Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ: Cha mẹ không thể bỏ qua

Tự kỷ có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng trầm cảm không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự kỷ. Hai căn bệnh này có một số điểm tương đồng, nhưng cũng tồn tại những sự khác biệt rõ ràng thông qua những dấu hiệu và biểu hiện bệnh đặc trưng. Cha mẹ cần tìm hiểu cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ để có cái nhìn chính xác, nhằm giúp trẻ phát triển mạnh khỏe và nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Những điều cần biết về trầm cảm ở trẻ

Một số người cho rằng trầm cảm là căn bệnh của người trưởng thành, còn trẻ con chưa phát triển toàn diện về nhận thức thì không thể mắc căn bệnh này. Đó là một quan niệm sai lầm vì trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em là những đối tượng nhạy cảm với những tác động bên ngoài, dễ bị tổn thương nên càng có nguy cơ bị trầm cảm cao. Nhất là những trẻ có tính cách hiền lành, nhút nhát thì càng dễ mắc bệnh.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Trẻ em vẫn có thể bị trầm cảm do những áp lực học tập, và những tổn thương tâm lý tâm lý phải gánh chịu trong suốt thời thơ ấu.

Trầm cảm ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi, gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán hơn so với người lớn. Đó là do trẻ có những biểu hiện trầm cảm dễ bị nhầm với những bệnh khác. Việc này khiến nhiều phụ huynh lầm tưởng trẻ chỉ bị bệnh thông thường, chứ không phát hiện ra trẻ đang rơi vào tình trạng trầm cảm. Điều này có thể khiến trẻ bỏ qua giai đoạn chữa trị tốt nhất, đến khi tình trạng trở nặng thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra năng lực giao tiếp của trẻ trong độ tuổi này cũng còn nhiều hạn chế. Trẻ không thể nhận ra những thay đổi của bản thân, và cũng không biết mô tả cho cha mẹ cảm giác khó chịu mà mình gặp phải. Do đó tình trạng trầm cảm của trẻ có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Phụ huynh rất dễ nhầm lẫn những dấu hiệu trầm cảm với sự thay đổi tâm lý và thể chất của trẻ trong quá trình trưởng thành.

Trầm cảm được xem là một trong những bệnh rối loạn tâm thần phổ biến và được ghi nhận trên nhiều độ tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đến từ nhiều lý do khác nhau, trong đó nổi bật phải kể đến những tác nhân như di truyền, sốc tâm lý, bị bạo hành về tinh thần và thể xác, bị lạm dụng, giảm sút sự tự tin, và ảnh hưởng từ một số căn bệnh thần kinh khác như tự kỷ hay chậm nói.

  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số gen có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở người sở hữu, vì thế căn bệnh này có tính di truyền. Tỷ lệ trẻ bị trầm cảm nếu trong gia đình có tiền sử trầm cảm cao hơn nhiều so với bình thường, đặc biệt huyết thống càng gần thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
  • Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: Những trẻ bị trầm cảm thường có nồng độ senrotonin trong não thấp hơn bình thường làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thần kinh trung ương. Việc duy trì nồng độ sentoronin ở mức cao giúp điều chỉnh tâm trạng, tạo cho con người cảm giác hưng phấn, hạnh phúc, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và một số hoạt động khác của cơ thể. Do đó thiếu hụt sentoronin dễ gây ra cảm giác buồn bã, chán nản dẫn đến trầm cảm.
  • Sang chấn tâm lý: Những tổn thương tâm lý do bạo hành thể xác hay tinh thần, bị lạm dụng tình dục, hay gặp phải những sự kiện đau lòng như người thân qua đời có thể khiến trẻ rơi vào cơn trầm cảm nặng. Đây là những đả kích vượt quá sự chịu đựng của một đứa trẻ, và có thể trở thành bóng ma đeo bám cả đời nếu không nhanh chóng giúp trẻ ổn định tinh thần.
  • Bệnh lý thần kinh: Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh như tự kỷ cũng có thể gây ra tình trạng trầm cảm ở trẻ. Lý do là trẻ không thể bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ thông qua lời nói hay hành động. Trẻ cũng không giao tiếp với những người xung quanh dẫn đến việc đè nén mọi thứ trong lòng nên hình thành trầm cảm.
  • Áp lực và cảm giác tự ti: Áp lực học tập và căn bệnh thành tích trong giáo dục là những thứ đè nặng lên đôi vai của các em khi còn quá nhỏ. Ngoài ra, việc phụ huynh luôn so sánh trẻ với những trẻ khác khiến tâm hồn non nớt của trẻ bị tổn thương sâu sắc. Trẻ sẽ dần cảm thấy tự ti, thất vọng và rất dễ thất bại trong mọi việc. Càng thất bại, trẻ lại càng cảm thấy bản thân vô dụng. Đây là vòng lẩn quẩn mà trẻ không thể tự thoát ra, lâu dần gây ra tình trạng trầm cảm.
phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Cảm giác tự ti, thất vọng và hoài nghi bản thân của trẻ thường xuất phát tự sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, và khi cha mẹ so sánh trẻ với bạn bè đồng trang lứa.

Những biểu hiện trầm cảm của trẻ khá đa dạng và phức tạp, vì chúng rất dễ bị nhầm với những căn bệnh khác. Ví dụ như một số người không biết cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ. Nếu phụ huynh sơ ý và không dành nhiều thời gian cho trẻ thì có thể bỏ qua, dẫn đến việc khi phát hiện bệnh thì trầm cảm đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng. Dưới đây là một số biểu hiện trầm cảm ở trẻ cần lưu ý.

  • Trẻ thường xuyên đau đầu, chóng mắt, mất tập trung và cảm thấy mệt mỏi kéo dài
  • Trẻ ngủ không sâu, dễ thức giấc giữa đêm, khó ngủ lại và mệt mỏi vào sáng sớm
  • Trẻ khó tập trung vào bài vở hoặc các hoạt động đang thực hiện, trí nhớ sa sút rõ rệt
  • Trẻ không có năng lượng, không hứng thú với những hoạt động quen thuộc hàng ngày
  • Trẻ ít nói, luôn buồn bực không vui, tâm trạng không ổn định và dễ gắt gỏng
  • Trẻ sụt cân vì chán ăn, hoặc đột ngột ăn nhiều hơn bình thường
  • Trẻ lười vận động và thích ngủ ngày khiến sức khỏe dần kém đi
  • Trẻ luôn cảm thấy tự ti, thất vọng vào bản thân
  • Trẻ có hành động tự tổn hại bản thân và có ý định tự sát.

Nếu trẻ có từ 5 dấu hiệu trở lên, và những triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần thì khả năng cao trẻ đang rơi vào cơn trầm cảm. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý càng nhanh càng tốt. Trầm cảm có thể chữa được nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và được can thiệp sớm.

Những điều cần biết về tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ ở trẻ em là một bệnh lý liên quan đến thần kinh. Trầm cảm khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp kém vì không thể bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ thông qua lời nói và hành động, cùng với những hành vi bất thường vô nghĩa lặp đi lặp lại. Tự kỷ xuất hiện từ rất sớm và diễn biến suốt đời. Hiện nay chưa có phương pháp trị dứt điểm bệnh. Bác sĩ và cha mẹ chỉ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng để nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Dù chưa có kết luận chính xác, nhưng các chuyên gia cũng đã đưa ra một số giả thuyết về những yếu tố ảnh hưởng, và làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Đa phần những yếu tố này đến từ tính trạng di truyền, những tổn thương não ở trẻ khi còn là bào thai hoặc khi mới sinh, hoặc một số yếu tố môi trường khác tác động thông qua người mẹ trong quá trình mang thai.

  • Gen di truyền: Gen di truyền được xem là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trẻ mắc tự kỷ bẩm sinh. Cơ chế di truyền này hết sức phức tạp, và tình trạng tự kỷ xảy ra có thể do tác động của nhiều gen. Đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh và kết luận chính xác về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm lời giải cho việc yếu tố di truyền ảnh hưởng ra sao đến tình trạng tự kỷ ở trẻ.
phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Di truyền là một trong những yếu tố được xác nhận có liên quan đến tình trạng tự kỷ bẩm sinh ở trẻ.
  • Yếu tố chu sinh: Những trường hợp trẻ bị ngạt thở khi sinh, sinh non, thiếu ký, hoặc bị chấn thương sau khi ra đời đều làm làm gia tăng tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ bẩm sinh. Tự kỷ là do tổn thương não bộ, do đó tất cả những vấn đề ảnh hưởng đến cấu trúc hay sự vận hành bình thường của não đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.
  • Ảnh hưởng trong quá trình mang thai: Não bộ của trẻ bắt đầu phát triển mạnh nhất vào tuần thứ 8 của thai kỳ, do đó trong thời gian này nếu cơ thể mẹ chịu tổn thương vì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cho thấy nếu trong thai kỳ mẹ sử dụng thuốc không đúng cách, bị căng thẳng kéo dài, lạm dụng chất kích thích, mắc một số bệnh lý về tuyến giáp, đái tháo đường, bị sởi,… đều có thể khiến não trẻ bị tổn thương.
  • Yếu tố môi trường: Để trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường, trong quá trình mang thai người mẹ cần được sống trong một môi trường yên tĩnh, lành mạnh, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại. Một số kim loại nặng hoặc khói bụi đều có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển não bộ của trẻ.

Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ được thể hiện từ rất sớm, và rõ nhất là từ 12 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Trẻ tự kỷ có những biểu hiện đặc trưng về khả năng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, và có những hành vi bất thường lặp đi lặp lại. Cha mẹ có thể nhận ra những dấu hiệu bất thường này nếu quan tâm chú ý đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

  • Trẻ không quay đầu sang hướng có âm thanh hay khi được cha mẹ gọi tên
  • Trẻ 12 tháng tuổi nhưng chưa thể bập bẹ những từ đơn giản, không giao tiếp bằng mắt với mọi người, ít nói ít cười và ít biểu đạt cảm xúc vui vẻ
  • Trẻ không vẫy tay mừng, không hứng thú với những thứ xung quanh mà thường nằm im. Điều này khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ ngoan ngoãn, dễ tính mà không ngờ rằng trẻ đang mắc chứng tự kỷ
  • Trẻ 24 tháng tuổi vẫn chưa nói được, hoặc chưa phát âm rõ ràng
  • Tông giọng của trẻ khi nói chuyện đều đều, không lên xuống thể hiện cảm xúc
  • Trẻ không hiểu những lời người lớn nói để đáp lại
  • Trẻ liên tục lặp lại lời người khác nói hoặc dùng những từ ngữ kỳ lạ
  • Trẻ thể hiện sự không quan tâm đến mọi người xung quanh, luôn sống trong thế giới riêng
  • Trẻ thường sợ người lạ, và tỏ ý kháng cự khi người lạ chạm vào
  • Trẻ có sự gắn bó đặc biệt với một món đồ nào đó, thường sắp xếp đồ vật theo một thứ tự nhất định, và không muốn ai chạm vào đồ vật của mình.
  • Trẻ nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng
  • Trẻ khó ngủ, ngủ không yên giấc và dễ thức giữa đêm
  • Trẻ gặp vấn đề trong việc ăn uống, kén ăn, chỉ ăn một số thực phẩm nhất định

Những dấu hiệu tự kỷ trên ở trẻ là những dấu hiệu điển hình xuất hiện ở hầu hết những trường hợp tự kỷ. Một số bậc phụ huynh thấy con ngoan ngoãn, ít nói, ít quậy phá thì nghĩ rằng trẻ ngoan ngoãn, hiền lành nên dễ bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Đến khi tự kỷ diễn biến nghiêm trọng thì cha mẹ mới đưa trẻ đến gặp bác sĩ, vô tình đã để lỡ thời điểm vàng trong việc giúp trẻ cải thiện tình hình bệnh.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Tự kỷ cần được phát hiện để có phương pháp cải thiện sớm, giúp giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tự kỷ và trầm cảm đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt, nguyên nhân gây bệnh khác nhau và phương pháp cải thiện tình trạng bệnh cũng khác biệt. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ có những khác biệt ra sao, và làm cách nào để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng trầm cảm, cũng như cải thiện tình trạng tự kỷ.

Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau, dù tự kỷ là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng trầm cảm ở trẻ. Chúng ta phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ thông qua một số biểu hiện bên ngoài dễ dàng nhận thấy, thông qua nguyên nhân gây bệnh và cách cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần phân biệt giữa trẻ trầm cảm và trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần chú ý.

Độ tuổi khởi phát

Tự kỷ ở trẻ khởi phát từ rất sớm và tiến triển suốt đời. Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ thể hiện trong suốt quá trình từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, rõ nhất là trước năm 3 tuổi. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ được thể hiện rõ nhất khi trẻ 12 tháng tuổi. Ở độ tuổi này trẻ đã có thể bập bẹ những từ ngữ đơn giản, quay đầu sang hướng có âm thanh, hoặc có thể nhìn thẳng vào mắt người lớn. Trẻ tự kỷ không thể hiện những dấu hiệu trên.

Trầm cảm ở trẻ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, và khởi phát muội hơn nhiều so với tự kỷ. Theo thống kê, độ tuổi nhỏ nhất mắc trầm cảm thường là 5-6 tuổi, khi trẻ bắt đầu có nhận thức nhất định về thế giới xung quanh. Lý do cho hiện tượng này là vì nguyên nhân gây trầm cảm thường đến từ những áp lực và chấn thương tâm lý bên ngoài. Khi trẻ có nhận thức và hiểu biết thì dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nếu nguyên nhân gây trầm cảm thường xuất phát từ những áp lực cuộc sống và những chấn thương tâm lý, thì nguyên nhân gây tự kỷ lại chưa được kết luận chính xác. Các nhà nghiên cứu vẫn đặt ra nhiều giả thuyết cho tình trạng này nhằm đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình trạng bệnh.

Những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ thường đến từ căng thẳng trong việc học tập, xung đột với người thân trong gia đình hoặc bạn bè, là nạn nhân của bạo lực học đường, gặp phải những chấn thương tâm lý như cha mẹ ly dị, bị lạm dụng, bị bạo hành, do di truyền,… Trong khi đó những yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến tự kỷ lại bao gồm gen di truyền, yếu tố chu sinh và sau sinh, virus, ngộ độc kim loại,…

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm và tự kỷ ở trẻ có nhiều khác biệt.

Tự kỷ là tình trạng bẩm sinh, trong khi trầm cảm do những yếu tố bên ngoài chiếm đa số. Điểm chung trong nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và tự kỷ ở trẻ là ở gen di truyền. Cả hai căn bệnh đều được cho là có liên quan đến vấn đề gen. Thống kê cũng cho thấy, những trường hợp trẻ tự kỷ và trầm cảm khi trong gia đình, đặc biệt là người thân trực hệ, có người mắc tình trạng tương tự là cao hơn so với gia đình bình thường.

Ngoài ra cần lưu ý một điều là tự kỷ ở trẻ có thể gây nên hiện tượng trầm cảm. Chính vì gặp khó khăn trong giao tiếp và bộc lộ cảm xúc với mọi người, trẻ dồn nén mọi sự khó chịu bên trong mà không có biện pháp giải tỏa. Kết quả, trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm, luôn buồn bã, u uất, khó chịu và ngày càng khó kiềm chế cảm xúc hơn. Đây là ảnh hưởng một chiều, tức tự kỷ sinh ra trầm cảm, còn trầm cảm không thể diễn biến thành tự kỷ.

Khả năng giao tiếp

Đặc trưng của trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp và phát âm bị hạn chế. Trẻ không quay đầu sang hướng có âm thanh, không phản ứng khi cha mẹ gọi tên, không nhìn theo hướng tay chỉ. Trẻ cũng có biểu hiện chậm nói, nói chuyện với ngữ điệu đều đều, nói ngọng, lặp lại những cụm từ vô nghĩa, không hiểu ý nghĩa trong lời nói của cha mẹ để đáp lại, không thể bộc lộ cảm xúc và nói lên nhu cầu cả bằng lời nói và cử chỉ. Đây là là do rối loạn phát triển thần kinh khiến trẻ gặp bất lợi trong giao tiếp.

Khác với trẻ tự kỷ, trẻ trầm cảm hoàn toàn phát triển bình thường và có khả năng giao tiếp với mọi người. Trẻ có thể nghe hiểu lời người lớn, làm theo mệnh lệnh, thể hiện cảm xúc bằng lời nói và cử chỉ, nói năng rõ ràng, giao tiếp tốt, có khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức bình thường như bao trẻ khác. Đây là một trong những khác biệt lớn giúp ta phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ.

Vấn đề của trẻ tự kỷ là không có khả năng giao tiếp bình thường, và trẻ cũng không có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh, dù đó là cha mẹ. Trẻ giống như đang sống trong một thế giới riêng và không quan tâm đến mọi người. Trong khi vấn đề của trẻ trầm cảm là do ám ảnh tâm lý nên trẻ có xu hướng thu mình lại, sợ hãi nói chuyện với người lạ, và hạn chế giao tiếp với xã hội.

Khả năng tập trung và học tập

Một số trường hợp trẻ tự kỷ có khiếm khuyết về trí tuệ, chậm nói và có khả năng học tập kém. Trong khi một số khác lại có tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Cả hai dấu hiệu này đều bộc lộ từ rất sớm trước năm 3 tuổi, và cha mẹ có thể nhận thấy sự khác thường trong các cột mốc phát triển của trẻ. Đa phần trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong vấn đề học tập và tiếp thu kiến thức, chỉ có một phần nhỏ trong số đó là có tài năng bẩm sinh.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Điểm khác biệt của trẻ tự kỷ và trẻ trầm cảm còn thể hiện ở khả năng ngôn ngữ và khả năng học tập.

Trẻ trầm cảm có quá trình phát triển bình thường, và đạt đến những cột mốc nhất định về phát triển trí tuệ. Trẻ cũng có khả năng học hỏi và tiếp thu tri thức như bao trẻ đồng trang lứa khác. Tuy nhiên, trầm cảm có thể khiến trẻ ngại giao tiếp, ít nói, mất tập trung, mệt mỏi kéo dài, tự ti và có những suy nghĩ tiêu cực khiến thành tích học tập giảm sút rõ rệt. Trầm cảm làm ảnh hưởng đến tâm trạng, hứng thú học tập và những vấn đề xung quanh.

Sự quan tâm đến các hoạt động yêu thích

Trẻ tự kỷ không quan tâm đến những người xung quanh, nhưng trẻ đặc biệt chú ý và ham thích với một số hoạt động nhất định. Trẻ có thể ngồi hàng giờ để chơi một món đồ chơi, và lặp lại cách chơi một cách cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo. Trẻ thể hiện sự gắn bó đặc biệt với một món đồ nào đó. Và nếu cha mẹ hay bất cứ ai muốn lấy món đồ trẻ đang giữ ra khỏi tầm tay, hoặc khỏi vị trí trẻ đặt món đồ, trẻ sẽ có những phản ứng dữ dội để ngăn cản.

Trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm thì lại không cảm thấy hứng thú với những thú vui từng yêu thích, cũng như không để tâm đến những việc xảy ra xung quanh. Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không có năng lượng để hoạt động. Trẻ ngủ ngày nhiều hơn bình thường, và luôn cảm thấy bi quan, tự ti, uể oải. Trẻ cảm thấy không còn tự tin vào những điều mình từng rất giỏi hay các hoạt động yêu thích, và thường nhốt mình trong phòng.

Khả năng cải thiện tình trạng bệnh

Tự kỷ xuất hiện từ rất sớm trong những năm đầu đời của trẻ, và diễn biến suốt đời. Tự kỷ hiện chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm, mà chỉ có thể hỗ trợ trẻ cải thiện kỹ năng và hòa nhập cộng đồng. Khác với tự kỷ, trầm cảm ở trẻ có thể chữa được bằng các biện pháp tâm lý, hóa dược, và xây dựng thời khóa biểu sinh hoạt lành mạnh. Việc điều trị trầm cảm và tự kỷ ở trẻ cũng cần sự chung tay giúp sức của cha mẹ và cộng đồng để đạt đến hiệu quả tốt nhất.

Với trẻ tự kỷ nhẹ, trẻ cần nhiều thời gian và sự cố gắng rất lớn để học hỏi và trải nghiệm dưới sự giúp đỡ của cha mẹ. Trẻ cũng có khả năng sinh hoạt bình thường sau khi lớn lên. Trẻ tự kỷ nặng thì cần quá trình cải thiện lâu dài, và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc bản thân, học hỏi từ những điều xung quanh. Trẻ cần sống trong những trung tâm giáo dục đặc biệt, hoặc dưới sự chăm sóc của cha mẹ khi trưởng thành

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Dù là trầm cảm hay tự kỷ, trẻ cũng cần được khám và chẩn đoán bởi bác sĩ và các chuyên gia tâm lý để có hướng can thiệp phù hợp.

Trẻ trầm cảm thì cần được tư vấn tâm lý để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây nên trầm cảm rất đa dạng và không có tính cụ thể, mỗi trẻ có thể trầm cảm vì những nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế việc tìm hiểu vì sao trẻ rơi vào cơn trầm cảm là điều quan trọng nhất cần lưu ý. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể giúp trẻ tháo gỡ khúc mắc bằng việc tâm sự, kết hợp với dùng thuốc chống trầm cảm để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Hành vi tự làm hại bản thân

Trẻ tự kỷ có thể có những hành vi làm tự làm hại đến mình như đập đầu vào tường, cào cấu và cắn xé bản thân cùng những người xung quanh. Trẻ trầm cảm cũng có những hành vi tự làm hại mình như rạch tay, đập đầu vào tường, thậm chí nghiêm trọng hơn là có ý định tự sát. Tuy nhiên, động cơ cho những hành động này ở mỗi trường hợp là khác nhau. Cha mẹ cần chú ý để xác định chính xác tình trạng của trẻ.

Việc trẻ tự kỷ làm hại bản thân xuất phát từ sự bức bối, khó chịu do không thể dùng ngôn ngữ, hoặc các hình thức phi ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trẻ cũng dùng những hành động này để thể hiện sự không hài lòng, hoặc mất kiểm soát cảm xúc.

Trong khi đó, hành vi của trẻ trầm cảm lại xuất phát từ sự tự ti và suy nghĩ tiêu cực. Trầm cảm khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn với những tác động từ bên ngoài. Đôi khi chỉ là một ánh mắt, một câu nói vô tình, hay một hành động vô ý cũng có thể khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ, bất an và thúc đẩy nguồn năng lượng tiêu cực ngày một lớn dần. Tình trạng trầm cảm càng nặng thì trẻ càng dễ hành động dại dột, bằng cách tự kết liễu mạng sống của mình.

Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ trầm cảm hoặc tự kỷ

Một số triệu chứng của trẻ trầm cảm xuất hiện ở trẻ tự kỷ, hoặc dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Ngoài ra, nếu trẻ mắc nhiều căn bệnh cùng lúc thì việc xác định còn gặp khó khăn hơn vì các triệu chứng sẽ lẫn vào nhau. Một số trường hợp trẻ trầm cảm gặp trở ngại về giao tiếp, vì thế không thể tìm hiểu nguyên nhân thông qua tư vấn tâm lý khiến việc chẩn đoán gặp nhiêu khó khăn hơn bình thường.

Trầm cảm và tự kỷ đều mang đến ảnh hưởng xấu cho quá trình phát triển nhận thức, cũng như cho sức khỏe tinh thần và thể xác của trẻ. Về lâu dài, cả hai căn bệnh đều khiến cuộc sống của trẻ bị xáo trộn, khiến trẻ không thể tự chăm sóc bản thân mà phải dựa vào người khác. Hậu quả nghiêm trọng nhất là có thể đẩy trẻ đến bước đường cùng, khiến trẻ hủy hoại sinh mạng và tương lai của mình trong giây phút dạy dột.

phân biệt trầm cảm và tự kỷ ở trẻ
Trẻ cần được cha mẹ, thầy cô và xã hội quan tâm nhiều hơn để hạn chế những ảnh hưởng xấu mà tự kỷ và trầm cảm mang đến.

Chính vì bệnh ảnh hưởng nặng nề đến trẻ, cha mẹ cần theo dõi quá trình phát triển của trẻ và ghi nhận những điêu bất thường. Trầm cảm và tự kỷ có những triệu chứng riêng để nhận dạng, và cha mẹ chỉ cần quan tâm đến trẻ là có thể nhận ra. Phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hoặc chuyên gia tâm lý để nhanh chóng xác định đúng tình trạng bệnh. Cha mẹ nên nhìn nhận tình trạng của trẻ bằng thái độ lạc quan và tích cực.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn càm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Tình trạng rối loạn cảm xúc có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể giới tính và độ tuổi. Việc thay đổi cảm...

thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm
Điểm danh những thói quen xấu dễ dẫn đến bệnh trầm cảm

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Theo đó, một...

trầm cảm vì mạng xã hội
Trầm cảm vì mạng xã hội – Thực trạng nguy hiểm không thể bỏ qua

Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng...

Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) là gì
Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying): Thực trạng đáng báo động

Bắt nạt qua mạng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Ai cũng có thể trở thành người bắt nạt hoặc nạn nhân bị...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh