Quiz test rối loạn lo âu đơn giản, đánh giá nhanh chóng, chính xác

Quiz test rối loạn lo âu là công cụ giúp sàng lọc và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Các bài test được phát triển bởi chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần nên có độ tin cậy cao, hỗ trợ đáng kể trong việc phát hiện sớm rối loạn này.

Có nên thực hiện Quiz test rối loạn lo âu tại nhà?

Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự lo lắng, sợ hãi dai dẳng, quá mức và thậm chí vô lý. Người mắc chứng bệnh này thường trực nỗi sợ với những đối tượng và tình huống bình thường, không tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nào như động vật, phương tiện giao thông, các tình huống xã hội…

Rối loạn lo âu có hình thái lâm sàng đa dạng và được chia thành nhiều dạng khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng nhận thấy có vai trò của gen, di truyền, các yếu tố sinh học và môi trường. Ngày nay, việc đối mặt thường xuyên với stress khiến cho tỷ lệ mắc bệnh không ngừng gia tăng.

Quiz test rối loạn lo âu
Nên thực hiện Quiz test rối loạn lo âu nếu nhận thấy bản thân lo lắng quá mức, dai dẳng về mọi thứ trong cuộc sống

Nếu không chú ý, các vấn đề tâm lý dễ bị nhầm lẫn với trạng thái buồn bã, căng thẳng thông thường. Quiz test rối loạn lo âu ra đời giúp mỗi người tự sàng lọc, đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Các bài kiểm tra này được triển khai theo dạng câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu trả lời tương ứng với điểm số nhất định. Sau đó, tính tổng điểm tất cả các câu hỏi để xác định nguy cơ rối loạn lo âu.

Trước khi làm các trắc nghiệm tâm lý chuyên sâu tại bệnh viện, có thể thực hiện Quiz test rối loạn lo âu tại nhà để đánh giá nguy cơ. Nếu nhận thấy bản thân đang bị lo lắng thái quá, căng thẳng, buồn bã, bi quan dai dẳng… bạn đọc nên cân nhắc thực hiện các bài test này.

Các bài Quiz test rối loạn lo âu đơn giản, độ tin cậy cao

Không khó để tìm thấy các bài test rối loạn lo âu thông qua công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, độ tin cậy của các bài kiểm tra thường không đồng nhất. Bạn đọc nên làm các Quiz test rối loạn lo âu do những chuyên gia tâm lý, bác sĩ Tâm thần nghiên cứu và phát triển.

Nếu nghi ngờ bản thân bị rối loạn lo âu, bạn có thể thực hiện một số bài Quiz test có độ tin cậy cao trong nội dung sau:

Bài test đánh giá lo âu ZUNG

Bài test đánh giá lo âu ZUNG là trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để sàng lọc, đánh giá mức độ lo âu. Bài kiểm tra này khai thác 4 khía cạnh mà bệnh nhân rối loạn lo âu bị ảnh hưởng bao gồm hệ thần kinh trung ương, thần kinh tự trị, vận động và nhận thức (suy nghĩ).

Quiz test rối loạn lo âu
Bài test đánh giá lo âu ZUNG có thể đánh giá nguy cơ và mức độ lo âu thông qua 20 mục

Thang đánh giá lo âu ZUNG bao gồm 20 câu mô tả các triệu chứng cơ thể với 4 đáp ứng tương ứng với từng điểm số:

  • Không có – 1 điểm
  • Đôi khi – 2 điểm
  • Thường xuyên/ phần lớn thời gian – 3 điểm
  • Hầu hết hoặc tất cả thời gian – 4 điểm

Sau khi hoàn thành 20 mục, cộng điểm số lại để xem kết quả.

Thang đánh giá lo âu ZUNG bao gồm các nội dung sau:

Mục 1: Tôi cảm thấy bản thân lo lắng, dễ cáu bẳn hơn so với trước đây

Mục 2: Tôi có cảm giác sợ hãi vô cớ, nỗi sợ mơ hồ không thể xác định bản thân thực sự sợ hãi điều gì

Mục 3: Cảm thấy hoảng sợ và bối rối khi đứng trước tình huống nào đó

Mục 4: Có cảm giác bản thân như vỡ ra thành từng mảnh, cảm giác chới với, không có điểm tựa trong cuộc sống

Mục 5: Tôi cảm thấy mọi thứ đều tồi tệ và chắc chắn sẽ có điều không may xảy đến

Mục 6: Chân tay run rẩy, khó kiểm soát

Mục 7: Tôi cảm thấy thường xuyên bị đau cổ, đau lưng, đau đầu

Mục 8: Tôi cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng so với trước đây

Mục 9: Tôi cảm thấy bản thân cần sự yên tĩnh và có thể ngồi hàng giờ để suy nghĩ về những điều bản thân lo lắng, sợ hãi.

Mục 10: Nhịp tim của tôi đập nhanh hơn bình thường (xảy ra lâu dài, không phải tình trạng hồi hộp tạm thời)

Mục 11: Cảm thấy khó chịu, đau đầu và chóng mặt.

Mục 12: Tôi cảm thấy mình có thể ngất đi bất cứ lúc nào.

Mục 13: Tôi cảm thấy khó thở, thở nông, nhịp thở tăng.

Mục 14: Cảm thấy tê buốt, kiến bò ở ngón tay, ngón chân.

Mục 15: Khó chịu vì đầy bụng, đau dạ dày.

Mục 16: Cảm thấy buồn tiểu liên tục.

Mục 17: Bàn tay khô, nóng ran.

Mục 18: Mặt nóng, đỏ bừng.

Mục 19: Tôi khó chìm vào giấc ngủ, khó ngủ.

Mục 20: Tôi gặp phải ác mộng.

Nếu ít gặp phải các triệu chứng kể trên, nguy cơ bị rối loạn lo âu khá thấp. Trong khi đó, những người thường xuyên có các vấn đề được đề cập trong thang đánh giá lo âu ZUNG sẽ có nguy cơ cao phát triển rối loạn này.

Sau khi hoàn thành 20 mục, cộng tất cả điểm số và xem kết quả:

  • ≤ 40 điểm: Không có biểu hiện lo âu
  • 41 – 50 điểm: Lo âu nhẹ
  • 51 – 60 điểm: Có biểu hiện lo âu mức độ trung bình
  • 61 – 70 điểm: Lo âu mức độ nặng
  • Trên 70 điểm: Lo âu mức độ nghiêm trọng

Bài test rối loạn lo âu DASS-21

Bài test rối loạn lo âu DASS-21 là công cụ sàng lọc, đánh giá nguy cơ mắc bệnh có độ tin cậy cao. Bài kiểm tra này không chỉ xác định nguy cơ bị rối loạn lo âu mà còn có thể đánh giá liệu bạn có đang bị stress hay trầm cảm.

Quiz test rối loạn lo âu
Bài test rối loạn lo âu DASS-21 có thể đánh giá nguy cơ bị rối loạn lo âu, stress và trầm cảm

Tương tự như thang đánh giá lo âu Zung, bài test rối loạn lo âu DASS-21 có 21 câu mô tả với các câu trả lời tương ứng với 0 – 3 điểm:

  • 0 điểm: Không có/ Không đúng
  • 1 điểm: Đôi khi/ Thỉnh thoảng mới xảy ra
  • 2 điểm: Xảy ra khá thường xuyên
  • 3 điểm: Xảy ra hầu hết thời gian trong ngày

21 Mục trong bài test rối loạn lo âu DASS-21 bao gồm:

Mục 1: Tôi cảm thấy khó chịu, không thoải mái

Mục 2: Tôi bị khô miệng

Mục 3: Tôi dường như không cảm nhận được các cảm xúc tích cực

Mục 4: Tôi có vấn đề về nhịp thở (thở nông, gấp dù không làm việc nặng)

Mục 5: Khó bắt đầu làm một việc gì đó (thường phải cần động lực rất lớn)

Mục 6: Phản ứng thái quá, nhạy cảm với các tình huống

Mục 7: Tôi bị đổ nhiều mồ hôi (tay, chân), lưu ý cần loại trừ đổ mồ hôi do thời tiết và vận động mạnh

Mục 8: Tôi suy nghĩ quá nhiều

Mục 9: Tôi cảm thấy lo lắng về những tình huống khiến bản thân trở thành trò cười hoặc những tình huống khiến tôi trở nên hoảng sợ

Mục 10: Tôi cảm thấy không có gì đáng mong đợi trong cuộc sống

Mục 11: Tôi thấy mình dễ kích động hơn so với trước đây

Mục 12: Tôi cảm thấy bản thân gần như không thể thư giãn, luôn ở trong trạng thái lo âu và căng thẳng.

Mục 13: Tôi cảm thấy thất vọng, chán chường về mọi thứ.

Mục 14: Không chấp nhận khi có bất cứ việc gì xen vào những việc mà tôi đang thực hiện.

Mục 15: Tôi cảm nhận bản thân đang sợ hãi đến mức hoảng loạn.

Mục 16: Tôi không thấy hăng hái hay hứng thú với bất kỳ việc gì nữa

Mục 17: Tôi thấy rằng bản thân không xứng đáng.

Mục 18: Tôi cảm thấy mình dễ tự ái, không hài lòng với mọi thứ.

Mục 19: Tôi có vấn đề về nhịp tim như loạn nhịp, nhịp tim nhanh dù không lao động nặng hay đứng trước những tình huống gây hồi hộp như phỏng vấn, bị đe dọa…

Mục 20: Cảm thấy bản thân hay sợ hãi vô cớ, thậm chí thừa thãi.

Mục 21: Tôi cảm thấy cuộc sống này thật vô nghĩa.

Bảng kết quả của Bài test rối loạn lo âu DASS-21:

test rối loạn lo âu

Trường hợp lo âu nhẹ thường không cần điều trị mà chỉ cần điều chỉnh lối sống và thực hiện thêm một số biện pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng để cân bằng tinh thần. Tuy nhiên, nếu lo âu mức độ vừa, nặng và rất nặng, việc thăm khám là vô cùng cần thiết.

Bài test rối loạn lo âu theo thang đánh giá GAD-7

Bài test rối loạn lo âu theo thang đánh giá GAD-7 là bài Quiz test phổ biến nhất với nội dung chỉ 7 câu hỏi. So với các bài kiểm tra trên, bài test này có thể thực hiện nhanh trong vài phút với độ tin cậy khá cao.

Thang đánh giá GAD-7 phù hợp với những người nghi ngờ bị rối loạn lo âu. Hiện nay, thang đánh giá này còn được sử dụng trong chẩn đoán để xác định mức độ bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Thang đánh giá GAD-7 bao gồm 7 câu hỏi với 4 câu trả lời tương ứng với điểm số từ 0 – 3 điểm. Bài test này đánh giá các biểu hiện trong vòng 2 tuần. Trước khi làm bài test, cần nắm rõ các câu trả lời cho từng mục:

  • 0 điểm: Không có biểu hiện
  • 1 điểm: Biểu hiện đó xuất hiện trong ít ngày (từ 1 – 6 ngày trong 2 tuần qua)
  • 2 điểm: Biểu hiện đó xuất hiện hơn ½ tổng số ngày trong vòng 2 tuần (từ 7 – 12 ngày)
  • 3 điểm: Biểu hiện đó xảy ra gần như mọi ngày (13 – 14 ngày trong vòng 2 tuần)

Nội dung của Thang đánh giá GAD-7 bao gồm:

Mục 1: Tôi cảm thấy dễ cáu giận, lo âu và bồn chồn không thôi

Mục 2: Tôi không thể kiềm chế và ngừng lo lắng quá mức

Mục 3: Tôi lo lắng nhiều về mọi thứ

Mục 4: Tinh thần không thoải mái và khó thư giãn hoàn toàn

Mục 5: Bồn chồn quá mức dẫn đến đứng ngồi không yên

Mục 6: Dễ cáu bẳn, bực bội

Mục 7: Có cảm giác sợ hãi về điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra trong tương lai.

Khi hoàn thành 7 câu hỏi, cộng tất cả điểm số và xem kết quả:

  • > 5 điểm: Không có biểu hiện lo âu
  • 5 – 9 điểm: Lo âu nhẹ
  • 10 – 14 điểm: Lo âu mức độ trung bình
  • 15 – 21 điểm: Lo âu mức độ nặng

Thang đánh giá lo âu của Hamilton (HAM-A)

Thang đánh giá lo âu của Hamilton là trắc nghiệm tâm lý có độ tin cậy cao được sử dụng trong chẩn đoán rối loạn lo âu. Thang đánh giá này được phát triển bởi Bác sĩ Max R Hamilton vào năm 1959.

test rối loạn lo âu
Thang đánh giá lo âu của Hamilton (HAM-A) có độ tin cậy cao và được các bác sĩ sử dụng trong quá trình chẩn đoán

Thang đánh giá lo âu của Hamilton bao gồm 14 mục bao gồm 2 nhóm:

  • Mục 1 – 6: Đánh giá những bất thường về cảm xúc, nhận thức và giấc ngủ
  • Mục 7 – 13: Đánh giá các triệu chứng cơ thể do rối loạn thần kinh thực vật, cơ bắp, tim mạch, tiêu hóa…
  • Mục 14: Sẽ được bác sĩ đánh giá hành vi trong lúc phỏng vấn.

Đối với Thang đánh giá lo âu của Hamilton, nên nhờ người thân hoặc bạn bè hỗ trợ. Người hỗ trợ sẽ đọc câu hỏi, sau đó bạn trả lời từng câu. Mục 14 sẽ do người hỗ trợ đánh giá và chọn câu trả lời.

Thực tế, kết quả của Thang đánh giá lo âu của Hamilton sẽ khách quan hơn nếu được thực hiện bác sĩ Tâm thần. Tuy nhiên nếu chưa có thời gian đến bệnh viện, bạn có thể tự đánh giá tại nhà để xác định mức độ lo âu.

Tương tự như các bài Quiz test rối loạn lo âu trên, mỗi mục trong Thang đánh giá lo âu của Hamilton sẽ mô tả triệu chứng. Sau đó, lựa chọn câu trả lời tương ứng với điểm số:

  • 0 điểm: Không gặp phải
  • 1 điểm: Mức độ nhẹ
  • 2 điểm: Mức độ trung bình
  • 3 điểm: Mức độ nặng
  • 4 điểm: Mức độ nghiêm trọng

Thang đánh giá lo âu của Hamilton bao gồm 14 mục sau:

Mục 1: Tâm trạng lo âu – Là tình trạng lo lắng, bất an, có thể khiếp sợ đến mức hoảng loạn. Thường đi kèm với cảm giác mơ hồ, không chắc chắn về tương lai.

Mục 2: Trạng thái căng thẳng – Cơ thể luôn bị căng thẳng với những biểu hiện như mệt mỏi, tay chân run, có cảm giác bồn chồn, thấp thỏm và không có khả năng thư giãn.

Mục 3: Lo sợ – Là nỗi sợ vô lý, quá mức và dai dẳng về một số loài vật, đám đông, phương tiện công cộng, người lạ, bóng tối, máu…

Mục 4: Mất ngủ – Thời gian và chất lượng giấc ngủ giảm đi đáng kể. Ngủ không sâu, chập chờn, dễ thức giấc.

Mục 5: Mất tập trung, giảm trí nhớ – Thường xuyên quên mất những việc cần làm, khó khăn khi đưa ra các quyết định (dù nhỏ) và gần như không thể tập trung hoàn toàn.

Mục 6: Cảm xúc trầm cảm – Phiền muộn, bơ vơ, đau khổ, chán nản, tuyệt vọng được thể hiện thông qua lời nói và biểu hiện trên khuôn mặt, cơ thể.

Mục 7: Các triệu chứng ở cơ bắp – Căng cơ gây đau âm ỉ, đặc biệt là cơ vùng cổ và hàm.

Mục 8: Các triệu chứng về giác quan – Cơ thể mệt mỏi đi kèm với các rối loạn giác quan như có cảm giác kiến bò, cơ thể khi nóng khi lạnh, mắt mờ, ù tai.

Mục 9: Các triệu chứng tim mạch – Đánh đống ngực, tim đập nhanh, đau thắt ngực, mệt mỏi, cảm giác không có sức.

Mục 10: Các triệu chứng về hô hấp – Thở nông, khó thở, hay thở dài, có cảm giác co rút ở vùng cổ và ngực.

Mục 11: Các triệu chứng về hệ tiêu hóa – Cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị (đau dạ dày, ợ chua, nóng rát), khó nuốt, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy).

Mục 12: Các triệu chứng về hệ tiết niệu sinh dục – Tiểu nhiều lần, luôn có cảm giác buồn tiểu, giao hợp đau, nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, nam giới bị rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.

Mục 13: Các triệu chứng thần kinh thực vật khác – Bao gồm chóng mặt, đổ mồ hôi, mặt đỏ hoặc tái nhợt, khô miệng.

Mục 14: Người hỗ trợ quan sát hành vi trong quá trình làm bài test với các biểu hiện như run, thở gấp, nhợt nhạt, căng thẳng, bồn chồn hoặc đổ mồ hôi không. Sau đó cho điểm từ 0 – 4 điểm tùy vào mức độ.

Kết của Thang đánh giá lo âu của Hamilton:

  • 0 – 13 điểm: Không có biểu hiện lo âu
  • 14 – 17 điểm: Lo âu mức độ nhẹ
  • 18 – 24 điểm: Lo âu mức độ trung bình
  • Trên 25 điểm: Lo âu nặng

Cần làm gì sau khi làm Quiz test rối loạn lo âu?

Có thể nói, con người đang phải sống trong “thời đại lo âu” với nền kinh tế suy thoái, chiến tranh và sự bùng phát của dịch bệnh. Các chuyên gia tâm lý dự đoán, lo âu sẽ trở thành hiện tượng tâm lý tất yếu tương tự như stress. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ phát triển rối loạn lo âu sẽ không ngừng gia tăng.

Các bài Quiz test rối loạn lo âu được phát triển dựa trên hình thức trắc nghiệm. Các bài kiểm tra này có thể khai thác yếu tố nguy cơ dựa trên khía cạnh cảm xúc, nhận thức (suy nghĩ), hành vi và các triệu chứng cơ thể. Vì vậy, nhìn chung đa phần Quiz test rối loạn lo âu đều có độ tin cậy khá cao.

Nếu Quiz test cho thấy bạn không có biểu hiện lo âu hoặc lo âu nhẹ, có thể an tâm về sức khỏe tinh thần của bản thân. Dù vậy, vẫn nên chú ý chăm sóc bằng lối sống khoa học và cân bằng.

test rối loạn lo âu
Nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nên bài test rối loạn lo âu cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này

Trường hợp Quiz test cảnh báo bạn đang có dấu hiệu lo âu mức trung bình trở lên, nên sắp xếp đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Rối loạn lo âu – đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa có biểu hiện khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu và dễ bị nhầm lẫn với stress thông thường.

Chẩn đoán, điều trị sớm sẽ giúp tối ưu hiệu quả của thuốc và liệu pháp tâm lý. Đồng thời cũng hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe thể chất và các khía cạnh trong cuộc sống như học tập, lao động, các mối quan hệ…

Quiz test rối loạn lo âu có độ chính xác, tin cậy cao nhưng không được xem là chẩn đoán chính thức nếu tự thực hiện. Bởi bạn có thể trả lời thiếu khách quan một số mục và người hỗ trợ cũng không đánh giá chính xác hoàn toàn hành vi của bạn trong quá trình thực hiện bài test.

Vậy nên, các bài tập Quiz test rối loạn lo âu chỉ là công cụ sàng lọc có tính chất tham khảo. Sau khi thực hiện, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Không tùy ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chẩn đoán và chỉ định.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hoang tưởng ghen tuông
Bệnh hoang tưởng ghen tuông: Biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh hoang tưởng ghen tuông được xem là một dạng rối loạn nhân cách hoang tưởng với đặc trưng là sự nghi ngờ quá mức,...

Hội Chứng Sợ Yêu
Hội Chứng Sợ Yêu (Philophobia) – Làm thế nào để khắc phục?

Hội chứng sợ yêu là một dạng rối loạn lo âu với đặc trưng là sự sợ hãi quá mức và phi lý kéo dài...

Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị hiệu quả

Trầm cảm sau sinh là một trong các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm thường ảnh hưởng đến phụ nữ sau sinh trong...

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh