Stress kéo dài: Những tác hại nguy hiểm cần đề phòng

Stress – căng thẳng là một biểu hiện hiển nhiên trong đời sống con người. Những, tình trạng căng thẳng kéo dài để lại nhiều hệ lụy liên quan đến đời sống cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu không tìm ra nguyên nhân và cách điều trị sớm có thể để lại những hậu quả đáng tiếc.

stress kéo dài
Stress kéo dài gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng cho con người

Định nghĩa Stress

Stress hay căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với những tác động từ bên ngoài. Dẫn đến những rối bời về cảm xúc lẫn các bệnh cơ hội trong cơ thể.

Trong trạng thái stress, chủ thể sẽ trở nên nhạy cảm, dễ nổi nóng hoặc cáu gắt với mọi thứ xung quanh một cách bất bình thường. Stress gây nên các cơn căng cơ, tim đập nhanh hơn, tăng nhịp thở, … Cơ thể tự hình thành những phản ứng chống stress thông thường để hạn chế tác động của stress đến hoạt động của các chức năng khác.

Theo kết quả điều tra Bộ Y Tế nước ta đưa ra, có đến 15% trong số các bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần phổ biến liên quan đến Stress. Con số này chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian gần đây.

Tiêu biểu nhất là các ca bệnh mà Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia của bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội tăng một cách đáng báo động. Trong số đó, những bệnh nhân có vấn đề tâm lý liên quan đến căng thẳng ngày càng chiếm số lượng vượt trội.

Những mặt tích cực và tiêu cực của stress

Không thể phủ nhận rằng, stress là một phần trong động lực thúc đẩy con người làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả hơn. Khả năng tập trung cũng như hiệu suất công việc tăng cao khi có sự can thiệp của các tình huống căng thẳng ở mức độ vừa phải vào những thời điểm nhất định.

Stress được xem như là một phần tất yếu để con người có thể vượt qua những khó khăn, thác thử và biết được giới hạn và khả năng của bản thân. Những áp lực vô hình hiển nhiên này cũng hỗ trợ tăng cường khả năng thích nghi, tính sáng tạo trong việc chạm tới mục tiêu công việc, học tập mà chủ thể đề ra.

 

stress-keo-dai
Stress ở mức độ chấp nhận được được xem như là mọt yếu tố không thể thiếu của cuộc sống

Vậy, có thể nói, stress – căng thẳng có nhiều lợi ích cho đời sống, công việc và học tập của con người chỉ trong tần suất và cường đồ vừa phải. Ngược lại, những mặt tiêu cực để lại sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống của con người về cả thể chất lẫn tinh thần.

Không ít trường hợp, chủ thể mất nhận thức về những biểu hiện của stress của bản thân. Dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, xuất hiện liên tục lặp lại mà không có biện pháp can thiệp. Hình thành nên các phản ứng tiêu cực từ cơ thể để chống lại căng thẳng.

Lúc này, không chỉ gây nên nhiều bệnh lý tâm thần đáng lo ngại mà cơ thể còn xuất hiện các bệnh thời cơ như đau dạ dày, đau đầu, cơ thể suy nhược, … Năng lượng dành cho mọi hoạt động, công việc gần như là không có. Do vậy, không chỉ hiệu suất làm việc suy giảm và sức khỏe cơ thể cũng đang dần cạn kiệt.

Nguyên nhân hình thành stress – căng thẳng

Tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trường thành và người già, mọi lĩnh vực ngành nghề đều có thể gặp stress vào bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Không chỉ là những áp lực xuất phát từ công việc, học tập, bạn bè mà còn nhiều căng thẳng phát sinh do các vấn đề gia đình, con cái, “cơm áo gạo tiền”, ….

Dựa trên nhiều nghiên cứu và khảo sát chuyên sâu về tâm lý con người, đã cho thấy nhiều nguyên nhân chủ quan và trực quan dẫn đến chứng trầm cảm. Một số các nguyên nhân tiêu biểu có thể hình thành stress ở phần lớn người dân như sau:

1. Môi trường

Yếu tố đầu tiên mà con người tiếp xúc hằng ngày với tần suất cao chính là môi trường. Từ gia đình cho tới công việc hay các hoạt động khác nhau đều có những điều kiện đặc trưng.

Khói bụi, ồn ào, nắng nóng, ẩm ướt, ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí, … là các vấn đề môi trường chung ảnh hưởng đến người dân trong toàn khu vực nhất định. Khi không đủ khả năng thích nghi, con người dễ nổi nóng, cáu gắt, khó chịu.

Bên cạnh đó, không gian nhà ở hay nơi làm việc không đủ thông thoáng. Gian phòng chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh cũng không thể tạo tâm trạng thoải mái, dễ chịu cho việc tập trung hoàn thành công việc hay nghỉ ngơi. Góp phần đẩy cao cường độ căng thẳng trong thời gian dài.

2. Nguyên nhân chủ quan từ bên trong cơ thể

Lứa tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn chuyển giao dậy thì là thời điểm dễ hình thành stress nghiêm trọng. Các thay đổi về suy nghĩ, cơ thể lẫn nhận thức xã hội có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu không có sự can thiệp, định hướng đúng cách từ người lớn.

Đối với con người nói chung, các vấn đề sức khỏe do bệnh tật, lao động quá sức, biến chứng sau tai nạn, rối loạn giấc ngủ và ăn uống không đều đặn cũng có thể là nguyên nhân hình thành căng thẳng. Những thay đổi bên trong cơ thể do mãn kinh, các bệnh lý mạn tính, ốm đau cũng khiến con người rơi vào tình trạng suy sụp, lo lắng quá nhiều dẫn đến căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

stress kéo dài
Một số lo lắng về bệnh lý cơ thể cũng có thể gây stress kéo dài

Một số phụ nữ trong thời kỳ chu sinh cũng thường gặp stress nặng. Trong đó, có không ít đã biến bản thân và con nhỏ, người thân trở thành nạn nhân của stress trong tình trạng thương tiếc.

3. Suy nghĩ tiêu cực

Phần lớn con người đều có xu hướng ngẫm lại những sự việc, câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Lo lắng, buông phiền về những điều đã qua như mất đi người thân, ốm đau do đại dịch, … vô tình gây nên những mối căng thẳng dai dẳng cho bản thân.

Tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài tăng khả năng xuất hiện các phản ứng stress của cơ thể. Song song với đó là những bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm có thể đi kèm khiến cho mức độ stress trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết.

Stress kéo dài nguy hiểm thế nào
Những suy nghĩ tiêu cực là mầm mống hình thành stress và stress kéo dài

Ở một số độ tuổi trong quá trình tiến triển của con người như tuổi dậy thì, tuổi thanh thiếu niên, tuổi già thường xuất hiện nhiều nét tính cách nhạy cảm. Dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, tác động bên ngoài. Ấp ủ những mối lo âu ươm mầm cho tình trạng stress kéo dài.

Những đối tượng mang tâm lý không ổn định hoặc thiếu ổn định cũng dễ bị xoay chuyển suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Lúc này, chủ thể cảm thấy quá sức trong mọi vấn đề và luôn luôn mang trạng thái chán nản, mệt mỏi.

4. Áp lực từ gia đình và xã hội

Ở mỗi giai đoạn của cuộc sống, con người phải đối mặt với nhiều tình huống và nhiều áp lực khác nhau. Gia đình, đời sống, công việc, các mối quan hệ xã hội, … đều có thể xuất hiện những vấn đề gây lo lắng cho con người ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Lứa tuổi học sinh có thể gặp những căng thẳng do việc học hành, thành tích, thi cử, chuyện tình cảm lứa tuổi học trò, bạo lực học đường, …. Khi càng trưởng thành, con người càng phải đối mặt với càng nhiều vấn đề khác trong hôn nhân, gia đình, công việc, kinh tế, nuôi dạy con cái, hoặc nhiều yếu tố bất ngờ khác như ly hôn, mất người thân, mất việc, thay đổi môi trường sống, …

Stress kéo dài
Cuộc sống áp lực từ nhiều phía khiến con người không thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng

Hơn nữa, ở nơi làm việc hay tại gia đình thì cũng không thể tránh khỏi những xích mích, bất đồng dẫn đến mâu thuẫn giữa con người với con người. Một khi mâu thuẫn liên tục không có phương pháp giải quyết cũng kéo theo tình trạng stress kéo dài đang lo ngại.

Do đó, việc né tránh những áp lực từ gia đình và xã hội là hoàn toàn không khả thi. Để có cuộc sống lành mạnh và chất lượng, thì con người cần tìm cơ hội va chạm và vượt qua các thức thách trong cuộc sống. Một khi trải nghiệm càng nhiều thì khả năng thích nghi, giải quyết các mối căng thẳng tức thời, ngăn chặn stress kéo dài là hoàn toàn có thể.

5. Áp lực công việc

Số lượng công việc quá lớn hoặc mức độ khó cao cần hoàn thành trong thời gian ngắn cũng có thể gây quá tải. Đây là một áp lực lớn về mặt tinh thần mà hầu hết những người đã và đang đi làm đều thường xuyên gặp phải dù ở bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào.

Thay đổi môi trường làm việc hay những vấn đề về tài chính, chịu đựng sự khác biệt về văn hóa, phong cách làm việc, suy thoái kinh tế, … cũng có thể được liệt kê như các yếu tố gây nên căng thẳng góp phần hình thành stress kéo dài.

Tác hại nguy hiểm của stress kéo dài

Mỗi cá thể sẽ có các mức chịu đựng stress khác nhau. Do đó, tác hại của stress trên từng đối tượng cũng không thể hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, các trường hợp stress kéo dài nhìn chung đều gây nên sự thiếu cân bằng và ổn định trong suy nghĩ.

Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức làm ảnh hưởng đến khả năng điều khiển của bộ não. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí liên quan đến tính mạng nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời.

1. Ảnh hưởng về mặt thể chất

Khi cơ thể rơi vào tình trạng stress kéo dài, những phản ứng của các bộ phần bên trong diễn ra mạnh mẽ hơn mức độ bạn có thể cảm nhận được. Stress cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn tưởng tượng.

Xuất phát từ việc tăng trường không ngừng các gốc tự do trong cơ thể. Những gốc tự do ở số lượng lớn làm cho quá trình chuyển hoá lipid và lượng cholesterol trong máu mất trạng thái cân bằng.

Cơ thể stress kéo dài khiến cho hàm lượng catecholamin (phần lớn là adrenalin) tăng cao do dây thần kinh duy trì ở tình trạng căng thẳng. Mạch máu co lại, hạn chế lượng oxy lưu dẫn đến các bộ phận quan trọng khác của cơ thể như tim, thành mạch và các tổ chức khác trong vận động.

Stress kéo dài
Stress kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng nặng đến sức khỏe cơ thể

Một số bệnh lý có sức ảnh hưởng nặng nề đến thể chất được phát hiện có sự góp mặt của stress kéo dài như:

  • Bệnh tâm thần kinh: Não là một bộ phận quan trọng có chức năng điều hành hoạt động sống của cơ thể. Stress kéo dài khiến dây thần kinh làm việc cường độ cao, luôn trong tình trạng căng thẳng. Hệ thống dây thần kinh truyền dẫn oxi và thông tin đến các tổ chức khác trong có thể bị tổn thương gây nên các hậu quả như khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn lo âu, giảm trí nhớ, trầm cảm, ….
  • Bệnh tim mạch: Thiếu hụt oxy ở các bộ phận tim mạch do căng thẳng dây thần kinh hình thành nên các bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người thường được nhắc đến như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tai biến, hồi hộp đánh trống ngực, loạn nhịp tim, …
  • Bệnh tiêu hóa: Bệnh nhân mắc stress kéo dài thường rối loạn ăn uống, giấc ngủ. Lúc này, các bệnh lý thời cơ xuất hiện phổ biến có thể kể đến như: viêm loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, viêm loét tá tràng, tiêu chảy, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi khó chịu, …
  • Bệnh phụ khoa: Những bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ mắc chứng stress kéo dài. Rối loạn chức năng cơ thể dẫn đến kinh nguyệt không đồng đều, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và nhiều bệnh phụ khoa khác gây khó chịu, mệt mỏi.
  • Bệnh tình dục: Stress ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa vợ chồng. Suy giảm ham muốn, rối loạn cương, xuất tinh sớm hoặc giao hợp đau là những vấn đề phổ biến khi một trong hai hoặc cả hai gặp vấn đề áp lực, căng thẳng.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc stress kéo dài cũng có nguy cơ mang các bệnh lý về xương khớp và mệt mỏi toàn thân. Ảnh hưởng đến các vận động của cơ thể, làm giảm khả năng trong công việc lẫn sinh hoạt thường ngày. Giảm sức đề kháng đối với các bệnh lây nhiễm, dị ứng thông thường.

Một số tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng đột qụy. Theo nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân của stress kéo dài có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều lần số với những người gặp trình trạng stress ở tần số thấp.

2. Ảnh hưởng về mặt tinh thần

Stress xuất phát chủ yếu là những nguyên nhân về mặt suy nghĩ hình thành phản ứng lo âu, căng thẳng về một vấn đề nhất định ở nhiều mức độ và vấn đề khác nhau. Chính vì thế, sức khỏe tinh thần của chủ thể mắc stress kéo dài cũng không hề ít.

Stress kéo dài
Tinh thần mất ổn định, ảnh hưởng đến trí nhớ và hoạt động của bộ não khi chủ thể bị stress kéo dài

Cũng như mặt thể chất, những tác hại về mặt tinh thần cũng xuất hiện do trạng thái căng thẳng thần kinh. Một số biến chứng nguy hiểm đến tinh thần của bệnh nhân stress kéo dài như:

  • Suy giảm trí nhớ: Stress kéo dài triền miên là rối loạn trao đổi chất và vận chuyển bên trong cơ thể. Lượng oxy lên não sụt giảm quá mức cho phép quá lâu khiến não liên tục vận động quá sức. Cơ thể mệt mỏi, trí nhớ không còn minh mẫn, … Một số người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ, co rút não sớm (trước 50 tuổi), hệ miễn dịch giảm trầm trọng do cơ thể cạn kiệt nguồn năng lượng. Có những bệnh nhân xuất hiện đồng thời chứng trầm cảm ở giai đoạn nặng. Theo kết quả từ một nghiên cứu ở đại học ý khoa của Mỹ cho thấy, những người có chỉ số căng thẳng cao có nguy cơ suy giảm nhận thức cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu: Người bị stress kéo dài thường có nhiều ảnh hưởng trầm trọng về mặt tâm lý, nhạy cảm hơn và dễ cáu gắt, sợ sệt và các mối lo âu không có nguyên nhân. Nếu không có phương pháp giải tỏa và can thiệp, thì chứng rối loạn lo âu và trầm cảm có thể xuất hiện khi stress kéo dài ở mức độ nặng. Trong đó, trầm cảm được xem là kẻ thù hàng đầu đối với tính mạng con người.
  • Mất ngủ trầm trọng, cơ thể run rẩy: Căng thẳng kéo dài khiến não buộc phải sinh sản ra những hormone có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ trong thời gian dài làm cho cơ thể mệt mỏi. Các bộ phận chức năng của cơ thể không có cơ hội nghỉ ngơi để hồi phục các tổn thương từ sâu bên trong. Một số trường hợp do mất ngủ triền miên dẫn đến thiếu hụt canxi là cơ thể run rẩy, co quắp.

Giải tỏa căng thẳng bằng cách nào để phòng tránh stress kéo dài?

Stress đóng một vai trò tất yếu trong cuộc sống, không thể cường độ hóa stress ở những mức độ bình thường để tương trợ cho những mục đích phát triển. Tuy nhiên, cũng không thể xem thường stress. Vì những trường hợp không có biện pháp vượt qua căng thẳng thông thường sẽ dẫn đến stress kéo dài, mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, đời sống lẫn công việc và gia đình.

Để các tần suất và mức độ stress diễn biến trong cơ thể một cách chừng mực, bạn nên học cách kiểm soát stress. Bên cạnh đó, tăng cường vận động cơ thể cùng những phương pháp thư giãn, giải trí khác để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi lại năng lượng sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Stress kéo dài
Để hạn chế tối đa những tác hại của stress kéo dài, bạn cần có biện pháp kiểm soát stress ngay từ ban đầu

Nếu có thể, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây nên stress kéo dài. Khi đó, các phương pháp đề ra sẽ có chủ đích và dễ dàng hơn để cải thiện mức độ căng thẳng thần kinh. Một số biện pháp có thể áp dụng kèm theo để giải tỏa stress hiệu quả mà bạn đọc có thể áp dụng thường ngày như sau:

  • Tập thể dục: Tạm dừng lại các hoạt động trên máy tính để vận động cơ thể. Có thể tham gia bất kỳ bộ môn thể thao nào đó hoặc chạy, đi bộ. Việc thúc đẩy các bộ phận trong cơ thể vận động cũng là một phương pháp để thư giãn hiệu quả, tăng cường sự năng động, hoạt bát và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
  • Ăn uống điều độ: Để cơ thể có năng lượng thì không thể thiếu các dưỡng chất được nạp qua con đường ăn uống. Chính vì thế, bạn cần lên kế hoạch ăn uống điều độ, đầy đủ các dưỡng chất và bổ sung thêm các loại vitamin có lợi cho sức khỏe để cơ thể luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, vượt qua stress hiệu quả.
  • Suy nghĩ tích cực: Nhiều vấn đề stress kéo dài có nguyên nhân xuất phát từ chính những suy nghĩ tiêu cực của chủ thể. Do đó, rèn luyện thói quen nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực hơn là điều hoàn toàn khả quan để cải thiện và hạn chế tần suất xuất hiện căng thẳng thần kinh thường gặp và stress kéo dài.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Việc ngủ đủ giấc rất quan trọng đến hệ thần kinh và năng suất hoạt động của cơ thể. Nếu ngủ không ngon và ngủ không đủ giấc thì khả năng dẫn đến stress kéo dài càng tăng cao.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Nhu cầu công việc cao khiến cho con người ngày càng ít những khoảng thời gian trống để phục hồi cơ thể. Ngày nay, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến số ca bệnh nhân mắc các chứng tâm thần liên quan đến stress kéo dài tăng độ biến. Vì vậy, bằng cách sắp xếp công việc theo lịch trình phù hợp cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian giải quyết công việc không chỉ để hạn chế stress kéo dài mà còn duy trì được một cơ thể lành mạnh, tăng hiệu suất, chất lượng công việc.
  • Tạo sự kết nối: Những mối quan hệ trong xã hội như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là kết nối quan trọng và có ích cho đời sống vật chất lẫn tinh thần. Tăng cường tình cảm giữa các mối quan hệ thân thiết. Tạo ra các cuộc hẹn gặp gỡ, chia sẻ để có thể thư giãn, chia sẻ và giải tỏa căng thẳng.
  • Tập cười nhiều hơn: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nụ cười chính là liều thuốc hữu hiệu nhất cho cơ thể. Khi cười, cơ thể thúc đẩy giải phóng hoạt chất Endorphin làm tăng cảm giác hạnh phúc, tăng tuần hoàn máu, … Do đó, có thể nói stress kéo dài hay stress thông thường cũng có thể được cải thiện nhờ những nụ cười hằng ngày.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp stress kéo dài ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến thăm khám tại các chuyên gia, bác sĩ tâm lý. Những người có chuyên môn sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp trị liệu stress kéo dài hiệu quả. Kết hợp đồng thời các chỉ định của bác sĩ với những cách rèn luyện tại nhà là các để nhanh chóng loại bỏ stress, kéo dài, lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Stress
Stress: Nguyên nhân, nhận biết và hướng điều trị hiệu quả

Với cuộc sống bận rộn và hiện đại ngày nay, ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị căng thẳng, mệt mỏi về các...

khủng hoảng tâm lý khi mang thai
Khủng hoảng tâm lý khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai gây nên những biến đổi tâm trạng khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản,...

Rối loạn cảm xúc ở người già
Rối loạn cảm xúc ở người già là gì? Phát hiện và điều trị kịp thời

Ở người già, khi độ tuổi đã “xế chiều” sức khỏe cơ thể có nhiều biến chuyển xấu đi. Bên cạnh đó, giai đoạn càng...

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì: Hội chứng tâm lý dễ mắc phải

Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì thường bị nhầm lẫn với tâm lý nổi loạn, chống đối ở "tuổi ẩm ương". Tỷ lệ mắc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh