Trầm cảm theo mùa (SAD): Nguyên nhân, nhận biết và khắc phục

Trần cảm theo mùa SAD (Seasonal Affective Disorder) hay rối loạn cảm xúc theo mùa là tình trạng trầm cảm đặc biệt, vì nó chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian nhất định trong năm. Nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm theo mùa không xuất phát từ tổn thương tâm lý, hay những áp lực trong cuộc sống như trầm cảm bình thường. Trầm cảm theo mùa xảy ra do sự thay đổi về lượng ánh sáng khi chuyển mùa.

Trầm cảm theo mùa SAD là gì?

Đặc trưng của rối loạn cảm xúc theo mùa là tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, thường bắt đầu và kết thúc trong cùng một thời điểm vào mỗi năm. Tình trạng trầm cảm theo mùa dạng nhẹ có thể giảm dần vào giai đoạn cuối mùa, và thường tự khỏi khi chuyển mùa. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và diễn biến theo hướng phức tạp thì cần sự can thiệp của các liệu pháp tâm lý.

trầm cảm theo mùa sad
Rối loạn cảm xúc theo mùa phổ biến ở người trẻ, và thường xảy ra vào mùa đông lạnh giá ít ánh nắng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khác với trầm cảm, trầm cảm theo mùa SAD xuất phát từ sự thay đổi cường độ và mức độ chiếu sáng của mặt trời vào các mùa trong năm. Cụ thể thì chúng ta dễ mắc trầm cảm theo mùa từ đầu thu đến cuối đông, và mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi vào xuân. Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng này diễn ra vào đầu xuân, kéo dài suốt giai đoạn xuân hè và kết thúc vào đầu thu.

Mùa thu và mùa đông có thời tiết mát mẻ và trời ít nắng, trong khi mùa xuân và mùa hè thời tiết nóng nực do được chiếu sáng nhiều hơn. Trầm cảm theo mùa thường xảy ra vào mùa thu đông là do tình trạng thiếu sáng. Việc ngày ngắn đêm dài, cũng như thời tiết thiếu sáng ảnh hưởng đến một số hoạt động của não, dẫn đến tình trạng trầm cảm. Khi vào giai đoạn xuân hè, vấn đề thiếu sáng không còn nữa nên người bệnh nhanh chóng trở lại bình thường.

Trầm cảm theo mùa kéo theo sự mệt mỏi, cảm giác buồn ngủ, chán nản với mọi thứ xung quanh, cùng sự thay đổi thói quen ăn uống. Người bệnh sẽ cảm thấy sự bất ổn rõ rệt bên trong cơ thể so với bình thường. Một số người trầm cảm do thiếu sáng, số khác lại trầm cảm do được chiếu sáng quá nhiều.

Biểu hiện của trầm cảm theo mùa SAD

Trầm cảm theo mùa có hai dạng là “trầm cảm mùa đông” và “trầm cảm mùa hè”, trong đó trầm cảm mùa đông phổ biến hơn. Trầm cảm mùa đông bắt đầu vào cuối thu và giảm bớt vào đầu hè. Trầm cảm mùa hè thì bắt đầu vào cuối xuân và giảm bớt vào đầu thu. Cũng giống như tình trạng trầm cảm bình thường, trầm cảm theo mùa khiến người bệnh uể oải, mệt mỏi, mất sức sống. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của trầm cảm theo mùa SAD mà chúng ta cần lưu ý.

  • Cám giác mệt mỏi, uể oải, không có hứng thú với mọi thứ xung quanh do thiếu năng lượng.
  • Khó tập trung vào công việc, học tập và các hoạt động thường ngày
  • Cảm xúc lo lắng, buồn bã, thấp thỏm đột nhiên xuất hiện
  • Luôn cảm thấy tuyệt vọng, có những suy nghĩ tiêu cực và bi quan vào cuộc sống.
  • Khó giữ được bình tĩnh, dễ kích động và thường xuyên khóc
  • Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do hệ thống miễn dịch yếu
  • Sức khỏe suy giảm do tinh thần không ổn định, chất lượng giấc ngủ thấp và nhiều nguyên nhân khác.
  • Cảm thấy chỉ muốn ở một mình, không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với bất cứ ai
trầm cảm theo mùa sad
Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy chán nản, dễ bỏ cuộc, thiếu sức sống và hạn chế giao tiếp với mọi người.
  • Người mắc SAD mùa đông thường ngủ nhiều, ngủ ngày, luôn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi
  • Người mắc SAD mùa hè thường khó ngủ, ngủ không sâu, có thể giật mình giữa đêm, dậy sớm và luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Khẩu vị và chế độ ăn thay đổi, thích đồ ngọt và thực phẩm có nhiều đường
  • Biếng ăn hoặc thèm ăn mất kiểm soát tùy vào từng đối tượng
  • Mất hứng thú với những thú vui và yêu thích hằng ngày
  • Mất hứng thú tình dục
  • Một số vấn đề về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra tùy đối tượng

Đây là những triệu chứng điển hình và thường thấy nhất của bệnh trầm cảm theo mùa SAD. Triệu chứng bệnh có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào từng trường hợp cụ thể, và có sự khác biệt tùy từng đối tượng. Một số người mắc chứng này có thể mang những biểu hiện khác ngoài những triệu chứng nêu trên, vì thế người bệnh cũng khó nhận ra hơn.

Các triệu chứng SAD thường biến mất khi chuyển mùa và quay trở lại vào cùng thời điểm vào năm sau. Nếu nhận thấy những tình trạng như trên xảy ra với bản thân, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán chính xác. Rối loạn cảm xúc theo mùa phổ biến ở phụ nữ và người trẻ tuổi hơn, và mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần cùng sinh hoạt hằng ngày của đối tượng mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm theo mùa

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trầm cảm theo mùa là sự thay đổi mức độ và cường độ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên chúng ta cũng cần xét đến một số yếu tố khác góp phần ảnh hưởng, cũng như làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa như:

  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân từng bị trầm cảm hoặc trầm cảm theo mùa, tỉ lệ bạn mắc chứng trầm cảm này là rất cao. Đặc biệt nếu mối quan hệ càng gần thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Gen di truyền là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến những căn bệnh liên quan đến não bộ và thần kinh, và cũng là nguyên nhân gây bệnh khó tránh nhất.
  • Vị trí địa lý: Đa số những trường hợp trầm cảm theo mùa sống tại khu vực có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Ví dụ như những khu vực xa xích đạo, những nước châu Âu, hay những nơi hẻo lánh có nhiệt độ thấp quanh năm. Những khu vực này có khí hậu lạnh, ít nắng nóng, mùa đông dài còn mùa hè ngắn, kết hợp với ngày ngắn đêm dài khiến lượng ánh sáng mặt trời được cơ thể hấp thu là rất ít ỏi. Đây cũng là lý do khiến du học sinh, nhất là du học sinh từ những nước châu Á, dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa trong thời gian du học tại các nước châu Âu. Ngoài ra, việc đồng hồ sinh học bị xáo trộn và sự cô đơn nơi đất khách cũng dễ khiến các em rơi vào trang thái rối loạn cảm xúc.
trầm cảm theo mùa sad
Việc lựa chọn nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm theo mùa của bệnh nhân.
  • Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Loại vitamin này có thể giúp tăng cường hoạt động não bộ, chống loãng xương, tăng cường lượng serotonin trong cơ thể và giúp ổn định tâm trạng
  • Thiếu ánh sáng mặt trời: Thời tiết âm u, lạnh lẽo, thiếu ánh sáng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, gây cảm giác buồn ngủ và thiếu sức sống. Đó là lý do chúng ta thường cảm thấy uể oải và thích ngủ nhiều hơn vào mùa đông. Giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra là do lượng và cường độ ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng đến các hormone trong não. Ví dụ lượng serotonin giúp duy trì trạng thái tỉnh táo cùng sự tập trung giảm đi vào những tháng mùa thu và đông do thiếu nắng. Sự thiếu hụt serotonin có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm theo mùa.
  • Độ tuổi: Trầm cảm là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rối loạn cảm xúc theo mùa thường gặp ở người trẻ và người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. Những yếu tố và hormone và thời tiết dễ ảnh hưởng đến người trẻ hơn so với trẻ nhỏ và người già.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì đặc thù nghề nghiệp, hoặc những áp lực công việc trong những khoảng thời gian nhất định trong năm cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa. Vấn đề thiếu ánh sáng, cộng thêm áp lực công việc và những suy nghĩ nặng nề khiến tình trạng trầm cảm theo mùa SAD dễ xảy ra, và ngày càng nghiêm trọng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hậu quả của trầm cảm theo mùa SAD

Trên lý thuyết thì tình trạng trầm cảm theo mùa xảy ra định kỳ hằng năm, và sẽ biến mất khi chuyển mùa. Một số người cho rằng căn bệnh này nhanh chóng đến rồi đi nên không nghiêm trọng, và không cần quan tâm quá nhiều vì bệnh có thể tự khỏi. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Thực tế thì trầm cảm theo mùa SAD gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, và có thể dẫn đến tự sát nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Trầm càm theo mùa tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có tính chu kỳ, hiện tượng này lặp đi lặp lại hàng năm và có thể ngày càng nặng hơn ở một số trường hợp mắc bệnh. So với trầm cảm bình thường thì trầm cảm theo mùa có nguy cơ tái phát cao hơn, vì thế người bệnh không được phép chủ quan nếu không muốn bệnh diễn biến nghiêm trọng và để lại những hậu quả nặng nề.

Năng suất học tập và làm việc giảm sút

Hậu quả dễ nhận thấy nhất của vấn đề trầm cảm theo mùa là năng suất lao động giảm rõ rệt. Trầm cảm khiến người bệnh khó tập trung, trí nhớ giảm sút và thường cảm thấy mệt mỏi thiếu sức sống. Vì thế dù là trong công việc hay học tập, người trầm cảm thường mắc nhiều sai sót từ nhỏ đến lớn, không thể tối ưu hóa thời gian làm việc dẫn đến tiến độ công việc trì trệ, không thể đạt đến trạng thái tốt nhất.

trầm cảm theo mùa sad
Sự chán nản, mất tập trung và cảm giác vô lực mà trầm cảm mang đến khiến năng suất trong công việc và học tập giảm rõ rệt.

Ngoài ra những suy nghĩ tiêu cực cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm việc. Người bệnh sẽ cảm thấy nhanh chán nản, dễ bỏ cuộc, và khó giữ bình tĩnh khi đối mặt với những tình huống bất ngờ. Suy nghĩ tiêu cực cũng khiến người bệnh nhìn nhận vấn đề một cách lệch lạc, ảnh hưởng đến khả năng phán đoán. Càng cố gắng suy nghĩ và làm việc thì ngươi bệnh càng cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng, dẫn đến những hành động nóng nảy khó kiểm soát.

Tự cô lập và xa lánh mọi người

Thời tiết âm u và lạnh lẽo khiến chúng ta hạn chế ra ngoài, cũng như ít tiếp xúc với những người xung quanh hơn. Đối với người mắc trầm cảm theo mùa SAD thì tình trạng này lại càng tồi tệ hơn. Người bệnh có xu hướng tự cô lập bản thân, thích ở nhà một mình, từ chối tất cả những lời mời gọi, và thường chìm vào thế giới riêng. Tình trạng từ chối giao tiếp và tự cô lập bản thân có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.

Đặc biệt là với những du học sinh, hay người lao động đang học tập và làm việc tại nước ngoài, tình trạng tự cô lập lại càng trầm trọng hơn. Việc sống một mình tại nơi đất khách trong mùa đông lạnh giá dễ khiến những người Việt ở nước ngoài mắc chứng trầm cảm theo mùa vì cô đơn, mệt mỏi mà không có người tâm sự.

Người bệnh sẽ dần cảm thấy mệt mỏi, không tập trung dẫn đến tăng suất làm việc giảm. Từ đó người trầm cảm theo mùa ngày càng chán ghét bản thân, thích ở một mình và hạn chế giao tiếp với những người xung quanh. Một số người có tính tình hiền lành, nhút nhát cũng khó kết bạn và duy trì những mối quan hệ thân thiết. Chính vì không nhận được sự quan tâm cần thiết, tinh thần của họ có thể ngày càng bất ổn dẫn đến việc suy nghĩ tiêu cực và có những hành vi làm hại đến bản thân.

Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng rượu bia, chất kích thích và chất cấm để vực dậy tinh thần là hành vi không hiếm gặp ở những người trầm cảm. Những chất kích thích này tạo nên cảm giác hưng phấn, sảng khoái tức thì, giúp người bệnh quên đi cảm giác khó chịu và đau khổ đang phải chịu đựng.

Tuy nhiên cảm giác này không tồn tại lâu và khi tỉnh táo, tình trạng trầm cảm của người bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, và rồi họ lại tìm đến bia rượu như một cách giải thoát. Tình trạng này giống như một vòng tuần hoàn khép kín không bao giờ dừng lại. Người bệnh sẽ trượt dài trong những cảm xúc tiêu cực mà không thể thoát khỏi.

trầm cảm theo mùa sad
Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích,… khiến tình trạng người bệnh ngày càng tệ hơn, và rất dễ dẫn đến những hành vi mất kiểm soát.

Ngoài ra việc lạm dụng chất kích thích còn có thể gây nên tình trạng sốc thuốc gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh trong cơn say rượu và say thuốc thường không kiểm soát được bản thân, có thể có những hành vị sai lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng của bản thân cùng những người xung quanh.

Rối loạn ăn uống

Trầm cảm theo mùa khiến người bệnh có triệu chứng biếng ăn hoặc thèm ăn bất thường, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Việc biếng ăn kéo dài làm suy nhược cơ thể do không được cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình hoạt động. Thèm ăn mất kiểm soát gây rối loạn tiêu hóa, béo phì, và ảnh hưởng đến hoạt động của những cơ quan khác. Rối loạn ăn uống cũng ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Có suy nghĩ và hành vi tự sát

Tình trạng cạn kiệt năng lượng và trầm uất kéo dài khiến người bệnh nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, từ đó dẫn đến hành động tự tổn hại bản thân như rạch tay hay nghiêm trọng hơn là tự tử. Tuy trầm cảm theo mùa SAD chỉ diễn ra trong một thời gian không quá dài, nhưng căn bệnh này vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống và tinh thần người bệnh. Đặc biệt là người trầm cảm nặng thì càng khó thoát khỏi cảm giác tiêu cực.

Tự sát là hậu quả nghiêm trọng nhất mà trầm cảm theo mùa mang đến cho người bệnh. Không phải bất cứ ai trầm cảm đều tự sát, nhưng tỉ lệ người tự sát do trầm cảm đang ở mức báo động. Ví dụ này chứng tỏ rằng căn bệnh trầm cảm, hay trầm cảm theo mùa, đang ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến cộng đồng nếu không có phương pháp xử lý và can thiệp phù hợp.

Phương pháp khắc phục chứng trầm cảm theo mùa SAD

Trầm cảm theo mùa cần được phát hiện và khắc phục sớm nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe người bệnh. Vì tình trạng SAD có tính chu kỳ nên tỷ lệ bệnh tái phát là rất cao, vì thế bệnh nhân cần tích cực thực hiện và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái phát bệnh.

trầm cảm theo mùa sad
Thường xuyên ra ngoài hưởng thụ ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt với tình trạng trầm cảm của bạn.

Hiện nay một số biện pháp như quang trị liệu, tâm lý trị liệu và hóa dược trị liệu mang đến nhiều kết quả tích cực cho quá trình điều trị trầm cảm nên được sử dụng hết sức phổ biến. Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng trầm cảm của người bệnh, sau đó lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp nhằm mang đến kết quả điều trị tốt nhất. Độ hiệu quả của mỗi phương pháp tùy vào tình hình bệnh và khả năng thích ứng của mỗi bệnh nhân.

Quang trị liệu

Trầm cảm theo mùa có hai dạng là “trầm cảm mùa đông” và “trầm cảm mùa hè”. Do đó phương pháp khắc phục tình trạng này bằng liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) cũng khác nhau tùy vào từng đối tượng.

Bác sĩ có thể khuyên người bệnh hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (trường hợp trầm cảm mùa hè) bằng cách hạn chế ra đường vào lúc nắng gắt, dùng những loại rèm che ánh sáng để hạn chế ánh sáng chiếu vào nhà, hay một số biện pháp khác giúp người bệnh ngăn chặn việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Trường hợp trầm cảm theo mùa phổ biến hơn là trầm cảm mùa đông, xảy ra khi cơ thể ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến người bệnh chán nản, mệt mời và dễ có những cảm xúc tiêu cực. Lời khuyên cho người trầm cảm mùa đông là nên chọn sống ở nơi có mùa đông ngắn, những khu vực được chiếu sáng nhiều, hoặc dành nhiều thời gian đi dạo bên ngoài để hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Bên cạnh ánh sáng tự nhiên, các nhà khoa học cũng phát minh ra loại đèn có ánh sáng nhân tạo chuyên dùng cho bệnh nhân trầm cảm theo mùa. Loại đèn này sẽ phát ra ánh sáng trắng với cường độ cao (10.000 lux) thay cho ánh sáng mặt trời để giúp giảm nhẹ những triệu chứng trầm cảm.

Ban đầu, người bệnh sẽ được yêu cầu ngồi dưới ánh sáng trắng này trong khoảng 10-15 phút hằng ngày theo thời gian cố định. Sau khi đã quen thì thời gian được tăng dần, và thời gian dài nhất được khuyến nghị là từ 30-45 phút một ngày. Liệu pháp ánh sáng thật sự mang đến nhiều kết quả khả quan cho quá trình điều trị thay cho việc dùng thuốc hoặc một số liệu pháp tâm lý.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp lâu đời và căn bản nhất trong điều trị trầm cảm theo mùa. Mục đích của phương pháp này là thông qua quá trình giao tiếp, bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và làm nhẹ những triệu chứng của bệnh. Tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh tháo gỡ khúc mắc và đối diện với những vấn đề bản thân đang gặp phải.

trầm cảm theo mùa sad
Những cuộc trò chuyện cùng bác sĩ tâm lý có thể giúp người bệnh giải tỏa sự căng thẳng, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và khúc mắc trong lòng.

Ưu điểm của tâm lý trị liệu so với hóa dược trị liệu là người bệnh không cần đối diện với những ảnh hưởng xấu mà thuốc có thể mang tới. Việc sử dụng thuốc tuy có tác dụng nhanh, nhưng luôn tồn tại những nguy hiểm không thể lường trước với người bệnh, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Tâm lý trị liệu nếu được thực hiện đúng cách có thể hạn chế việc tái phát bệnh.

Tâm lý trị liệu có tác dụng hữu hiệu nhất với người trầm cảm theo mùa mức độ nhẹ, vì lúc này tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh chưa quá nghiêm trọng. Việc trị liệu tâm lý từ sớm có thể cải thiện tình hình trầm cảm, cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh về sau. Tuy nhiên với người trầm cảm dạng nặng, tâm lý trị liệu không đủ sức giúp người bệnh vượt qua những triệu chứng nghiêm trọng, mà cần kết hợp cùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hóa dược trị liệu

Hóa dược trị liệu có tác dụng tốt với những bệnh nhân trầm cảm nặng, có nguy cơ tái phát bệnh cao. Hiện nay những loại thuốc hỗ trợ điều trị trầm cảm loại mới như SSRIs hay SNRIs đã được nghiên cứu và tối ưu tác dụng hơn so với thuốc chống trầm cảm ba vòng loại cũ. Thuốc chống trầm cảm loại mới đã được giảm thiểu những tác dụng phụ có hại, ít gây tình trạng dị ứng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Việc dùng thuốc chống trầm cảm để hỗ trợ quá trình trị liệu cần được sự chấp nhận của bác sĩ. Ngoài ra liều lượng thuốc, cách dùng và thời gian uống cũng cần tuân thủ đúng yêu cầu. Bất cứ những sai sót nào trong quá trình dùng thuốc như tự ý thay đổi liều lượng, sử dụng những  loại thuốc chưa được cho phép, hay kéo dài thời gian dùng thuốc đều mang đến những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Một số phương pháp hỗ trợ trị liệu tại nhà

Bên canh những phương pháp trị liệu trên, người mắc chứng trầm cảm theo mùa cũng cần có những các để vực dậy tinh thần, giải phóng cảm xúc và giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Muốn hiệu quả trị liệu đạt được kết quả tốt nhất thì sự cố gắng phải đến từ cả hai phía, bác sĩ và người bệnh. Nếu người bệnh không thể tự mình cố gắng thì mọi phương pháp đều vô dụng.

trầm cảm theo mùa sad
Hưởng thụ ánh sáng mặt trời và thường xuyên tập thể dục có thể giảm bớt những triệu chứng của trầm cảm theo mùa.

Người bệnh trầm cảm theo mùa SAD càng ở một mình, càng cô lập bản thân với mọi người thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Vì thế bạn nên tìm người thân, bạn bè, người quen hay một ai đó tin tưởng để tâm sự, hoặc chỉ đơn giản là nói chuyện vu vơ để giảm bớt những nguồn năng lượng tiêu cực đang vây lấy bản thân. Chia sẻ và mở lòng với mọi người mang đến những tác dụng tích cực cho tình trạng bệnh.

Việc ru rú trong nhà chỉ khiến sự chán nản và tiêu cực của bạn ngày càng tồi tệ hơn, thay vào đó bạn có thể tập thể dục, học yoga, đi dạo, xem phim, tham gia các hoạt động cộng đồng, nuôi thú cưng,… Những hoạt động này làm bạn bận rộn hơn, và giúp bạn quên đi những suy nghĩ tiêu cực. Việc giúp đỡ mọi người hay nuôi thú cưng cũng giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và yêu đời hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống nhằm bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thiết kế chế độ ăn uống hợp lý để bữa ăn cân bằng dưỡng chất. Tránh xa chất kích thích, thuốc lá hay rượu bia để giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo. Đây là những điều người mắc rối loạn cản xúc theo mùa nên thực hiện nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tinh thân minh mẫn và nâng cao hệ thống miễn dịch để hạn chế triệu chứng bệnh.

Quá trình điều trị bệnh trầm cảm theo mùa rất cần sự phối hợp của bệnh nhân. Người bệnh nên thả lỏng đầu óc, có cái nhìn tích cực về cuộc sống, cũng như học cách điều chỉnh tâm trạng đế chống lại cảm xúc tiêu cực. Quá trình vượt qua cảm giác tự ti, đau khổ, chán nản cùng ý nghĩ tự phí hoài bản thân không hể dễ dàng, và cần sự nỗ lực rất lớn từ cả người bệnh và bác sĩ điều trị.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc
Giải Mã Hội Chứng Rối Loạn Hỗn Hợp Hành Vi Và Cảm Xúc

Rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc chính là hệ quả của những áp lực, căng thẳng tâm lý kéo dài; lạm dụng...

Rối Loạn Hoảng Sợ Là Gì? Biểu hiện, Chẩn đoán và Điều trị

Rối loạn hoảng sợ là một rối loạn tâm thần khá phổ biến với tỷ lệ 1.6% dân số. Biểu hiện đặc trưng là các...

Hội Chứng Rối Loạn Giả Bệnh là gì? Làm thế nào để nhận biết?

Rối loạn giả bệnh là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Người mắc chứng bệnh này thường tự gây bệnh bằng các hành...

Người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?
Người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?

Cà phê là một thức uống quen thuộc không thể thiếu mỗi ngày với rất nhiều người để duy trì sự tỉnh táo, tập trung,...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh