Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo: Bệnh rối loạn tâm lý cần điều trị sớm

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo là một dạng rối loạn tâm lý có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đặc trưng của rối loạn này chính là những suy nghĩ, hành vi cưỡng chế về mọi thứ xung quanh, luôn cần đảm bảo chỉn chu, hoàn hảo 100%. Nỗi ám ảnh cưỡng chế này sẽ cản trở trực tiếp đến các hoạt động xã hội, công việc, các mối quan hệ xung quanh nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo là gì?

Bất cứ ai cũng mong muốn hướng đến sự hoàn mỹ, chỉn chu với tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ dễ dàng, không thể lúc nào cũng trọn vẹn 100% và hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận những khuyết khuyết nếu có. Tuy nhiên ở những người ám ảnh cưỡng chế sự hoàn hảo, sẽ không có chỗ xuất hiện cho bất cứ sai lệch nào, và nếu điều đó xảy ra sẽ khiến họ trở nên bứt rứt, khó chịu thậm chí mất ăn, mất ngủ.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Người mắc chứng ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo luôn đòi hỏi sự tuyệt đối, hoàn hảo 100% trong mọi vấn đề

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo chính là những dấu hiệu đặc trưng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder – OCD) hoặc rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế ( Obsessive Compulsive Personality Disorder – OCPD). Biểu hiện điển hình của rối loạn này chính là những suy nghĩ, ám ảnh kéo dài, mang tính cưỡng chế bắt buộc, thôi thúc họ phải thực hiện một hành vi nào đó nhằm xoa dịu sự căng thẳng, lo lắng phi lý.

Các dấu hiệu đặc trưng của ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo như liên tục rửa tay nhiều lần nếu vô tình chạm vào tay nắm cửa, sắp xếp đồ đạc theo màu sắc hoặc nguyên tắc nhất định, đồ vật phải được đặt đúng vị trí, trật tự đã định sẵn.. Nỗi ám ảnh sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau khổ, phiền toái, căng thẳng, đặc biệt khi có bất cứ sự thiếu hoàn hảo nào xảy ra.

Cần hiểu rằng, ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo không phải là cầu toàn. Người cầu toàn cũng có các nguyên tắc nhất định, cảm thấy khó chịu nếu mọi vấn đề không diễn ra theo trình tự đã sắp xếp, luôn đưa ra các yêu cầu cao về mọi thứ. Tuy nhiên họ vẫn có thể chấp nhận hoặc bỏ qua nếu có sai lầm trong khi người ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo sẽ không thể chấp nhận nếu mọi thứ không đúng trật tự. Thậm chí họ có thể rửa tay hàng trăm lần nếu vô tình chạm tay vào bàn ăn chưa dọn để chắc chắn rằng không còn vi khuẩn trên tay.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo cần được điều trị bằng các biện pháp chuyên môn, thường là trị liệu tâm lý nhằm giảm nhẹ những suy nghĩ, hành vi cưỡng chế, từ đó giúp cuộc sống người bệnh thoải mái hơn. Tuy nhiên một số tình trạng người bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn do phát hiện quá muộn, đặc biệt khi lạm dụng chất gây nghiện thường xuyên.

Nguyên nhân ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo

Cơ chế của ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới mắc rối loạn tâm lý này thường cao hơn nữ giới. Ngoài ra, tỷ lệ cao bệnh nhân thường có các dấu hiệu bệnh khởi phát khi còn nhỏ và bắt đầu bộc lộ rõ hơn khi trưởng thành.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Gia đình thường xuyên đòi hỏi, đặt ra tiêu chuẩn quá khắt khe chính là yếu tố dễ làm hình thành ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo

Theo các chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình ảnh ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo bao gồm:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc OCD, OCPD hoặc các dạng rối loạn tâm thần khác thường có nguy cơ mắc ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo cao hơn
  • Môi trường sống: người phải sống trong môi trường có quá nhiều áp lực, luôn bị soi mói, phải đối mặt với nhiều quy định trật tự gắt gao hay bị cuốn theo xu hướng cầu toàn của xã hội cũng rất dễ hình thành các rối loạn tâm lý bất thường.
  • Tổn thương não bộ: chấn thương não, thùy trán, các hạch đáy não (nhân đuôi) cũng có thể làm thay đổi các hành vi, suy nghĩ thiếu lành mạnh
  • Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: sự thay đổi bất thường các chất dẫn truyền thần kinh như vasopressin và oxytocin, serotonin được cho là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng, tiêu cực, dễ kích động, buồn phiền, lo âu quá mức và cũng liên quan trực tiếp đến ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo.
  • Tổn thương tâm lý: cha mẹ quá khắt khe, bị áp đặt trong cuộc sống hằng ngày, bị chê bai hay bạo lực cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ các rối loạn tâm lý như ám ảnh sự hoàn hảo.

Rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo biểu hiện như thế nào?

Các đặc trưng của rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo thường được biểu hiện khá rõ rệt. Bản thân người bệnh cũng có thể nhận ra suy nghĩ, hành vi của mình luôn đòi hỏi sự hoàn thiện cao, tuy nhiên lại không chấp nhận đó là bệnh. Trong khi đó, những người xung quanh luôn cảm thấy khó chịu, áp lực nếu làm việc, hợp tác cùng người bệnh do sự khắt khe, yêu cầu hoàn hảo thái quá.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Bất cứ mọi vấn đề xung quanh cuộc sống người bệnh đều yêu cầu sự hoàn mỹ tuyệt đối

Các hành vi cưỡng chế của chứng ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo

  • Kiểm tra lặp đi lặp lại các thiết bị, chẳng hạn như đã đóng cửa chưa, đã khóa cửa chưa, đã tắt điều hòa chưa.. Thậm chí có có thể quay lại hàng chục, hàng trăm lần để xác nhận lại.
  • Tất cả đồ đạc đều cần được sắp xếp theo một thứ tự, trật tự, quy tắc nhất định không thay đổi, nếu không sẽ cảm thấy cực kỳ căng thẳng, lo âu, kích động.
  • Liên tục rửa tay vì sợ nhiễm trùng nếu vô tình chạm vào các khu vực có nguy cw như tay nắm cửa, bàn ăn, bàn bếp. Người bệnh có thể rửa tay hàng trăm lần đến đến mức gây phồng rộp, nứt da
  • Tự động đếm số thứ tự một cách vô thức
  • Có xu hướng cầu nguyện hoặc lẩm bẩm lặp đi lặp lại các từ, con số trong yên lặng để giảm sự lo âu

Bên cạnh đó, các biểu hiện đặc trưng khác về suy nghĩ của rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo như:

  • Luôn yêu cầu khắt khe, đòi mọi mọi thứ xung quanh diễn ra phải hoàn hảo 100%, tuyệt đối không có bất cứ khiếm khuyết nào xảy ra
  • Cứng nhắc thái quá với mọi vấn đề, phải tuân theo lịch trình, luật lệ đã đề ra đồng thời bắt buộc mọi người cũng cần thực hiện theo
  • Nỗ lực làm mọi thứ để đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên do yêu cầu quá cao, chú trọng vào cả các chi tiết nhỏ nhặt nhất nên để đạt được các thành tựu đó thường kèm theo sự trễ nải, không hoàn thành đúng tiến độ
  •  Gọn gàng và sạch sẽ quá mức, thậm chí không chấp nhận dù chỉ một hạt bụi
  • Ám ảnh thái quá về các loại chất thải, rác, những nơi có vi khuẩn, sợ hãi về việc nhiễm bẩn đến mức vô lý
  • Không muốn giao công việc cho người khác nhưng cũng không muốn nhận công việc vì lo lắng không thể đảm bảo sự hoàn hảo như mục tiêu đề ra
  • Căng thẳng, nhạy cảm với sự chê bai, thất bại, kém đáp ứng với lời chỉ trích
  • Không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên bởi coi tất cả mọi thứ đều quan trọng và cần đạt độ hoàn hảo như nhau
  • Kém linh hoạt và hầu như không thể xử lý nếu có sự cố phát sinh so với lịch trình, quy tắc đã đặt ra
  • Trở nên kích động, khó chịu, bức bối, cáu kỉnh nếu có bất cứ sai lầm, sự xê dịch nào khiến kết quả cuối cùng không hoàn hảo
  • Cứng nhắc, khô khan, không bao giờ chấp nhận có sự ngoại lệ
  • Không biểu cảm suy nghĩ, cảm xúc nhiều
  • Tự ý đặt ra nhiều
  • Khó khăn trong việc giao tiếp, kết bạn vì quá cứng nhắc, khô khan, luôn áp đặt người khác, thường hướng tới bàn luận logic, trí tuệ hơn là các cuộc nói chuyện bông đùa
  • Nỗi ám ảnh, lo âu trước các sự việc thiếu hoàn hảo có thể khiến người bệnh căng thẳng tới mức không thể ngủ hay tập trung làm những công việc khác

Nỗi ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo tác động trực tiếp đến các mối quan hệ, công việc, cuộc sống thường ngày. Người mắc bệnh hầu như luôn phải làm mọi thứ một mình vì không ai có thể khiến họ cảm thấy hài lòng, do đó nên họ thường cảm thấy cực kỳ cô độc, khó có thể mở lòng sẻ chia với ai.

Ảnh hưởng của rối loạn ám ảnh hoàn hảo

Với xu hướng cầu toàn và khắt khe quá mức, nhiều người đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công việc, được đảm nhiệm các vai trò lớn. Tuy nhiên họ thường không thể gần gũi với đồng nghiệp, cấp dưới, đôi khi bị giới hạn trong việc gặp gỡ khách hàng vì những phản ứng thái quá, kém linh hoạt trong khi giao tiếp. Điều này đôi khi cũng làm cản trở rất nhiều đến quá trình thăng tiến của người bệnh.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Yêu cầu hoàn hảo thái quá, áp đặt lên cả những người xung quanh khiến người bệnh thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ

Những yêu cầu khắt khe, những luật lệ được người bệnh đề ra và bắt ép mọi người phải thực hiện luôn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu, dù đôi khi những nguyên tắc này hoàn toàn đúng đắn. Mặt khác chính sự đòi hỏi quá cao khiến những đồng nghiệp làm cùng luôn có cảm giác bị soi mói, không được tôn trọng nên có xu hướng xa lánh, thậm chí cô lập những người này.

Bên cạnh đó, người mắc chứng rối loạn ám ảnh hoàn hảo cũng có nguy cơ cao tiến triển thành trầm cảm hoặc các dạng rối loạn lo âu khác. Do bản thân người bệnh vốn đã luôn trong tình trạng lo âu, căng thẳng không kiểm soát, mất ngủ kéo dài, không thể chia sẻ với những người xung quanh, dần dần tích tụ thành những cảm xúc tiêu cực và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Một vấn đề khác chính là đôi khi việc quá chú trọng đến các tiểu tiết,  những hành vi cưỡng chế có thể làm giảm kết quả trong công việc, chất lượng học tập, chẳng hạn trễ hạn nộp deadline, không làm kịp bài thi. Hay các hành vi rửa tay liên tục nếu không thể kiểm soát cũng có thể làm tổn thương da nghiêm trọng. Do đó tuyệt đối không thể coi thường những ảnh hưởng của rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo.

Hướng điều trị ám ảnh rối loạn sự hoàn hảo

Việc phát hiện bản thân mắc rối loạn tâm lý không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên người bệnh cần được sớm chẩn đoán tại các trung tâm tâm lý hoặc các chuyên khoa tâm thần về các bệnh viện lớn để có kết quả chính xác nhất. Bác sĩ hay các chuyên gia tâm lý có thể đưa ra một vài câu hỏi, làm các bài test tâm lý hoặc thực hiện các kiểm tra não bộ để phòng tránh nguy nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự.

Việc điều trị rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo có thể cần kết hợp nhiều phương pháp để mang đến hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu chính của việc điều trị chính là giảm nhẹ mức độ ám ảnh cưỡng chế, từ đó giúp người bệnh cải thiện các mối quan hệ và dần thích ứng tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc không phải là phương pháp điều trị chính trong rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo, tuy nhiên vẫn được chỉ định nhằm xoa dịu sự căng thẳng, lo lắng quá mức trước mọi vấn đề kém hoàn hảo xung quanh. Các loại thuốc chính thường được chỉ định phổ biến là Clomipramine, Fluoxetine, Sertraline, Fluvoxamine, Citalopram..

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Một số loại thuốc có thể giúp ích trong việc xoa dịu cảm xúc, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh

Thực tế, không phải lúc nào thuốc cũn phát huy tác dụng tốt nhất. Thậm chí việc dùng thuốc không đúng cách, lạm dụng thuốc quá mức còn khiến người bệnh thêm mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Việc dùng thuốc cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý thay đổi đơn thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu được đánh giá là một trong những liệu pháp mang đến nhiều phản hồi tích cực nhất cho người bị rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo. Mục tiêu của phương pháp này chính là giúp bệnh nhân chấp nhận sự bất thường trong tư duy, hành vi; từ đó xây dựng các biện pháp kiểm giúp soát các trạng thái này hiệu quả nhất.

Nhà trị liệu cũng sẽ xây dựng các biện pháp, kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc thích hợp để thân chủ có thể dễ chịu hơn trước những tình huống kém hoàn hảo, đồng thời hòa hợp dần các mối quan hệ xung quanh. Các biện pháp thư giãn cũng rất cần thiết trong việc xoa dịu căng thẳng, giảm dần nỗi lo âu phi lý, từ đó nâng cao dần chất lượng cuộc sống, tinh thần của những bệnh nhân rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo.

Các liệu pháp tâm lý chính được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Liệu pháp tâm động học (psychodynamic): nhà trị liệu sẽ tạo ra các môi trường mà thân chủ cảm thấy an toàn, từ đó có thể trung thực, thoải mái hơn trong việc bộc lộ cảm xúc, hành động, suy nghĩ đã dẫn đến những căng thẳng trong cuộc sống của họ. Liệu pháp này sẽ chỉ tập trung vào cảm xúc và cách thức nó được bộc lộ, khám phá những điều mà thân chủ tránh né hay tưởng tượng của thân chủ, từ đó xây dựng các phương hướng trị liệu tốt hơn.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Tập trung vào nhận thức và hành vi giúp thân chủ chấp nhận bản thân đang có những nỗi lo âu phi lý, bất thường và có gây gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. nhà trị liệu và thân chủ sẽ trực tiếp thảo luận các biện pháp giúp kiểm soát, hướng tới suy nghĩ tích cực để thư giãn hơn trong cuộc sống. Đây cũng là liệu pháp được áp dụng nhiều nhất cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo.
  • Liệu pháp phơi nhiễm (Exposure Therapy): Nhà trị liệu có thể tạo ra các tình huống có liên quan trực tiếp đến nỗi ám ảnh, căng thẳng nhằm hướng dẫn thân chủ học cách đối diện với căng thẳng. Khi áp dụng liệu pháp này nhiều lần, mức độ ám ảnh cưỡng chế có thể giảm dần, từ đó giúp người bệnh có các phản ứng nhẹ nhàng hơn trước những vấn đề thiếu hoàn hảo trong cuộc sống.

Hướng điều trị tại nhà

Việc điều trị rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo cần được kết hợp giữa nhiều phương pháp trong thời dài. Bên cạnh đó, bác sĩ và các chuyên gia còn khuyến khích người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh lại thói quen sống, tự tập luyện các biện pháp, tránh xa căng thẳng để cải thiện các triệu chứng hiệu quả nhất.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo
Thiền nguyện giúp người bệnh học cách cân bằng cuộc sống, tự kiểm soát cảm xúc của bản thân

Một số biện pháp mang đến những cải thiện tích cực cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo trong quá trình điều trị tại nhà bao gồm:

  • Thực hành các liệu pháp thư giãn hằng ngày như luyện tập yoga, bài tập hít thở, thiền định.. Các biện pháp này đều có khả năng xoa dịu căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giảm được các hành vi kích động khi đứng trước các tình huống, sự việc thiếu hoàn hảo.
  • Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, ma túy.. bởi có thể làm suy yếu hệ thần kinh và dễ bùng phát các triệu chứng, hành vi thiếu kiểm soát
  • Học cách viết nhật ký, ghi chép lại các hành vi vừa thực hiện để tự ghi nhớ, tránh các hành vi cưỡng chế lặp lại trong vô thức
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày
  • Tránh xa các tình huống gây căng thẳng, tiêu cực
  • Thư giãn bằng tinh dầu, thảo dược, nước ấm hằng ngày
  • Viết lách, đọc sách cũng có thể giúp ích cho tâm trạng, kiểm soát tự tiêu cực hay các phản ứng kích thích quá mức

Rối loạn ám ảnh sự hoàn hảo có thể gây cản trở rất nhiều đến các khía cạnh cuộc sống, các mối quan hệ, công việc và cho chính tinh thần người bệnh. Người bệnh cần trao đổi và tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, chủ động hướng đến những hoạt động tích cực trong cuộc sống để cải thiện các triệu chứng hiệu quả, nhanh chóng nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội Chứng Sợ Đi Học
Hội Chứng Sợ Đi Học – Giải mã lý do khiến trẻ không muốn đến trường

Hội chứng sợ đi học khiến cho nhiều trẻ nhỏ bị ám ảnh và liên tục từ chối việc phải đến trường. Trẻ luôn cố...

Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình
Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Yêu Mình – Những hệ lụy nguy hiểm

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình là thuật ngữ được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1921 bởi bác sĩ tâm thần...

hội chứng khó viết
Hội chứng khó viết (Dysgraphia): Chẩn đoán và can thiệp kip thời

Hội chứng khó viết là một chứng rối loạn học tập liên quan đến khả năng viết chữ. Hội chứng này gây ra sự khó...

Rối Loạn Nhân Cách: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn nhân cách là thuật ngữ chung chỉ các đặc điểm tính cách khác thường gây khó khăn trong việc thích nghi, hòa nhập...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh