Hội Chứng Sợ Gián (Blatophobia) – 3 Cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ

Hội chứng sợ gián là một trong các rối loạn tâm lý thường gặp khiến nhiều người cảm thấy vô cùng hoảng sợ hoặc thậm chí có thể ngất xỉu khi nhìn hoặc liên tưởng đến các sự vật có liên quan đến loại động vật này. Nỗi sợ này có thể ám ảnh và gây nên một số sự bất cập trong đời sống hàng ngày của con người nhưng nếu biết cách kiểm soát, áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp thì bạn hoàn toàn có khả năng vượt qua được chính nỗi sợ của mình.

Hội Chứng Sợ Gián
Gián là loại côn trùng thường sống ở những môi trường ẩm mốc, dơ bẩn, ôi thiu.

Hội chứng sợ gián (Blatophobia) là gì?

Gián được biết đến là một trong các loài côn trùng khiến cho nhiều người cảm thấy ghê sợ. Gián thường có mùi hôi, thường sống ở những nơi bẩn thỉu và có khả năng gây hại cho sức khỏe, tạo mầm bệnh cho con người. Đồng thời, loài động vật này có khả năng sinh tồn rất cao, có thể sống trong nhiều môi trường khắc nghiệt, khả năng thở giỏi, có thể mọc lại chân sau khi bị đứt gãy, duy trì sự sống sau hơn cả tuần nếu bị mất đầu và nhiều đặc tính sống độc đáo khác.

Loại công trùng này gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người. Nó có lối sống vô cùng bẩn thỉu, thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, chứa nhiều mầm bệnh. Đồng thời, chúng thường có thói quen vừa ăn vừa nôn mửa và đào thải phân ở khắp mọi nơi gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu, thậm chí có thể gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.

Chính vì thế gián là loài công trùng khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi và ghê tởm. Có không ít người cảm thấy hoảng sợ, mất kiểm soát khi nhìn thấy con vật này và họ luôn tìm cách tránh né việc phải đối mặt với gián.

Tuy nhiên, đây chỉ được xem là phản ứng vô cùng bình thường của con người bởi ai trong chúng ta cũng tồn tại ít nhất một nỗi sợ. Trong khi có, đối với những người mắc phải hội chứng sợ gián (Blatophobia) lại xuất hiện sự sợ hãi ở mức độ nghiêm trọng và dữ dội hơn khi nhìn thấy hoặc thậm chí chỉ cần liên tưởng đến hình ảnh của những con gián.

Hội chứng này khiến cho nhiều người luôn tồn tại nỗi sợ mạnh mẽ về những điều xoay quanh đến gián. Họ có thể xuất hiện hàng loạt các biểu hiện sợ hãi, hoảng loạn hoặc thậm chí là ngất xỉu khi nhìn thấy gián. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cảm thấy hoảng sợ khi có ai đó nhắc về gián, nhìn thấy hình ảnh của gián hoặc nhớ lại những kí ức tồi tệ có liên quan đến loại côn trùng này.

Hội Chứng Sợ Gián
Hội chứng sợ gián gây ra sự sợ hãi quá mức, phi lý về gián.

Nỗi sợ này đôi khi xuất hiện một cách vô lý khiến cho người bệnh khó có thể kiểm soát tốt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân. Điều này khiến cho nhiều người có xu hướng tránh né các tình huống, địa điểm, sự việc có nguy cơ xuất hiện nỗi sợ của mình, thậm chí họ có thể liên tục nhốt mình trong phòng chỉ để không phải nhìn thấy gián.

Hội chứng sợ gián hiện đang có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng rối loạn tâm lý này vẫn chưa được công nhận chính thức trong Sổ tay chẩn đoán và thống lê các rối loạn tâm thần – DSM-5.

Theo đó, do sự tác động nghiêm trọng của Blatophobia đối với đời sống và sức khỏe của con người nên tình trạng này vẫn sẽ được xếp vào các nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi và hỗ trợ điều trị tốt. Các biện pháp can thiệp đều sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cải thiện, kiểm soát nỗi sợ phi lý của con người về gián và giúp họ vượt qua được chính sự sợ hãi của mình.

Biểu hiện của hội chứng sợ gián

Các biểu hiện của hội chứng sợ gián thường bộc lộ một cách rất rõ ràng, nhất là khi họ đối diện với các sự vật, hiện tượng, tình huống có liên quan đến gián. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết cách phân biệt cụ thể giữa sự sợ hãi thông thường và chứng Blatophobia.

Những người mắc phải hội chứng sợ gián thường có nỗi sợ dữ dội và kéo dài dai dẳng về tất cả những gì liên quan đến gián. Sự sợ hãi của họ sẽ tồn tại ở hầu hết các thời điểm, các tình huống, hoạt động khác nhau trong đời sống, kể cả khi ngủ.

Hội Chứng Sợ Gián
Chứng Blatophobia gây ra nỗi sợ kéo dài dai dẳng và dữ dội về gián.

Người bệnh có thể hiểu rõ về sự phi lý trong nỗi sợ của mình nhưng họ không có cách nào để kiểm soát và ngừng sợ hãi. Vì thế, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy một số triệu chứng đặc trưng của hội chứng sợ gián thông qua các biểu hiện sau:

  • Luôn tồn tại nỗi sợ quá mức về gián và sự sợ hãi sẽ càng gia tăng mạnh mẽ khi nhìn thấy gián.
  • Người bệnh có thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như la hét, khóc lóc, hoảng sợ, bỏ chạy, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh liên hồi, khó thở, khô miệng, tăng huyết áp, ngất xỉu,..khi nhìn thấy gián.
  • Nỗi sợ gián còn thường trực ngay cả khi họ nhìn thấy hình ảnh gián trong sách vở, phim ảnh hoặc nghe ai đó kể về gián.
  • Có xu hướng tránh né việc xuất hiện trong các môi trường, địa điểm có khả năng xuất hiện gián. Cụ thể như những nơi ẩm mốc, hôi thúi,…
  • Để hạn chế việc xuất hiện “tiểu cường” tại nơi ở hay nơi làm việc, người bệnh có xu hướng thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống, sử dụng các loại xịt diệt gián, tinh dầu thơm để xua đuổi loại côn trùng này.
  • Có những ám ảnh, kỉ niệm tồi tệ hoặc những suy nghĩ tiêu cực về gián. Họ luôn nghĩ rằng gián sẽ mang đến những điều xui rủi, những tai họa nghiêm trọng hoặc liên tưởng đến những tình huống tồi tệ có liên quan đến gián.

Các biểu hiện của hội chứng sợ gián sẽ xuất hiện và kéo dài tổi thiểu trong vòng 6 tháng. Nó gây ra một số cản trở đối với sinh hoạt đời sống hàng ngày của người bệnh nên cần được phát hiện và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp để giúp bệnh nhân mau chóng vượt qua khỏi sự sợ hãi của mình.

Hội chứng sợ gián – Nguyên nhân do đâu?

Về nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ gián thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác. Nỗi sợ có thể hình thành do nhiều yếu tố tác động khác nhau hoặc có thể bộc phát do một sự kiện, tình huống tồi tệ nào đó khiến con người cảm thấy sợ hãi, ám ảnh quá mức.

Khác với nỗi sợ gián thông thường, Blatophobia được thể hiện với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn. Đồng thời, các yếu tố tác động cũng sẽ mạnh mẽ và kéo dài khiến họ không thể nào thoát ra được nỗi sợ hãi, lo lắng của mình.

Hội Chứng Sợ Gián
Hội chứng sợ gián có thể xuất hiện do những ám ảnh, kỉ niệm tồi tệ trong quá khứ có liên quan đến gián.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học và các thông tin được cập nhật hiện nay thì hội chứng sợ gián có khả năng xuất phát từ các yếu tố sau đây:

  • Do những trải nghiệm tồi tệ xảy ra trong quá khứ: Nỗi sợ hãi của con người thường được đúc kết và hình thành thông qua các trải nghiệm theo thời gian nên nếu trong quá khứ họ đã từng đối diện với các tình huống gây sợ hãi có liên quan đến gián thì họ có khả năng hình thành sự sợ hãi này trong tương lai. Cụ thể, nếu một người đã bị nhiễm vi khuẩn từ gián, bị hù dọa bằng gián,…thì họ sẽ có nhiều khả năng mắc phải hội chứng Blatophobia hơn so với bình thường.
  • Di truyền, ảnh hưởng từ gia đình: Nỗi sợ cũng có khả năng “lây” từ người này sang người khác. Hiểu theo cách đơn giản hơn đó chính là trẻ nhỏ thường có xu hướng bị ảnh hưởng lớn từ ba mẹ và những người thân thiết trong gia đình. Nếu ông bà, anh chị, người thân tồn tại nỗi sợ gián quá lớn thì trẻ cũng có thể bị tác động và dần hình thành sự sợ hãi vô lý về loại công trùng này.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Những trẻ nhỏ sinh sống ở thành thị, ít có sự xuất hiện của gián hoặc được ba mẹ bảo bọc, che chở quá mức cũng có nhiều khả năng mắc phải hội chứng sợ gián. Đồng thời, nếu trẻ thường xuyên cập nhật các thông tin tiêu cực từ loại động vật này thì trẻ cũng sẽ dần hình thành tâm lý sợ hãi, mặc định đây là loài côn trùng gây hại, nguy hiểm và luôn có xu hướng tránh né, sợ hãi nó.

Hội chứng sợ gián có thể tồn tại từ nhỏ hoặc cũng có khả năng xuất hiện trong thời gian trưởng thành. Sự sợ hãi biểu hiện quá mức và thường xuyên xuất hiện đột ngột sẽ gây nên rất nhiều cản trở, khó khăn đối với sinh hoạt đời sống hàng ngày, thậm chí có thể tác động đến tình trạng sức khỏe của con người. Do đó, những người đang mắc phải hội chứng này cần được hỗ trợ và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp để ngăn chặn tốt các hệ lụy, phiền toái đối với chất lượng đời sống hàng ngày.

Hội chứng Blatophobia có gây ảnh hưởng gì không?

Nếu đánh giá một cách sơ lược thì hội chứng sợ gián dường như không gây ra quá nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh. Nhiều người còn cho rằng đây chỉ là một trong các nỗi sợ thông thường và ai trong chúng ta cũng tồn tại ít nhất một nỗi sợ về một điều gì đó.

Tuy nhiên, hội chứng Blatophobia hoàn toàn khác với sự sợ hãi gián mà nhiều người gặp phải. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này cao hơn so với nỗi sợ thông thường và người bệnh khó có thể kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những người mắc phải hội chứng sợ gián sẽ thường trực nỗi sợ và luôn cảm thấy lo lắng, bất an về việc gián sẽ xuất hiện mọi nơi. Sự căng thẳng quá mức của họ có thể gây ra nhiều cản trở trong đời sống, ngăn chặn các hành vi, ý muốn của họ.

Hội Chứng Sợ Gián
Nỗi sợ gián quá mức có thể khiến người bệnh cảm thấy lo sợ, bất an và không ngủ được.

Sự sợ hãi bao trùm lên tâm trí của người bệnh khiến họ e dè trong việc tham gia các hoạt động đời sống hoặc có xu hướng liên tục từ chối việc gặp gỡ, thực hiện các hoạt động mà họ cho rằng có nguy cơ phải đối diện với gián. Tình trạng này có thể khiến cho họ dễ dàng mất đi những cơ hội để trải nghiệm về những điều thú vị, hấp dẫn trong cuộc sống.

Ngoài ra, nỗi sợ liên tục kéo dài có thể làm gia tăng sự căng thẳng ở người bệnh. Nó khiến cho bệnh nhân phải đối diện với các triệu chứng của stress, âu lo, phiền muộn, trầm cảm. Sự căng thẳng, lo lắng quá mức khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh càng bị suy giảm, dễ dẫn đến các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, suy giảm hệ miễn dịch, đau đầu, chóng mặt, đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,….

Hội chứng sợ gián nếu không được sớm điều trị và cải thiện đúng cách có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm khác đặc biệt là chứng rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ,….Tình trạng này không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và còn làm suy giảm nặng về sức khỏe của người bệnh, khiến họ khó duy trì tốt chất lượng cuộc sống của mình.

Một số chia sẻ khác từ các chuyên gia còn cho biết rằng, những người mắc phải hội chứng này còn có nhiều nguy cơ tìm đến các chất gây nghiện, chất kích thích nhằm kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực, tồi tệ của bản thân. Họ có thể sử dụng bia rượu, thuốc lá, ma túy như một chất để giúp giảm thiểu sự sợ hãi vô lý của chính mình.

Cách giúp bạn vượt qua hội chứng sợ gián hiệu quả

Với những tác hại nghiêm trọng mà hội chứng sợ gián có thể gây ra, người bệnh cần có sự chủ động hơn trong việc thăm khám và tiến hành can thiệp sớm để mau chóng vượt qua được nỗi sợ của bản thân và cân bằng cuộc sống hiệu quả hơn. Hiện nay, hội chứng Blatophobia đã có thể được hỗ trợ khắc phục tốt bằng rất nhiều biện pháp khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ tốt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nỗi sợ, giúp vượt qua những rào cản của bản thân.

Cụ thể một số phương pháp can thiệp thường được áp dụng cho người mắc hội chứng sợ gián như:

1. Trị liệu tâm lý

Hội chứng sợ gián được xếp vào nhóm rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi nên quá trình điều trị thường sẽ được ưu tiên áp dụng các liệu pháp trị liệu để giúp bệnh nhân điều chỉnh tốt nỗi sợ phi lý của mình. Với phương pháp can thiệp này, người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia tâm lý để chia sẻ về những cảm xúc, nỗi sợ của bản thân về gián.

Sau những buổi trò chuyện này, chuyên gia tâm lý cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe tinh thần của bệnh nhân và đưa ra các liệu pháp can thiệp phù hợp để giúp họ kiểm soát, điều chỉnh tốt sự sợ hãi vô lý của mình. Tùy vào tình trạng sợ hãi của mỗi người bệnh mà nhà trị liệu sẽ cân nhắc để áp dụng các liệu pháp khác nhau, chủ yếu sẽ là liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp thư giãn để giúp bệnh nhân mau chóng vượt qua nỗi sợ một cách an toàn.

Hội Chứng Sợ Gián
Trị liệu tâm lý là phương pháp đang được ưu tiên để áp dụng cho người mắc hội chứng sợ gián.

Cụ thể một số liệu pháp tâm lý trị liệu thường được áp dụng như:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Với liệu pháp này, người bệnh sẽ được tiếp xúc với nỗi sợ của mình trong môi trường an toàn để họ dẫn kiểm soát và vượt qua được sự sợ hãi của mình. Các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp tiếp xúc với mức độ từ đơn giản đến phức tạp để người bệnh dễ dàng đối mặt. Nhiệm vụ của chuyên gia lúc này là hỗ trợ cho bệnh nhân các liệu pháp thư giãn để giúp họ chống chọi và thoát khỏi nỗi sợ của mình.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Liệu pháp này thường được áp dụng kết hợp cùng với liệu pháp tiếp xúc để gia tăng tính hiệu quả trong quá trình can thiệp cho người mắc hội chứng sợ gián. CBT hỗ trợ người bệnh nhìn nhận và thay đổi tốt hành vi, cảm xúc, nhận thức của bản thân về sự nguy hiểm của gián để loại bỏ tốt các nỗi sợ của bản thân.
  • Liệu pháp thư giãn: Khi đối diện với nỗi sợ, cụ thể là gián thì người mắc hội chứng Blatophobia sẽ liên tục xuất hiện các triệu chứng về thể chất, khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân. Chính vì thế, các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc áp dụng hiệu quả các liệu pháp thư giãn, trang bị cho người bệnh các mẹo giải tỏa cảm xúc, kiểm soát nỗi sợ để họ có thể dễ dàng khống chế và thoát khỏi những tác hại do sợ hãi gây ra.

Quá trình trị liệu tâm lý cần có sự nỗ lực rất nhiều từ chuyên gia và cả người bệnh. Bệnh nhân cần phải hợp tác và tin tưởng vào nhà trị liệu để có thể dễ dàng áp dụng tốt các biện pháp can thiệp, từ đó giúp loại bỏ nhanh chóng những nỗi sợ phi lý do hội chứng sợ gián gây ra.

2. Điều trị bằng thuốc

Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào được nghiên cứu và công nhận hiệu quả đối với việc điều trị hội chứng sợ gián. Đồng thời, việc chỉ định dùng thuốc cho những người mắc hội chứng này cũng ít khi được thực hiện, trừ các trường hợp nỗi sợ biểu hiện quá mức và thường xuyên xuất hiện khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, đời sống.

Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giải lo âu được hỗ trợ sử dụng cho các trường hợp này sẽ nhằm mục đích giúp người bệnh kiểm soát và thuyên giảm tốt các cảm xúc tiêu cực, giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, ưu phiền. Đồng thời, việc dùng thuốc cũng có thể ngăn chặn được tốt các hành vi tiêu cực của người bệnh, hỗ trợ tích cực cho quá trình can thiệp bằng phương pháp trị liệu tâm lý.

Tuy nhiên, những loại thuốc được chỉ định cho người mắc hội chứng sợ gián có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nên cần thực sự cẩn trọng. Bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng liều lượng đúng giờ và tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu trong quá trình sử dụng, người bệnh có xuất hiện các triệu chứng khác lạ nào thì cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý, can thiệp hiệu quả. Các loại thuốc hỗ trợ kiểm soát cảm xúc, giảm sợ hãi cần có thời gian để phát huy công dụng nên bệnh nhân cũng phải kiên trì sử dụng theo đúng thời gian đã được chỉ định ban đầu.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Hội chứng sợ gián thực chất không phải là một vấn đề tâm lý quá nguy hiểm và việc điều trị cũng được tiên lượng rất tốt nếu bệnh nhân có thể tuân thủ, áp dụng tốt các liệu pháp từ chuyên gia. Song song đó, việc duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, hỗ trợ thư giãn, cân bằng trạng thái tâm lý tại nhà cũng góp phần tích cực trong việc cải thiện sức khỏe cho người mắc chứng Blatophobia, giúp họ dễ dàng vượt qua được nỗi sợ gián phi lý.

Hội Chứng Sợ Gián
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định, cân bằng trạng thái tâm lý tốt hơn.

Cụ thể một só biện pháp chăm sóc và cải thiện tốt cho người mắc hội chứng sợ gián như sau:

  • Duy trì một chế độ tập luyện thể thao lành mạnh, tăng cường tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, mang đến các cảm giác tích cực, lành mạnh và góp phần xua tan căng thẳng, lo lắng.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để giúp tâm trí được thư thái, cân bằng hơn.
  • Thiền định là một trong các bộ môn luôn được khuyến khích áp dụng cho những người mắc chứng rối loạn lo âu sợ hãi.
  • Luôn giữ cho không gian sống được sạch sẽ, thoáng mát để tránh việc xuất hiện của gián hoặc những loại côn trùng gây hại khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực về gián.
  • Giải trí bằng các hoạt động lành mạnh như xem phim, đọc truyện, nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, nghe nhạc,…để tinh thần được sảng khoái hơn.
  • Trang bị một số biện pháp thư giãn lành mạnh và phù hợp với sở thích để ngăn chặn tốt các tác hại tiêu cực do sợ hãi quá mức gây ra.
  • Thường xuyên massage cơ thể, học yoga để chăm sóc tốt cho sức khỏe tinh thần.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
  • Cởi mở chia sẻ về nỗi sợ hãi của mình với những người xung quanh và yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Hoặc bạn có thể tham gia vào các hội nhóm mắc phải chứng rối loạn tương tự để được chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm để mau chóng vượt qua được nỗi sợ này.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về hội chứng sợ gián (Blatophobia) và các cách khắc phục giúp bạn dễ dàng vượt qua được nỗi sợ của chính mình. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng thành công để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ và cân bằng lại đời sống chất lượng của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hưng cảm là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và hướng điều trị

Hưng cảm là một dạng rối loạn khí sắc trái ngược hoàn toàn với trầm cảm. Đặc trưng của rối loạn này là khí sắc...

vô cảm
Vô Cảm Là Gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Vô cảm là một trong những vấn nạn đáng báo động trong xã hội ngày nay. Vô cảm không được xem là một căn bệnh...

Nghiện cờ bạc online: Nguyên nhân và cách cai nghiện hiệu quả

Dù là một trong những trò giải trí kém lành mạnh nhưng cờ bạc online lại có sức hút lớn với rất nhiều người, đặc...

Giảm Stress bằng âm nhạc như thế nào để mang đến hiệu quả tốt nhất?

Âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh