Tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ

Tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ là một công cụ, một phương pháp đơn giản, thiết thực, hữu ích để giúp chúng ta vượt qua những sang chấn tâm lý, cải thiện tình trạng trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu để tâm bình an hơn và đạt được thành công trong cuộc sống.

Trong bài viết dưới đây, Hải Yến sẽ chia sẻ chi tiết về tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ, cách thực hành để vượt qua sang chấn tâm lý trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giải mã về tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến: “Tư duy và niềm tin có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta, ảnh hưởng trực tiếp tới cách hành xử của chúng ta hàng ngày.” Chúng ta thường nghe câu nói “cái gì có ở trong đầu thì có ở trên tay”. Vậy cái gì ở trong đầu chúng ta? Đó chính là tư duy, niềm tin, mục tiêu, ước mơ,… Nếu ước mơ, mục tiêu của chúng ta hiện rõ trong đầu và ngày ngày bạn đều suy nghĩ đúng hướng, hành động vì mục tiêu, vì ước mơ đó, chúng ta sẽ nắm giữ chúng trong tay sớm thôi.

Còn tư duy và niềm tin có ảnh hưởng, chi phối một cách vô hình, thế nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc con người suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc và hành vi. Hiểu đơn giản, cách bạn làm việc, hoạt động như thế nào đều chịu tác động bởi tư duy và niềm tin, đặc biệt là tư duy và niềm tin gốc rễ.

Tâm trí con người có Ý thức và Vô thức. Trong đó, Ý thức chiếm 10%, được ví như “người” ra quyết định điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, hành động, lời nói của con người. Vô thức chiếm 90% hoạt động của tâm trí, được ví như người đầy tớ của Ý thức, nhận mệnh lệnh và thực hiện theo quyết định của Ý thức.

Tiềm thức chiếm 90% tư duy còn ý thức chỉ chiếm 10%.

Ý thức và Vô thức lưu trữ thông tin mà con người đã nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ dưới dạng thông tin. Tiềm thức được ví như một cái mảnh đất màu mỡ. Mọi điều mà chúng ta có hôm nay, những suy nghĩ, hành vi, quan điểm,… đều xuất phát từ những điều mà chúng ta đã gieo trồng từ ý thức trong quá khứ. Và mọi thứ chúng ta có trong tương lai là những gì chúng ta đang gieo trồng trong ngày hôm nay.

Như vậy có thể thấy rằng, tư duy và niềm tin gốc rễ cũng chính là tiềm thức của chúng ta, chính là hệ những điều mà chúng ta cài đặt bên trong tiềm thức của mình. Khi nào ở bên trong bạn còn tồn tại những mâu thuẫn nội tâm, những tư duy, niềm tin mang tính tiêu cực, không tin tưởng vào chính mình, không có sự hướng tới, khi đó bạn vẫn chưa dễ dàng để huy động nguồn động lực bên ngoài, kể cả nội động lực ở bên trong.

Khi nào bên trong chúng ta còn tồn tại mâu thuẫn nội tâm, niềm tin và tư duy chưa được tích cực và tương hỗ, khi đó tiềm thức của chúng ta chưa hưởng ứng những ước mơ, những khát khao của chính mình. Vậy, để tiến tới mục tiêu, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống bắt buộc bạn phải giải quyết mâu thuẫn nội tâm. Và bước đầu tiên cần làm chính là thiết lập các niềm tin, tư duy ở bên trong đảm bảo hai yếu tố: Tích cực và tương hỗ.

1. Tư duy, niềm tin tương hỗ

Tương hỗ là một kiểu quan hệ mà hai bên cùng có lợi. Tương hỗ với niềm tin và tư duy của con người là mục tiêu, lý tưởng, khát khao, những điều mà chúng ta mong muốn. Nếu tư duy, niềm tin của của bạn tương hỗ với ước mơ thì dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ đạt được ước mơ đó. Tuy nhiên, nếu niềm tin và tư duy không tương hỗ với ước mơ sẽ tạo thành những mâu thuẫn nội tâm và khó đạt được ước mơ và mục tiêu ban đầu đề ra.

Như vậy có thể thấy rằng, tư duy và niềm tin tương hỗ chính là những điều khiến chúng ta dễ dàng bật ra cảm xúc, hành động, lời nói một cách vô hình (không có ý thức) trước một sự kiện nào đó. Nó bật ta nhanh đến mức chúng ta chưa kịp dùng ý thức để suy nghĩ, lập luận, nó nhanh như tốc độ ánh sáng. Hay nói cách khác nó là những phản ứng cảm xúc, mô thức hành vi được cài đặt, lập trình bên trong chúng ta để hành động trước một sự kiện như vậy.

Hệ niềm tin tư duy cũng chính là những điều đã được cài đặt ở sâu trong vùng tiềm thức (vô thức) của chúng ta. Bởi vậy, những niềm tin tư duy có tính tương hỗ cho mục tiêu, lý tưởng, ước mơ sẽ tạo động lực, sự hào hứng, tạo cho bạn những điều dễ dàng và khao khát hơn, dễ dàng bùng cháy hơn với ước mơ của mình, thẳng tiến đến mục tiêu mà mình đã đặt ra.

Ví dụ, bạn có mục tiêu là trở thành triệu phú đô la, hay là mục tiêu trở thành một người giàu có, nắm giữ nhiều tài sản lớn, bạn luôn khát khao điều đó. Thế nhưng bên trong con người bạn lại có tư duy rằng, người giàu là những người xấu, người giàu là những người tham lam, ích kỷ, xấu tính. Niềm tin này có thể xuất phát từ những câu chuyện cổ tích, tác phẩm văn học mà bạn đã từng học hồi nhỏ hay thực tế đâu đó xung quanh cuộc sống hàng ngày,…

Nếu bạn tập trung vào khía cạnh người giàu là những người xấu một cách vô tình hay hữu ý, ý niệm này sẽ trở thành một tư duy, niềm tin ở bên trong bạn. Nghĩa là bên trong con người bạn tin rằng, người giàu là những kẻ xấu, tham lam, ích kỷ mưu mô… Hoặc là một trải nghiệm thực tế nào đó trong cuộc sống khiến mình thấy rằng, người giàu là người xấu. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn là mình là một người tốt, bạn được giáo dục để trở thành một người tốt.

Và sau này khi lớn lên, bạn đặt mục tiêu trở thành người giàu có, một người tự do về tài chính nhưng niềm tin bên trong lại không phù hợp, không tương hỗ với ước mơ này. Bạn khao khát trở thành một người giàu nhưng niềm tin, tư duy sâu thẳm ở tiềm thức của chính mình lại cho rằng, người giàu là một người xấu xa, ích kỷ,… Hơn nữa, nó cũng mâu thuẫn với mong muốn trở thành một người tốt của mình. Đây gọi là mâu thuẫn nội tâm. Đây là lý do giải thích tại sao dù bạn muốn nhưng mãi không thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra.

2. Tư duy, niềm tin tích cực

Về tư duy, niềm tin tích cực, hiểu đơn giản đây là những suy nghĩ hướng tới mục tiêu (ước mơ, khát khao, mong muốn) một cách phù hợp. Quan trọng hơn nữa là tư duy, niềm tin đó giúp bạn tạo ra năng lượng tích cực, cảm xúc tích cực, miêu tả chính xác điều mà bạn đang mong muốn, thúc đẩy bạn hành động để đến gần hơn mục tiêu của mình.

Nếu những tư duy, niềm tin tích cực được viết ra thành câu chữ, nó phải là những ngôn từ hướng tới, ngôn từ tích cực, mỹ từ miêu tả chính xác những điều bạn mong muốn, mang lại cho bạn niềm vui, động lực và cảm giác muốn hành động.

Để hiểu thế nào là tích cực, thế nào là tương hỗ, Hải Yến chia sẻ ví dụ về câu nói “Thất bại là mẹ thành công”. Nếu một người đang thất bại, đã từng thất bại và được một người nào đó mà họ tin tưởng, ngưỡng mộ, chia sẻ với họ câu nói này, họ sẽ được động viên, an ủi và nhận ra rằng: “Ồ, đây là một trải nghiệm, một bài học mà từ đó giúp cho chúng ta thành công hơn”. Trong trường hợp này, câu nói “thất bại là mẹ thành công” thể hiện sự tích cực với những gì người thất bại đang trải qua, giúp họ có thêm động lực phấn đấu, cố gắng hơn nữa.

Nhưng nếu chúng ta nói câu này với các bạn nhỏ, những người thậm chí còn chưa biết gì về thất bại, chưa biết buồn đau, thất vọng thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Các bạn ấy nghe nhiều sẽ được cài đặt một niềm tin rằng: “thất bại là mẹ thành công”. Nghĩa là có mẹ thì mới có con và mẹ là người được sinh ra trước, tức là thất bại phải có trước thì mới có thành công, thất bại đẻ ra thành công. Điều này đã tạo ra niềm tin không tích cực vì các bạn ấy sẽ nghĩ rằng, phải thất bại thì mới đi đến thành công được.

Trong trường hợp này, chúng ta nên đưa ra niềm tin, tư duy tích cực và tương hỗ với các bạn nhỏ phải là thành công nối tiếp thành công, thành công tạo ra thành công, thành công nhỏ tạo ra thành công lớn. Với hướng tư duy như vậy, các bạn nhỏ sẽ tự nhìn nhận và hành động khác.

Do đó, mỗi niềm tin, tư duy sẽ là sự tương hỗ, sự phù hợp với những nhóm đối tượng, lứa tuổi và trường hợp khác nhau. Với trẻ nhỏ, chúng ta cần cài đặt cho các bạn ấy những niềm tin, tư duy gốc rễ khác, đảm bảo dễ hiểu, không phức tạp. Còn với người trưởng thành, chúng ta cần gỡ bỏ, xóa bỏ những tư duy, niềm tin tiêu cực, chữa lành cho những tổn thương ở bên trong do những trải nghiệm tổn thương ở trong quá khứ. Cuối cùng, cài đặt cho họ những niềm tin, tư duy gốc rễ khác phù hợp hơn, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.

Thay đổi tư duy, niềm tin là điều không hề dễ dàng.

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến: “Việc thay đổi tư duy, niềm tin của một người nào đó là không hề dễ dàng. Lý do là bởi nó đã là tư duy, niềm tin ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi người. Bởi vậy, để thay đổi những điều này cần phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn và thời gian. Nếu như người nhà muốn đồng hành (người đồng hành) để thay đổi niềm tin, tư duy tiêu cực của người thân nhưng lại chưa có kiến thức, kỹ năng thì sẽ cần sự kiên trì.”

Nguyên nhân:

  • Thứ nhất, bản thân người đồng hành phải có sự nghiên cứu học tập, có kiến thức để phát triển bản thân mình. Từ đó, người đồng hành có những phương pháp phù hợp để dẫn dắt, đồng hành cũng như hỗ trợ với những người đang có niềm tin sai lệch, những người có tư duy sai lệch mà người đồng hành muốn thay đổi.
  • Thứ hai, bạn cần phải phát triển bản thân mình trước để hiểu về tư duy và niềm tin tích cực, tương hỗ. Đặc biệt, bản thân bạn cũng là người có tư duy và niềm rất tích cực, tương hỗ, luôn mong muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
    Thứ ba, bạn phải là người biết yêu thương, kiên trì, nhẫn nại ở bên người nhà của mình để đồng hành và giúp đỡ họ. Để thay đổi những niềm tin, tư duy đã ăn sâu vào một con người, nó là cả một hành trình lớn.

Làm thế nào để có được tư duy tích cực?

1. Thay đổi niềm tin và tư duy của chính mình

Nếu gặp những chuyện buồn và bế tắc, những vấn đề trong cuộc sống chưa thể giải quyết, làm thế nào có thể có tư duy tích cực được? Đây là thắc mắc của nhiều người hiện nay, đặc biệt là với nhịp sống hối hả đầy áp lực. Đa phần chúng ta nếu rơi vào tình trạng này sẽ đều cảm thấy bản thân vô dụng, thất bại, cô đơn, không có ai thấu hiểu,…

Thế nhưng nếu nghĩ rằng bản thân đang có những khó khăn mà mình không thể vui được, không thể tích cực được cũng sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Những suy nghĩ này sẽ chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Và lúc này, bạn sẽ cần hành động để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Nếu như bạn vẫn làm mọi việc như cũ thì kết quả rõ ràng là như cũ chứ không hề có sự thay đổi, cuộc đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Và chỉ khi mà các bạn làm khác đi thì các bạn mới có kết quả khác đi được.

Bước đầu tiên để thay đổi là mình cần tìm ra mình có những cái tư duy, những cái niềm tin gì chưa tích cực, chưa phù hợp, chưa tương hỗ và mình cần phải xóa bỏ đi. Mình cần phải cải biến tư duy, niềm tin đó và thiết lập cho mình những tư duy, những niềm tin tích cực và tương hỗ, hướng tới mục tiêu phù hợp.

Khi bạn muốn giúp cho một ai đó trở nên khỏe mạnh khi họ đang bị thương, điều đầu tiên cần làm là bạn phải chữa lành được vết thương của họ trước. Sau đó, khi bộ phận đấy nó được hồi phục và nó trở về trạng thái bình thường hoặc trở nên tốt hơn. Ví dụ như một cái chân gãy thì trước tiên phải bó bột đã không thể ngay lập tức bắt nó chạy đi hoặc là nhảy đi được. Xương đã gãy rồi thì phải bó bột trước, đã chữa lành cho cái xương đó rồi sau đó mới tập những cái bài tập nhỏ đến những cái bài tập lớn. Nếu bạn bỏ qua bước hỗ trợ chữa lành thì không những vết thương không khỏi được mà thậm chí còn trầm trọng hơn rất nhiều.

Cái gì tập trung thì cái đấy mở rộng. Vì vậy, nếu như đang gặp phải tình trạng không được như mong muốn, buồn bã và bế tắc và chúng ta cứ mãi tập trung vào nỗi buồn và sự bế tắc thì cái gì tập trung, cái đấy mở rộng. Vậy chúng ta nên tập trung vào đâu? Hãy tập trung vào ước mơ, vào mục tiêu, vào những điều tích cực. Nếu như bạn chưa bao giờ thiết lập mục tiêu cho mình, bạn chưa bao giờ thiết lập ước mơ của mình thì bây giờ là lúc rồi.

Ví dụ, nếu bạn đang buồn phiền vì không được điểm cao, công việc không thuận lợi, mọi sự không được như ý muốn của mình thì cũng đừng lo lắng. Bạn hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: Mình muốn trở thành người như thế nào? Mình muốn trao đi những giá trị gì? Mình có muốn sống hạnh phúc và vui vẻ hay không? Nếu muốn những điều trên thì bây giờ mình cần phải làm gì? Khi đã trả lời được những câu hỏi trên, hãy bắt tay vào hành động ngay lập tức, hướng đến mục tiêu đã đề ra.

2. Lập kế hoạch và thực hiện đúng mục tiêu

Một cách cũng rất hiệu quả để có được tư duy tích cực, niềm tin tương hỗ, vượt qua những sang chấn tâm lý, tình trạng rối loạn cảm xúc, lo âu hay trầm cảm của mình, đó là lập kế hoạch hằng ngày và thực hiện. Để hoạt động này đạt được hiệu quả, bạn cần yếu tố kỷ luật, đo lường, chấm điểm ăn mừng khi đã hoàn thiện kế hoạch.

Ví dụ, nếu như bạn ở nhà có một hôm nào đó tự nhiên có một cái ý nghĩ hôm nay mình mình cần phải nấu cơm với mẹ, bình thường là mẹ sẽ nấu, còn bạn sẽ phải rửa bát, đó là nhiệm vụ đã được phân công và chuyên môn hoá từ trước. Thế nhưng hôm nay bạn lại thấy sự kết nối đang dần mất đi, bạn sẽ cần phải nấu cơm cùng mẹ, và hãy viết ra cuốn sổ nhỏ. Chỉ cần bạn làm điều đó thôi, bản thân bạn và mẹ đều sẽ rất vui, tình cảm sẽ lại được kết nối.

Như vậy có thể thấy rằng, chỉ với một hành động cụ thể bạn đã có thể thay đổi được tình trạng stress, áp lực, bế tắc hay mệt mỏi. Nếu muốn có tư duy, niềm tin tích cực thì bạn cần thay đổi cách mình suy nghĩ, cách mình làm. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ bé hàng ngày, dần dần đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống.

Hay một ví dụ khác về việc dậy sớm. Khi nhận thức được việc dậy sớm có ích, bạn bắt đầu hình thành niềm tin và tư duy về những điều tuyệt vời mà thói quen dậy sớm mang lại. Thế nhưng để trở thành một người có thói quen này thì bạn cần quyết định rằng mình phải dậy sớm ngay từ hôm nay, làm mọi cách để duy trì thói quen đó mỗi ngày. Khi đã làm đều đặn từ 21 ngày, 28 ngày và liên tục 90 ngày liền thì việc dậy sớm với bạn đã là một thói quen, bạn không cần đặt chuông nữa mà vẫn thức dậy đúng giờ.

Một điều đặc biệt là dù có đặt chuông báo thức, bạn sẽ tỉnh táo nhanh hơn và làm những cái việc khác dễ hơn rất nhiều. Khi đã đạt được thói quen tích cực này, bạn hãy tiếp tục xây dựng những thói quen tích cực khác, mang đến nhiều giá trị hơn như đọc sách và tập thể dục. Khi đã là một hoạt động không thể thiếu hàng ngày, nó sẽ trở thành một thói quen, sở thích của chính bạn.

Những hoạt động mà chúng ta làm rất nhiều lần sẽ tạo thành thói quen, thói quen tạo thành con người của mình thì những niềm tin, tư duy cũng như vậy. Nếu bạn muốn cài đặt tư duy, niềm tin một cách nhanh chóng hơn thì cần gặp các chuyên gia có kiến thức và trình độ chuyên môn. Họ sẽ có những công cụ, phương pháp hiệu quả, giúp bạn đến gần hơn mục tiêu mà mình đề ra. Hãy nhớ rằng cơ thể của chúng ta là một chiếc siêu xe. Để sử dụng được, trước tiên bạn phải hiểu về nó, có như vậy mới có thể sử dụng nó một cách tối ưu, hạn chế lãng phí tài nguyên của chính mình.

3. Thay đổi cách sử dụng ngôn từ

Cách mà mình nói chuyện sử dụng ngôn từ cũng là một cách cài đặt lại tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ. Bởi vì ngôn từ mà mình nói chuyện với người khác thì thực ra mình là người nghe nhiều nhất. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên nói chuyện, nhận định, phán xét người khác bằng những ngôn từ tiêu cực thì chính bản thân mình cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị cài đặt.

Vì vậy, chúng ta hãy chủ động nói chuyện với người khác bằng những ngôn từ tích cực thì mình cũng lại được cài đặt ngược trở lại bằng sự tích cực đấy. Ví dụ, thay vì nói rằng con bực lắm, mệt mỏi hay khó chịu lắm thì con trẻ có thể nói là con thấy chưa khoẻ lắm, chưa thoải mái, chưa thực sự ổn,… Bởi vì những ngôn từ bạn nói ra, nếu như bạn nói rất nhiều lần thì nó cũng sẽ ám ảnh và chính cuộc đời của bạn.

Với cái nhìn tích cực về bản thân qua sử dụng ngôn từ tích cực và mang tính khích lệ sẽ khiến chúng ta nhìn ra nhiều điều tốt đẹp ở người khác. Ngược lại, nhìn nhận tiêu cực về bản thân qua sử dụng ngôn ngữ tiêu cực cũng có thể khiến chúng ta bị lấp đầy bởi sự phán xét, nghi ngờ khiến chúng ta luôn đề phòng người khác, làm thay đổi cách chúng ta ứng xử với xã hội.

Vì vậy, hãy thật sự cẩn trọng với tất cả những cái gì mà mình suy nghĩ, mình nói ra với người khác. Ngôn từ mà mình nói với người khác cũng là mình nói với chính mình. Cái gì bạn có trong đầu thì cái đó bạn có trên tay. Nếu như ngôn từ mà ở trong đầu của bạn, sau một thời gian nó sẽ biểu hiện ra thành hành vi và con người của bạn. Và đôi khi quá trình này diễn ra theo thời gian mà chính bạn cũng không kiểm soát được.

Vì vậy, hãy cố gắng kết nối với những người tích cực, thành công và hạnh phúc. Đây cũng là cách thay đổi tư duy, niềm tin tích cực cho bạn. Hãy nói chuyện nhiều với những người luôn vui vẻ, luôn tích cực, như vậy sẽ giúp bạn có thêm năng lượng của họ. Bởi năng lượng nó cũng có tính chất được lây lan và cộng hưởng. Vì vậy mình nói chuyện nhiều, gặp gỡ nhiều với những người tích cực, thành công, hạnh phúc thì mình sẽ được lây lan, cộng hưởng năng lượng của họ. Rồi một ngày nào đó có thể cách mà họ nói, họ nghĩ, họ tư duy cũng sẽ hình thành dần dần ở bên trong mình.

Nếu bạn thường xuyên nói chuyện với những người tích cực, bạn sẽ được cài đặt tư duy tích cực. Nếu thường xuyên nói chuyện với người thành công thì bạn cũng sẽ có những tư duy và niềm tin tuyệt vời và tương hỗ đối với sự thành công. Bạn hay gặp gỡ những người hạnh phúc thì bạn sẽ dần dần bạn sẽ có những cái niềm tin và tư duy, về hạnh phúc.

Ví dụ trước đây bạn thường xuyên giận chồng, tức giận với con nhỏ ở nhà. Thế nhưng thường xuyên nói chuyện với chị em phụ nữ hạnh phúc trong chuyện hôn nhân thì bạn cũng sẽ thay đổi. Lý do là bởi bạn sẽ nhận được sự sẻ chia về những câu chuyện của họ, về hành vi của họ mỗi ngày.

Trước mắt đó có thể chỉ là câu chuyện đơn giản trong cuộc sống nhưng nếu mình nghe nhiều thì nó sẽ thành kiến thức bạn học được, dần dần thay đổi tư duy và niềm tin của bản thân. Lúc này, bạn sẽ thay đổi, dịu dàng với chồng, nhẹ nhàng với con, cuộc sống gia đình thêm phần ngọt ngào và hạnh phúc.

Vậy là trong bài viết trên, Hải Yến đã chia sẻ về tư duy, niềm tin tích cực và tương hỗ. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đã hiểu rõ hơn về tư duy và niềm tin trong cuộc sống, biết cách thiết lập lại niềm tin của chính mình, tiến đến thành công và đạt được những mục tiêu mình đặt ra, sống bình an và hạnh phúc hơn!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Bệnh hoang tưởng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? [Giải đáp A – Z]

Các dấu hiệu bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường khá mơ hồ, mờ nhạt dẫn tới việc gia đình thường phát hiện và điều...

áp lực mùa thi
Áp Lực Mùa Thi: Những hệ lụy đến sức khỏe không thể bỏ qua

Áp lực mùa thi, hay áp lực thi cử, là điều các bạn học sinh, sinh viên phải đối mặt vào giai đoạn thi học...

Hội Chứng Rối Loạn Giả Bệnh là gì? Làm thế nào để nhận biết?

Rối loạn giả bệnh là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Người mắc chứng bệnh này thường tự gây bệnh bằng các hành...

rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc
Giải Mã Hội Chứng Rối Loạn Hỗn Hợp Hành Vi Và Cảm Xúc

Rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc chính là hệ quả của những áp lực, căng thẳng tâm lý kéo dài; lạm dụng...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh