11 Cách giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa áp lực

Thay vì chỉ ngồi một chỗ và than vãn, trách bản thân vô dụng thì bạn hãy đứng dậy đi dạo vài vòng, chắc chắn tinh thần sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Có rất nhiều cách giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, có thể áp dụng ngay khi cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ không thông. Áp dụng hằng ngày sẽ giúp bạn có sức khỏe tinh thần tốt nhất và phòng tránh nguy cơ các rối loạn tâm thần khác hiệu quả.

11 cách giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực đơn giản

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối diện với vô vàn những khó khăn, thách thức, áp lực nên sẽ không tránh khỏi những thời điểm cảm thấy tiêu cực, mệt mỏi. Chẳng hạn trẻ con áp lực vì cha mẹ luôn bắt phải học thêm, phải có thứ hạng cao; thanh niên áp lực vì bạn bè đã thành công mà mình vẫn thất nghiệp; người lớn áp lực vì tài chính eo hẹp, không đủ chi tiêu cho gia đình..

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
Làm thế nào để vượt qua suy nghĩ tiêu cực, tránh để những áp lực làm giảm chất lượng cuộc sống hằng ngày không phải là điều mà ai cũng biết

Trong định luật hấp dẫn (Law of Attraction), suy nghĩ của mỗi chúng ta tác động trực tiếp đến năng lượng mà chúng ta nhận được. Có nghĩa là nếu lúc nào chúng ta cũng than vãn, buồn bã, u uất thì những thứ diễn ra sau đó ngày càng theo chiều hướng xấu và tạo ra những năng lượng tiêu cực. Ngược lại, khi chúng ta thoải mái, vui vẻ, nhiệt huyết sẽ nhận được năng lượng tích cực và may mắn hơn.

Vậy làm thế nào để vượt qua suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa áp lực để đón chào nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống?

Khiến bản thân bận rộn

Cách tốt nhất để bạn ngưng suy nghĩ đến những điều cũ kỹ, đau buồn chính là khiến bản thân bận rộn hơn, tập trung đến những điều khác để quên đi những điều muộn phiền hiện tại. Bởi việc lặp đi lặp lại những điều tiêu cực sẽ chỉ kéo chùng cảm xúc nặng nề hơn và bạn cũng chẳng thể giải quyết được việc gì vì tâm trí hiện tại đang cực kỳ rối loạn.

Chẳng hạn nếu bạn đang cảm thấy buồn bã, áp lực vì bị sếp khiển trách, nếu vẫn ngồi làm việc tiếp bạn sẽ chẳng thể thấy thoải mái và tập trung. Hãy thử đứng dậy đi pha một tách cà phê, cảm xúc của bạn sẽ dịu xuống rất nhiều. Chính các chuyên gia cũng khuyến khích khi buồn bã bạn đừng nên ngồi một chỗ mà cần đứng dậy, làm một việc gì đó sẽ thấy dễ chịu nhanh hơn.

Có vô vàn những việc có thể làm như đọc sách, chơi game, dọn dẹp nhà cửa, chơi với thú cưng… Tuy nhiên đây chỉ là cách vượt qua suy nghĩ tiêu cực tạm thời, khi bạn chưa thể lấy lại sự bình tĩnh, tâm trí đang như “bốc hỏa”. Bạn cần tìm cách giải quyết tận gốc rễ vấn đề đó để không còn bị ám ảnh hay tác động đến suy nghĩ sau này.

Đi dạo hoặc vận động

Một cách vượt qua suy nghĩ tiêu cực cũng đơn giản không kém chính là hãy đứng dậy đi lại vài vòng, đi dạo hoặc vận động một chút cũng giúp bạn giải tỏa tâm trí hiệu quả. Khi đang buồn phiền, u uất, đừng chỉ nên trốn tránh mọi thứ, nhốt mình vào một góc trong phòng vì bạn sẽ chỉ cảm thấy nặng nề, u uất, khó chịu hơn chứ chẳng hề tập trung suy nghĩ giải quyết được vấn đề nào.

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
Đi dạo và hít thở không khí trong lành ít nhiều sẽ giúp bạn dễ chịu hơn phần nào

Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi dạo hoặc vận động nhẹ nhàng thực sự là một cách giải tỏa tâm trí, giải phóng những năng lượng tiêu cực. Kết hợp với việc hít thở sâu, bạn sẽ có cảm giác như cơ thể có thêm nguồn sinh lực mới, toàn thân khỏe khoắn, tinh thần tích cực, thậm chí gia tăng sự sáng tạo để giải quyết những công việc còn tồn đọng.

Không chỉ khi cần vượt qua suy nghĩ tiêu cực. áp lực mà mỗi ngày bạn đều nên đi thành thói quen đi dạo hay vận động mỗi ngày. Thay vì mỗi tối chỉ nằm bẹp trên giường mà bấm điện thoại, hay thay một bộ đồ thật thoải mái và đi dạo vào vòng dưới sân nhà. Đảm bảo, chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ có sự cải thiện rõ rệt về cả thể chất và tinh thần.

Nghe podcast giúp vượt qua suy nghĩ tiêu cực

Nếu là “người chơi hệ Apple”, chắc chắn bạn sẽ biết đến mục Podcast trên Spotify. Podcast thường là một series các nội dung chia sẻ về thông tin trong nhiều lĩnh vực mà bạn có thể nghe ở bất cứ đâu. Một trong những chủ đề phổ biến của podcast hiện nay chính là các câu chuyện truyền cảm hứng, kinh nghiệm sống chắc chắn có thể giúp bạn trên hành trình “chữa lành”, vượt qua suy nghĩ tiêu cực.

Thực tế, khi tâm trí đang rối loạn, chúng ta cũng rất cần một lời khuyên nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu. Việc lắng nghe một câu chuyện của ai đó và tìm thấy được sự tương đồng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Không phải ai cũng có các trải nghiệm như nhau nhưng khi càng được lắng nghe, càng được tiếp xúc nhiều chúng ta lại càng có thêm nhiều kỹ năng ứng phó, đối mặt với các khó khăn, thử thách.

Mỗi podcast đều có thể mang đến cho chúng ta những nội dung, cảm xúc khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cung cấp những thông tin hữu ích đi cùng sự tích cực. Một số cái tên có thể giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, hướng tới sự “chữa lành” như Amateur Psychology, podcast thầy Thích Minh Niệm, The Present Writer..

Thực hành thiền định

Rất nhiều người hiện nay đều hướng tới con đường thiền định để tìm lại sự cân bằng trong tâm trí, cảm xúc, nâng cao sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thực hành thiền sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi, điều chỉnh những suy nghĩ quay về với hiện thực thay vì chỉ lạc lối trong dòng chảy ở quá khứ. Thiền định giúp chúng ta tỉnh thức, đánh giá mọi vật, mọi việc một cách sâu sắc và nhận ra giá trị của chính mình.

Thực hành thiền không chỉ giúp chúng ta vượt qua suy nghĩ tiêu cực ở hiện tại mà còn hình thành các kỹ năng bình tĩnh để ứng phó, giải quyết những khó khăn ở tương lai. Một điều rõ ràng có thể nhận ra chính là những người có thói quen thiền luôn toát ra sự nhẹ nhàng, bình thản, tích cực trong mọi tình huống.

Các nghiên cứu khoa học cũng công nhận thiền đúng cách giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau nhức cơ bắp, tăng cường sức đề kháng và có thể giảm nhẹ rất nhiều bệnh lý khác. Năng lượng tích cực từ thiền định đem lại không chỉ giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực mà còn khai mở trí tuệ giúp chúng ta sáng suốt, thông minh và giải quyết các khó khăn còn tồn đọng dễ dàng.

Nghe nhạc giúp vượt qua suy nghĩ tiêu cực

Đắm chìm hoàn toàn vào một điệu nhạc yêu thích cũng chính là cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thả lỏng trước những áp lực, lo lắng đang đè nặng trong tâm trí. Âm nhạc thực sự là một liều thuốc cho tâm hồn của tất cả mọi người bởi dường như ai cũng có thể tìm thấy được sự đồng điệu trong ca từ hay giai điệu của một bài hát nào đó.

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
Âm nhạc luôn là một liều thuốc cần thiết để tiếp thêm năng lượng tích cực cho tâm hồn

Âm nhạc giúp giảm tiết cortisol – chính là “thủ phạm” gây căng thẳng, đồng thời kích hoạt quá trình sản xuất  opioid – chính là “liều thuốc giảm đau”tự nhiên của cơ thể. Không chỉ những người đang bị căng thẳng, áp lực mà các bệnh nhân mắc bệnh nan y, bệnh ung thư với rất nhiều suy nghĩ tiêu cực cũng được các bác sĩ khuyến khích nghe nhạc để có thêm tinh thần vượt qua giai đoạn này.

Đừng chỉ nghe nhạc đơn thuần mà bạn nên lẩm nhẩm theo lời bài hát, nhảy nhót theo điệu nhạc, thậm chí là tham gia quá trình sáng tạo âm nhạc. Những điều này đều giúp ích cho quá trình vượt qua suy nghĩ tiêu cực và giải tỏa áp lực, đồng thời có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Một bản nhạc nhẹ trước khi đi ngủ cũng là cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

Cho bộ não được nghỉ ngơi

Cảm giác tiêu cực, mệt mỏi, nặng nề đôi khi chính là tín hiệu cho biết bộ não của bạn đang cần được nghỉ ngơi. Bởi khi hoạt động quá sức, não bộ sẽ bị trì trệ, một tác động nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy tất cả mọi thứ xung quanh thật khó khăn, cả thế giới như đang muốn chống lại mình, nhìn đâu cũng toàn thấy những điều tiêu cực.

Để vượt qua được suy nghĩ tiêu cực, hãy cho phép não bộ được nghỉ ngơi. Chẳng hạn như ngủ một giấc thật ngon, hít thở sâu, đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim hài hước. Ngâm mình với nước nóng hay sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ cũng là biện pháp giúp não bộ thư giãn hằng ngày mà bạn có thể tham khảo thực hiện mỗi ngày.

Tâm sự và chia sẻ với người đáng tin cậy

Được nói chuyện, được chia sẻ là nhu cầu của tất cả mọi người và điều này cũng giúp ích rất nhiều cho những người đang cảm thấy stress, căng thẳng, áp lực. Bởi khi tinh thần không thoải mái, chúng ta sẽ luôn áp đặt suy nghĩ tiêu cực của mình lên mọi thứ và khiến nó trở nên tồi tệ hơn. Chính những người ngoài cuộc tỉnh táo hơn, có cái nhìn khách quan hơn đôi khi có thể đưa ra cho bạn cách giải quyết đơn giản đến không ngờ.

Thực tế, nếu cứ mãi ôm trong lòng tất cả mọi ưu phiền bạn sẽ chỉ thấy nặng nề và cứ mãi lạc trong mê cung tiêu cực mà bản thân tạo ra. Hãy thử trò chuyện với một người đáng tin cậy, hoặc thậm chí là một người xa lạ nào đó dấu mặt bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Đồng thời, chính sự tin tưởng, động viên của mọi người sẽ tiếp thêm sức mạnh để bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

Cách mà bạn đối xử với những người xung quanh sẽ đại diện cho chính những người sẽ đến bên cạnh bạn.Có nghĩa là khi bạn tử tế với mọi người thì cũng sẽ có người đối xử với bạn bằng cả tấm lòng. Vì thế, đừng vì một ai đó xấu xa mà mất niềm tin vào các mối quan hệ. Sẽ luôn có một người chân thành đến bên sưởi ấm, chữa lành, cùng bạn vượt qua mọi suy nghĩ tiêu cực.

Viết nhật ký giúp vượt qua suy nghĩ tiêu cực

Không phải ai cũng có thể thoải mái trong việc bộc bạch, chia sẻ toàn bộ vấn đề của bản thân với tất cả mọi người nhưng nếu chỉ giữ trong lòng sẽ thấy vô cùng bức bối. Nếu bạn cũng thuộc tuýp người này, hãy thử chọn cách viết nhật ký. Chí ít khi đã viết ra được điều gì đó bạn sẽ cảm thấy như vừa gỡ bỏ được gánh nặng tâm trí đang dằn vặt bạn suốt thời gian qua.

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
Viết hết những điều khiến bạn buồn bã, lo lắng trong nhật ký cũng là cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực vô cùng hiệu quả

Một lợi ích khi viết nhật ký chính là bạn có thể nhìn nhận rõ ràng rằng bản thân đang gặp vấn đề ở đâu thông qua từng câu chữ, nhận thức được đúng/ sai, nên hay không nên. Thay vì chỉ dừng ở việc “nghĩ” khi gặp một vấn đề rối rắm nào đó, bạn hãy ghi ra giấy tất cả những luồng cảm xúc đã xuất hiện. Nhìn nhận từng vấn đề một bạn sẽ tự khắc nhận ra nút thắt nằm ở đâu và gỡ bỏ nó dễ dàng.

Những người đang thực hiện trị liệu tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng được nhà trị liệu yêu cầu ghi lại nhật ký cảm xúc để theo dõi tiến trình cải thiện. Quan trọng là bạn cần phải thực sự trung thực, nghiêm túc với những gì mình đã ghi ra thì mới thực sự có thể vượt qua suy nghĩ tiêu cực, giải tỏa được áp lực và nỗi lo âu trong tâm trí.

Thay đổi môi trường sống – tại sao không?

Nếu cảm thấy tiêu cực, áp lực, mệt mỏi hằng ngày, đã diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến các yếu tố môi trường sống, hãy thử xem xét đến việc thay đổi môi trường sống, cho phép bản thân bắt đầu một hành trình mới. Chẳng hạn môi trường làm việc quá toxic, thường xuyên chèn ép bắt nạt lẫn nhau, sếp đối xử không công bằng; bạn cùng phòng quá bừa bộn, ở dơ dù đã nhắc nhở nhiều lần; cha mẹ thường xuyên tạo áp lực tài chính, so sánh con cái…

Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sống theo cách mình muốn nhưng tất cả mọi cơ hội thay đổi cuộc đời đều do chính chúng ta tạo ra và quyết định. Đừng ngần ngại “thử” nếu chúng ta được phép. Để vượt qua suy nghĩ tiêu cực, những thử thách khó khăn trước mắt bắt buộc chúng ta phải dũng cảm trải nghiệm, tiến sâu vào những hành trình mà chưa bao giờ từng thử trước đó.

Thay đổi môi trường sống thực sự sẽ đem đến bạn nhiều cảm xúc mới, có lo lắng nhưng không kém phần hưng phấn, thú vị. Việc tất bật chuẩn bị cho hành trình mới sẽ khiến bạn lãng quên những điều lo lắng, buồn bã trước đó và nhanh chóng vượt qua suy nghĩ tiêu cực.

Chấp nhận hiện thực, tiến về tương lai

Tập thể dục, hít thở sâu, khiến bản thân bận rộn chỉ là cách để khỏa lấp những cảm xúc trống trải, nặng nề tạm thời chứ chưa thể vượt qua suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn. Đến một thời điểm nào đó, khi bạn trở nên rảnh rỗi, khi bạn vô tình bắt gặp các hình ảnh từ quá khứ thì sự lo lắng, mệt mỏi, tiêu cực sẽ lại ùa về và càng khiến bạn đau khổ, sợ hãi hơn.

“Trước lúc mọi thứ trở nên tốt hơn, chúng ta luôn phải trải qua những ngày không vui vẻ. Những ngày này có lẽ sẽ rất dài, cũng có thể ngắn như một giấc ngủ. Vì thế hãy kiên nhẫn một chút và cho may mắn của bạn thêm một chút thời gian.” Thật vậy, không ai là có một cuộc đời suôn sẻ hoàn toàn, ai cũng có những khó khăn riêng mà chúng ta chẳng thể nhìn thấy, vì vậy chỉ cần chăm chỉ hơn một chút, kiên cường thêm một chút, những điều xứng đáng sẽ đến với bạn.

Để hoàn toàn vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, bạn cần phải học cách chấp nhận hiện thực và cổ vũ bản thân không ngừng tiến về tương lai tươi sáng hơn. Chấp nhận rằng bản thân đã thất bại, chúng ta đã gặp những người không tốt nhưng cần tin rằng chúng ta còn vô vàn cơ hội để thay đổi, để thành công, để hạnh phúc. Dũng cảm đối mặt với nó thay vì chỉ trốn chạy sẽ giúp bạn nhanh chóng chiến thắng giai đoạn khó khăn này.

Gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý nếu cần thiết

Cảm xúc tiêu cực nếu cứ liên tục tích tụ trong thời gian dài hoàn toàn có thể tiến triển những rối loạn tâm trí nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu. Đặc biệt trong thời đại mà con người ai cũng sống vội vàng, ai cũng mang trong mình vô vàn những áp lực lo lắng, bị phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều khiến ngưỡng chịu đựng tâm lý cũng yếu đi rất nhiều.

vượt qua suy nghĩ tiêu cực
Khi trạng thái tiêu cực mãi không thể chấm dứt, hãy tìm đến sự trợ giúp từ nhà trị liệu để xoa dịu tâm trí, vượt qua căng thẳng, lo âu đúng cách

Với những người đã chịu đựng những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài và không làm cách nào vượt qua được thì nên tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý. Không chỉ những người mắc bệnh tâm lý mới cần trị liệu tâm lý mà những người đang cầm tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống cũng hoàn toàn được khuyến khích nên trao đổi với các chuyên gia.

Nhà trị liệu sẽ nói chuyện, chia sẻ với thân chủ để hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc hiện tại đồng thời đi sâu vào tâm trí để mở khóa tiềm thức, hiểu rõ nguyên nhân vì sao họ lại hình thành tư duy tiêu cực như thế. Khi đã hiểu rõ gốc rễ từng vấn đề, nhà trị liệu sẽ phân tích để thân chủ hiểu rõ vì sao họ cảm thấy như thế và tự thân đánh giá đúng/ sai trong suy nghĩ của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn thân chủ cách giải quyết những vấn đề dẫn tới tình trạng mất cân bằng cuộc sống và cảm xúc đồng thời tìm cách thay thế dần những tư duy lệch lạc, tiêu cực không phù hợp với cuộc sống hiện tại. Thân chủ dần học cách kết nối với chính mình, “biết đủ”, hòa hợp mối quan hệ, dám đối diện với hiện thực để vượt qua suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn.

Không chỉ giúp lấy lại sự cân bằng cảm xúc hiện tại mà nhà trị liệu còn hướng dẫn các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, biết cách sắp xếp thời gian và công việc, đưa ra định hướng trong tương lai phù hợp với năng lực, giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống để tiến tới cuộc sống nhẹ nhàng, bình an và hạnh phúc. Đây đều là kỹ năng mà bất cứ ai cũng đều cần đến.

Điều quan trọng nhất khi gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý để vượt qua suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn chính là bạn cần phải trung thực với cảm xúc của mình chính, trả lời đầy đủ và chính xác những câu hỏi được đưa ra. Nếu bạn luôn tìm cách dấu diếm, không nói đúng cảm xúc, suy nghĩ của bản thân thì các chuyên gia không thể giúp bạn chiến thắng chính mình.

Để vượt qua suy nghĩ tiêu cực chưa bao giờ là điều đơn giản, tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta bị khuất phục. Thiết lập lối sống lành mạnh, thay đổi thói quen tư duy, dành thời gian nhiều hơn cho bản thân là điều mà ai cũng nên hướng đến để tự nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

stress ở sinh viên
Stress ở sinh viên: Biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả

Vấn đề stress ở sinh viên là tình trạng thường thấy không chỉ trong mùa thi cử, mà còn cả trong cuộc sống hàng ngày...

Stress gây suy nhược cơ thể – Làm thế nào để khắc phục kịp thời

Stress là tác nhân gây ra suy nhược cơ thể mà nhiều người bỏ qua, không chú ý đến. Trạng thái căng thẳng cực độ...

Cách vượt qua rối loạn hoảng sợ tại nhà
8 Cách vượt qua rối loạn hoảng sợ tại nhà không thể bỏ qua

Rối loạn hoảng sợ là một dạng phổ biến của chứng rối loạn lo âu với đặc trưng là các cơn hoảng sợ kịch phát,...

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

Trầm cảm học đường được đánh giá là một chứng bệnh tâm lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của học...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh