Hội chứng khó viết (Dysgraphia): Chẩn đoán và can thiệp kip thời

Hội chứng khó viết là một chứng rối loạn học tập liên quan đến khả năng viết chữ. Hội chứng này gây ra sự khó khăn trong vấn đề biểu đạt bằng chữ viết, khiến người mắc không thể viết chữ một cách bình thường, ngay ngắn và rõ ràng. Hội chứng khó viết còn có thể xảy ra đồng thời với những rối loạn học tập khác. Cùng tìm hiểu về hội chứng này trong bài viết dưới đây để biết cách chẩn đoán và can thiệp kịp thời. 

Những điều cần biết về hội chứng khó viết

Chứng khó viết là một chứng rối loạn học tập có thể xảy ra ở trẻ con và người trưởng thành. Hội chứng này khiến người mắc gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng văn bản, kỹ năng viết bị suy yếu, kỹ năng vận động tinh bị ảnh hưởng. Chứng khó viết khiến nét chữ không thẳng hàng mà luôn xiêu vẹo, to nhỏ không đồng đều, không điều chỉnh được khoảng cách giữa các ký tự và sai chính tả.

hội chứng khó viết
Hội chứng khó viết gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng học tập và cả sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh.

Khả năng viết liên quan đến chức năng não bộ, và một số kỹ năng như kỹ năng vận động tinh, khả năng nhận thức không gian, khả năng ghi nhớ của não, khả năng hình thành – lưu trữ – ghi nhớ chữ cái và ký hiệu, khả năng xử lý ngôn ngữ,… Bất cứ sự bất thường nào trong những yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến khả năng viết. Chứng khó viết là một thuật ngữ chung để chẩn đoán các vấn đề khả năng viết, và không dễ để chẩn đoán.

Chứng khó viết được xác định khi một người đạt đến độ tuổi nhất định, có mức IQ bình thường, và được hưởng nền giáo dục phù hợp với độ tuổi lại, thể hiện khả năng viết tệ hơn mức yêu cầu. Điều kiện tiên quyết để xác định chứng khó đọc là IQ bình thường. Do đó những trường hợp chậm phát triển, hay những bệnh lý ảnh hưởng đển IQ gây ra tình trạng khó viết không được chẩn đoán mắc hội chứng này.

Chứng khó viết thường xuất hiện từ rất sớm, từ khi trẻ bắt đầu học đọc và học viết. Trong nhiều trường hợp, hội chứng này đi kèm với hội chứng khó đọc và chứng tăng động giảm chú ý ADHD. Theo nghiên cứu, chứng khó viết xuất hiện ở nhiều đối tượng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, và gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng viết chữ. Tuy nhiên không có nhiều số liệu cụ thể và đáng tin cậy cho vấn đề này.

Chứng khó viết (Dysgraphia) không giống với tình trạng mất khả năng viết do chấn thương não, bệnh tật, hoặc đột quỵ (Agraphia), nhưng chúng thường bị nhầm lẫn. Dysgraphia là bẩm sinh, xuất hiện ngay từ giai đoạn thơ ấu khi chúng ta bắt đầu học viết chữ, và có biểu hiện rất rõ ràng trong quá trình học tập. Agraphia thì xảy ra sau khi một người bình thường bị chấn thương não, dù trước đó người bệnh vẫn có khả năng viết chữ bình thường.

Nguyên nhân gây ra hội chứng khó viết

Nguyên nhân gây ra hội chứng khó viết đến nay vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể và đáng tin cậy để xác định nguồn gốc của hiện tượng này. Trên thực tế, viết là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều khu vực não. Mà não lại là bộ phận phức tạp, bí ẩn, và khó để thấu hiểu một cách tường tận nhất trong cơ thể chúng ta.

hội chứng khó viết
Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn còn là một bí ẩn vì chưa có những bằng chứng thuyết phục, tuy nhiên khó viết có thể liên quan đến vấn đề di truyền.

Nghiên cứu chỉ cho thấy, dường như di truyền ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc chứng khó viết ở một đối tượng, vì hội chứng này thường di truyền trong gia đình. Đa phần các trường hợp trẻ mắc hội chứng khó viết có cha, mẹ, hoặc người thân cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vì thế, có thể gen di truyền là yếu tố gây ra hội chứng này ở trẻ, nhưng cơ chế di truyền ra sao thì vẫn chưa có kết luận cụ thể.

Hội chứng khó viết ở người lớn thường xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ nhưng dầu hiệu không quá rõ ràng, về sau chúng dần trở nên nghiêm trọng khi chúng ta lớn lên. Ngoài ra hội chứng khó viết ở người lớn thì xảy ra do tổn thương não gây ảnh hưởng đến thùy đỉnh, tiểu não, hay những vùng vận động liên quan đến khả năng viết. Hầu như tất cả những trường hợp khó viết đều do ảnh hưởng của não.

Biểu hiện của hội chứng khó viết

Hội chứng khó viết được thể hiện qua những khó khăn trong quá trình tập viết. Những khó khăn này thể hiện ở cả cách cầm bút, cách viết chữ, hình dạng ký tự, tốc độ viết và nhiều yếu tố khác. Những người mắc chứng khó viết có thể mắc cả hội chứng khó đọc, hoặc có thể đọc một cách dễ dàng và trôi chảy hơn so với viết. Dưới đây là một số vấn đề mà người mắc hội chứng khó viết cần phải đối mặt:

  • Tư thế cầm bút không bình thường, khó điều chỉnh bút di chuyển theo ý mình. Ban đầu trong quá trình tập viết, hầu hết trẻ đều mắc phải tình trạng này vì chưa thể điều chỉnh lực cầm nắm cho phù hợp. Tuy nhiên theo thời gian, tình trạng này sẽ được cải thiện. Nhưng với trẻ bị hội chứng khó viết, việc khó điều chỉnh bút theo ý mình sẽ không thay đổi.
  • Chữ viết xiêu vẹo, không thẳng hàng, không rõ hình dáng chữ khiến người khác gặp khó khăn đi nhận diện ký tự. Vấn đề này có thể liên quan đến khả năng vận động tinh khi trẻ gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, không thể điều khiển các cơ hoạt động linh hoạt.
  • Trong cùng một từ nhưng các ký tự có độ to nhỏ khác nhau, khoảng cách giữa các ký tự lúc xa lúc gần không theo một quy tắc nhất quán. Trong trường hợp này, những vấn đề trong khả năng nhận thức không gian của trẻ đã làm ảnh hưởng đến việc xác định vị trí các ký tự và gây khó khăn cho việc viết chữ.
  • Trẻ thường viết sai chính tả, viết thiếu hoặc thừa ký tự, thích viết chữ in hơn và chữ thường. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học, thường xuyên bị điểm kém.
hội chứng khó viết
Trẻ gặp nhiều vấn đề về việc xác định vị trí ký tự, không thể viết thằng hàng và gặp vấn đề về chính tả, sắp xếp từ ngữ và câu cú.
  • Trẻ thường bị sai ngữ pháp, đảo lộn thành phần câu và khó viết một câu hoàn chỉnh, thường phải tẩy xóa rất nhiều.
  • Tốc độ viết không ổn định, lúc nhanh lúc chậm. Trẻ có thể đột nhiên viết nhanh với nét chữ xiêu vẹo, không cân bằng. Có lúc lại viết rất chậm, gặp khó khăn trong việc thể hiện con chữ thông qua cách viết.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các chữ cái, cách sắp xếp chữ và câu. Trẻ cũng không phân biệt được lúc nào dùng chữ hoa, lúc nào dùng chữ thường.

Đây là những dấu hiệu thường thấy khi trẻ mắc phải hội chứng khó viết mà cha mẹ cần chú ý. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những yếu tố kể trên thì không đủ cơ sở xác định trẻ mắc phải hội chứng này. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và loại trừ những hội chứng khác có biểu hiện tương tự, để đi đến kết luận cuối cùng về tình trạng của trẻ.

Thời gian đầu khi học viết, việc trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với con chữ, hoặc chữ viết không ngay hàng thẳng lối là điều hết sức bình thường. Trẻ sẽ tiến bộ theo thời gian nếu được kèm cặp và dạy dỗ đúng đắn. Tuy nhiên nếu tình tra5gn này không cải thiện và ngày càng trầm trọng, thì có lẽ trẻ đang mắc phải hội chứng khó viết. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Ảnh hưởng của hội chứng khó viết và cách khắc phục

Chứng khó viết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập và những hoạt động thường ngày cần dùng đến văn bản của trẻ. Viết chậm, viết sai chính tả khiến trẻ giảm khả năng tiếp thu bài học, thường xuyên gặp khó khăn khi làm bài tập hoặc tham gia các cuộc thi. Việc dành quá nhiều thời gian cho việc viết bài khiến trẻ không chú ý nghe giảng, dễ bỏ qua những nội dung qua trọng, thường xuyên thiếu bài dẫn đến khó khăn trong việc ôn tập.

Tình trạng này khiến trẻ mặc cảm, xấu hổ khi thua sút bạn bè, bị áp lực trong quá trình học dẫn đến stress căng thẳng và có thể diễn biến thành rối loạn lo âu ở trẻ hay trầm cảm. Chứng khó viết còn ngăn cản những hoạt động hàng ngày và các trò chơi của trẻ nếu cần khả năng viết chữ tốt. Chính vì thế, việc cải thiện và giúp trẻ vượt qua mặc cảm do hội chứng khó viết mang đến là vô cùng quan trọng.

hội chứng khó viết
Hội chứng khó viết ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và việc học của trẻ, vì thể cần cải thiện tình trạng càng sớm càng tốt.

Hiện nay chưa có biện pháp giải quyết triệt để tình trạng khó viết ở trẻ. Điều duy nhất bác sĩ và cha mẹ có thể làm là cải thiện kỹ năng viết, giúp trẻ nhận thức từ và ngữ pháp tốt hơn, tăng tốc độ viết bài và giảm bớt những lỗi sai chính tả trong quá trình viết. Ngoài ra, nếu trẻ gặp vấn đề trong các hoạt động tinh thì việc luyện tập cơ tay, luyện độ linh hoạt để hỗ trợ quá trình tập viết cũng cần được coi trọng.

  • Mắc chứng khó viết không phải là lỗi của trẻ, do đó cha mẹ cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng, chứ không được la mắng hay mất kiên nhẫn trong qúa trình giáo dục. Khi trẻ có tiến bộ, hãy khen ngợi và động viên trẻ một cách tích cực để trẻ vui vẻ và cố gắng hơn.
  • Cho trẻ sử dụng những dụng cụ đặc biệt để cố định đầu bút, giúp trẻ luyện tập cách cầm bút và dùng lực chính xác để điều khiển bút theo ý mình.
  • Hướng dẫn trẻ viết chữ theo dòng kẻ và ô ly có sẵn để luyện khả năng cảm nhận, giúp trẻ biết viết chữ bao nhiêu là vừa phải, lúc nào cần viết hoa, lúc nào cần viết thường.
  • Hướng dẫn trẻ viết những từ đơn giản, những câu ngắn, sau đó mới đến những câu dài hơn. Trẻ có thể tiến bộ rất chậm nhưng đừng nản lòng mà hãy cùng trẻ cố gắng.
  • Trong một số trường hợp có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ như gõ máy tính, biến giọng nói thành văn bản, cho trẻ bài học in sẵn, cho trẻ sử dụng công nghệ hỗ trợ trong quá trình viết.
  • Cho trẻ nhiều thời gian hơn để làm bài tập, không nên hối thúc và ép buộc trẻ làm trong một khoảng thời gian nhất định vì có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, luốn cuống, và liên tục làm sai.
  • Cho trẻ tập luyện cơ tay linh hoạt và khả năng phối hợp bằng những bài tập trị liệu. Cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ để giúp trẻ cải thiện vấn đề cầm nắm và khả năng dùng lực khi viết chữ.
  • Cha mẹ nên trao đổi với thầy cô giáo để hỗ trợ trẻ tốt hơn tại trường và giúp trẻ hòa nhập. Hiện nay không có nơi giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khó viết, bởi vì trẻ vẫn có trí thông minh đạt chuẩn, có khả năng nghe hiểu và tiếp thu kiến thức một cách bình thường. Trẻ chỉ gặp khó khăn khi thể hiện ý tưởng bằng chữ viết.
hội chứng khó viết
Hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ giúp trẻ viết tốt hơn, chuẩn xác hơn mà cha mẹ có thể dùng trong trường hợp trẻ mắc hội chứng khó viết.

Hội chứng khó viết gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ, khiến trẻ tự ti, mệt mỏi và xấu hổ vì thua kém bạn bè. Những cảm xúc tiêu cực này không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ, và có thể dẫn đến stress hay trầm cảm. Do đó cha mẹ nếu nhận thấy những bất thường ở trẻ trong việc viết chữ thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện và hòa nhập với mọi người.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Stress
Stress: Nguyên nhân, nhận biết và hướng điều trị hiệu quả

Với cuộc sống bận rộn và hiện đại ngày nay, ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị căng thẳng, mệt mỏi về các...

Rối loạn lưỡng cực là gì
Rối loạn lưỡng cực là gì? Nhận biết và điều trị kịp thời

Một trong những bệnh lý tâm thần phức tạp ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ, xúc cảm và cả hành vi của con người...

Sang chấn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, phương pháp điều trị
Sang chấn tâm lý tuổi dậy thì: Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Tình trạng sang chấn tâm lý tuổi dậy thường xảy ra do các tác động tiêu cực từ cách dạy dỗ sai lầm của gia...

nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân, Tác hại và Cách vượt qua

Nỗi sợ bị chỉ trích có thể khiến con người trở nên nhút nhát, mất tự tin, giảm chất lượng học tập và công việc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh