Tuổi thơ bất hạnh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống

Người ta thường nói rằng con nít thì không biết gì, không hiểu gì, nên họ chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc và cái nhìn của các em. Nhưng sự thật thì trẻ con vô cùng nhạy cảm, và những trải nghiệm trong thời thơ ấu là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành nhân cách và hành vi của trẻ về sau. Tuổi thơ bất hạnh có thể khiến một người dũng cảm và kiên cường hơn, nhưng cũng có hủy hoại cả cuộc đời của họ.

Tuổi thơ bất hạnh – Vết thương không bao giờ lành lại

Nhiều khảo sát và nghiên cứu đã được thực hiện để trả lời cho câu hỏi: Những trải nghiệm trong thời thơ ấu ảnh hưởng ra sao đến một người khi họ trưởng thành? Cái cây muốn phát triển tươi tốt cần bộ rễ mạnh mẽ, căn nhà muốn vững vàng cần nền móng vững chắc. Con người cũng tương tự như thế. Ảnh hưởng từ tuổi thơ có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta.

tuổi thơ bất hạnh
Những ảnh hưởng tiêu cực trong thời thơ ấu, một tuổi thơ bất hạnh thiếu thốn tình thương có thể hủy hoại cuộc đời của một con người.

Một đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh, không có môi trường sống lành mạnh, không nhận được tình yêu thương từ gia đình, không nhận được sự giáo dục tốt, hoặc bị lạm dụng, hành hạ rất khó có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và tính cách hoạt bát, tự tin khi trưởng thành. Sang chấn tâm lý ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tương lai.

Nhiều nhà tâm lý học đều đồng ý rằng, mối quan hệ giữa một đứa trẻ với cha mẹ, hay người nuôi dưỡng chúng, là tiền đề cho sự phát triển suy nghĩ, tính cách, hành vi của trẻ khi trưởng thành. Nhìn vào tuổi thơ của một người, chúng ta hoàn toàn có thể giải thích được vì sao họ trở thành một người tốt, hoặc một kẻ xấu.

Những người có tuổi thơ bất hạnh không chỉ thiếu kỹ năng giao tiếp, thiếu kỹ năng duy trì mối quan hệ, có nguy cơ lệch lạc trong suy nghĩ, luôn tự ti trong cuộc sống, mà còn có tỷ lệ cao mắc các chứng rối loạn tâm thần. Họ cũng dễ bị dụ dỗ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, rơi vào con đường phạm tội.

Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Càng lớn, những trải nghiệm tồi tệ sẽ càng ám ảnh người có tuổi thơ bất hạnh, khiến họ rơi vào suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy tự ti và thất vọng vào bản thân. Những vết thương trong quá khứ không bao giờ lành lại, mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

Những yếu tố khiến con người có tuổi thơ bất hạnh

Định nghĩa về sự bất hạnh sẽ khác nhau ở mỗi người. Có người cho rằng bất hạnh là nói về vật chất, có người thì cho rằng bất hạnh là nói về mặt tinh thần. Có những đứa trẻ tuy cuộc sống nghèo khổ, không khá giả nhưng lại nhận được sự yêu thương của cha mẹ, hàng xóm và bạn bè, và chúng không hề cho rằng mình có tuổi thơ bất hạnh.

Ngược lại. có những đứa trẻ được chu cấp vật chất đầy đủ, có cuộc sống giàu sang, nhưng thiếu vắng sự quan tâm và dạy dỗ của phụ huynh. Vật chất không thể lấp đầy sự thiếu thốn tình thương. Nhiều người khi nhìn vào sẽ nghĩ đứa trẻ có cuộc sống sung sướng, nhưng chính đứa trẻ mới cảm nhận được tuổi thơ của mình bất hạnh ra sao.

Hạnh phúc và bất hạnh không có những quy chuẩn cụ thể, mà phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Nhưng về cơ bản, một tuổi thơ bất hạnh là khi bạn phải chịu hành hạ về thể xác và tinh thần, không được yêu thương, không được quan tâm và tôn trọng. Khi lớn lên, bạn sẽ cảm thấy tuổi thơ là một điều bạn không hề muốn nhắc đến.

Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thơ của một người bao gồm:

  • Bị cha mẹ bạo hành tinh thần và thể xác, nhìn thấy cha mẹ cãi nhau, đánh nhau hàng ngày
  • Trải qua những sự kiện như cha mẹ ly hôn, cha mẹ có gia đình mới nên bỏ bê, không quan tâm đến con cái
  • Tuổi thơ thường phải ở nhà một mình, ở với người giúp việc, ít khi được gặp bố mẹ vì phụ huynh bận làm việc không có thời gian chú ý đến con cái.
  • Trẻ mồ côi có cuộc sống thiếu thốn, phải làm việc nặng nhọc từ nhỏ.
  • Bị lạm dụng tình dục trong thời gian dài.
  • Không có bạn bè do hoàn cảnh gia đình phức tạp, hoặc bị bạo lực học đường, bị bạn bè trêu chọc, bạo hành
tuổi thơ bất hạnh
Những nỗi đau và chấn thương tâm lý mà các em phải chịu xuất phát chủ yếu từ phía gia đình và môi trường sống.
  • Cha mẹ quá nghiêm khắc trong việc giáo dục con, ép trẻ học hành quá sức, ép trẻ có thành tích cao khiến trẻ không có tuổi thơ hạnh phúc và vui vẻ
  • Gặp nhiều điều bất công trong học tập và cuộc sống dẫn đến việc bị sang chấn tâm lý nặng nề
  • Cha mẹ quá nuông chiều khiến trẻ kiêu căng, tự mãn, hình thành tâm lý và những hành vi biến thái, lệch lạc
  • Cha mẹ trọng nam khinh nữ, bất công trong việc đối xử với con cái
  • Cha mẹ kiểm soát của con cái trong mọi việc từ ăn mặc, ở, đi lại, học tập, hay kết bạn. Điều này khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và ám ảnh.

Ngoài ra còn rất nhiều những yếu tố khác khiến tuổi thơ của một người trôi qua đầy bất ổn và nặng nề. Tất cả những yếu tố tiêu cực này đều sẽ góp phần định hình nhân cách của một người khi lớn lên. Đương nhiên, việc định hình nhân cách tốt hay xấu còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Cùng có một tuổi thơ bất hạnh, có người học được cách cố gắng vươn lên, thoát khỏi những ám ảnh trong quá khứ, nhưng có người lại chìm sâu vào những điều tiêu cực. Những ảnh hưởng nặng nề của tuổi thơ không trọn vẹn và hạnh phúc đến con người là khó có thể đong đếm được.

Ảnh hưởng tiêu cực của tuổi thơ bất hạnh đến con người

Sự thiếu thốn về mặt tình cảm, chịu nhiều tổn thương vể tinh thần và thể xác có thể khiến đứa trẻ lớn lên với tâm lý vặn vẹo, và cái nhìn tiêu cực về cuộc sống. Trẻ cũng cũng không có kỹ năng giao tiếp và chịu đựng áp lực tốt. Tóm lại, tuổi thơ bất hạnh sẽ ảnh hưởng đến một đứa trẻ khi trưởng thành ra sao? Dưới đây là một số tác hại thường thấy:

1. Xu hướng bạo lực

Tuổi thơ bất hạnh vì chịu nhiều đòn roi, những lời chửi bới, bạo hành về tinh thần và thể xác có thể khiến một đứa trẻ lớn lên với xu hướng bạo lực. Chúng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng bạo lực là cách phát tiết sự tức giận, việc áp dụng quyền uy và bạo lực lên người khác khiến họ sợ hãi và nghe lời bản thân.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực gia đình ngày càng nghiêm trọng, khi những đứa trẻ học theo cách cha mẹ đánh đập mình, và áp dụng điều đó lên vợ con, người thân, và những người xung quanh. Về cơ bản, trẻ không được dạy cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, mà thay vào đó, tất cả được giải quyết bằng bạo lực.

Xu hướng bạo lực ngày cảng biểu hiện rõ khi trưởng thành, Trẻ sẽ dễ kích động khi chịu những kích thích dù là nhỏ nhất, thích bắt nạt những người yếu hơn, hoặc hành hạ những con vật nhỏ. Những người thường có hành vi bạo lực cũng dễ đánh mất lý trí, có những hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người.

2. Cảm giác tự ti trong cuộc sống

Sự la mắng, chửi rủa, quá trình nuôi dạy con nghiêm khắc, và thái độ so sánh con cái với những người xung quanh của cha mẹ khiến trẻ luôn cảm thấy tự ti, thất vọng, và hoài nghi năng lực của bản thân. Những suy nghĩ này tiêu cực này khiến trẻ khó có động lực hoàn thành công việc, khó thành công trong cuộc sống sau này.

Khi những thành tích của bản thân không được công nhận, trẻ dần dần cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và không còn muốn cố gắng cho một mục tiêu cụ thể nữa. Những đừa trẻ bị coi thường và kiềm kẹp quá đáng trong thời thơ ấu có xu hướng nổi loạn mạnh mẽ khi bước vào tuổi dậy thì.

tuổi thơ bất hạnh
Những đứa trẻ có tuổi thơ bất hạnh thường có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, không có niềm tin vào con người, và có xu hướng bạo lực khi gặp kích thích.

Sự tư ti cũng ảnh hưởng đến khả năng kết bạn, khả năng thiết lập và giữ gìn mối quan hệ với đồng nghiệp, đối tác, người yêu,… Thiếu tự tin cũng khiến chúng ta không dám bộc lộ tài năng, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt nhằm chứng minh năng lực của bản thân. Thực tế chúng ta rất giỏi, nhưng sự tự ti khiến ta không dám thử vì sợ thua cuộc.

3. Thái độ cam chịu và chấp nhận

Đòn roi và những lời xúc phạm đều gây ra tổn thương khó phai mờ trong suy nghĩ của một đứa trẻ. Nhưng sức mạnh của lời nói nặng hơn nhiều so với vết thương trên da thịt. Chúng có thể khiến một người sợ mắc lại sai lầm, sợ bị người khác đánh giá đến mức cam chịu và chấp nhận những điều bất công.

Khi đã quen với những từ ngữ khó nghe, hạ thấp nhân cách và khả năng của bản thân, khi lớn lên trẻ sẽ xem đó là sự thật. Khi bị người khác đe dọa hay nhục mạ, trẻ sợ hãi chấp nhận mà không có thái độ phản kháng, không dám thể hiện thái độ và sự không hài lòng của bản thân.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe tinh thần trong suốt phần đời còn lại. Những người rơi vào trường hợp này thường cảm thấy tự ti, căng thẳng, và thường có biểu hiện của stress, trầm cảm, hay những bệnh lý rối loạn tâm thần khác.

4. Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội

Những người có tuổi thơ không hạnh phúc, không có được sự giáo dục tốt thường thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội. Họ không biết cách nói năng phù hợp với hoàn cảnh, không biết ứng xử hôp lý, thiếu khả năng kết nối và duy trì mối quan hệ với những người xung quanh.

Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội khiến chúng ta dễ “mất điểm” trong mắt những người xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống, học tập, hay công việc của một người. Việc thiếu kiến thức, thiếu sự đồng cảm, thiếu trải nghiệm khiến họ không thể làm chủ cuộc nói chuyện, dễ bị người khác dụ dỗ hoặc sai khiến.

Việc giao tiếp kém cũng khiến chúng ta khó hòa nhập với cộng đồng, dễ bị cô lập và trở thành người “thừa” trong những cuộc nói chuyện, vui chơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, tẩy chay chốn công sở, hoặc gặp nhiều rắc rối không đáng trong cuộc sống và công việc.

5. Nguy cơ phạm tội và thất bại trong cuộc sống

Hầu hết những tên tội phạm đều có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc. Hoàn ảnh gia đình rắc rối, cha mẹ ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hoặc hải sống trong trại trẻ mồ côi, không được yêu thương và giáo dục, bị lạm dụng thân thể, bị bóc lột sức lao động khi còn quá nhỏ,… Tất cả những yếu tố này góp phần khiến họ lớn lên thành một kẻ méo mó nhân cách.

Những suy nghĩ biến thái, sai lệch, và cảm giác thỏa mãn khi bắt nạt những người yếu hơn mình là tư tưởng thường thấy ở những tên tội phạm. Hiện nay, tình trạng tội phạm vị thành niên đang ngày càng tăng cao và trẻ hóa cho thấy rằng, sức khỏe tâm thần và cuộc sống của trẻ em hiện đang xuống cấp trầm trọng.

tuổi thơ bất hạnh
Tuổi thơ bất hạnh là một trong những yếu tố thúc đẩy, hình thành tư tưởng méo mó, tiêu cực về mọi thứ trong cuộc sống, và khiến trẻ dễ rơi vào vòng lao lý vì những hành vi vi phạm pháp luật.

Những thành phần này không chỉ có suy nghĩ lệch lạc, mà thường còn là những kẻ thất bại trong cuộc sống. Cuộc sống của họ thường không như ý, không thành công và chỉ toàn thất bãi. Họ cũng luôn có cảm giác tự ti về năng lực của bản thân, cảm giác ghen ghét và đố kị với tài năng của người khác.

Những cảm xúc tiêu cực này ngày càng lớn dần và khiến họ dễ sa chân vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên, cần nhớ là tuổi thơ bất hạnh không phải là lời bào chữa cho những hành vi sai trái. Người làm sai thì cần chấp nhận sự trừng phạt của pháp luật, tuổi thơ không hạnh phúc không phải là yếu tố thoát tội.

6. Không có lòng tin và ít bộc lộ cảm xúc thật

Ít bộc lộ cảm xúc, ít tương tác với những người xung quanh sẽ giúp bản thân ít bị tổn thương, ít bị chê cười. Đó là suy nghĩ của nhiều người trưởng thành, khi tuổi thơ của họ không hạnh phúc. Họ không dám bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ, vì đổi lại chỉ là sự miệt thị, đánh đập, ngó lơ, hay trêu chọc từ những người xung quanh.

Việc thiếu thốn sự quan tâm và tình yêu thương từ nhỏ có thể khiến một người trở nên mất lòng tin vào chuyện tình cảm, hoặc trở nên mù quáng trong tình yêu. Họ có thể hình thành những kỳ vọng không thực tế ở người khác, và cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng, có hành vi tổn hại bản thân và đối phương nếu không được đáp lại.

Một số người thì không tin tưởng vào tình cảm chân thành, vào lòng tốt của người khác vì những tổn thương tâm lý trong quá khứ. Điều này khiến họ bỏ lỡ những mối duyên tốt đẹp, liên tục từ chối tình cảm của người khác, và có thể có cuộc sống cô độc, đau khổ suốt đời.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điều trị rối loạn lo âu bằng phương pháp diện chẩn
Điều trị rối loạn lo âu bằng phương pháp diện chẩn

Diện chẩn là một phương pháp còn khá mới lại đối với người dân nước ta nói riêng. Do đó, việc tìm kiếm thông tin...

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hướng điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những phân loại thuộc bệnh lý rối loạn lo âu. Mỗi phân cấp mức...

rối loạn đa nhân cách
Rối Loạn Đa Nhân Cách: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn đa nhân cách, hay còn được gọi là rối loạn nhận dạng phân ly, đặc trưng bởi tình trạng một người sở hữu...

Trầm cảm cấp độ 2
Trầm cảm cấp độ 2: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị

Trầm cảm cấp độ 2 là giai đoạn trầm cảm phát triển của cấp độ 1 với mức độ nghiêm trọng hơn, các biểu hiện...

Kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người & 2 năm thành lập Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp