Stress Mệt Mỏi Ở Người Cao Tuổi: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị

Tình trạng stress, mệt mỏi ở người cao tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Căng thẳng kéo dài sẽ làm nghiêm trọng hơn những vấn đề sức khỏe hiện có, và kích phát những căn bệnh tiềm ẩn. Ngoài ra, stress và lão cũng có quan hệ với nhau, khi tình trạng stress và mệt mỏi có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi

Stress hay căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại khi con người có quá nhiều điều cần quan tâm và lo lắng. Tình trạng căng thẳng gây ra những cảm xúc mãnh liệt, và có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến một đối tượng theo những cách khác nhau, tùy theo cách nhìn nhận và phản ứng của ta với sự việc.

stress mệt mỏi ở người cao tuổi
Stress mệt mỏi ở người cao tuổi là tình trạng không hiếm gặp ngày nay, khi chất lượng cuộc sống của nhiều người già cả không được đảm bảo

Những tác động tích cực của stress có thể kích phát giới hạn và khả năng của con người, khiến chúng ta sáng tạo, dũng cảm, bền bỉ và có khả năng kháng lại áp lực tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng ở người già chỉ mang đến những tác động tiêu cực, stress mệt mỏi ở người cao tuổi khiến sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng, và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ của người lớn tuổi bao gồm tuổi tác, nhu cầu được quan tâm và chăm sóc, bệnh tật, lo lắng về vấn đề tài chính, sự ra đi của những người thân quen,… Những yếu tố này khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, giải phóng các hormone, thúc đẩy hệ tim mạch, hô hấp hoạt động mạnh mẽ hơn.

Khi cơ thể bị lão hóa, tốc độ hoạt động và khả năng phản ứng của các cơ quan kém nhanh nhạy hơn, dẫn đến việc cân bằng cảm xúc và chống lại ảnh hưởng của stress cũng giảm đi đáng kể. Những yếu tố tiềm ẩn của những căn bệnh cấp tính, và bệnh mãn tính tuổi già cũng thúc đẩy những ảnh hưởng xấu của stress nghiêm trọng hơn.

Tình trạng căng thẳng này nếu cứ kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, tiểu đường,… Đặc biệt, stress ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi, và khiến tác dụng của vacxin yếu đi do hệ miễn dịch suy giảm.

Những dấu hệu về stress mệt mỏi ở người cao tuổi bắt đầu với những triệu chứng thường thấy ở người già như đau nhức cơ thể, đau đầu, khó ngủ, mất ngủ, khẩu vị thay đổi, mau quên, mất tập trung,… Đây là những biểu hiện thông thường của người già khi cơ thể đã lão hóa, vì thế nhiều người không chú ý, và không nhận ra đây là dấu hiệu của stress.

Nguyên nhân gây stress mệt mỏi ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Hầu hết là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố tự thân và tác động từ bên ngoài. Trong đó tác động từ bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng chính. Dưới đây là những nguyên nhân phố biến khiến người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi về già:

  • Thể chất thay đổi: Khi cơ thể lão hóa, những thay đổi về sức khỏe tinh thần và thể chất sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Sức khỏe giảm sút rõ rệt là một yếu tố gây căng thẳng lớn đối với người lớn tuổi. Sức khỏe giảm sút khiến người già cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể nhiều hơn. Ngoài ra, việc suy giảm thị lực, thính lực, mất khả năng giữ thăng bằng và vận động linh hoạt, khẩu vị thay đổi,… cũng khiến họ cảm thấy mất đi niềm vui và sự độc lập trong cuộc sống.
  • Cảm giác bất lực: Họ cũng có cảm giác cô đơn, bất lực vì ít được quan tâm, không còn khả năng làm những điều mình thích. Người lớn tuổi vì sức khỏe kém nên hành động bất tiện, thường xuyên gặp vấn đề khi trái gió trở trời. Họ bắt buộc phải phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt hàng ngày và việc đi lại. Những yếu tố này khiến những người cao tuổi, người mà khi còn trẻ ưa thích họat động và công việc tay chân cảm thấy tù túng, trói buộc, góp phần hình thành stress mệt mỏi ở người cao tuổi.
stress mệt mỏi ở người cao tuổi
Cảm giác chán nản, tự ti, cảm thấy bản thân vô dụng và là gánh nặng cho con cháu là một nguyên nhân gây ra tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi.
  • Nghỉ hưu: Việc nghỉ hưu khiến người cao tuổi có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhưng họ lại không biết làm gì với khoảng thời gian dư dả mình có. Điều này khiến họ cảm thấy thiếu mục đích sống, thiếu động lực để cố gắng, và cảm thấy bản thân thừa thải trong xã hội. Khi chúng ta đã quen với việc lao động chăm chỉ hàng ngày, nghỉ hưu bỗng khiến ta nhàm chán, mệt mỏi khi cứ nhốt mình trong 4 bức tường. Bên cạnh đó, nỗi lo về tài chính để duy trì cuộc sống cung khiến tình trạng stress căng thẳng ở người lớn tuổi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thiếu sự quan tâm: Những người lớn tuổi không sống chung với con cháu, ít có thời gian gặp mặt người thân sẽ có cảm giác cô đơn. Đặc biệt là những gia đình gả con gái đi xa, lễ Tết mới về một lần, hoặc gia đình có con trai con dâu đi nơi khác làm ăn lập nghiệp, không có thời gian thăm và chăm sóc cha mẹ. Người lớn tuổi rất nhạy cảm, thường nhớ về những ký ức ngày xưa, và thích được sống gần, hoặc sinh hoạt chung với con cai cho vui cửa vui nhà. Những người già sống một mình, nửa kia mất sớm cũng thường cảm thấy stress và căng thẳng hơn.
  • Mất mát người thân, bạn bè: Người thân và bạn bè ở đây bao gồm vợ chồng, con cái, anh chị em, bạn bè, người quen biết và cả thú cưng. Những người lớn tuổi phải liên tục trải qua nỗi đau mất mát người thân và bạn bè khi tất cả đã đến tuổi gần đất xa trời. Việc mất đi người bạn đời, hay trong những tình huống tồi tệ hơn là mất đi con cái, khiến họ chịu tổn thương tâm lý trầm trọng. Đây là yếu tố gây ra tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi. Những trường hợp thú cưng, người bạn đồng hành và được người cao tuổi thương yêu như con cái qua đời cũng khiến họ cảm thấy căng thẳng và đau đớn.
  • Phụ thuộc vào người khác: Những người cao tuổi khuyết tật, hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe không thể sống một mình, mà buộc phải phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, tiêu tiểu,… Ngoài ra, việc phản ứng chậm chạp, khó giữ thăng bằng cũng khiến họ bị hạn chế phương tiện đi lại, dẫn đến hạn chế ra đường. Tất cả những yếu tố này đều khiến người cao tuổi cảm thấy mất tự do, mệt mỏi khi không thể tự làm mọi thứ mà phải dựa vào người khác.
  • Vấn đề tài chính: Tiền sinh hoạt, điện nước, thức ăn, thuốc men khi trái gió trở trời,… là nỗi lo lắng của những người lớn tuối. Nhất là chi phí cho những lần điều trị những căn bệnh mãn tính, tiền khám bệnh, tiền thuốc men, tiền mua thức ăn, đồ bổ để cải thiện sức khỏe,… là một chi phí không hề nhỏ. Vấn đề tài chính có thể gây stress, căng thẳng, và khiến người lớn tuổi từ chối việc đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, dẫn đến việc khó phát hiện bệnh.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, vẫn còn nhiều yếu tố cá nhân khác ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Tuy nhiên nhìn chung thì nguyên nhân khiến cao tuổi stress và căng thẳng vẫn là sự cô đơn vì thiếu sự quan tâm, bất tiện trong cuộc sống, và những thay đổi về thể chất và tinh thần khi cơ thể lão hóa.

Triệu chứng và ảnh hưởng của stress ở người cao tuổi

Những triệu chứng của stress mệt mỏi ở người cao tuổi thể hiện ở cả hai mặt là tinh thần và thể chất. Tuy nhiên những biểu hiện này rất dễ bị bỏ qua vì chúng có phần tương đồng với trạng thái sức khỏe thường thấy của người già cả. Do đó, người cao tuổi và người thân cần hết sức thận trọng để nhìn thấy những triệu chứng này.

stress mệt mỏi ở người cao tuổi
Người cao tuổi bị căng thăng thường đau nhức cơ thể dai dẳng, nhất là phần đầu cổ và tay chân vào những ngày trái gió trở trời.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, tính khí trở nên bất thường, thường xuyên cáu gắt và nóng nảy
  • Cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống, chỉ muốn nghỉ ngơi chứ không còn năng lượng hoạt động.
  • Người lớn tuổi bị căng thẳng rất dễ đau nhức, mệt mỏi cơ thể, nhất là phần đầu, cổ, vai, gáy, tay chân. Cảm giác đau đớn này nghiêm trọng và dai dẳng hơn vào mùa lạnh, mùa mưa, những hôm trái gió trở trời.
  • Tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi khiến trí nhớ giảm sút, có hiện tượng giảm trí nhớ ngắn hạn (tình trạng này không liên quan đến các bệnh về trí nhớ như bệnh Alzheimer hay lú lẫn ở người già). Người già thường không nhớ mình vừa định làm gì, không nhớ bản thân cần khóa cửa hay rút phích cắm. Tình trạng này có thể dẫn đến những tai nạn không mong muốn liên quan đến cháy nổ hoặc trộm cắp.
  • Khó ngủ, mất ngủ vào buổi tối. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và đi ngủ từ rất sớm nhưng không thể ngủ được, hoặc nhanh chóng tỉnh dậy vào ban đêm và không thể ngủ tiếp. Chất lượng giấc ngủ tệ và tình trạng mất ngủ ban đêm khiến người lớn tuổi mệt mỏi, uể oải, tình thần không tỉnh táo.
  • Thói quen ăn uống thay đổi khiến người bệnh trở nên biếng ăn hoặc ăn nhiều hơn, nhưng hầu hết là rơi vào tình trạng biếng ăn, chán ăn dẫn đến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất.
  • Stress mệt mỏi ở người cao tuổi làm thay đổi thói quen ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra hiện tượng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy,…
  • Người lớn tuổi bị stress thường nhốt mình ở nhà, ít tiếp xúc với hàng xóm và những người xung quanh.

Căng thẳng là yếu tố ức chế hệ miễn dịch, làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể, khiến cơ thể suy yếu và dễ nhiễm bệnh hơn. Đây chính là lý do người cao tuổi rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh lây lan qua đường hô hấp. Bệnh thường rất khó lành và có nguy cơ tử vong cao. Stress mệt mỏi ở người cao tuổi khiến cơ chế tự hồi phục và khả năng chống lại bệnh tật giảm đi.

Đặc biệt, hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa là ba vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nồng độ adrenaline tăng cao làm tăng huyết áp và nhịp tim, khiến trạng thái căng thẳng và căng cơ trở nên nghiêm trọng hơn, củng khiến người bệnh cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đau tức ngực,…

Căng thẳng trong thời gian dài có thể gây co giãn mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, giảm thính lực và thị lực, tăng nguy cơ suy tìm và đột quỵ ở người lớn tuổi. Ngoài ra, nhiều người lớn tuổi có thói qurn uống bia rượu vì cảm thấy cô đơn, thất vọng vào bản thân khiến những ảnh hưởng xấu càng nghiêm trọng hơn.

Trạng thái căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không thuận lợi ảnh hưởng đến các cơ tiêu hóa, dịch dạ dày và nhiều yếu tố khác gây ra tình trạng khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày, và dẫn đến viêm loét dạ dày, tổn thương thực quản, hội chứng ruột kích thích,…

Hạn chế tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi

Tất cả những triệu chứng trên nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người lớn tuổi. Tình trạng căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp và làm suy yếu hệ miễn dịch. Căng thẳng khiến tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn, và tình trạng sức khỏe kém khiến các biểu hiện stress trở nên nghiêm trọng hơn.

Tình trạng stress mệt mỏi ở người cao tuổi có thể được cải thiện nếu con cái quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của cha mẹ, ông bà, và đưa người lớn tuổi đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Người thân trong gia đình có thể đưa người lớn tuổi đến gặp bác sĩ, hoặc chuyên gia tư vấn uy tín để được hướng dẫn cải thiện sức khỏe.

giải pháp cải thiện stress mệt mỏi ở người cao tuổi
Người nhà có thể đưa ông bà, cha mẹ đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Những người lớn tuổi có tâm lý phức tạp, và rất nhạy cảm với thái độ củ những người xung quanh. Cảm giác tự ti, xem bản thân là gánh nặng, khiến người lớn tuổi ít chịu tâm sự với con cái vì sợ con cái lo lắng. Do đó, bác sĩ tâm lý sẽ là người nắm bắt tâm lý và giúp đỡ các cụ tốt hơn.

Bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu tâm lý để người lớn tuổi giảm căng thẳng, nhận thức những nỗi lo lắng của bản thân là vô lý, suy nghĩ tích cực và tự tin hơn vào bản thân. Người cao tuổi cũng sẽ được hướng dẫn cách sinh hoạt và nghỉ ngơi đúng cách, cải thiện chất lượng giấc ngủ và chất lượng sinh hoạt.

Trong những tình huống cần thiết như tình trạng stress nặng, kéo dài, kèm theo những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc để cải thiện những triệu chứng như mất ngủ hay khó kiềm chế cảm xúc. Thuốc có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người già, nên khi sử dụng cần hết sức cẩn thận, và chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết.

Ngoài ra cũng có những cách cải thiện sức khỏe tại nhà mà bản thân người cao tuổi, cũng như con cháu cần quan tâm. Dưới đây là một số điều gia đình và người cao tuổi cần chú ý để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa tình trạng stress ngày càng nghiêm trọng hơn do căng thẳng kéo dài.

  • Con cháu nên quan tâm nhiều hơn đến ông bà cha mẹ bằng cách dành thời gian ăn cơm, đi dạo và trò chuyện với người lớn tuổi nhiều hơn. Người cao tuổi rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ con cái và cháu chắt.
  • Người lớn tuổi nên sống ở nơi có môi trường thông thoáng, nhiều cây xanh, nhiều công trình công cộng và tránh xa những nơi ồn ào, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.
  • Những người trong gia đình Không kích thích tinh thần người lớn tuổi, không được có thái độ thô lỗ, xúc phạm, bỏ ngoài tai lời nói của ông bà cha mẹ và khiến người giả cả cảm thấy buồn tủi, cảm thấy bản thân bị khinh khi vì già cả.
  • Tạo môi trường vui vẻ, hòa thuận trong gia đình, hạn chế những bất đồng không đáng có trong cuộc sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giúp người lớn tuổi cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Chế độ ăn cần đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, và thay đổi thường xuyên để người lớ tuổi ngon miệng hơn. Thưc ăn cho người cao tuổi cũng nên thanh đạm, hạn chế gia vị, dầu mỡ, nhưng tăng cường trái cây và rau xanh.
  • Con cái nên tạo cơ hội cho cha mẹ, ông bà gặp gỡ những người lớn tuổi khác để trò chuyện, giao lưu, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Người lớn tuổi nên ra ngoài nhiều hơn, tham gia các hoạt động cộng đồng như tập thể dục, đi bộ, giao lưu với hội người cao tuổi, hoặc chăm sóc cây cảnh, nuôi thú cưng,… chứ không nên để bản thân quá rảnh rỗi.
  • Người cao tuổi gặp căng thẳng cũng có thể tham gia các khóa thiền, yoga để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, bảo vệ sức khỏe và tăng cường tuổi thọ. Giảm stress bằng yoga là biện pháp được tin dùng và có hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc giảm căng thẳng.
stress căng thẳng ở người cao tuổi
Cung cấp cho người lớn tuổi một môi trường sống lành mạnh, hạn chế những tác nhân gây căng thẳng có thể giúp cải thiện tình hình.

Stress căng thẳng ở người cao tuổi nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh. Do đó nếu người thân trong gia đình phát hiện những dấu hiệu bất thương thì cần đưa ông bà, cha mẹ đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.

Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã hiểu biết hơn về tình trạng căng thẳng ở người lớn tuổi. Người già rất nhạy cảm với những điều xung quanh, và cần sự quan tâm, yêu thương nhiều hơn từ con cái để khỏa lấp những mất mát về cuộc sống và tinh thần khi tuổi gia kéo đến.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) là gì
Bắt nạt qua mạng (Cyberbullying): Thực trạng đáng báo động

Bắt nạt qua mạng có thể xảy ra với mọi đối tượng. Ai cũng có thể trở thành người bắt nạt hoặc nạn nhân bị...

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp...

Trẻ bị ADHD
Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường khởi phát rất sớm và các triệu chứng sẽ kéo dài mãn tính cho đến tuổi trưởng...

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Nguyên nhân và cách khắc phục

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) đặc trưng bởi cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày và đôi khi đi kèm với mất trương lực...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh