Trầm cảm cấp độ 1 (giai đoạn nhẹ): Dấu hiệu và cách khắc phục

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, trầm cảm cấp độ 1 chính là mức độ nhẹ nhất của bệnh, các biểu hiện lúc này còn chưa rõ ràng, khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu có thể được can thiệp kịp thời thì các triệu chứng của trầm cảm trong giai đoạn nhẹ sẽ dễ dàng được khắc phục, quá trình can thiệp cũng ít gặp trở ngại, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ổn định tâm trạng hiệu quả hơn. 

Thế nào là trầm cảm cấp độ 1?

Trầm cảm hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe tâm thần nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Căn bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong cộng đồng, đặc biệt là các nước phát triển, những nơi mà con người thường xuyên phải đối mặt với những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày.

Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, khởi phát ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và mỗi chúng ta đều có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa theo nghiên cứu nhận thấy rằng, trầm cảm có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào biểu hiện, tần suất xuất hiện của các triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và nhiều yếu tố khác mà các chuyên gia sẽ phân loại trầm cảm theo các cấp độ riêng biệt.

trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn trầm cảm nhẹ nhất, dễ cải thiện nhất.

Hiện nay, trầm cảm được phân chia thành 3 cấp độ riêng biệt, đó là:

  • Trầm cảm cấp độ 1 – Trầm cảm giai đoạn nhẹ
  • Trầm cảm cấp độ 2 – Trầm cảm giai đoạn vừa
  • Trầm cảm cấp độ 3 – Trầm cảm giai đoạn nặng

Đối với tình trạng trầm cảm cấp độ 1, các biểu hiện của bệnh sẽ ở mức nhẹ, không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng của trầm cảm trong giai đoạn này khó nhận biết bởi chúng chỉ vừa xuất hiện và tồn tại một cách âm thầm, dễ bị nhầm lẫn với những cảm xúc tiêu cực của con người khi phải đối diện với những tình huống khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Thông thường, những người mới vừa bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ, họ sẽ cảm thấy buồn chán, u sầu, mệt mỏi và không còn nhiều hứng thú đối với cuộc sống xung quanh. Tuy nhiên, lúc này họ vẫn có thể duy trì việc học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội, vẫn có đủ khả năng để chăm sóc và kiểm soát cảm xúc ở từng thời điểm nhất định.

Dựa vào số liệu khảo sát và các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, ai trong chúng ta đều có khả năng rơi vào trạng thái trầm cảm cấp độ 1 ít nhất một lần trong đời. Đây là giai đoạn khởi phát đầu tiên và nhẹ nhất của trầm cảm, đôi khi nó có thể tự biến mất sau một thời gian nên không ít các trường hợp không thể nhận biết được bệnh tình của mình.

Tuy nhiên, việc nói trầm cảm cấp độ 1 là mức độ nhẹ không đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu chúng ta lơ là, chủ quan và không kịp thời phát hiện, ngăn chặn tốt thì trầm cảm nhẹ có thể kéo dài và phát triển thành các mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này việc can thiệp và điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí trầm cảm có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, sinh hoạt đời sống và cả tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 1

Người bệnh trầm cảm ở cấp độ 1 vẫn chưa tồn tại đầy đủ các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, mức độ biểu hiện và tần suất của triệu chứng bệnh cũng còn khá mơ hồ và chưa thực sự rõ ràng. Nếu không chú ý quan sát kỹ lưỡng thì rất khó nhận biết được những sự bất thường về suy nghĩ, cảm xúc, tâm trí và hành vi của người bệnh, thậm chí có nhiều người còn dễ bị nhầm tưởng với các cảm xúc tiêu cực thông thường và bỏ qua các triệu chứng đó.

Các triệu chứng của trầm cảm trong giai đoạn đầu thường khởi phát một cách âm thầm nên khiến cho bản thân người bệnh và cả những người xung quanh khó có thể nhận biết sớm. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát thì bạn vẫn có thể nhận ra được những sự bất ổn trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe tâm thần do trầm cảm gây ra cũng sẽ làm suy giảm đến hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng đến kết quả học tập, cuộc sống của người bệnh và làm đảo lộn thói quen sinh hoạt hàng ngày của họ.

trầm cảm cấp độ 1
Các biểu hiện của trầm cảm giai đoạn nhẹ còn khá mơ hồ, chưa rõ ràng và đầy đủ.

Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc, tinh thần, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực hoặc các vấn đề liên quan khác thì bạn cũng cần chủ động tiến hành thăm khám để nhận được sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Trầm cảm cấp độ 1 chỉ được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm kèm theo một số biểu hiện liên quan.

Các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm:

  • Khí sắc kém, thường xuyên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và suy nghĩ bi quan về cuộc sống, đôi lúc có thể khóc lóc nhưng không rõ lý do.
  • Mất dần hứng thú đối với các hoạt động xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày, kể cả những việc mà bản thân đã từng yêu thích và mong muốn được thực hiện.

Các triệu chứng liên quan của trầm cảm:

  • Giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng, có hơn 80% các trường hợp trầm cảm bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc nhiều lần trong đêm không ngủ được. Một số ít còn lại cảm thấy buồn ngủ liên tục, ngủ mất kiểm soát nhưng cơ thể vẫn lờ đờ, mệt mỏi.
  • Dễ bị mất tập trung, không thể chú ý quá lâu vào bất cứ việc gì. Trí nhớ cũng dần bị suy giảm nghiêm trọng, quên trước quên sau, khó khăn trong việc đưa ra các lựa chọn, quyết định đơn giản hàng ngày.
  • Thay đổi về thói quen ăn uống, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi. Trầm cảm cũng có thể khiến cho nhiều người cảm thấy thèm ăn liên tục, có xu hướng bổ sung các loại thức ăn ngọt, béo, ăn uống vô độ gây ảnh hưởng đến cân nặng.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, vận động chậm chạp hoặc có xu hướng chỉ thích ngồi yên một chỗ, sức đề kháng suy yếu.
  • Có cảm giác tội lỗi, luôn cho rằng bản thân là người vô dụng, bất tài, tự đổ lỗi cho chính mình.
  • Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng về thể chất như đau nhức chân tay, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược cơ thể,…
  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự làm tổn thương bản thân hoặc tự sát.

Người bệnh trầm cảm cấp độ 1 không tồn tại tất cả các biểu hiện nêu trên, mức độ nghiêm trọng của nó cũng không quá đáng kể. Thông thường, ở giai đoạn này, bệnh nhân vẫn không phải đối diện với quá nhiều tác hại do trầm cảm gây ra, họ vẫn có thể sinh hoạt và đảm bảo được công việc của mình.

Các triệu chứng của trầm cảm sẽ biểu hiện khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo đó, nếu có thể kịp thời phát hiện trầm cảm ở giai đoạn này thì việc hỗ trợ can thiệp và phục hồi sức khỏe cho người bệnh cũng trẻ trở nên dễ dàng hơn, đôi khi không cần áp dụng quá nhiều đến các biện pháp chuyên khoa, không mất nhiều chi phí và thời gian cải thiện.

Trầm cảm giai đoạn nhẹ khởi phát do đâu?

Trầm cảm có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là do những ảnh hưởng của các chứng bệnh thực thể liên quan đến não bộ hoặc những sang chấn tâm lý nghiêm trọng xảy ra trong đời sống. Ngoài ra, trầm cảm cũng có thể xuất hiện do những thói quen sinh hoạt tiêu cực hàng ngày, các áp lực, căng thẳng từ gia đình, bạn bè, học tập kéo dài dai dẳng khiến họ cảm thấy mệt mỏi và suy kiệt.

Việc tìm kiếm và xác định nguyên nhân phát triển trầm cảm là một trong các yếu tố quan trọng góp phần gia tăng hiệu quả của quá trình can thiệp bệnh. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý và các yếu tố tác động gây ra trầm cảm mà chuyên gia sẽ cân nhắc đưa ra biện pháp hỗ trợ phù hợp để giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Theo nghiên cứu và các kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trầm cảm cấp độ 1 có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Yếu tố di truyền

Trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Các nhà khoa học cho biết rằng, nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan thì tỷ lệ mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn so với bình thường. Vì thế, nếu ông bà, ba mẹ hoặc anh chị em trong gia đình của bạn có tiền sử mắc bệnh thì bạn cũng có khả năng cao rơi vào các giai đoạn trầm cảm ở một thời điểm nào đó.

2. Do căng thẳng, áp lực kéo dài

Với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay, con người luôn phải đối diện với những áp lực, căng thẳng đến từ việc học tập, công việc, gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội. Những người liên tục rơi vào trạng thái stress quá mức và không có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển các bất ổn về mặt tâm lý, đặc biệt là chứng trầm cảm.

trầm cảm cấp độ 1
Căng thẳng, áp lực cuộc sống là nguyên nhân hàng đầu khởi phát trầm cảm.

Căng thẳng kéo dài khiến cho hoạt động của hệ thần kinh bị trì trệ, não bộ không thể đảm nhiệm tốt các chức năng kiểm soát và quản lý cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của con người nên dễ làm phát triển các triệu chứng của trầm cảm. Đây chính là nguyên nhân phổ biến có thể làm khởi phát chứng trầm cảm ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em lẫn người già cao tuổi.

3. Do sự thay đổi đột ngột của hormone

Sự biến đổi nhanh chóng và bất thường của hàm lượng hormone bên trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm. Đặc biệt khi ở trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ thể, gây ra những biến đổi về tâm sinh lý khiến con người hình thành những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.

4. Trầm cảm do sang chấn tâm lý

Các giai đoạn trầm cảm cấp độ 1 có thể khởi phát nếu một người phải đối diện với những biến cố, các sự kiện gây sang chấn tâm lý dữ dội. Trong cuộc sống chúng ta khó có thể tránh khỏi những lúc khó khăn, mệt mỏi và không phải ai cũng có khả năng để vượt qua những nỗi đau, những sự mất mát.

Vì thế, có không ít các trường hợp bị trầm cảm sau khi chứng kiến người thân qua đời, gia đình bị tai nạn giao thông, phá sản, thất nghiệp, nợ nần, bị lạm dụng tình dục, bị bạo hành, đánh đập,…Các sang chấn này khiến cho con người rơi vào trạng thái bi quan, đau khổ và nhiều khả năng không thể tự thoát khỏi những ám ảnh tâm lý, những sự giằng xé trong nội tâm.

5. Bệnh thực thể hay chấn thương não bộ

Trầm cảm sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn đối với những người mắc phải các bệnh lý thực thể ở não bộ. Chẳng hạn như viêm não, ung thư não, u não,…Ngoài ra, các tai nạn, chấn thương liên quan đến não bộ cũng sẽ làm suy giảm hoạt động của bộ phận này và dễ hình thành nên các triệu chứng của trầm cảm. Các chuyên gia cho biết rằng, những người mắc phải các vấn đề sức khỏe này sẽ có khả năng chịu đựng thấp hơn so với bình thường, chỉ cần có một số yếu tố căng thẳng tác động vào cũng đủ khiến họ rơi vào trạng thái tiêu cực, trầm cảm.

6. Trầm cảm do các thói quen tiêu cực

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng chính là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm ở nhiều người. Cụ thể, nếu một người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại sẽ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn so với bình thường. Cũng bởi rượu bia, thuốc lá có thể làm ức chế hoạt động của hệ thần kinh, khiến cho não bộ không thực hiện được tốt chức năng kiểm soát cảm xúc, hành vi và gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

trầm cảm cấp độ 1
Thói quen lạm dụng nhiều rượu bia có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở mọi đối tượng.

Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người càng có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với mạng xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức các thiết bị hiện đại này cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm ở nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Những chiếc điện thoại thông minh khiến cho bạn dần mất đi kết nối trực tiếp với mọi người xung quanh, thậm chí có thể phải đối diện với nhiều thứ tiêu cực do sử dụng không đúng cách, từ đó gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực và tồi tệ.

Trầm cảm cấp độ 1 có nguy hiểm không?

Xét về mức độ nguy hiểm thì trầm cảm cấp độ 1 mang tính chất ít nghiêm trọng nhất trong tất cả các giai đoạn của bệnh. Lúc này người bệnh chỉ gặp phải một số triệu chứng của trầm cảm với tần suất thấp và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể thấy bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ vẫn có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân, họ vẫn học tập và làm việc một cách ổn định. Tuy nhiên, các biểu hiện của trầm cảm cũng phần nào làm suy giảm tinh thần của họ, khiến họ giảm sự hứng thú trong các công việc hàng ngày và đôi khi gặp phải các sai sót trong lúc hoàn thành nhiệm vụ, không đảm bảo tốt về trách nhiệm của bản thân.

Người bệnh trầm cảm thường hay mất tập trung và bị suy giảm dần về trí nhớ nên họ gặp phải một số trở ngại trong việc học tập, ghi nhớ các sự kiện, công việc quan trọng cần phải thực hiện. Một số trường hợp có thể bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và đối diện với một vài triệu chứng cơ thể làm cho sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng, suy giảm sức đề kháng.

trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 ít nguy hiểm nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.

Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của trầm cảm cấp độ 1 không quá nghiêm trọng. Mặc dù các triệu chứng khó nhận biết nhưng nếu có thể phát hiện trong giai đoạn này thì quá trình điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhiều trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau một thời gian và không cần đến các biện pháp can thiệp chuyên khoa.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trầm cảm cứ kéo dài dai dẳng và liên tục thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng trầm cảm kéo dài. Vì thế, người bệnh cần chủ động tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp, phòng tránh tốt tình trạng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục trầm cảm cấp độ 1 hiệu quả và an toàn

Như đã chia sẻ, trầm cảm cấp độ 1 có thể dễ dàng cải thiện nếu được phát hiện và áp dụng tốt các biện pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa cần áp dụng các biện pháp chuyên khoa hoặc sử dụng đến thuốc điều trị. Thông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách cải thiện sức khỏe ngay tại nhà, giúp họ xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh để đẩy lùi trầm cảm hiệu quả.

Người bệnh cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, quan tâm đến chế độ ăn uống, giấc ngủ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao và loại bỏ tốt các thói quen tiêu cực để cân bằng lại đời sống tinh thần. Cụ thể, để khắc phục tốt tình trạng trầm cảm cấp độ 1, người bệnh cần thực hiện các biện pháp an toàn sau đây:

1. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

Căng thẳng, lo lắng quá mức chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biểu hiện của trầm cảm. Vì thế, để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực này, người bệnh cần phải biết cách cân bằng thời gian sinh hoạt trong ngày, nên nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp để cơ thể lấy lại nguồn năng lượng mới, giúp tinh thần được thoải mái và dễ chịu hơn.

Bạn cần biết cách lên kế hoạch cho các công việc cần phải thực hiện trong ngày. Song song với việc học tập, làm việc, vui chơi thì người bệnh cần có khoảng thời gian để relax cho bản thân. Bạn không cần phải tham gia quá nhiều các hoạt động giải trí, đơn giản chỉ nằm nghỉ ngơi vài phút sau những giờ làm việc mệt mỏi, dành ra thời gian để đọc sách, chăm sóc cây cảnh, chơi với thú cưng hoặc làm bất kỳ điều gì mà bản thân yêu thích cũng đủ giúp tinh thần trở nên tích cực, khỏe khoắn hơn.

2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ và trầm cảm có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Theo nghiên cứu, phần lớn những người bị trầm cảm đều có nguy cơ rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài. Ngược lại, những người thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ có nhiều nguy cơ phát triển chứng trầm cảm hơn so với bình thường.

Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh trầm cảm phải chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của bản thân. Đối với những người trưởng thành cần đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và tập trung giấc ngủ vào ban đêm. Đồng thời, cần phải rèn luyện thói quen ngủ sớm trước 23 giờ, duy trì giờ giấc sinh hoạt lành mạnh, ngủ và thức cùng một khung giờ kể cả những ngày nghỉ.

trầm cảm cấp độ 1
Mỗi ngày cần duy trì giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng để tinh thần được thoải mái, tích cực hơn.

Để nâng cao chất lượng giấc ngủ hiệu quả, người bệnh cần phải lựa chọn chỗ ngủ thoải mái, vệ sinh sinh sẽ và đặc biệt cần tránh tiếng ồn hoặc quá nhiều ánh sáng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Trong phòng ngủ cũng cần sắp xếp gọn gàng, tránh để quá nhiều đồ vật khiến không gian trở nên chật hẹp. Bạn cũng có thể sử dụng một ít tinh dầu thơm, nến thơm để giúp cho giấc ngủ được thoải mái hơn.

3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Người bệnh trầm cảm ở cấp độ 1 thường có sự thay đổi về thói quen ăn uống. Họ cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng và có xu hướng bỏ bữa liên tục. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đến tình trạng bệnh mà còn làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe kháng, chẳng hạn như các bệnh lý về tiêu hóa.

Tốt nhất, bệnh nhân trầm cảm cần phải thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất, các loại vitamin, protein có lợi cho sức khỏe và não bộ. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại thịt cá giàu dưỡng chất. Hoặc nếu chán ăn, có thể ưu tiên chế biến các món ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần để ăn uống đảm bảo hơn.

Đồng thời, người bệnh trầm cảm cần phải hạn chế và tránh xa các thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn có chứa các chất quản bảo gây hại cho sức khỏe. Không nên ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, không nêm nếm quá nhiều gia vị và tuyệt đối không được uống bia rượu hay sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.

4. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Mỗi ngày dành ra khoảng 20 đến 30 phút tập thể dục thể thao, vận động lành mạnh cũng đủ giúp người bệnh trầm cảm cấp độ 1 thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Khi cơ thể được vận động tích cực sẽ giúp sản sinh ra hàm lượng hormone serotonin – mang đến cảm giác hạnh phúc, vui vẻ và giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả, an toàn.

Tùy vào sức khỏe và điều kiện của mỗi người mà bệnh nhân nên lựa chọn các bộ môn vận động phù hợp với sở thích, khả năng của mình. Việc tập luyện thể thao đối với người bệnh trầm cảm không cần phải quá khắt khe. Bạn chỉ cần đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, tập vài động tác yoga, thiền định, đánh cầu lông, bơi lội, đá banh,…thường xuyên cũng sẽ giúp cho sức khỏe được nâng cao đáng kể.

trầm cảm cấp độ 1
Người bệnh trầm cảm cần rèn luyện thói quen tập thể dục để cải thiện sức khỏe toàn diện.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên lựa chọn những không gian yên tĩnh, trong lành, có nhiều cây xanh để tập luyện thể thao. Đồng thời, nên duy trì thói quen tập vào buổi sáng để gia tăng hiệu quả tốt hơn. Vào buổi sáng sớm, không khí sẽ trong lành và dễ chịu hơn, không có quá nhiều ánh nắng chói chang và việc tập luyện cũng giúp bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực để bắt đầu một ngày mới tốt lành.

5. Cởi mở chia sẻ, tâm sự với những người xung quanh

Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn, gian khổ và ai trong chúng ta cũng có những lúc rơi vào trạng thái mệt mỏi, bế tắc, mất định hướng về tương lai. Tuy nhiên, thay vì cứ mãi gánh chịu với những cảm xúc tiêu cực đó một mình, gặm nhấm nó trong sự buồn bã, chán chường thì bạn hãy bắt đầu học cách chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh.

Bạn bè, gia đình, người thân, đồng nghiệp chính là những người mà bạn có thể san sẻ, bày tỏ về những cảm xúc tồi tệ của bản thân. Hãy học cách nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình để nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của người thân. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều, đôi khi bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích để nhanh chóng thoát khỏi những cảm xúc, suy nghĩ hỗn độn trong tâm trí.

6. Trị liệu tâm lý

Nếu áp dụng tốt các biện pháp can thiệp tại nhà nhưng triệu chứng trầm cảm cấp độ 1 không thuyên giảm và cứ kéo dài dai dẳng thì người bệnh cũng cần cân nhắc đến việc tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt hơn. Tâm lý trị liệu là phương pháp được ưu tiên áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị trầm cảm hoặc những người đang gặp vấn đề khó khăn về tâm lý.

trầm cảm cấp độ 1
Trị liệu tâm lý là phương pháp an toàn, hiệu quả giúp loại bỏ tận gốc trầm cảm.

Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng đến thuốc điều trị nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người già cao tuổi. Trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân tháo gỡ các nút thắt trong lòng, hiểu rõ bản thân và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc, hành vi theo chiều hướng tích cực, đúng đắn hơn.

Ngoài ra, tâm lý trị liệu còn giúp người bệnh trang bị được các kỹ năng cần thiết, nhất là kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giảm căng thẳng, kỹ năng giao tiếp, phản ứng và vượt qua khó khăn để phòng tránh nguy cơ tái phát trong tương lai. Người bệnh cần phải tin tưởng và phối hợp chặt chẽ với chuyên gia tâm lý để giúp cho quá trình trị liệu đạt được nhiều thành công.

Trầm cảm cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của căn bệnh này và ít gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống của người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần tiến hành thăm khám, can thiệp trong giai đoạn sớm để giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng, phòng ngừa bệnh phát triển lên các giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nghiện game online
Nghiện Game Online: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Giải Quyết

Thực trạng nghiện game online đang là vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội. Nghiệm game được cho là xuất phát từ sức...

hoang tưởng ghen tuông
Bệnh hoang tưởng ghen tuông: Biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh hoang tưởng ghen tuông được xem là một dạng rối loạn nhân cách hoang tưởng với đặc trưng là sự nghi ngờ quá mức,...

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng, cách điều trị bệnh

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần đặc biệt, có cả triệu chứng của cả hai...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh