Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân, Tác hại và Cách vượt qua

Nỗi sợ bị chỉ trích có thể khiến con người trở nên nhút nhát, mất tự tin, giảm chất lượng học tập và công việc do bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những nguồn năng lượng tiêu cực. Bản chất của việc chỉ trích không phải là điều xấu, nhưng chính hành động chỉ trích một cách tiêu cực dành cho người khác đã khiến những người bị chỉ trích trở nên lo sợ và ám ảnh.

Nỗi sợ bị chỉ trích là gì?

Nỗi sợ bị chỉ trích là cảm giác bình thường của mọi người vì chắc chắn, không ai thích bị người khác chê trách và phê bình, dù là ở nơi riêng tư hay nơi công cộng. Một số người có thể vượt qua cảm xúc này nhanh chóng, và chúng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng hay hoạt động bình thường của người bị chỉ trích.

nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ bị chỉ trích là vấn đề tâm lý thường thấy, nhưng với nhiều người, nỗi sợ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và cuộc sống.

Tuy nhiên với nhiều người, nỗi sợ bị chỉ trích lớn đến mức khiến họ cảm thấy nhục nhã, mất tự tin, ngày càng nhút nhát, sợ sệt và không còn niềm tin vào cuộc sống. Càng sợ hãi việc bị chỉ trích, họ càng làm sai nhiều hơn, càng nhút nhát, thụ động, không dám thể hiện hay bảo vệ quan điểm, và không dám thể hiện sự khác biệt, đổi mới.

Trên thực tế, chỉ trích nhằm chỉ ra lỗi sai của con người hay sự việc để tạo áp lực, và giúp những vấn đề tiêu cực cải thiện theo chiều hướng tốt hơn là điều nên làm. Theo các nghiên cứu, việc tiếp nhận những mặt tích cực trong lời chỉ trích có thể giúp chúng ta cố gắng nhiều hơn, và luyện tập khả năng chống chọi với những nhận định trái chiều.

Một số người nhận thức rõ được ưu nhược điểm của bản thân, biết mình cần gì và muốn gì nên không quan tâm đến việc bị chì trích. Tuy nhiên với nhiều người, nỗi sợ bị chỉ trích có tác động rất tiêu cực đến suy nghĩ và cảm nhận của họ. Vấn đề này có thể xuất phát từ tính cách của người bị ảnh hưởng, hoặc cách chỉ trích quá tiêu cực và không có tính xây dựng.

Nỗi sợ bị chỉ trích khiến chúng ta cảm thấy lo âu, hốt hoảng, ám ảnh và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nỗi sợ này ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, cả đàn ông và phụ nữ, không phân biệt tôn giáo hay sắc tộc. Tuy nhiên phụ nữ và trẻ em thường bị ảnh hưởng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn.

Nỗi sợ này không xuất hiện một cách đột ngột, mà là cả một quá trình tích lũy những cảm xúc tiêu cực từ việc bị chỉ trích. Người bị ảnh hưởng giống như những chú chim sợ cành cong, lo lắng quá nhiều đến ánh mắt và nhận xét của những người xung quanh. Họ không có dũng khí phản kháng, phản biện và thể hiện quan điểm của mình.

Nếu người bị chỉ trích không thể thay đổi suy nghĩ, và tự mình thoát ra khỏi những chỉ trích tiêu cực và vô lý, sức khỏe thể chất và tinh thần của họ đều bị ảnh hưởng rất lớn. Để không bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ bị chỉ trích, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách đối phó một cách hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây ra nỗi sợ bị chỉ trích

Nỗi sợ bị chỉ trích không phải là một nỗi sợ hiếm gặp mà rất dễ thấy trong cuộc sống, nhưng nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng này đến mức mất hết tự tin và dũng khí vào bản thân. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra cảm giác sợ hãi, ám ảnh vì bị chỉ trích mà nhiều người đã trải qua trong cuộc sống.

Đầu tiên là do tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu. Những người chịu quá nhiều nhận xét tiêu cực từ cha mẹ, bạn bè, hoặc những người xung quanh về ngoại hình, gia cảnh, tính cách, học lực,… rất dễ cảm thấy tự ti, sợ hãi khi đứng trước những chỉ trích và ý kiến trái chiều nhắm vào bản thân.

sợ bị đánh giá
Những đứa trẻ từ nhỏ sống trong áp lực, chịu nhiều chỉ trích, la mắng, và đối xử bất công rất dễ hình thành nỗi sợ bị chỉ trích khi trưởng thành.

Những lời nói và hành vi của người lớn sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng trẻ con, từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và tính cách của trẻ về sau. Nếu ngay từ nhỏ đứa trẻ đã không được tôn trọng, bị chỉ trích oan, bị phủ định năng lực thì khi lớn lên, trẻ sẽ không tự tin vào bản thân, luôn cảm thấy xấu hổ và hình thành nỗi sợ bị chỉ trích.

Xem thêm: Xấu Hổ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Vượt Qua

Thứ hai là những người thường xuyên chứng kiến người thân hay người quen bị người khác chỉ trích, phê phán. Có nhiều trường hợp người bị chỉ trích vì quá đau khổ, mệt mỏi nên có hành vi dại dột, chọn cách phí hoài bản thân. Cảm giác sợ hãi và tâm lý không muốn để bản thân rơi vào tình trạng tương tự khiến nhiều người rơi vào tình trạng sợ việc bị chỉ trích.

Tâm lý này khiến nhiều người không dám đứng ra bênh vực lẽ phải, chống lại những điều sai trái, những hủ tục và định kiến trong xã hội vì sợ bị những người xung quanh phê bình chỉ trích. Đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay, khi những “anh hùng bàn phím” xuất hiện ngày càng tràn lan, nỗi sợ bị chỉ trích của mọi người ngày càng tăng cao.

Núp sau những tài khoản mạng xã hội, cộng đồng mạng và những “anh hùng bàn phím” tự cho mình cái quyền mạt sát, chỉ trích và phê phán người khác bằng những lời lẽ khó nghe. Chưa cần biết đầu đuôi câu chuyện ra sao hay trắng đen thể nào, nhiều người sẵn sàng lao vào hạ nhục và chỉ trích người trong cuộc.

Chính vì tình trạng này mà rất nhiều người trở nên sợ hãi việc bày tỏ quan điểm, hoặc không dám có những hành vi bị xem là “khác người”, đi ngược lại với định kiến xã hội vì sợ bị biến thành đối tượng công kích của xã hội. Nỗi sợ bị chỉ trích cũng vì thế mà lớn dần do chịu nhiều năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống.

Bên cạnh đó, những người có thần kinh yếu, tính cách nhút nhát, đa sầu đa cảm, sống nghiêng về nội tâm,… cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích hơn những người tự tin, không quan tâm đến nhận xét của người khác. Những người yếu đuối rất dễ tổn thương và ám ảnh bởi những lời nói tiêu cực, và trở thành nạn nhân của việc bị chỉ trích.

Nỗi sợ bị chỉ trích ở những đối tượng này xuất phát từ tính cách, suy nghĩ, và sự thiếu hụt những kỹ năng cần thiết khi đối diện với những tình huống tiêu cực. Họ thường sẽ tự vấn lại bản thân, hoài nghi suy nghĩ và hành vi của mình đúng hay sai khi bị chỉ trích, dù trên thực tế họ không hề sai trong câu chuyện.

Những người nhút nhát, hướng nội cũng thường bị biến thành đối tượng bắt nạt, đối tượng bị chỉ trích ở trường học hay nơi làm việc, dù lỗi không ở bản thân họ. Nỗi sợ bị chỉ trích, đánh giá có thể tiến triển thành stress, trầm cảm, rối loạn lo âu ám ảnh sợ xã hội, và nhiều vấn để tâm lý khác ảnh hưởng đến công việc và học tập.

chỉ trích và đánh giá
Càng sợ chỉ trích và đánh giá, chúng ta càng dễ trở thành nạn nhân của những kẻ chuyên đi chỉ trích và hạ nhục người khác, chỉ để tỏ rõ quyền lực của bản thân.

Không chỉ những người yếu đuối, mà ngay cả những người tự tin, kiêu ngạo khi gặp nhiều thất bại trong cuộc sống, hoặc vô tình phạm phải sai lầm cũng có thể trở thành đối tượng bị chỉ trích dữ dội. Khi sự tự tin và thành công không còn nữa, họ sẽ nhạy cảm hơn nhiều với những lời chê trách và phê bình từ những người xung quanh.

Có thể thấy, nỗi sợ bị chỉ trích chủ yếu đến từ những ảnh hưởng tiêu cực phải tiếp nhận trong thời gian dài, và tính cách cá nhân của người bị ảnh hưởng. Những yếu tố này khiến họ mất niềm tin vào bản thân, hoài nghi suy nghĩ và hành vi của mình, cũng như không dám mạo hiểm thể hiện ý kiến hay “chống” lại số đông, dù bản thân là người đúng.

Những biểu hiện của người sợ bị chỉ trích

Nỗi sợ bị chỉ trích ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Mỗi người sẽ có những cách thể hiện khác nhau, có người biểu hiện rõ ràng hơn, có người biểu hiện kín đáo hơn. Nhưng chung quy, chúng ta vẫn có thể nhận ra một số biểu hiện của những người ám ảnh bởi việc bị chỉ trích.

  • Không bao giờ phát biểu ý kiến của bản thân trong mọi vấn đề, và thường hùa theo ý kiến số đông. Việc phát biểu ý kiến, hoặc đưa ra những vấn đề lạ, đi ngược với suy nghĩ của mọi người rất dễ bị soi mói và chỉ trích từ những người xung quanh. Do đó, những người có nỗi sợ bị chỉ trích sẽ không bao giờ xung phong nêu ý kiến trong mọi trường hợp.
  • Họ cũng thiếu tự tin và quyết đoán dù là trong những vấn đề của cuộc sống, học tập hay công việc. Cảm giác sợ hãi nếu lỡ làm sai, không đạt được yêu cầu như bản thân và mọi người mong chờ khiến họ chần chừ khi đưa ra quyết định. Họ thường chọn những phương pháp an toàn, rập khuôn, không có tính sáng tạo, tỉ lệ rủi ro thấp, hoặc chiều theo ý số đông để không bị la mắng và chỉ trích.
  • Họ cũng rất dễ trở nên mất bình tĩnh, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, nói năng không lưu loát, khó kiềm chế cảm xúc khi bị chỉ trích. Điều này thường xuất phát từ sự tự ti, mặc cảm về khả năng và ngoại hình của bản thân. Họ luôn tin rằng những điều người khác nhận xét về bản thân là đúng, những chỉ trích (dù vô cớ) của người khác lại trở thành thước đo đúng sai, khiến họ hoài nghi về bản thân.
  • Một số người có xu hướng hùa theo người khác trong mọi vấn đề để chứng tỏ bản thân rất sáng suốt, thông minh, và hiểu biết. Trên thực tế, họ chỉ đang che giấu sự hèn yếu, sợ bị đánh giá và chỉ trích. Nỗi sợ bị chỉ trích lớn đến mức họ sẵn sàng bắt chước mọi người xung quanh để không biến bản thân thành kẻ khác biệt. Tuy nhiên, điều này lại khiến họ mất đi cá tính riêng.
  • Những người có nỗi sợ bị chỉ trích không có cá tính riêng vì họ không dám bộc lộ quan điểm, không dám đương đầu với cái nhìn của người khác. Do đó họ sẽ không thể đạt đươc thành công trong cuộc sống, không thể leo lên những vị trí quan trọng do thiếu quyết đoán, sợ thất bại, sợ sai lầm, thường xuyên né tránh vấn đề, và không có cách giải quyết trong những tình huống bất ngờ.
chỉ trích tiêu cực
Chỉ trích một cách tiêu cực chỉ khiến người bi chỉ trích ngày càng hèn nhát, sợ thất bại, sợ những ý kiến trái chiều và không thể cải thiện theo hướng tích cực.
  • Những người có nỗi sợ bị chỉ trích cũng có thể có hành vi gian dối, không trung thực, gió chiều nào theo chiều ấy, thậm chí lợi dụng người khác để thoát khỏi việc bị chỉ trích. Họ luôn có thái độ do dự, thiếu tự tin, sợ hãi, lóng ngóng khi đứng trước cha mẹ, thầy cô hay sếp, những người có quyền lực hơn vì lo sợ bản thân sẽ bị la mắng, bị chỉ trích vì không làm hài lòng họ.
  • E dè ánh mắt của người khác, không dám đứng ra bảo vệ quan điểm, không dám chống lại những điều bất công.

Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để thể hiện nỗi sợ bị chỉ trích. Và những biểu hiện này thường xuất phát từ nguyên nhân hình thành nỗi sợ ở từng người. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, học tập, công việc và nhiều vấn đề khác mà những người bị ảnh hưởng không hề nhận ra.

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nỗi sợ bị chỉ trích

Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt tốt và xấu, quan trọng là chúng ta nhìn nhận chúng ra sao, và để chúng ảnh hưởng đến bản thân theo hướng tiêu cực hay tích cực. Nỗi sợ bị chỉ trích cũng tương tự. Trong nhiều trường hợp, việc sợ bị người khác phê bình có thể biến thành động lực giúp ta tiến bộ hơn.

Ông bà ta có câu “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” cho thấy rằng, những lời chỉ trích đúng thực tế rất khó nghe, và không phải ai cũng có thể chấp nhận, hoặc nghĩ thoáng về chúng. Tuy nhiên chúng lại giúp ta nhìn nhận một số vấn đề thiếu sót của bản thân, tạo áp lực để hoàn thiện hơn.

Nếu không có những lời chỉ trích, những “cái tát’ đau điếng đưa ta về với hiện thực, nhiều người vẫn cho rằng những hành động của bản thân là đúng. Chỉ trích trong trường hợp này mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng “vật cực tất phản”, bất cứ thứ gì cũng cần có mức độ vừa phải.

Những lời chỉ trích tiêu cực, không có tính chất xây dựng, thậm chí nhục mạ nhân cách của người khác rõ ràng là những lời nhận xét không đáng quan tâm. Tuy nhiên, đây là chính là những yếu tố kích phát nỗi sợ bị chỉ trích của con người, và khiến chúng ta chỉ chăm chú vào những vấn đề tiêu cực, không thể thoát ra và suy nghĩ thoáng hơn.

Khả năng tiếp nhận và kiểm soát những thông tin tiêu cực là một kỹ năng không hề đơn giản, và không phải ai cũng có thể học hỏi từ những lời chỉ trích. Chính vì thế, nỗi sợ bị chỉ trích lại thường ảnh hưởng đến chúng ta theo chiều hướng tiêu cực. Những ảnh hưởng của nỗi sợ này đến con người phải kể đến như:

chỉ trích trên mạng xã hội
Chỉ trích có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, tùy vào thái độ của người chỉ trích, và góc tiếp nhận của chúng ta.
  • Khiến chúng ta đánh mất sự tự tin, đánh mất sự liều lĩnh, sáng tạo và cá tính riêng của bản thân. Bạn sẽ mất dần khả năng nhìn nhận và đánh giá sự vật, sự việc một cách độc lập, đa chiều, mà luôn hùa theo và bị người khác ảnh hưởng.
  • Hành động theo lời của người khác, không có tự chủ, không có chính kiến, sẵn sàng hùa theo đám đông dù là hành động sai trái để bản thân không trở nên khác người.
  • Đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp vì không dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, không dám bảo vệ người thân và bạn bè.
  • Ngày càng nhu nhược, nhút nhát, không dám thể hiện ý kiến trong công việc và cuộc sống. Những người có nỗi sợ bị chỉ trích rất dể trở thành đối tượng bị sai vặt, bắt nạt và bạo hành tinh thần ngay cả trong gia đình, trường học, nơi công sở hay ngoài xã hội.
  • Làm ngơ những vấn đề bất công, những tệ nạn trong xã hội vì sợ bị người khác đánh giá, dè bỉu. Những người có nỗi sợ bị chỉ trích cũng hùa theo.
  • Trở nên ích kỷ, độc ác vì có thể đẩy hết tội lỗi, sai lầm cho người khác để bản thân không bị chỉ trích, bêu xấu
  • Trẻ con khi liên tục phải tiếp nhận những lời chỉ trích, đánh giá thấp từ cha mẹ và những người xung quanh có thể lớn lên với tâm lý vặn vẹo. Họ luôn cảm thấy bản thân nhu nhược, yếu kém, luôn tự hạ thấp bản thân.
  • Càng sợ bản thân bị chỉ trích, chúng ta càng không thể thăng tiến, không có nhiều cơ hội cọ sát và phát triển trong công việc, rất dể trở thành “đá kê chân” cho những người khác.
  • Đánh mất cơ hội nhận được được đánh giá thật lòng, bổ ích dù đôi khi chúng rất khắt khe. Tâm lý sợ bị đánh giá, sợ bị chỉ trích khiến bạn từ bỏ cơ hội nhận được những nhận xét thật lòng, chì thích nghe những lời tâng bốc hay nhận xét sai sự thật.
  • Những người như nhược, thiếu tự tin cũng rất khó có được cuộc sống tự do, hạnh phúc. Họ luôn sợ trước sợ sau, cân nhắc quá nhiều đến việc được mất và bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời trong cuộc sống.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề rối loạn tâm lý như stress, trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu sợ xã hội, rối loạn chống đối xã hội, và nhiều hội chứng nghiêm trọng khác.
  • Trong một số trường hợp, nỗi sợ bị chỉ trích lớn đến mức khiến người bị ảnh hưởng cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào cuộc sống, và có những suy nghĩ dại dột, thậm chí trầm cảm dẫn đến tự sát.

Những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng tâm lý này còn rất nhiều, và mỗi người sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau. Do đó để cải thiện chất lượng cuộc sống, không để những ảnh hưởng tiêu cực từ nỗi sợ bị chỉ trích ảnh hưởng đến bản thân, chúng ta cần biết các phòng tránh và vượt qua tình trạng này một cách hiệu quả.

Những cách phòng tránh và vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích

Để phòng tránh và vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích, chúng ta cần xác định được những nhận xét, chỉ trích nhắm vào bản thân là tiêu cực hay tích cực. Những góp ý trái chiều không bao giờ là dễ nghe, nhưng chúng ta cần chắt lọc những điều tích cực, và từ chối tiếp nhận những lời lẽ, thái độ tiêu cực từ những người xung quanh.

sợ bị đánh giá
Đừng để nỗi sợ bị đánh giá, sợ bị chỉ trích ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, khiến bạn trở nên nhút nhát và tự ti.

Mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để chống lại ảnh hưởng tiêu cực của nỗi sợ bị chỉ trích. Có người không quan tâm, bỏ ngoài tai những lời chỉ trích nhắm vào bản thân. Có người lại hay suy nghĩ, đa sầu đa cảm dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm.

Để phòng tránh và hạn chế việc những chỉ trích tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân, dưới đây là một số cách mà các bạn có thể tham khảo:

  • Nhận thức được chỉ trích không phải lúc nào cũng xấu: Bản chất của lời chỉ trích là phê phán và chỉ ra lỗi sai nhằm giúp sự vật, sự việc cải thiện theo hướng tích cực hơn. Có những người chỉ trích bằng lý lẽ, dẫn chứng xác đáng, và với thái độ nghiêm túc, mong muốn đối tượng bị chỉ trích tiến bộ. Nhưng cũng có những người chỉ trích với thái độ tiêu cực, áp đặt, và đầy ác ý. Thế nên, chúng ta cần phân biệt và tiếp thu những điều tốt, đừng quan tâm đến chỉ trích ác ý.
  • Chọn lọc vấn đề trong lời chỉ trích: Khi tiếp nhận lời chỉ trích, bạn nên chú ý vào vấn đề cốt lõi, ví dụ như bạn có phải đã làm sai hay không, bạn có cần kiểm điểm lại bản thân khi có những phát ngôn hay hành động sai lầm hay không. Con người không ai là hoàn hảo cả, và tất cả chúng ta đều phải phạm sai lầm. Quan trọng là chúng ta biết cách nhìn nhận lại bản thân, cố gắng thay đổi để khắc phục sai lầm, không để mọi thứ lặp lại.
  • Lắng nghe chỉ trích với thái độ bình tĩnh: Tâm thế khi đối mặt với chỉ trích rất quan trọng. Khi ta nhìn nhận nó với thái độ tích cực, chúng ta sẽ có cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Khi chúng ta chỉ chú ý vào những vấn đề tiêu cực, nỗi sợ bị chỉ trích sẽ ám ảnh và khiến ta hoang mang, mất lòng tin, hoài nghi và suy nghĩ tiêu cực vào bản thân. Hãy học cách kiểm soát cảm xúc khi chịu chỉ trích, và thể hiện thái độ cầu thị, tiếp nhận, nhưng không tỏ ra sợ sệt, yếu đuối hay hoảng loạn.
  • Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao năng lực: Việc không ngừng hoàn thiện bản thân, học hỏi từ những sai lầm, và có thái độ tích cực khi đón nhận những lời chỉ trích là cách tuyệt vời để bồi dưỡng năng lực. Khi năng lực của chúng ta ngày càng hoàn thiện, chúng ta sẽ ngày càng tự tin và có chính kiến hơn, từ đó giảm bớt ảnh hưởng của những lời chỉ trích. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của bản thân, biết làm sao để cải thiện năng lực, bạn sẽ ít bị nỗi sợ chỉ trích ảnh hưởng hơn.
  • Đừng ám ảnh về sự hoàn hảo: Ám ảnh về sự hoàn hảo là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta sợ hại việc bị chỉ trích. Ám ảnh rằng bản thân không được phạm sai lầm, luôn phải hoàn thành mọi thứ một cách hoàn hảo khiến nhiều người không thể chấp nhận được việc bản thân bị chí trích. Hãy loại bỏ suy nghĩ này ngay, vì không ai là hoàn hảo. Chúng ta không bao giờ đạt đến mức hoàn hảo tuyệt đối, thế nên hãy dũng cảm chấp nhận khuyết điểm và cải thiện chúng.

Ngoài ra, những người có nỗi sợ bị chỉ trích cũng có thể đến gặp bác sĩ, hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý để xin lời khuyên. Những người có chuyên môn có thể giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và suy nghĩ thông qua những buổi điều trị tâm lý. Tâm sự với chuyên viên tư vấn là một cách giúp bạn nhìn nhận sự việc theo góc nhìn tích cực hơn.

cải thiện nỗi sợ bị chỉ trích
Các chuyên gia tư vấn tâm lý có thể giúp chúng ta cải thiện nỗi sợ bị chỉ trích thông qua liệu pháp nhận thức-hành vi, và những biện pháp hỗ trợ khác.

Để vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của việc sợ bị chỉ trích, chính bản thân người trong cuộc cần có cái nhìn thoáng hơn về những lời chỉ trích nhắm vào bản thân. Chúng ta cần hiểu rằng không phải bất cứ lời chỉ trích nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, thế nên đừng qua căng thẳng, hay cự tuyệt tiếp nhận những ý kiến trái chiều.

Nỗi sợ chỉ trích, sợ bị đánh giá chỉ khiến chúng ta ngày càng thụ động, nhút nhát, không dám thể hiện suy nghĩ và lập trường của bản thân. Điều này có ảnh hưởng rất xấu đến công việc, học tập, và cách chúng ta đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống. Những người sợ bị chỉ trích không bao giờ có thể thành công và phát triển.

Do đó, tất cả chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt. Hãy tìm kiếm những điều cần cải thiện trong những lời chỉ trích tích cực, và đừng chú ý thái độ tiêu cực của những người thích phên phán, lên mặt với người khác. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người đã biết cách đối phó với những lời chỉ trích tiêu cực, không có tính chất xây dựng.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy...

rối loạn tâm lý
Rối Loạn Tâm Lý là bệnh gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Rối loạn tâm lý, hay còn gọi là rối loạn tâm thần, là từ chỉ chung cho những tình trạng rối loạn làm thay đổi...

Trầm cảm dẫn đến tự sát: Dấu hiệu nhận biết và can thiệp sớm

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát với tỷ lệ ngày một gia tăng. Báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm...

Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Tuổi dậy thì là một giai đoạn khó khăn không chỉ với trẻ, mà còn với các bậc phụ huynh. Trong giai đoạn này, trẻ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh