Rối Loạn Tích Trữ (Hoarding Disorder) là gì? Hướng điều trị hiệu quả

Rối loạn tích trữ là một rối loạn tâm thần mãn tính, khởi phát ở độ tuổi thiếu niên và có xu hướng tiến triển suốt đời. Người mắc rối loạn này có thói quen tích trữ vật dụng một cách cực đoan và không thể vứt bỏ đồ vật, ngay cả với những thứ thừa thãi, không còn giá trị sử dụng.

Rối loạn tích trữ – Hoarding Disorder là gì?

Rối loạn tích trữ – Hoarding Disorder đã được Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) xác định là một loại của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Thuật ngữ này đề cập đến một rối loạn tâm thần mà người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc vứt bỏ các vật dụng, bao gồm cả những thứ thừa thãi, không còn giá trị sử dụng và cũng không có bất cứ giá trị kỷ niệm nào. Bệnh nhân có xu hướng tích trữ quá mức các đồ vật khiến cho không gian sống trở nên chật chội, lộn xộn.

rối loạn tích trữ
Rối loạn tích trữ đặc trưng bởi hành vi thu thập đồ đạc quá mức và không thể vứt bỏ mọi thứ, bao gồm cả những vật dụng thừa thãi, vô giá trị

Rối loạn tích trữ còn được biết đến với tên gọi khác là ám ảnh tích trữ. Tên gọi này diễn tả chính xác tâm lý của người bệnh – đó là sự ám ảnh quá mức về việc phải tích trữ đồ đạc, kể cả khi đó là những vật dụng vô giá trị như vỏ lon bia, giấy vụn, túi nilon…

Độ tuổi khởi phát dao động từ 11 – 15 tuổi và nguy cơ mắc bệnh không có sự chênh lệch ở nam – nữ giới. Ban đầu, ám ảnh tích trữ xuất hiện với mức độ nhẹ và có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sụt giảm rõ rệt sau khoảng 10 – 20 năm (từ năm 30 tuổi trở đi). Nếu không được điều trị, người bệnh và những người trong gia đình sẽ phải đối mặt với nhiều phiền toái do không gian sống bị chiếm dụng và trở nên lộn xộn, chật chội, môi trường sống bẩn thỉu…

Nhận biết rối loạn tích trữ

Rối loạn tích trữ có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu bất thường như thu thập quá mức các vật dụng, đồ đạc không còn giá trị sử dụng. Ngay cả khi không gian sống đã chật kín, người bệnh vẫn không thể vứt bỏ các đồ vật, đồng thời xuất hiện cảm giác căng thẳng, lo lắng và bồn chồn khi nghĩ đến việc phải vứt bỏ một thứ gì đó.

rối loạn tích trữ
Người bị rối loạn tích trữ thường thu thập mọi thứ, bao gồm cả sách báo cũ, vỏ chai, vỏ lon bia, túi giấy…

Ám ảnh tích trữ đôi khi bị nhầm lẫn với thói quen sưu tầm. Để phát hiện sớm rối loạn này, có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Giữ lại tất cả các vật dụng, ngay cả những thứ vô giá trị như túi nilon, túi giấy, tờ báo cũ, hộp giấy, vỏ chai…
  • Cảm thấy căng thẳng tột độ, bồn chồn khi phải vứt bỏ đồ vật nào đó (ngay cả khi đồ vật này không có giá trị kỷ niệm và cũng không thể sử dụng được).
  • Người bệnh có thể thu thập các đồ vật thừa thãi từ bãi rác, bãi phế liệu và đem về nhà. Theo thời gian, không gian sống trở nên lộn xộn, chật kín do có quá nhiều đồ đạc.
  • Các khu vực trong nhà đều không thể sử dụng đúng chức năng. Chẳng hạn như nhà bếp không thể dùng để nấu nướng vì chất đầy túi nilon, hộp xốp, sách báo cũ. Không thể sử dụng phòng tắm một cách thoải mái vì không gian bị chiếm dụng… Dù vậy, người bệnh vẫn không có ý định vứt bỏ bất cứ món đồ nào.
  • Có cảm giác bất an khi ai đó chạm vào đồ đạc vì lo sợ họ sẽ đem vứt bỏ những đồ vật này.
  • Việc tích trữ các vật dụng thừa thãi có thể khiến người bệnh mâu thuẫn, xung đột với người nhà và những người xung quanh. Tuy nhiên, họ thường lựa chọn chấm dứt mối quan hệ thay vì vứt bỏ đồ đạc và dọn dẹp lại không gian sống.
  • Nhiều người nhận ra sự bất thường về thói quen tích trữ đồ đạc một cách quá mức nhưng lại không thể kiểm soát hành vi này.
  • Ngoài việc thu thập vật dụng thừa thãi, một số người có xu hướng mua sắm quá mức các đồ đạc không cần thiết như tạp chí, sách báo và những vật dụng không thật sự hữu ích khác.
  • Tích trữ động vật cũng là tình trạng thường thấy ở người bị rối loạn tích trữ. Người bệnh nhặt chó, mèo hoang với số lượng lớn nhưng không chăm sóc chu đáo. Hậu quả là số lượng động vật tăng nhanh, môi trường sống mất vệ sinh, chó mèo trở nên gầy yếu, bệnh tật do không được cung cấp đủ dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ.

Xu hướng giữ lại đồ vật một cách quá mức, cực đoan ở bệnh nhân rối loạn tích trữ bắt nguồn từ những lý do sau:

  • Tin rằng đồ vật đó sẽ hữu ích trong tương lai
  • Cho rằng vật dụng đó vẫn còn giá trị và thật phí phạm nếu phải vứt bỏ
  • Một số người tin rằng, mỗi đồ vật đều có giá trị tinh thần nhất định và việc giữ lại là cần thiết.
  • Đôi khi người bệnh nhận ra sự thừa thãi của một số vật dụng trong nhà. Tuy nhiên, họ không đủ dứt khoát để vứt bỏ hay xử lý theo một cách khác và lựa chọn tiếp tục giữ lại.

Đặc điểm chung của những người rối loạn tích trữ là thiếu quyết đoán và vô tổ chức. Họ không thể đưa ra quyết định dứt khoát nên làm gì với món đồ đó, ngay cả khi vật dụng đó hoàn toàn thừa thãi và không có giá trị.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tích trữ

Các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải nguồn gốc của chứng ám ảnh tích trữ. Sau những nghiên cứu được thực hiện, một số yếu tố sau đã được xác định có liên quan đến rối loạn này:

1. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)

Những người bị rối loạn tích trữ đều có các đặc điểm của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là thiếu quyết đoán, hay trì hoãn, quá chú ý vào các chi tiết và cầu toàn. Dạng tính cách này có thể phát triển các hành vi cực đoan như tiết kiệm quá mức, tích trữ đồ đạc vì tin rằng chúng có thể hữu ích trong tương lai…

rối loạn tích trữ
Chứng rối loạn tích trữ thường phát triển ở những người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)

Người có dạng nhân cách này cũng gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải quyết vấn đề… Vì vậy, ngay cả khi đối mặt với môi trường sống kém vệ sinh, không gian chật cứng, họ vẫn không thể đưa ra giải pháp và thường thỏa hiệp bằng cách tiếp tục sống trong điều kiện tồi tệ đó.

2. Gen di truyền

Cũng giống như các rối loạn tâm thần khác, ám ảnh tích trữ có xu hướng di truyền. Nguy cơ phát triển hội chứng này sẽ tăng lên đáng kể nếu người thân trong gia đình bị rối loạn tích trữ hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

3. Tổn thương não bộ

Tổn thương não bộ do chấn thương sọ não có thể dẫn đến hành vi tích trữ đồ đạc một cách quá mức, dai dẳng. Khi bị chấn thương, một số vùng của não bộ có thể mất điều hòa dẫn đến nhận thức sai lệch, thiếu quyết đoán, tư duy khó khăn…

4. Sang chấn tâm lý

Các chuyên gia cho rằng, sang chấn tâm lý có vai trò đáng kể trong rối loạn tích trữ. Sau khi trải qua cú sốc tinh thần, một số người cảm thấy mất mát và tìm cách bù đắp bằng việc tích trữ đồ đạc.

Nhiều bệnh nhân thú nhận rằng, họ cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi thu thập các vật dụng, mọi thứ luôn có sẵn mang lại cảm giác an tâm dù những vật dụng đó hiếm khi được sử dụng đến. Các chuyên gia lý giải, hành vi tích trữ đồ đạc như một cách để trấn an tinh thần và giảm các cảm xúc tiêu cực.

5. Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài những yếu tố trên, ám ảnh tích trữ cũng có thể liên quan đến các yếu tố sau:

Hoarding disorder
Cuộc sống nghèo khó có thể dẫn đến hành vi thu thập đồ đạc một cách quá mức và cực đoan
  • Có các rối loạn tâm thần: Rối loạn tích trữ thường phát triển ở người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Bên cạnh “ám ảnh” thường thấy là hành vi sạch sẽ quá mức, một số người bị ám ảnh về việc phải tích trữ đồ đạc, ý nghĩ này thôi thúc phải liên tục thu thập các vật dụng dù chúng không có giá trị sử dụng. Ngoài ra, người bị trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có nguy cơ cao phát triển rối loạn này.
  • Cuộc sống thiếu thốn, tài chính bấp bênh: Ám ảnh tích trữ thường gặp ở người có tài chính không ổn định. Vì không có tiềm lực kinh tế nên một số người có xu hướng tích trữ đồ đạc vì nghĩ rằng sẽ cần sử dụng đến trong tương lai. Hơn nữa, ý nghĩ luôn có đầy đủ các vật dụng trong nhà cũng tạo ra cảm giác an toàn cho những người có cuộc sống thiếu thốn.
  • Các yếu tố khác: Rối loạn tích trữ có thể phát triển ở người mắc hội chứng Prader-Willi, rối loạn tâm thần do nghiện chất và lạm dụng rượu…

Rối loạn tích trữ có nguy hiểm không? Gây ra biến chứng gì?

Rối loạn tích trữ là một rối loạn tâm thần mãn tính, các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Việc thu thập vật dụng sẽ khiến không gian sống gần như chật cứng và các khu vực như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh… đều không thể sử dụng.

Người bệnh gặp nhiều phiền toái khi vệ sinh cá nhân, ngủ nghỉ, tắm rửa và sinh hoạt do không gian sống bị chiếm dụng hoàn toàn. Thậm chí có thể gặp phải tai nạn, té ngã, chấn thương… do đồ đạc chồng chất.

Hơn nữa, tích trữ đồ đạc còn khiến cho môi trường sống trở nên kém vệ sinh, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về da và hô hấp. Đặc biệt trong trường hợp tích trữ động vật, không gian sống có thể trở hôi thối do chất thải của chó mèo.

Người bị ám ảnh tích trữ thường sống cô độc vì người thân sẽ khó chấp nhận sinh sống trong không gian chật hẹp, hôi hám. Những người xung quanh cũng không muốn duy trì mối quan hệ và có xu hướng cô lập bệnh nhân do tính cách kỳ lạ, dị thường.

Hoarding disorder
Nếu không được chữa trị, người bị rối loạn tích trữ sẽ phải sống cô độc, cuộc sống thiếu thốn và bấp bênh…

Như đã đề cập, bệnh nhân bị rối loạn tích trữ thường có tính cách thiếu quyết đoán, hay trì hoãn, quá tập trung vào các chi tiết… Với những đặc điểm tính cách này, người bệnh cũng sẽ gặp khó khăn trong công việc, tài chính bấp bênh, không ổn định.

Sau khoảng 30 tuổi, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm rõ rệt. Người bệnh thường phải sống phụ thuộc vào trợ cấp xã hội, cuộc sống thiếu thốn, không được chăm sóc sức khỏe và không có chỗ dựa tinh thần. Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh nhân còn phải đối mặt với các rối loạn tâm thần thứ phát như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu lan tỏa

Chẩn đoán rối loạn tích trữ

Rối loạn tích trữ đã được DSM thừa nhận là một rối loạn tâm thần chính thức và riêng biệt. Trong ấn bản gần nhất, DSM đề cập đầy đủ các tiêu chí để chẩn đoán rối loạn này.

Giống như các rối loạn tâm thần khác, không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán ám ảnh tích trữ. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Để có đánh giá chính xác, bác sĩ thường sẽ trao đổi thêm với người thân trong gia đình.

Một số bài trắc nghiệm tâm lý có thể được thực hiện để phát hiện các rối loạn tâm thần thứ phát như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm thần do rượu và chất gây nghiện…

Các phương pháp điều trị rối loạn tích trữ

Rối loạn tích trữ là tình trạng mãn tính, có xu hướng tiến triển suốt đời. Mặc dù việc điều trị dứt điểm là rất khó nhưng rối loạn này có thể thuyên giảm đáng kể sau khi can thiệp liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc.

Các chuyên gia nhận thấy mấu chốt ở bệnh nhân rối loạn tích trữ là tính cách thiếu quyết đoán. Người bệnh sẽ cần trị liệu tâm lý lâu dài để thay đổi các đặc điểm tính cách bất lợi, tạo động lực và quyết đoán hơn khi đưa ra các quyết định. Qua đó, bệnh nhân có thể dứt khoát vứt bỏ những vật dụng thừa thãi, vô giá trị và tạo dựng không gian sống thoáng đãng, lành mạnh.

Các phương pháp điều trị được cân nhắc cho bệnh nhân rối loạn tích trữ:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) được cân nhắc dùng cho bệnh nhân bị rối loạn tích trữ. Trên thực tế, kinh nghiệm dùng thuốc trong trường hợp này còn hạn chế nhưng nhìn chung, thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện tâm trạng và giảm trạng thái u uất, buồn rầu…

Hoarding disorder
Dùng thuốc có thể làm giảm tâm trạng u uất, buồn bã, lo lắng ở người bị ám ảnh tích trữ

Trường hợp có các rối loạn tâm thần thứ phát, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng loại thuốc tương ứng.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp chính đối với chứng rối loạn tích trữ. Phương pháp này được thực hiện với mục đích giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ sai lệch và hình thành nhận thức đúng đắn hơn về các đồ vật. Bằng cách thay đổi nhận thức, tâm lý trị liệu có thể làm giảm đáng kể hành vi tích trữ đồ vật và mua sắm quá mức các vật dụng không cần thiết.

Trong quá trình trị liệu, chuyên gia cũng sẽ trang bị cho người bệnh kỹ năng tổ chức và đưa ra giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống. Các đặc điểm tính cách bất lợi như quá cầu toàn, trì hoãn, thiếu quyết đoán… cũng được điều chỉnh để giảm bớt những hành vi cực đoan.

Rối Loạn Tích Trữ
Tâm lý trị liệu giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và làm giảm đáng kể hành vi tích trữ đồ đạc

Người bị rối loạn tích trữ thường thiếu kiên trì và dễ bỏ dở trị liệu. Vì vậy, các chuyên gia sẽ can thiệp kỹ thuật tạo động lực để bệnh nhân có thể hoàn thành quá trình điều trị.

Điều trị rối loạn tích trữ còn nhiều hạn chế và thách thức. Dù vậy, nếu được can thiệp sớm, hành vi tích trữ đồ đạc sẽ được hạn chế tối đa. Người bệnh có thể duy trì chất lượng cuộc sống và giữ được mối quan hệ với người thân, bạn bè… Đời sống tinh thần vì thế sẽ trở nên phong phú, tránh rơi vào tình huống phải sống cô độc suốt đời.

Rối loạn tích trữ là một rối loạn tâm thần khá phổ biến (tỷ lệ chiếm khoảng 2 – 6% dân số Hoa Kỳ). Dù vậy, những hiểu biết về rối loạn này còn hạn chế, nhiều bệnh nhân chưa được tiếp cận với các phương pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hiệu ứng mandela
Hiệu ứng Mandela (The Mandela Effect): Ký ức giả và cách thoát khỏi

Trong cuộc sống, chắc chắn có ít nhất một lần bạn đã từng rơi vào trường hợp bản thân và những người khác có ký...

Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp An Thần
10 Loại Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp An Thần, Giảm Stress

Việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên đúng cách có thể giúp an thần, giảm stress hiệu quả. Cũng bởi trong những loại...

Rối loạn tri giác sai thực tại
Rối loạn giải thể nhân cách là gì? Biểu hiện, chuẩn đoán và điều trị

Rối loạn giải thể nhân cách là một dạng của rối loạn phân ly phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tình...

Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Khủng Hoảng Tâm Lý Tuổi Dậy Thì: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Tuổi dậy thì là một giai đoạn khó khăn không chỉ với trẻ, mà còn với các bậc phụ huynh. Trong giai đoạn này, trẻ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh