Trầm cảm trước và sau hôn nhân: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hôn nhân là việc trọng đại của cả đời người, là một trong những cột mốc đáng nhớ và hạnh phúc nhất của bất cứ cặp tình nhân nào. Tuy nhiên, tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân lại khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, mối quan hệ hôn nhân tan vỡ. Vấn đề này còn kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của những người trong cuộc và cả những người xung quanh.

Trầm cảm trước và sau hôn nhân là gì?

Trầm cảm là hiện tượng một người bình thường bỗng có những biểu hiện kỳ lạ như thường xuyên cảm thấy bất an, sợ hãi, thích ở một mình, biếng ăn, chán nản với mọi thứ xung quanh và nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực. Nếu những triệu chứng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể người bệnh đã mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Đặc biệt các nhà nghiên cứu ghi nhận nhiều trường hợp trầm cảm trước và sau khi cưới.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Trầm cảm trước và sau hôn nhân là hiện tượng không quá hiếm gặp ngày nay, nhất là ở những đôi vợ chồng trẻ.

Khái niệm trầm cảm trước và sau hôn nhân chỉ những vấn đề tâm lý bất ổn, ví dụ như sự lo lắng, hồi hộp, chán nản, thất vọng, sợ hãi, mất hứng thú vào tình yêu mà một đôi tình nhân phải đối mặt trước và sau khi cưới. Trầm cảm trước hôn nhân và trầm cảm sau hôn nhân có nhiều khác biệt về biểu hiện và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên nhìn chung cả hai đều xuất phát từ những áp lực, lo lắng và một số vấn đề buộc phải đối mặt khi cả hai về chung một nhà.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân

Trầm cảm trước và sau hôn nhân thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Nguyên nhân là do phái nữ dễ xúc động và có trạng thái tâm lý phong phú hơn phái nam. Nhiều người đàn ông cảm thấy khó hêu và hoang mang khi tính tình của vợ mình giai đoạn trước và sau khi cưới khác biệt hoàn toàn với lúc còn quen nhau. Có thể tính cách của cô ấy không hề thay đổi, mà đang rơi vào tình trạng trầm cảm.

1. Nguyên nhân trầm cảm trước hôn nhân

Trong quá trình chuẩn bị hôn lễ, những cặp vợ chồng sắp cưới phải dành nhiều thời gian và công sức chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình. Những vấn đề như thử đồ cưới, chụp hình cưới, chọn địa điểm và thực đơn cho buổi tiệc, chọn phong cách trang trí, khách mời gồm những người nào,… ngốn không ít công sức và thời gian chuẩn bị. Ai cũng muốn bản thân có một lễ cưới hoàn mỹ không ty vết. Vô hình trung, áp lực này đè nặng lên tâm trí khiến người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm.

Việc chuẩn bị cho đám cưới có thể mang đến những áp lực vô hình, đặc biệt là nỗi lo về tài chính và danh sách việc cần làm cho hôn lễ. Kế hoạch ban đầu có thể không diễn biến theo hướng bạn mong muốn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, dẫn đến việc phải thay đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng tiến độ hôn lễ. Áp lực chuẩn bị đám cưới và áp lực công việc gần như đè sập tinh thần của bạn, khiến bạn chỉ muốn buông bỏ hết tất cả để nghỉ ngơi.

Vấn đề trầm cảm trước hôn nhân của những đôi vợ chồng trẻ còn xuất phát từ sự lo lắng và hoang mang về tương lai, cùng những trách nhiệm và nghĩa vụ mà cả hai phải đối mặt. Điểm khác biệt giữa hôn nhân và yêu đương là cả hai người không còn sự tự do như ngày mới yêu, mà phải cùng gánh trên vai trách nhiệm xây dựng và giữ gìn tổ ấm.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Một số người cảm thấy trầm cảm vì phải hạn chế sự tự do bay nhảy của bản thân, và dành nhiều thời gian hơn cho chồng con vì trách nhiệm gia đình.

Có không ít cặp tình nhân trong giai đoạn này trở nên khủng hoảng khi nghĩ đến cuộc sống sau khi kết hôn, họ bắt đầu cãi nhau và muốn hủy bỏ đám cưới. Ngoài ra, sự bất an về tương lai, về sự nghiệp, về con cái, về trách nhiệm với cha mẹ hai bên cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn và áp lực đè nặng lên vai hai vợ chồng. Kết quả là cả hai cùng bị trầm cảm trước khi cưới.

Nhiều đôi tình nhân đi đến quyết định kết hôn quá nhanh khi tình cảm chưa chín muồi. Vì thế trong quá trình chuẩn bị đám cưới, họ nhận ra những khác biệt không thể hòa hợp, cũng như sự chông chênh trong tình cảm của bản thân dành cho đối phương. Những vấn đề này khiến đôi bên phát sinh mâu thuẫn, xung đột và liên tục tạo áp lực cho bên còn lại gây nên tình trạng trầm cảm trước hôn nhân thường thấy.

Ngoài ra, có không ít trường hợp trầm cảm trước hôn nhân là do những cuộc hôn nhân không tình yêu. Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau vì yêu cầu của cha mẹ, vì cưới chạy bầu, vì muốn thoát khỏi sự đau khổ của mối tình cũ, hay những thành viên thuộc cộng đồng LGBT bị buộc kết hôn để “nối dõi tông đường” cũng là những nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề trước hôn lễ.

2. Nguyên nhân trầm cảm sau hôn nhân

Tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân thường thấy ở những đôi vợ chồng trẻ, hơn là những cặp đôi trưởng thành và chín chắn. Đặc biệt, trầm cảm sau hôn nhân thường xảy ra ở những cặp đôi có nhiều khác biệt về tính cách, suy nghĩ và lối sống. Khi về sống chung, cả hai vợ chồng bắt buộc phải nhìn thẳng vào những khuyết điểm mà đôi bên không hề thể hiện ra trong quá trình yêu đương. Sự “vỡ mộng” này là một trong những nguyên nhân chính gây trầm cảm sau hôn nhân.

Trước đám cưới ai cũng mơ về một cuộc hôn nhân hạnh phúc tràn ngập màu hồng, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và những vấn đề hậu hôn nhân, việc đặt kỳ vọng quá cao về cuộc sống sau khi kết hôn có thể khiến phụ nữ nhanh chóng lâm vào tình trạng trầm cảm. Điều quan trọng trong việc giữ gìn mối quan hệ vợ chồng là hai bên phải biết cách cảm thông, giúp đỡ nhau trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Những ảo tưởng về cuộc hôn nhân màu hồng biến mất, thay vào đó là những vấn đề thực tế mà bạn phải đối mặt khiến cả hai đều cảm thấy trầm cảm.

Khi còn độc thân, bạn không hề bị bó buộc mà có thể tự do bay nhảy, đi sớm về muộn. Bạn cũng có nhiều thời gian dành cho bản thân để hưởng thụ cuộc sống và theo đuổi những thú vui yêu thích. Tuy nhiên, cuộc sống sau hôn nhân đi kèm với nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm hơn. Bạn có một gia đình cần chăm sóc nên không thể hưởng thụ như thời còn độc thân được nữa. Chính sự thay đổi đột ngột trong lối sống này khiến người trong cuộc dễ nảy sinh vấn đề trầm cảm sau hôn nhân.

Hiện nay, phái nữ đã không còn bị buộc ở nhà chăm lo việc bếp núc và con cái như ngày xưa, mà họ đã có được sự nghiệp của riêng mình. Tuy nhiên, giữ cân bằng giữa công việc gia đình với sự nghiệp là điều không hề dễ dàng. Một số người buộc phải hy sinh một trong hai để hoàn thành trách nhiệm với bên còn lại. Sự ức chế, buồn bực, thất vọng và khổ sở khi không thê cân bằng hai thứ khiến nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm sau hôn nhân.

Những xung đột với gia đình hai bên, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận, vấn đề cơm áo gạo tiền, việc sinh con và nuôi dạy con cái, cùng hàng trăm hàng ngàn những vấn đề khác phát sinh hằng ngày cần bạn giải quyết. Quá nhiều những áp lực, lo lắng và sự căng thẳng bủa vây khiến cuộc sống hôn nhân ngày càng mệt mỏi và vụt ra khỏi vòng kiểm soát.

Cuộc sống không hạnh phúc khiến tình hình trầm cảm sau hôn nhân dễ xảy ra và có chiều hướng trở nên nghiêm trọng. Ngoài những lý do nêu trên, một số lý do khác như sự lạnh nhạt vô tâm dành cho đối phương, những tật xấu sau hôn nhân như rượu chè, cờ bạc, sinh hoạt vợ chồng như như ý, ghen tuông mù quáng và kiểm soát vợ/chồng quá mức, ngoại tình, ly thân, ly hôn,… cũng khiến cuộc hôn nhân nhanh chóng đi vào ngõ cụt.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Khi về sống cùng nhà thì cả hai bắt đầu bộc lộ những tật xấu và góc khuất của bản thân với nửa kia.

Nếu sau khi kết hôn, một trong hai người gặp khó khăn về tài chính, chấn thương tâm lý do tai nạn, hay mắc các bệnh hiểm nghèo thì tỷ lệ trầm cảm sau hôn nhân của người đó cũng tăng cao hơn bình thường. Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh cũng khiến phụ nữ dễ trầm cảm hơn. Vấn đề trầm cảm sau sinh là vấn đề gây nhức nhối vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

Biểu hiện của trầm cảm trước và sau hôn nhân

Những dấu hiệu trầm cảm trước và sau hôn nhân có nhiều nét tương đồng như chán nản, buồn bực, lo lắng, mất ngủ, dễ mất kiểm soát, không còn hứng thú với những sở thích cá nhân, và có ý định tự tử. Đây là những dấu hiệu thường thấy của những người mắc chứng trầm cảm. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng thì bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Biểu hiện trầm cảm trước hôn nhân

  • Lo lắng quá mức về hôn lễ, bị ám ảnh về việc mọi thứ phải thật hoàn mỹ
  • Lo sợ những sự cố bất ngờ có thể xảy đến trong hôn lễ
  • Cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ đặc biệt là vào buổi sáng
  • Suy nhược cơ thể do căng thẳng kéo dài, biếng ăn, ngủ không đủ giấc
  • Thức khuya, cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, mấy hứng thú vào mọi việc
  • Dễ cáu gắt, giận dỗi vì những điều nhỏ nhặt trong quá trình tổ chức hôn lễ
  • Mất tập trung khiến hiệu suất công việc giảm, thường quên trước quên sau
  • Đột nhiên muốn hủy bỏ đám cưới vì lo sợ những vấn đề sau hôn nhân
  • Muốn chạy trốn khỏi người thân và bạn bè, bỏ mặc mọi thứ
  • Gắt gỏng, nóng giận và có những suy nghĩ tiêu cực về tình yêu
  • Hoài nghi về tình cảm đôi bên và chủ động đưa ra yêu cầu chia tay

Biểu hiện trầm cảm sau hôn nhân

  • Cảm thấy bi quan và hụt hẫng về cuộc sống hôn nhân không như ý muốn
  • Cảm giác bất an, lo sợ chồng/vợ không chung thủy
  • Sinh hoạt vợ chồng không như ý muốn, giảm ham muốn tình dục
  • Thường xuyên cảm thấy uể oải, không có sức sống
  • Có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và người bạn đời
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, tự ti
  • Thường xuyên nóng nảy, gây chuyện vô cớ, dễ nổi nóng vì những chuyện không đáng
trầm cảm trước và sau hôn nhân
Việc tìm đến rượu bia và chất kích thích để thoát khỏi tình trạng trầm cảm là lựa chọn không hề khôn ngoan, chưa kể còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
  • Rối loạn thói quen ăn uống gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể
  • Suy nhược cơ thể do thiếu chất và thiếu vận động lâu ngày
  • Hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh
  • Bỏ bê và không quan tâm công việc gia đình, không chăm sóc bạn đời
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích gây nghiện

Những biểu hiện trầm cảm trước và sau hôn nhân khác nhau ở từng đối tượng. Ngoài những triệu chứng phổ biến được liệt kê, người bệnh có thể có những biểu hiện bất thường khác. Những triệu chứng trầm cảm có thể nhẹ hoặc nặng, rõ ràng hoặc không rõ ràng tùy vào từng đối tượng nhất định. Những người mắc chứng trầm cảm trước và sau hôn nhân rất nhạy cảm và dễ kích động.

Những ảnh hưởng của trầm cảm trước và sau hôn nhân

Trầm cảm trước và sau hôn nhân có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho chính tổ ấm của hai vợ chồng. Đặc biệt nếu tình hình nghiêm trọng thì còn có thể ảnh hưởng đến con cái và hai bên thông gia. Những hậu quả nặng nề gây ra do trầm cảm trước và sau hôn nhân ảnh hương đến cả hai phía, nhưng phái nữ thường là những người chịu thiệt thòi nhiều hơn và phải nhận sức ép lớn hơn từ xã hội.

Vấn đề đầu tiên mà trầm cảm trước và sau hôn nhân gây cho người bệnh là làm suy giảm tinh thần và mất tập trung. Ví dụ bạn càng ám ảnh với việc lên kế hoạch một cách chi tiết và hoàn hảo cho hôn lễ, thì mọi thứ lại càng rối loạn và đi ngược lại kế hoạch ban đầu. Bạn càng cố gắng chu toàn thì lai càng cảm thấy bất lực và chán nản với mọi thứ. Lễ cưới đã không còn là một điều vui vẻ mà trở thành gánh nặng sắp đè sụp tinh thần yếu đuối của bạn.

Những trường hợp trầm cảm trước và sau hôn nhân thường có tính cách nóng nảy, dễ kích động, khắt khe với mọi thứ hơn so với thường ngày. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến công việc và những mối quan hệ xung quanh, vì bạn khó giữ được bình tĩnh và giống như một quả bom nổ chậm có thể đột nhiên nổ tung bất kỳ lúc nào. Việc thiếu tập trung cũng khiến hiệu suất công việc giảm mạnh.

Một số người vì cảm thấy quá áp lực trước ngày cưới hoặc sau khi kết hôn, thế nên họ tìm đến bia rượu với hy vọng thả lỏng bản thân và giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên hành động này về lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc phải những căn bệnh như cảm mạo, suy tim, suy hô hấp, đau đầu kéo dài,… và nhất là tăng nguy cơ tự tử.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Cần có cái nhìn tích cực và cố gắng thay đổi bản thân chứ không nên chìm vào những suy nghĩ tiêu cực.

Người trong cơn say rượu, say thuốc không thể làm chủ bản thân nên có thể gây ra những hậu quả khiến bản thân phải hối hận. Việc say xỉn cũng làm tăng tỷ lệ xuất hiện ảo giác và những suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh hành động nông nổi, với hy vọng thoát khỏi đau khổ và dằn vặt đang phải chịu đựng. Hậu quả tồi tệ nhất là vô tình té ngã, hoặc cố tình tự tử.

Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng người bệnh, trầm cảm trước và sau hôn nhân còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Việc thay đổi thói quen ăn uống và nghỉ ngơi khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có sức sống, tăng cân hoặc sụt cân nhanh chóng, khó giữ được tỉnh táo, đau đầu, đau lưng, nhức mỏi toàn thân và nhiều ảnh hưởng khác.

Đặc biệt, ham muốn tình dục ở cả nam và nữ đều giảm mạnh trong giai đoạn trầm cảm. Bạn sẽ không có hứng thú với việc thể hiện tình cảm, hay cùng người ấy đắm chìm trong những phút giây lãng mạn. Quá trình sinh hoạt vợ chồng cũng gặp nhiều rắc rối do những ảnh hưởng của trầm cảm tác động lên chức năng của cơ quan sinh sản.

Cách ngăn chặn tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân

Trầm cảm trước và sau hôn nhân có thể được ngăn chặn nếu cả hai bên tìm được tiếng nói chung và hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Ngoài trừ những nguyên nhân bất khả kháng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm trước hôn nhân và sau hôn nhân mà bạn có thể chủ động né tránh. Bằng cách giữ cho bản thân một cái đầu lạnh, suy nghĩ tích cực và không ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc, bạn có thể giữ cho tình thần thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Cùng nhau lên kế hoạch cho đám cưới

Chuẩn bị cho đám cưới là trách nhiệm của cả hai người chứ không phải một bên. Vì thế hai vợ chồng cần ngồi lại với nhau để phân công công việc hợp lý. Mỗi người đảm nhiệm một việc và nên thường xuyên bàn bạc, lên ý tưởng để đám cưới đáp ứng được kỳ vọng của cả đôi bên. Cả hai có thể cùng nhau tạo nên một đám cưới vui vẻ, đơn giản hay sang trọng, đẳng cấp mang đậm dấu ấn cá nhân.

Khi tổ chức tiệc, cả hai nên cân nhắc chi tiêu hợp lý để không gây thêm khoản nợ không cần thiết sau đám cưới. Nhiều cặp vợ chồng bị trầm cảm nặng nề sau khi kết hôn vì phải gánh khoản nợ khổng lồ do đã “quá tay” trong việc tổ chức hôn lễ. Cả hai nên lên kế hoạch tổ chức hôn lễ từ sớm, và chuẩn bị dần mọi thứ để giảm áp lực, có thời gian tìm hiểu và chỉnh sửa hôn lễ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Cả hai vợ chồng cần chung tay thiết kế và chuẩn bị cho đám cưới, chứ không phải là trách nhiệm riêng của bất cứ bên nào.

Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức, cả hai có thể phát sinh mâu thuẫn về ý tưởng và cách thực hiện. Nhưng hãy nhớ rằng lễ cưới này quan trọng với cả hai ra sao, và mục đích chung vẫn là tạo nên một này khó quên. Hãy cùng nhau ngồi lại để đưa ra hướng giải quyết thay vì buộc đối phương phải nhường nhịn bản thân. Những bất hòa nảy sinh trong giai đoạn này có thể khiến cả hai nghĩ lại về cuộc hôn nhân sắp tới, vì thế hãy bình tĩnh để nhìn nhận sự việc tốt hơn.

Trao đổi thẳng thắn với vợ/chồng của bạn

Việc tôn trọng người bạn đời của mình và thẳng thắn bày tỏ quan điểm của bản thân về hôn nhân và cuộc sống sau hôn nhân là mấu chốt để xây dựng một tình cảm bền vững, vì cả hai đều bình đẳng trong mối quan hệ này. Việc che giấu cảm xúc thật và có ý nghĩ hy sinh mọi thứ vì người yêu chỉ khiến mối quan hệ của cả hai ngày càng xa cách, và bạn cũng dễ rơi vào tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân vì không có người thấu hiểu và chia sẻ.

Những lo lắng trước ngày cưới, áp lực công việc, áp lực gia đình, những ám ảnh và tổn thương bạn phải chịu đựng,… đều là những thứ chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Nếu những nguồn năng lượng tiêu cực ấy không được phát tiết ra ngoài thì rất dễ gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài. Chắc chắn nếu nửa kia thật sự yêu thương bạn, họ sẽ mong muốn bạn nói lên suy nghĩ thật để chia sẻ và cùng bạn vượt qua khó khăn trước mắt.

Bên cạnh đó, có lẽ vợ/chồng của bạn cũng có nhưng lo lắng tương tự nhưng họ không bộc lộ ra vào, việc bạn chủ động thể hiện thái độ có thể khiến người kia cảm thấy thoải mái và tự tin hơn để bày tỏ quan điểm thật sự của mình. Trao đổi thẳng thắn có thể giúp bạn biết người kia đang nghĩ gì, đang cảm thấy thế nào để tránh những hiểu lầm không đáng có. Đây cũng là cơ hội để hai bạn nhìn nhận lại tình cảm của bản thân trước khi quá trễ.

Chấp nhận và nhìn thẳng vào sự thật

Vấn đề trầm cảm trước và sau hôn nhân thường gặp ở những cặp vợ chồng trẻ nhiều hơn là vì họ còn ít kinh nghiệm đối phó với áp lực, thường trốn tránh khó khăn, và không có cái nhìn toàn diện về những vấn đề trong cuộc sống. Việc chấp nhận những khó khăn có thể xảy đến, và tìm cách vượt qua nó thay vì trốn tránh không phải là điều ai cũng có thể làm được, đặc biệt là với những cặp đôi còn quá trẻ chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình.

trầm cảm trước và sau hôn nhân
Trao đổi với vợ/chồng của bạn, hoặc tâm sự với một người mà bạn tin tưởng có thể giúp giảm áp lực và khiến suy nghĩ của bạn thông suốt hơn.

Chính vì thế, lời khuyên cho bạn để tránh tình trạng trầm cảm mùa cưới và sau hôn nhân là hãy kết hôn với người mà bạn thật sự yêu và tin tưởng, không nên hấp tấp vội vàng khi cả hai chưa tìm hiểu cẩn thận và chưa có tình cảm sâu đậm. Hai bên cần chuẩn bị sẵn sàng về vấn đề kinh tế, tìm hiểu rõ ràng về gia đình đối phương, cũng như chuẩn bị tâm lý thật kỹ cho những vấn đề cần đối mặt trong đời sống hôn nhân.

Bạn có thể gặp chút rắc rối trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, nửa kia dần bộc lộ một vài tính xấu mà bạn không thích, công việc gia đình và công việc cá nhân khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên thay vì trốn tránh và bực bội với mọi thứ, bạn nên tìm cách giải quyết như nói chuyện thẳng thắn với nửa kia để tìm cách làm dịu mối quan hệ với mẹ chồng, chấp nhận nhìn thẳng vào tính xấu của đôi bên để cả hai cùng cải thiện, hoặc dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để bổ sung năng lượng.

Bạn cũng có thể tìm lời khuyên từ một người mà bản thân tin tưởng như người thân hay bạn bè. Người xưa có câu người ngoài cuộc thì sáng suốt, kẻ trong cuộc thì u mê. Có lúc những vấn đề khiến bạn cảm thấy khủng hoảng và bất an không tồi tệ như bạn nghĩ, quan trọng là bạn có thể suy nghĩ thông suốt và thoát khỏi những muộn phiền đó hay không. Nếu có thể, hãy bỏ bớt những công việc dư thừa và giành thời gian ngủ, thư giãn, tập thể dục,… nhiều hơn để trí óc và tinh thần được minh mẫn.

Dù là trước hay sau khi cưới, hai vợ chồng cũng nên dành nhiều thời gian cho nhau để đối phương không cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi trong chính căn nhà của mình. Cả hai nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn cùng nhau nhiều hơn, cùng nuôi một con thú cưng, hoặc đưa ra quy định cuối tuần phải ra ngoài cùng nhau một lần để hâm nóng tình cảm

Làm sao để khắc phục tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân?

Nếu không thể ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, chúng ta chỉ có thể tìm cách khắc phục tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân thông qua các biện pháp tâm lý, hóa dược và xây dựng cuộc sống lành mạnh hơn. Bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý để cải thiện tâm trạng và giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn về mọi thứ xung quanh, từ đó giảm nhẹ ảnh hưởng của trầm cảm đến người bệnh.

tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân
Việc chăm sóc y tế và tư vấn tâm lý có thể giúp những người trầm cảm thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, hướng đến điều tốt đẹp hơn.

Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp những vấn để về sức khỏe và tinh thần thì đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Một số người cho rằng những lo lắng và cảm giác mệt mỏi sẽ nhanh chóng qua đi, và bản thân họ cũng không muốn chấp nhận mình đang gặp vấn đề về sức khỏe. Việc che giấu và tự lừa dối bản thân chỉ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Trầm cảm hiện nay không còn là một căn bệnh hiếm gặp hay cần che giấu.

  • Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu là biện pháp đầu tiên cần làm để hỗ trợ người trầm cảm vượt qua những vấn đề tâm lý, thứ đang ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hằng ngày. Thông qua cuộc trò chuyện và những phương pháp đặc biệt, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giải tỏa những khúc mắc trong lòng, thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, học cách chấp nhận những vấn đề đang gặp phải và tìm hướng khắc phục.
  • Hóa dược trị liệu: Tư vấn tâm lý kết hợp với dùng thuốc mang đến tác dụng tốt hơn cho quá trình điều trị trầm cảm. Khi dùng thuốc thì cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng liều lượng và thời gian quy định. Bệnh nhân không được tự ý đổ thuốc hay cắt thuốc vì có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc điều trị trầm cảm có thể gây nên một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, chán ăn,… và những triệu chứng này sẽ biến mất nhanh chóng sau một thời gian. Nếu tình trạng này chuyển biến xấu thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh hai phương pháp kể trên, người bệnh cũng có nhiều cách khác để cải thiện tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân.

  • Dành thời gian bên bạn bè, gia đình để không suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề tiêu cực
  • Chú ý chăm sóc bản thân nhiều hơn, dành thời gian vui chơi và thư giãn
  • Nuôi thú cưng, hoặc trồng một chậu cây và chăm sóc chúng thật cẩn thận
  • Trò chuyện, tâm sự với người mà bạn tin tưởng để nghe lời khuyên về lễ cưới và những vấn đề sau hôn nhân
  • Thẳng thắn trao đổi cùng bạn đời về những điều bạn lo sợ, bất an và cả hai cùng nhau đưa ra hướng giải quyết
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, ngủ sớm dậy sớm và tập thể dục đều đặn
  • Học cách hít thở để giữ sự bình tĩnh trong mọi vấn đề
  • Dành thời gian tham gia những hoạt động, hội thảo liên quan đến những vấn đề tiền hôn nhân và hậu hôn nhân
trầm cảm tiền và hậu hôn nhân
Suy nghĩ tích cực, thay đổi thói quen sống và chia sẻ nhiều hơn với bạn đời có thể giúp bạn hạn chế những tác động của trầm cảm lên cơ thể và tinh thần.

Trầm cảm trước và sau hôn nhân thật sự là một vấn đề cần lưu tâm, nhất là ở những cặp đôi kết hôn vội, kết hôn sớm, hoặc kết hôn theo ý muốn của cha mẹ mà chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống sau hôn nhân. Nhiều người chính vì sống dựa dẫm vào cha mẹ quá lâu, nên không có kỹ năng tự chăm sóc bản thân và giải quyết vấn đề. Do đó họ thưởng cảm thấy trầm cảm vì hôn nhân có nhiều điều cần giải quyết và đối mặt.

Tình trạng trầm cảm trước và sau hôn nhân xảy ra ở hai hai giới, và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, trầm cảm thường bắt gặp ở phái nữ nhiều hơn, vì những định kiến của xã hội áp đặt lên người phụ nữ về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ còn quá nặng nề. Để ngăn chặn hoặc vượt qua cơn trầm cảm, người bệnh cần suy nghĩ cẩn thận hơn về quyết định kết hôn, và chỉ nên làm đám cưới khi cả hai đã sẵn sàng cùng nhau đối mặt với những khó khăn trong hôn nhân.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cai nghiện game online
9 Cách cai nghiện game online hiệu quả cho giới trẻ hiện nay

Làm sao cai nghiện game online cho giới trẻ đạt hiệu quả là điều được nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ...

Chứng cuồng loạn Hysteria là gì? Bạn biết gì về hội chứng này?

Chứng cuồng loạn Hysteria thường khởi phát ở những người có nhân cách yếu, trẻ em được nuông chiều, bảo bọc quá mức. Hội chứng...

Clomipramine là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý

Clomipramine là loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần tốt, thích hợp dùng cho bệnh nhân trầm cảm nổi trội với khí...

Người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?
Người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?

Cà phê là một thức uống quen thuộc không thể thiếu mỗi ngày với rất nhiều người để duy trì sự tỉnh táo, tập trung,...

Kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người & 2 năm thành lập Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp