Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không? Vì sao?

Trầm cảm thường được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng và đánh giá mức độ nặng – nhẹ bằng các trắc nghiệm tâm lý. Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa thành phần máu và bệnh lý này. Vậy xét nghiệm máu có giúp phát hiện bệnh trầm cảm hay không?

Giải đáp xét nghiệm máu có phát hiện trầm cảm không?

Xét nghiệm máu là kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán nhiều vấn đề sức khỏe. Xét nghiệm này có thể xác định nồng độ các chất và tế bào máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu), qua đó giúp ích rất nhiều cho công tác chẩn đoán.

Trầm cảm là rối loạn cảm xúc thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5% dân số thế giới. Đặc trưng của bệnh lý này là giảm khí sắc – tâm trạng đi xuống, buồn bã, u uất, chán chường và đau khổ. Người bệnh luôn cảm thấy không có năng lượng, giảm hứng thú với tất cả các hoạt động, hạ thấp lòng tự trọng và luôn có cảm giác tội lỗi.

Trầm cảm là rối loạn tâm thần nên chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và đánh giá tâm lý chuyên sâu. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường không có giá trị trong chẩn đoán. Vậy xét nghiệm máu có giúp phát hiện bệnh trầm cảm hay không?

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không
Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không là băn khoăn của nhiều bạn đọc

Trước đây, các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh… đều không được sử dụng để chẩn đoán bệnh trầm cảm. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu gần đây, các chuyên gia nhận thấy xét nghiệm máu hỗ trợ đáng kể cho việc chẩn đoán trầm cảm và một số rối loạn tâm thần khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Northwestern, Chicago (Mỹ) cho thấy, trong máu của người trầm cảm chứa 9 thành phần cao hơn so với người bình thường. Kết quả xét nghiệm máu sẽ hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán trầm cảm và đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị.

Tiếp theo đó, nhiều nghiên cứu tương tự đã được thực hiện, điển hình là nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển và Hoa Kỳ. Các nghiên cứu này đều cho thấy, xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh trầm cảm.

Bởi người bị trầm cảm thường có nồng độ Acetyl-L-Carnitine (LAC) thấp hơn so với bình thường, mà nồng độ LAC có thể xác định thông qua xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, kết quả của xét nghiệm này có thể xác định loại trầm cảm là rối loạn trầm cảm chủ yếu (trầm cảm điển hình) hay các dạng trầm cảm khác.

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học – Bệnh viện đa khoa Massachusetts được đăng trên tờ Atlanta (Mỹ) cũng cho thấy triển vọng của xét nghiệm máu trong việc phát hiện bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm máu cho 43 người bình thường và 36 người bị trầm cảm (từ 18 tuổi trở lên) cho thấy tỷ lệ chính xác khi chẩn đoán trầm cảm thông qua xét nghiệm này lên đến 90%.

Thực tế, việc chẩn đoán trầm cảm dựa vào các trắc nghiệm tâm lý như bài test DASS 21, test đánh giá trầm cảm BECK… cho kết quả vô cùng chính xác nhưng lại không tạo được độ tin cậy với người bệnh.

Tâm lý chung của bệnh nhân là tin vào các xét nghiệm cận lâm sàng như X-Quang, xét nghiệm máu, CT, MRI não… Những xét nghiệm này ít có giá trị trong chẩn đoán nên hầu như không được chỉ định để tránh tốn kém chi phí. Tuy nhiên, vì không phải thực hiện các xét nghiệm thường quy nên rất nhiều bệnh nhân tỏ ra nghi ngờ với chẩn đoán của bác sĩ.

Với những nghiên cứu đã được thực hiện, xét nghiệm máu có thể sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai. Điều này vừa giúp người bệnh gia tăng sự tin cậy đối với bác sĩ vừa củng cố độ chính xác của chẩn đoán thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào triệu chứng lâm sàng.

Xét nghiệm máu có ý nghĩa gì trong chẩn đoán trầm cảm?

Trầm cảm đặc trưng bởi tư duy, cảm xúc và hành vi ức chế. Bệnh cũng có thể gây ra một số triệu chứng thể chất nhưng lại không có biểu hiện cận lâm sàng. Vì vậy, trước đây xét nghiệm cận lâm sàng nói chung và xét nghiệm máu gần như không được chỉ định.

Hiện nay, một vài cơ sở y tế đã sử dụng xét nghiệm máu để phát hiện bệnh trầm cảm. Xét nghiệm này có những ý nghĩa như sau:

Loại trừ hoặc xác định trầm cảm do chất

Trước khi đưa ra chẩn đoán trầm cảm điển hình (rối loạn trầm cảm chủ yếu), bác sĩ cần phải loại trừ khả năng các triệu chứng gặp phải là hậu quả trực tiếp của một chất nào đó như thuốc, nghiện rượu, chất gây nghiện…

Xét nghiệm máu có giúp phát hiện trầm cảm không
Xét nghiệm máu giúp phát hiện hoặc loại trừ khả năng bị trầm cảm do chất

Xét nghiệm máu có thể phát hiện chất gây nghiện và thuốc trong huyết thanh. Ngoài ra, kết quả từ xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện PEth – chất hóa học thường gặp ở những người nghiện rượu.

Kết quả từ xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ loại trừ hoặc xác định trầm cảm do chất. Bởi một số bệnh nhân cố ý che giấu việc sử dụng chất gây nghiện hoặc nghiện rượu. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ đánh giá khách quan tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán với độ chính xác cao.

Loại trừ hoặc xác định trầm cảm do bệnh cơ thể

Đôi khi, các biểu hiện trầm cảm không đến từ sang chấn tâm lý hay do chất là do ảnh hưởng của các bệnh cơ thể. Tình trạng giảm khí sắc, buồn chán, u uất, giảm hứng thú, mất ngủ, rối loạn ăn uống… có thể là hậu quả trực tiếp một số bệnh lý như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, nhược cơ và suy giáp.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường và gợi ý nguy cơ mắc chứng trầm cảm do bệnh thực tổn thay vì rối loạn trầm cảm chủ yếu.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể gây ra cảm giác buồn bã, lo âu kèm theo các triệu chứng thể chất như mất ngủ, chán ăn… dễ nhầm lẫn với bệnh trầm cảm. Thông qua xét nghiệm máu có thể phát hiện một số bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng (thường là lao phổi, viêm gan B, C, HIV…)
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Tiểu đường
  • Thiếu máu ác tính

Các bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng cơ thể giống như trầm cảm. Bên cạnh đó, cơ thể liên tục phải gánh chịu cơn đau và cảm giác khó chịu nên không ít người trở nên lo lắng, buồn bã, bồn chồn… Tuy nhiên, đây hoàn toàn là trạng thái tâm lý bình thường, không phải trầm cảm.

Có thể thấy, xét nghiệm máu thực sự có giá trị trong việc phát hiện bệnh trầm cảm. Dù không phải là tiêu chuẩn vàng như các trắc nghiệm tâm lý, nhưng xét nghiệm này giúp ích rất nhiều trong việc xác định loại trầm cảm và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Xét nghiệm máu và triển vọng phát hiện sớm trầm cảm sau sinh

Trầm cảm có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh. Thể trạng suy yếu, thay đổi hormone, rối loạn nhịp sinh học và áp lực khi chăm sóc con cái… khiến không ít phụ nữ phải đối mặt với chứng trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bởi người mẹ bị trầm cảm khi trưởng thành thường có khí sắc không ổn định, nhạy cảm và thiếu sự gắn kết với gia đình. Một số trường hợp, mẹ có thể tìm cách giết hại con và tự sát.

xét nghiệm máu có phát hiện trầm cảm không
Xét nghiệm máu trong thời gian mang thai có thể phát hiện sớm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

Gần đây, các nhà khoa học nhận thấy có thể phát hiện sớm trầm cảm sau sinh thông qua xét nghiệm máu. Các nhà khoa học – Bệnh viện Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã tiến hành xét nghiệm máu ở 42 phụ nữ đang mang thai.

Khi xét nghiệm máu, các bác sĩ xem xét kỹ mRNA hay còn gọi RNA thông tin. Khi mang thai, các mRNA sẽ “giao tiếp” với nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của phôi thai, đảm bảo thai nhi được phát triển một cách thuận lợi.

Phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh thường có nồng độ mRNA cao hoặc thấp hơn so với bình thường. Những thay đổi trong giai đoạn mang thai sẽ là tiền đề để phát triển chứng trầm cảm sau quá trình sinh nở.

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, xét nghiệm máu thực sự có triển vọng trong việc phát hiện sớm trầm cảm sau sinh ngay trong giai đoạn thai kỳ. Điều này giúp ích trong việc phát hiện những biểu hiện bất thường để kịp thời can thiệp và điều trị. Qua đó phòng ngừa trầm cảm tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.

Lợi ích khác của xét nghiệm máu đối với bệnh trầm cảm

Không chỉ có giá trị trong chẩn đoán trầm cảm, xét nghiệm máu cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị. Như đã biết, trầm cảm được điều trị chủ yếu bằng liệu pháp hóa dược.

Lựa chọn ban đầu luôn là các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) như Sertraline, Paroxetine và Fluoxetine vì mang lại hiệu quả khá tốt, ít tác dụng phụ và không gây nghiện. Tuy nhiên, đáp ứng của bệnh nhân trầm cảm với thuốc thường không đồng nhất. Nhiều bệnh nhân phải thử rất nhiều loại thuốc cho đến tìm được loại thuốc phù hợp.

Xét nghiệm máu là công cụ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc, hỗ trợ các bác sĩ trong việc thay đổi thuốc trong trường hợp cần thiết. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để xác định các chỉ dấu sinh học như MIF và (IL)-1 β – .

xét nghiệm máu có phát hiện trầm cảm không
Không chỉ có giá trị trong chẩn đoán, xét nghiệm máu còn hỗ trợ đáng kể trong điều trị bệnh trầm cảm

Thông qua kết quả, có thể xác định những trường hợp có biểu hiện đáp ứng viêm vượt quá ngưỡng. Những trường hợp này đều không đáp ứng với thuốc và phải điều trị bằng các phương pháp phức tạp hơn như đa trị liệu, liệu pháp sốc điện, kích thích từ xuyên sọ…

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy, xét nghiệm máu có thể hữu ích trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn khá nhỏ nên chưa thể đưa ra kết luận chính thức.

Tuy nhiên, xét nghiệm máu định kỳ sẽ được thực hiện để đánh giá chức năng gan, thận, công thức máu… nhằm phát hiện tác dụng ngoại ý của thuốc. Thông qua xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng. Hoặc cũng có thể đổi thuốc nếu nhận thấy chức năng gan và thận bị ảnh hưởng do dùng thuốc lâu dài.

Qua giải đáp trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề Xét nghiệm máu có giúp phát hiện bệnh trầm cảm hay không? Mặc dù kết quả từ các nghiên cứu cho thấy giá trị của xét nghiệm máu trong chẩn đoán và điều trị, nhưng vẫn cần nghiên cứu chuyên sâu hơn để đưa ra kết luận chính thức. Hiện tại, chẩn đoán trầm cảm vẫn chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán trong ICD hoặc DSM.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn lo âu có tái phát không
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không? Cách nhận biết và phòng ngừa

Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến sức khỏe, và trạng thái tinh thần của người bệnh là rất nặng nề nếu không...

Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới Là Gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Rối loạn nhân cách ranh giới là dạng rối loạn nhân cách thường gặp nhất với đặc trưng là sự nhạy cảm quá mức đối...

Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả?

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là tình trạng giảm khí sắc tái phát định kỳ và bị chi phối bởi yếu tố thời...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh lý này không chỉ ảnh...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh