Hội Chứng Sợ Yêu (Philophobia) – Làm thế nào để khắc phục?

Hội chứng sợ yêu là một dạng rối loạn lo âu với đặc trưng là sự sợ hãi quá mức và phi lý kéo dài dai dẳng về tình yêu, lo lắng việc phải yêu một ai đó và có sự gắn kết lâu bền với họ. Tình trạng này có tác động sâu sắc đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của người bệnh và khiến họ có xu hướng tránh né việc xây dựng, bắt đầu một mối quan hệ yêu đương, tình cảm. 

Thế nào là hội chứng sợ yêu (Philophobia)?

Tình yêu được xem là một thứ cảm xúc tuyệt vời và đầy màu sắc của con người. Khi yêu chúng ta sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc từ cả vui sướng, hạnh phúc xen lẫn cả những lúc chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng. Điều này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thú vị, hấp dẫn và đáng nhớ hơn.

Nhiều người thường cho rằng, cuộc sống của mỗi chúng ta nên có ít nhất một lần được yêu và yêu hết mình để có thể cảm nhận rõ những hương vị cay đắng ngọt bùi. Có lẽ, tình yêu không phải là thứ vĩnh hằng có thể mãi mãi đem đến cho bạn những điều tốt đẹp nhưng nó sẽ giúp bạn có thể nhiều động lực trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân hơn và đôi khi mang đến cho bạn những niềm vui nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá.

Hội Chứng Sợ Yêu
Hội chứng sợ yêu – Philophobia khiến nhiều người luôn cảm thấy sợ hãi quá mức về tình yêu.

Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng may mắn có thể trải nghiệm những tình yêu ngọt ngào. Trong thực tế, có những người đã từng trải qua đổ vỡ, từng thất bại và chịu nhiều sự cay đắng trong tình yêu nên dần trở nên “sợ yêu”. Họ sợ phải đối mặt với những khổ đau, những mất mát và những cảm xúc tồi tệ khi yêu.

Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ hãi khi nghĩ về tình yêu, cảm thấy bản thân không thể duy trì được mối quan hệ bền chặt, gắn bó với bất kì ai hoặc luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng tột độ khi ai đó muốn bắt đầu tìm hiểu, hẹn hò? Nếu tất cả câu trả lời là “có” thì nhiều khả năng bạn đang phải đối mặt với hội chứng sợ yêu.

Hội chứng sợ yêu hay còn có tên gọi khoa học là Philophobia, là một trong các rối loạn lo âu khiến cho người bệnh luôn tồn tại một nỗi sợ phi lý, quá mức kéo dài dai dẳng về việc bản thân sẽ yêu, bắt đầu một mối quan hệ bền chặt với một ai đó. Người mắc phải hội chứng Philophobia luôn xem tình yêu là một điều gì đó vô cùng đáng sợ và họ luôn có niềm tin rằng tình yêu sẽ mang đến những thứ tồi tệ, những hậu quả nghiêm trọng và khó lường.

Sự ám ảnh tình yêu sẽ ăn sâu vào trong suy nghĩ, tiềm thức và hành vi của người bệnh, đặc biệt là những người đã từng trải qua những tổn thương, đau khô trong chuyện yêu đương. Họ sẽ có xu hướng tránh né hầu hết nguy cơ có thể phát sinh tình cảm với một ai đó và liên tục từ chối việc làm quen, tạo dựng mối quan hệ yêu đương với những người xung quanh.

Khác với sự sợ hãi thông thường, hội chứng sợ yêu gây ra những ám ảnh và nỗi sợ vượt qua mức kiểm soát đối với tình yêu. Người bệnh có thể nhận ra được sự phi lý trong nỗi sợ của mình nhưng họ không thể kiểm soát, quản lý và khắc phục nó một cách hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ yêu

Tương tự như các chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khác, hội chứng sợ yêu cũng được đặc trưng bởi nỗi sợ quá mức và phi lý kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân sẽ luôn tồn tại sự lo lắng, bất an và sợ hãi của mình đối với tình yêu, ngay cả khi suy nghĩ hoặc có ai đó nhắc đến chuyện yêu đương cũng khiến họ cảm thấy hoảng sợ, bất an.

Hội Chứng Sợ Yêu
Người mắc chứng Philophobia luôn cố gắng từ chối, tránh né chuyện yêu đương.

Cụ thể một số dấu hiệu đặc trưng giúp nhận biết hội chứng sợ yêu như:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi nghĩ về chuyện yêu đương hoặc có ai đó nhắc đến tình yêu.
  • Cảm giác căng thẳng, bất an, do dự và ngần ngại khi có ai đó tỏ tình, ngỏ lời yêu.
  • Không đủ can đảm để có thể bắt đầu một buổi hẹn hò, tìm hiểu lẫn nhau dù bản thân cũng có tình cảm với đối phương.
  • Luôn bị ám ảnh bởi những điều yêu cực xoay quanh tình yêu, ví dụ như tình yêu luôn mang đến sự đau khổ, tình yêu là sự lừa dối,…
  • Thường xuyên suy nghĩ và liên tưởng đến những tình huống tiêu cực có thể xảy ra trong tình yêu và bản thân luôn là nạn nhân của những điều đó.
  • Tồn tại quá nhiều nỗi sợ về tình yêu.
  • Có xu hướng tránh né, từ chối việc gặp gỡ, bắt đầu một mối quan hệ yêu đương với người khác. Thậm chí có thể nảy sinh cảm giác ghét bỏ, thù địch đối với những người dành tình cảm cho mình.
  • Luôn cảm thấy căng thẳng, khó chịu, bứt rứt khi có ai đó thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn.
  • Tránh né các chủ đề có liên quan đến tình yêu.
  • Luôn cố gắng kiểm soát tình cảm của bản thân thân, không cho phép chính mình nảy sinh tình cảm với bất cứ ai.
  • Nỗi sợ kéo dài dai dẳng có thể kéo theo một số triệu chứng về thể chất như mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn nhịp tim, tiêu hóa kém,….

Trong trường hợp người bệnh không thể tránh khỏi các tình huống có liên quan đến nỗi sợ của mình. Ví dụ như bắt buộc phải gặp gỡ một đối tượng xem mắt, tham gia các buổi bàn luận về tình yêu, nhận thấy bản thân có tình cảm với một ai đó,…thì họ sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi và khó kiểm soát được hành vi căng thẳng của mình. Lúc này bệnh nhân sẽ xuất hiện liên tục các triệu chứng như:

  • Hồi hộp, căng thẳng quá mức
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Tim đập nhanh liên hồi
  • Mất kiểm soát tay chân
  • Thở gấp, hơi thở nông
  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Mắt đảo liên hồi
  • Mặt nóng bừng
  • Không nói được, nói lắp, nói lung tung
  • Có xu hướng chạy trốn, khóc lóc, la hét, tránh né dữ dội

Cần hiểu rằng, Philophobia không làm mất cảm xúc của con người. Những người mắc phải hội chứng sợ yêu vẫn có cảm giác quý mến đối với một ai đó nhưng do sự sợ hãi quá mức của mình về tình yêu, sợ bị phản bội, sợ bị mất mát, sợ tổn thương, sợ lừa dối,…khiến họ không thể bắt đầu một mối quan hệ và cảm thấy vô cùng căng thẳng khi đối mặt với tình yêu.

Nguyên nhân của hội chứng sợ yêu

Trong thực tế, hội chứng sợ yêu hiện vẫn chưa được công nhận chính thức là một rối loạn tâm thần theo DSM-5. Đồng thời, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ về nguyên nhân gây ra nỗi sợ vô lý này ở nhiều người. Tuy nhiên, họ cho biết rằng, phần lớn các nỗi sợ của người bệnh thường có liên quan đến yếu tố di truyền, những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu hoặc các ảnh hưởng đến từ môi trường sống.

Nếu có thể phát hiện bệnh và biết rõ nguyên nhân gây ra nỗi sợ quá mức về tình yêu thì bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các biện pháp can thiệp hiệu quả, an toàn. Chính vì thế, các chuyên gia cũng đã liệt kê một vài yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và phát sinh nỗi sợ ở những người mắc hội chứng sợ yêu như sau:

1. Những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ

Những tổn thương, mất mát, khổ đau trong tình yêu đã từng trải qua trong quá khứ chính là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh và hình thành nỗi sợ quá mức về tình yêu. Hội chứng sợ yêu sẽ xuất hiện một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn đối với những người đã từng trải nghiệm những sự tồi tệ trong tình yêu.

Hội Chứng Sợ Yêu
Những trải nghiệm tồi tệ về tình yêu có thể khiến nhiều người hình thành nỗi sợ và không dám yêu.

Họ có thể đã từng bị phản bội, từng bị kiểm soát quá mức khi yêu hoặc bị ngăn cản, cấm đoán khiến cho tình yêu không được vẹn tròn và dần trở nên mất niềm tin, hy vọng vào chuyện yêu đương. Những kí ức tiêu cực này khiến cho nhiều người cảm thấy chán ghét, sợ sệt và muốn lánh xa tình yêu. Họ không muốn lặp lại những sai lầm của bản thân nên có xu hướng tránh né, lẩn trốn tình yêu một cách điên cuồng.

2. Do sự giáo dục của gia đình

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con cái có được một cuộc sống hạnh phúc, được nhiều người yêu thương nên họ có xu hướng che chở, bảo vệ con một cách quá mức hoặc thậm chí là có phần bảo thủ. Nhiều ba mẹ thường dạy con rằng không được yêu đương quá sớm, không được gần gũi, tiếp xúc với các bạn khác giới hoặc còn có nhiều gia đình muốn quyết định cả việc hôn nhân của con cái.

Tuy nhiên, điều này lại có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tâm lý của mỗi trẻ nhỏ và nó dần hình thành những nhận thức sai lệch về tình yêu. Nếu ngay từ bé, trẻ đã được chia sẻ về những điều tồi tệ, xấu xa, nguy hiểm mà tình yêu có thể mang lại sẽ khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi, không dám mở lòng với bất kỳ ai.

Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống tinh thần của trẻ nhỏ, khiến trẻ khó có thể yêu đương hoặc thậm chí cảm thấy vô cùng sợ hãi việc kết hôn. Sự ám ảnh này có thể kéo dài dai dẳng cho đến khi trưởng thành và làm cho họ không thể duy trì tốt một mối quan hệ bền chặt nào.

3. Ảnh hưởng từ môi trường sống

Nếu bạn thường xuyên sinh sống và tiếp xúc với nhiều tình huống đổ vỡ, ly biệt trong tình yêu và hôn nhân cũng có thể khiến bạn dần hình thành tâm lý sợ hãi, lo lắng về việc yêu đương. Một đứa trẻ nếu liên tục chứng kiến cảnh ba mẹ cãi nhau, gia đình ly tán, những hoàn cảnh, cuộc tình tan vỡ, đau khổ thì trẻ cũng dễ có tâm lý cảm thấy lo sợ và ám ảnh quá mức về tình yêu.

Bên cạnh đó, các thông tin đại chúng chia sẻ về các cuộc tình tan vỡ, những vụ án thương tâm về tình yêu, những kết thúc bi thương trong hôn nhân cũng là yếu tố khiến cho nhiều người cảm thấy e ngại việc yêu. Khi tiếp xúc với quá nhiều các thông tin tiêu cực về tình yêu có thể khiến tâm hồn của bạn bị “đầu độc” và hình thành những suy nghĩ sai lệch về chuyện yêu đương.

4. Do di truyền

Một số chuyên gia cho biết rằng, hội chứng sợ yêu có khả năng liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng này nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải Philophobia. Các triệu chứng sợ hãi có thể xuất phát ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, phổ biến nhất là ở độ tuổi dậy thì, khi con người đã phát triển toàn diện về nhận thức và có xu hướng gia tăng tình cảm mạnh mẽ.

Hội Chứng Sợ Yêu
Sự sợ hãi quá mức về tình yêu khiến người bệnh không đủ dũng cảm để đón nhận bất kỳ ai.

5. Sự ảnh hưởng từ các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác

Trong một vài nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, hội chứng sợ yêu có thể đi kèm và bị tác động bởi một số chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi khác. Cụ thể những người đang mắc phải hội chứng sợ bỏ rơi, hội chứng sợ kết hôn,…sẽ có nhiều khả năng phát triển kèm theo nỗi sợ yêu và khiến cho các triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn so với mức bình thường.

6. Cảm giác tự ti về bản thân

Hội chứng Philophobia cũng có nguy cơ khởi phát nhiều ở những người có tính cách nhút nhát, tự ti về bản thân, cho rằng mình không xứng đáng để được yêu hoặc thậm chí không có quyền yêu đương với bất kỳ ai. Sự tự ti này cũng có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu khiến cho người bệnh cảm thấy nghi ngờ về năng lực của bản thân, họ luôn cảm thấy mình tội lỗi và tồi tệ.

Những cảm xúc tiêu cực này khiến cho người bệnh không muốn giao tiếp, tương tác và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với bất kỳ ai. Họ thường có xu hướng tránh né các tình huống giao tiếp và trở nên nhạy cảm hơn với tình yêu, sự gắn kết.

Hội chứng sợ yêu có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ yêu tuy không gây ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tác động tiêu cực đối với đời sống và cả sức khỏe của người bệnh. Chúng ta đều biết rằng, tình yêu là một trong những cảm xúc cao cả, thiêng liêng mà mỗi con người luôn có được.

Tình yêu mang đầy màu sắc và nó chính là hương vị đặc biệt để giúp cho cuộc sống của bạn thêm phần thú vị, ý nghĩa hơn. Một người không có tình yêu sẽ dần trở nên vô cảm, thờ ơ với thế giới, thậm chí họ có thể cảm thấy cô đơn, cô lập trong chính xã hội, gia đình vì khó có thể kết nối tốt với những người xung quanh.

Một số trường hợp mắc phải hội chứng sợ yêu ở mức độ nặng, người bệnh còn cảm thấy sợ hãi và lo lắng trong việc thể hiện tình yêu đối với bạn bè, người thân bên cạnh và điều này khiến cho cuộc sống của họ dần trở nên tẻ nhạt, vô vị. Nếu cứ mãi lo sợ về chuyện yêu đương sẽ khiến cho bạn càng có xu hướng tránh xa việc tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là với những người mà bạn cho rằng có khả năng làm bản thân phát sinh tình cảm.

Thậm chí có nhiều trường hợp do quá sợ hãi, bất an về tình yêu nên sẵn sàng loại bỏ các mối quan hệ hiện có để phòng tránh nguy cơ nảy sinh tình yêu. Điều này có thể khiến cho họ cảm thấy vô cùng dằn vặt nhưng không thể nào kiểm soát và quản lý tốt hành vi, lời nói của mình.

Hội Chứng Sợ Yêu
Hội chứng sợ yêu khiến nhiều người trở nên cô độc.

Đặc biệt là đối với những trường hợp, người bệnh phát sinh tình cảm với một ai đó nhưng sự sợ hãi khiến họ không đủ dũng cảm để đối mặt và bắt đầu một chuyện tình yêu với đối phương. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho họ luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, căng thẳng và không thể tập trung vào công việc, làm cho cuộc sống dễ bị đảo lộn và suy giảm nghiêm trọng.

Một số trường hợp bệnh nhân Philophobia còn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng về thể chất, nhất là khi họ đối diện với tình yêu hoặc suy nghĩ đến chuyện yêu đương. Người bệnh sẽ liên tục cảm thấy bất an, khó ngủ, thay đổi thói quen ăn uống khiến cho sức khỏe thể chất càng bị suy giảm, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.

Các áp lực, căng thẳng về tình yêu càng gia tăng mạnh mẽ nếu họ liên tục bị gia đình, người thân thúc ép chuyện hẹn hò, yêu đương, kết hôn. Nhiều trường hợp do quá stress, mệt mỏi và bế tắc sẽ có xu hướng tránh né việc trò chuyện, tiếp xúc và liên lạc với người thân, làm cho mối quan hệ gia đình càng trở nên xa cách, lạnh nhạt.

Ngoài ra, khi các triệu chứng của hội chứng sợ yêu cứ kéo dài dai dẳng và không sớm được khắc phục tốt thì có thể làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm lý khác, khiến người bệnh đối mặt với những rối loạn tâm lý nguy hiểm hơn. Chính vì thế, Philophobia cần được hỗ trợ can thiệp và khắc phục tốt ngay khi vừa phát hiện để ngăn chặn hiệu quả những hệ lụy có thể xảy ra đối với người bệnh.

Cách khắc phục và thoát khỏi hội chứng sợ yêu

Mặc dù không được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần cụ thể nhưng hội chứng sợ yêu có thể được hỗ trợ tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau, chủ yếu vẫn là trị liệu tâm lý, thuốc và một vài liệu pháp thư giãn, kiểm soát căng thẳng, nỗi sợ an toàn. Người bệnh cần đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ, chuyên gia tư vấn và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp, từ đó hỗ trợ kiểm soát và loại bỏ tốt các nỗi sợ phi lý về tình yêu, cân bằng lại chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các biện pháp thường được áp dụng khắc phục tốt cho người mắc hội chứng sợ yêu như:

1. Trị liệu tâm lý

Như đã chia sẻ, hội chứng sợ yêu được xem là một dạng của rối loạn lo âu ám ảnh sợ nên việc áp dụng trị liệu tâm lý cũng sẽ mang đến các hiệu quả nhất định cho từng trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sợ hãi phi lý này cũng đến từ các trải nghiệm, bất ổn về tâm lý nên cần được hỗ trợ điều chỉnh, cân bằng hiệu quả.

Trị liệu tâm lý được biết đến là phương pháp can thiệp an toàn bởi nó hoàn toàn không sử dụng thuốc, không can thiệp đến cơ thể, không gây tác dụng phụ hoặc các biến chứng nguy hiểm sau trị liệu. Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu để có thể hiểu rõ hơn về những sự sợ hãi sai lệch của bản thân, từ đó tìm kiếm giải pháp khắc phục, kiểm soát tốt nhất.

Hội Chứng Sợ Yêu
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ và dễ dàng chấp nhận tình yêu hơn.

Bằng các liệu pháp can thiệp khác nhau, nhà trị liệu sẽ giúp cho người bệnh dần thay đổi tốt nhận thức, suy nghĩ và hành vi của bản thân về tình yêu. Giúp họ trang bị những kỹ năng thư giãn, kiểm soát cảm xúc và quản lý nỗi sợ để dễ dàng vượt qua được những nỗi ám ảnh to lớn có liên quan đến tình yêu.

Để quá trình trị liệu đạt được nhiều thành công, người bệnh cũng cần đặt niềm tin vào nhà trị liệu, thoải mái chia sẻ về những cảm xúc, nỗi lo lắng của bản thân và các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ để chuyên gia có thể hiểu và dễ dàng can thiệp hơn. Sau quá trình trị liệu, bệnh nhân sẽ dần thay đổi và loại bỏ tốt tận gốc những nỗi sợ hãi của bản thân. Đồng thời họ cũng biết cách quản lý tốt cảm xúc của chính mình và dễ dàng hơn trong việc đưa ra các mục tiêu, lý tưởng sống trong tương lai.

2. Áp dụng các liệu pháp thư giãn

Hội chứng sợ yêu xuất phát từ bên trong suy nghĩ của mỗi con người và bản thân người bệnh cần phải có sự nỗ lực, ý thức nhiều hơn về việc cân bằng cảm xúc, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Chính vì thế, bên cạnh quá trình nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý thì người bệnh cũng cần tìm kiếm và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp tại nhà, đặc biệt là những cách giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực.

Sự sợ hãi về tình yêu có thể xâm chiếm lấy toàn bộ tâm trí của bệnh nhân và chi phối cả về cảm xúc, hành động của họ. Đặc biệt là khi họ phải đối diện với các yếu tố gây sợ thì những biểu hiện mất kiểm soát sẽ càng gia tăng mạnh mẽ và dễ gây ra những tác hại tiêu cực đối với bản thân và cản những người xung quanh.

Chính vì thế, để hỗ trợ tốt cho quá trình can thiệp và phục hồi tâm trí, bệnh nhân cần phải trang bị cho bản thân những liệu pháp giảm căng thẳng, thư giãn hiệu quả. Nếu cảm thấy quá sợ hãi, lo lắng thì bạn có thể thử uống một ngụm nước ấm, hít thở sâu, tự đánh lạc hướng bản thân, nghe một bản nhạc,…

Hội Chứng Sợ Yêu
Thiền đình giúp cân bằng tâm trí, giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh tư duy, nhận thức tích cực hơn.

Bên cạnh đó, để điều chỉnh tốt tâm lý và giải tỏa những cảm xúc, suy nghĩ sai lệch, bạn cũng cần duy trì một thói quen thư giãn lành mạnh bằng các biện pháp hiệu quả và an toàn như:

  • Thiền định
  • Tập yoga
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày
  • Uống trà thảo mộc
  • Nghe nhạc thư giãn
  • Massage cơ thể
  • Chơi với thú cưng

Đồng thời, hãy cố gắng xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao phù hợp để có được một sức khỏe tốt, một tinh thần tích cực. Người bệnh cũng cần nhanh chóng loại bỏ các thói quen tiêu cực hàng ngày như thường xuyên xem các thông tin tiêu cực về tình yêu, lạm dụng các chất kích thích, dung nạp các loại thực phẩm gây hại, duy trì các mối quan hệ độc hại,….

3. Điều trị bằng thuốc

Hội chứng sợ yêu không được khuyến khích sử dụng thuốc điều trị và hiện nay vẫn không có bất kỳ loại thuốc nào được công nhận về tác dụng cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân Philophobia. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sợ hãi có kèm theo những biểu hiện tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ liên tục thì có thể được cân nhắc dùng thuốc để kiểm soát tốt hơn.

Những loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta sẽ được lựa chọn và kê đơn với liều lượng vừa phải để giúp bệnh nhân kiểm soát, thuyên giảm tốt các biểu hiện nguy hiểm. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa bởi thuốc hỗ trợ can thiệp có khả năng gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô miệng, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn,…

Hội chứng sợ yêu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và chủ yếu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng đời sống của bệnh nhân. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của Philophobia bạn cần chủ động tiến hành thăm khám, khắc phục để hạn chế tối đa những tác hại nghiêm trọng khiến cuộc sống và sức khỏe dần bị suy kiệt. Hy vọng qua thông tin bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và biết thêm nhiều cách can thiệp, cải thiện hiệu quả để mau chóng thoát khỏi nỗi sợ yêu và xây dựng được các mối quan hệ bền chặt, tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn tri giác sai thực tại
Rối loạn giải thể nhân cách là gì? Biểu hiện, chuẩn đoán và điều trị

Rối loạn giải thể nhân cách là một dạng của rối loạn phân ly phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tình...

Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng
Rối Loạn Thần Kinh Chức Năng Là Gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

Rối loạn thần kinh chức năng có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là từ thời thơ...

hội chứng burnout
Hội chứng Burnout: Những điều cần biết và cách vượt qua

Hội chứng Burnout có lẽ là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều người trong số chúng ta. Đây là cụm từ nói về...

cách ngồi thiền giúp chữa trầm cảm
Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp chữa trầm cảm – Bạn nên thử

Thiền định được biết đến như một phương pháp hỗ trợ cải thiện trầm cảm có tác dụng tương tự như thuốc chống trầm cảm....

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh