĩ về những điều tồi tệ và hình thành nên chứng trầm cảm. Ngoài ra, các biến cố nghiêm trọng xảy ra trong giai đoạn này như mất người thân, gia đình gặp tai nạn, ly hôn, phá sản, thất nghiệp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở nhiều chị em phụ nữ.

6. Áp lực xã hội

Phụ nữ mang thai không chỉ phải đối diện với những thay đổi về cơ thể, tinh thần mà còn thường xuyên đối diện với những áp lực bên ngoài xã hội. Mặc dù xã hội hiện nay đã phát triển và các quan niệm xa xưa cũng dần được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn có không ít một số người thường xuyên soi mói, xét nét về ngoại hình, giới tính, cân nặng, sức khỏe của mẹ bầu.

Đặc biệt việc vấn đề về giới tính, nhiều gia đình vẫn đặt nặng chuyện sinh con trai để nối dõi tông đường khiến cho phụ nữ mang thai vô cùng áp lực và mệt mỏi. Đối diện với những lời nói chê bai, những câu hỏi dò xét khiến cho tâm lý phụ nữ cảm thấy ngột ngạt và dễ rơi vào trạng thái bế tắc, trầm cảm.

7. Trầm cảm khi mang thai do di truyền

Trầm cảm là một căn bệnh có khả năng di truyền. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này thì các thành viên còn lại cũng có nhiều nguy cơ phát triển trầm cảm trong một giai đoạn nào đó. Vì thế, nếu mẹ hoặc chị gái của bạn đã từng bị trầm cảm trong quá trình mang thai, sau sinh thì nhiều khả năng bạn cũng có nguy cơ cao hơn so với những người bình thường.

Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào?

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm và trầm cảm khi mang thai còn có khả năng gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với bình thường. Trầm cảm kéo dài không chỉ tác động đến sức khỏe tinh thần của mẹ bầu mà còn gây ra nhiều cản trở đối với sức khỏe thể chất và sự phát triển của thai nhi.

Trầm cảm khiến cho mẹ bầu luôn rơi vào trạng thái tiêu cực, buồn bã, bi quan, tuyệt vọng và không muốn thực hiện bất cứ công việc gì. Thậm chí có một số trường hợp trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu còn bỏ bê chuyện chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn uống không điều độ, rối loạn giấc ngủ gây ra hàng loạt các vấn đề về thai kỳ.

Nhiều trường hợp trầm cảm không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây cản trở đối với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trầm cảm còn làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, chậm nói, chậm ngôn ngữ, tự kỷ ở trẻ sơ sinh khiến trẻ phải đối diện với nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trầm cảm khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, những suy nghĩ tiêu cực, tồi tệ xâm chiếm tâm trí của mẹ bầu có thể thôi thúc họ thực hiện các hành vi mất kiểm soát, thậm chí là có ý định muốn tự sát.

Có thể khẳng định được chứng trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm và có khả năng gây ra hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, ngay khi nhận biết hoặc nghi ngờ các dấu hiệu của trầm cảm trong giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng chủ động tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, từ đó nhận được sự tư vấn và hỗ trợ phù hợp của bác sĩ chuyên khoa, giúp ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách điều trị và phòng ngừa trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai cần được phát hiện và can thiệp sớm để hạn chế tối đa các nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển tự nhiên của thai nhi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm và nhiều yếu tố tác động khác mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng tốt các biện pháp điều trị, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần cho mẹ bầu, nhờ đó giúp cho quá trình mang thai và sau khi sinh được thuận lợi hơn.

Cụ thể một số biện pháp thường được sử dụng như sau:

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý hiện đang là một trong các phương pháp hỗ trợ can thiệp giúp cải thiện hiệu quả chứng trầm cảm, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh. Đây là biện pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tác động và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của con người, giúp họ cân bằng lại trạng thái tâm lý và ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng hiệu quả.

Ưu điểm nổi bậc nhất của trị liệu tâm lý là hoàn toàn không sử dụng đến thuốc điều trị nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho từng đối tượng trị liệu khác nhau. Phương pháp này có thể áp dụng hiệu quả và an toàn đối với hầu hết các trường hợp bệnh trầm cảm, cụ thể như trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người già cao tuổi, người mắc phải các chứng bệnh nan y nguy hiểm,….

Trầm cảm khi mang thai
Trị liệu tâm lý là phương pháp can thiệp an toàn, hiệu quả cho phụ nữ trầm cảm khi mang thai.

Khi lựa chọn trị liệu tâm lý để phục hồi và cải thiện trầm cảm, bệnh nhân sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý. Thông qua các buổi trị liệu, người bệnh sẽ dần tháo gỡ được các khúc mắc trong lòng, hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của bản thân, từ đó biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi theo chiều hướng tích cực, lạc quan hơn.

Hiện nay, trị liệu tâm lý áp dụng rất nhiều biện pháp can thiệp để đáp ứng tốt các nhu cầu và tình trạng bệnh lý khác nhau. Đối với những trường hợp trầm cảm khi mang thai, chuyên gia tâm lý có thể ưu tiên sử dụng liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm – gia đình,…để phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất.

Đặc biệt hơn, sau khi nhận thấy tình trạng trầm cảm đã được kiểm soát, người bệnh dần trở nên ổn định và biết cách cân bằng cuộc sống thì chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ thêm các kỹ năng sống cần thiết nhằm phòng tránh tối đa tình trạng tái phát về sau. Người bệnh sẽ được trang bị các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giảm căng thẳng, kỹ năng xử lý khó khăn, vượt qua thử thách, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hành vi để có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ hơn.

2. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Đối với các trường hợp trầm cảm nặng, các triệu chứng trầm cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống hoặc đe dọa tính mạng của mẹ bầu và thai nhi thì sẽ được chỉ định kiểm soát tốt bằng một số loại thuốc. Các loại thuốc chống trầm cảm cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa mới được sử dụng, nhất là trong trường hợp phụ nữ đang mang thai.

Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị. Nếu nhận thấy cơ thể có xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cảm thấy khó chịu hoặc các triệu chứng trầm cảm càng tăng cao thì nên thông báo ngay với bác sĩ để được xem xét và hỗ trợ biện pháp can thiệp phù hợp.

Các loại thuốc được chỉ định sử dụng cho mẹ bầu mắc chứng trầm cảm có thể hỗ trợ kiểm soát cảm xúc hiệu quả và hạn chế các hệ lụy nguy hiểm do bệnh gây ra, nhất là tình trạng tự sát. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc phát huy khá chậm, thường từ 2 đến 6 tuần người bệnh mới cảm nhận rõ sự chuyển biến của sức khỏe. Do đó, cần phải kiên trì sử dụng theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

3. Phòng tránh, điều trị trầm cảm khi mang thai tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp điều trị chuyên gia, mẹ bầu bị trầm cảm cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt và các thói quen hàng ngày để mau chóng loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực cũng chính là cách hiệu quả nhất để bạn ngăn ngừa được nguy cơ phát triển chứng trầm cảm, giúp sức khỏe được bảo vệ một cách trọn vẹn hơn.

Trầm cảm khi mang thai
Mẹ bầu cần được quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.

Cụ thể một số biện pháp cần thực hiện ngay tại nhà như sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động thể chất. Trong rất nhiều các cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, khi cơ thể vận động sẽ kích thích tiết ra một loại hormone tạo sự hạnh phúc, giảm căng thẳng hiệu quả. Nhờ đó mà việc vận động có khả năng hỗ trợ phòng tránh và cải thiện sức khỏe người bệnh trầm cảm, giúp xua tan các cảm xúc tiêu cực, lo lắng, mệt mỏi. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để tập yoga, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, đạp xe đạp,…cũng đủ giúp cho sức khỏe tổng thể được nâng cao đáng kể.
  • Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt là mẹ bầu. Trong giai đoạn này do sự thay đổi của hormone khiến cho các mẹ có thể cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu cảm thấy khó ngủ, mất ngủ liên tục bạn có thể áp dụng một số biện pháp an toàn như sử dụng tinh dầu thơm, massage, ngồi thiền trước khi ngủ, uống trà thảo mộc,…Mỗi ngày cần duy trì giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng và đảm bảo ngủ sâu giấc, ngủ ngon.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần được đảm bảo tốt, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng thông qua các thực phẩm ăn uống để tăng cường sức đề kháng và cải thiện tinh thần hiệu quả. Tốt nhất hãy bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, ăn chín uống sôi, ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa. Nếu cảm thấy chán ăn, bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần để đảm bảo tốt nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Đồng thời, cần tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất độc hại.
  • Trầm cảm khi mang thai tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…Thay vào đó hãy tăng cường bổ sung dưỡng chất thông qua các loại nước ép trái cây, rau củ để chống lại sự ảnh hưởng của trầm cảm, giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi tốt hơn.
  • Để phòng tránh và điều trị trầm cảm hiệu quả, mẹ bầu cần học cách chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh. Việc cứ mãi giấu kín những buồn bã, mệt mỏi trong lòng chỉ khiến cho tâm trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Hãy thử tìm kiếm một ai đó mà bạn thực sự tin tưởng và tâm sự với họ những điều mà bạn đang trải qua. Có thể họ không thể đưa ra cho bạn lời khuyên nhưng bằng cách lắng nghe, đồng cảm cũng đủ giúp bạn cảm thấy được an ủi, được quan tâm và yêu thương hơn.
  • Nếu không thể mở lời với bất kỳ ai, bạn cũng có thể tập thói quen viết nhật ký. Hãy ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và những điều đã xảy ra trong cuộc sống lên từng trang giấy để giải tỏa nỗi lòng. Đặc biệt, sau khi bình tĩnh đọc lại, bạn cũng hiểu rõ hơn về bản thân và có cách khắc phục hiệu quả, đúng đắn hơn.
  • Sự quan tâm và yêu thương của gia đình, đặc biệt là người chồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của mẹ bầu. Gia đình cần dành nhiều thời gian để chia sẻ, động viên và san sẻ các công việc với mẹ bầu. Luôn biết cách lắng nghe, thấu hiểu và thường xuyên chia sẻ những khó khăn với phụ nữ mang thai chính là giải pháp tốt nhất để giúp họ có được một tinh thần khỏe, ngăn chặn sự tấn công của trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai được đánh giá là vấn đề sức khỏe nguy hiểm và cần được hỗ trợ can thiệp kịp thời để phòng tránh tốt các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Mong rằng qua thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về bệnh và có cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không? Vì sao?

Trầm cảm thường được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng và đánh giá mức độ nặng - nhẹ bằng các trắc nghiệm tâm...

trầm cảm có chữa được không
Trầm cảm có chữa được không? Cần làm gì khi bị trầm cảm

Trầm cảm không phải là một căn bệnh nan y không có thuốc chữa. Vì thế khi bản thân bạn, hoặc bạn bè hay người...

Rối Loạn Nhân Cách Kịch Tính (HPD): Biểu hiện và hướng điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính bao gồm những đặc điểm nổi bật như khao khát được chú ý, tính cách khoa trương, thể hiện...

Bị trầm cảm có phải uống thuốc suốt đời không? Giải đáp từ bác sĩ

Không như các bệnh lý thông thường, bệnh nhân trầm cảm phải dùng thuốc kéo dài ngay cả triệu chứng đã giảm hẳn để ngăn...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh