Bệnh hoang tưởng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? [Giải đáp A – Z]

Các dấu hiệu bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường khá mơ hồ, mờ nhạt dẫn tới việc gia đình thường phát hiện và điều trị khá muộn màng. Trẻ mắc chứng này sẽ gây ra những cản trở lớn đến việc học tập, sinh hoạt, vận động, giao tiếp nên cần tìm cách can thiệp càng sớm càng tốt. 

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em là gì?

Hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần với đặc trưng là thường xuyên có những ảo giác, nhận thức bất thường, sai lệch với thực tại. Tỷ lệ người mắc chứng hoang tưởng đơn độc thường khá thấp, chỉ khoảng 0,03% dân số. Đặc biệt tỷ lệ bệnh hoang tưởng ở trẻ em càng thấp hơn, hầu như rất ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người già, người trưởng thành.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hoang tưởng không quá cao, tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực

Trẻ em mắc bệnh hoang tưởng thường có những ảo tưởng phi lý, không logic, không thực tế chẳng hạn như cho rằng mình là siêu nhân, sợ bị người ngoài hành tinh bắt cóc, các bộ phận ở trên cơ thể bị biến dạng.. Chính những nhận thức lệch lạc này đã khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, học tập, hòa nhập vào cuộc sống như những trẻ bình thường.

Người mắc chứng hoang tưởng luôn có một niềm tin mãnh liệt với suy nghĩ của mình và rất khó để thay đổi theo cách thức thông thường. Trẻ khi chia sẻ những ảo tưởng với cha mẹ thường bị bỏ qua bởi phụ huynh thường cho rằng đó chỉ là những suy nghĩ trẻ con bình thường,  do con tiếp xúc với TV quá nhiều mà không cho rằng đó là dấu hiệu rối loạn tâm thần. Do đó việc điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường diễn ra khá chậm trễ.

Biểu hiện bệnh hoang tưởng ở trẻ em

Các dấu hiệu bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường khá mơ hồ, đặc biệt trong thời gian đầu. Mức độ và các biểu hiện còn dựa vào dạng hoang tưởng, chẳng hạn hoang tưởng tự cao, hoang tưởng bị hại.. Tuy nhiên theo các chuyên gia, các dạng bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường giới hạn khá nhiều so với người trưởng thành, thường là hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng kỳ quái..

Những đặc trưng điển hình khi trẻ mắc chứng hoang tưởng bao gồm:

Rối loạn cảm xúc

Một trong những dấu hiệu điển hình nhất về việc cho thấy trẻ đang có vấn đề về tâm lý, tâm thần nói chung chính là rối loạn cảm xúc. Tùy theo dạng hoang tưởng mà cảm xúc của trẻ có sự thay đổi liên tục, không kiểm soát, không có nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn từ vui vẻ chuyển sau tức giận, từ sợ hãi chuyển qua bất cần, từ đau khổ bi quan bỗng trở nên kích thích, hào hứng bất ngờ.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Trẻ hoang tưởng có cảm xúc không ổn định, dễ tức giận, kích động, buồn bã

Các cảm xúc này cũng được bộc lộ trong các hoàn cảnh không phù hợp. Chẳng hạn khi tất cả mọi người đang vui vẻ con lại trở nên buồn bã, cáu kỉnh nhưng khi bị điểm kém con lại vui vẻ hào hứng bất thường. Chính sự rối loạn cảm xúc này đã khiến trẻ em khi bị bệnh hoang tưởng gặp khó khăn khi giao tiếp, hòa nhập với gia đình hay bạn bè ở trường lớp.

Căng thẳng, lo lắng kéo dài

Trẻ mắc bệnh hoang tưởng cũng có xu hướng căng thẳng, lo âu kéo dài với những lý do mơ hồ, không xác định, đặc biệt với những trẻ mắc dạng hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự buộc tội.. Trẻ có thể khóc toáng lên khi cảm thấy nguy hiểm, nghi ngờ đang có người theo dõi mình. Các nghiên cứu cũng cho thấy rối loạn lo âu có liên quan chặt chẽ với bệnh hoang tưởng ở trẻ em bởi sự lo âu, nghi ngờ, căng thẳng quá mức.

Nỗi lo âu, căng thẳng vô hình khiến trẻ có xu hướng từ chối việc ra ngoài, thường cảnh giác quá mức với những người xung quanh. Ở những trẻ căng thẳng nghiêm trọng còn có xu hướng tim đập nhanh, đổ mồ hôi liên tục không kiểm soát.

Nghi ngờ quá mức

Các nghiên cứu chỉ ra trẻ em mắc bệnh hoang tưởng thường có xu hướng nghi ngờ quá mức với những thứ diễn ra ở xung quanh mình. Chẳng hạn cho rằng ai đó đang rình rập, muốn làm hại mình, có lời nói ác ý.. Điều này khiến trẻ thường xuyên giật mình, sợ hãi, tăng mức độ căng thẳng, luôn không ngừng để ý xung quanh để bảo vệ bản thân.

Tuy nhiên một số chuyên gia cũng chỉ ra trẻ bị hoang tưởng ít có xu hướng nghi ngờ cha mẹ, mặt khác con còn có xu hướng dấu diếm cha mẹ về những điều mà con đang “nhìn” thấy. Trẻ lo lắng nếu cha mẹ biết “sự thật” thì có thể bị làm hại hoặc cũng sợ những người xung quanh biết về “bí mật” của mình nên thường tìm cách bao biện nếu được hỏi.

Tách biệt, khép kín, ít giao tiếp

Những ảo giác kết hợp với mối nghi ngờ, lo âu quá mức khiến trẻ dần có xu hướng tách biệt, tự cô lập bản thân với xung quanh. Bệnh hoang tưởng ở trẻ em khiến con gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập, kết bạn, giao tiếp với những người xung quanh.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Trẻ dễ có xu hướng khép kín, tách biệt với xung quanh

Mặt khác chính cảm xúc bất thường, tư duy sai lệch với thực tế kết hợp với nhiều hành vi không phù hợp cũng khiến trẻ bị chính bạn bè cô lập, không muốn chơi đùa cùng. Điều này càng làm tăng mức độ trẻ nghi ngờ về việc xung quanh đang có người muốn là hại mình và có xu hướng khép kín để bảo vệ bản thân tốt hơn.

Rối loạn ăn uống

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em cũng thường đi kèm với chứng rối loạn ăn uống, thậm chí có thể tiến tới mức độ nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và điều trị. Những ảo tưởng phi lý khiến trẻ cho rằng ai đó có thể bỏ thuốc độc hay làm hay sát mình thông qua đồ ăn nên thường từ chối việc ăn uống nếu không biết rõ nguồn gốc hay có các dấu hiệu nghi ngờ bất thường.

Bên cạnh đó mức độ căng thẳng, lo âu quá mức khiến trẻ cũng có xu hướng ăn uống không ngon, thường xuyên chán ăn, bỏ ăn. Trong một vài trường hợp, trẻ cũng có thể mắc chứng ăn bậy, thường xuyên ăn những đồ kỳ lạ như ăn tóc, ăn móng tay, ăn cát… dẫn tới nguy hiểm nghiêm trọng về dạ dày, sức khỏe lâu dài.

Hành vi chống đối

Hành vi chống đối cũng là một biểu hiện điển hình của trẻ mắc chứng hoang tưởng. Các hành vi chống đối này thực tế thường mang tính chất bảo vệ bản thân ( trước những ảo tưởng lệch lạc rằng đang có người muốn ám sát, làm hại mình và những người xung quanh) của con. Nỗi ám ảnh mơ hồ này đã chi phối mọi hành vi, nhận thức, cảm xúc khiến con hành động bất thường, thậm chí có thể tấn công người khác.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Hành vi chống đối của trẻ hoang tưởng thường bị nhầm lẫn với sự ngỗ nghệch, thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì

Tuy nhiên khi thấy con trẻ có các hành vi chống đối, phản kháng, người lớn thường cho rằng điều này là do những thay đổi bất thường trong tâm sinh lý, con có tính cách ngỗ nghịch, hư đốn nên thường la mắng, bắt em con vô khuôn khổ nghiêm khắc hơn. Chính điều này đã khiến mức độ bệnh hoang tưởng ở trẻ em có xu hướng tiến triển trầm trọng hơn.

Một số dấu hiệu khác

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em còn xuất hiện các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Rối loạn bài tiết: Không kiểm soát được việc tiểu tiện
  • Rối loạn vận động: hành vi và lời nói bất thường không thể kiểm sát
  • Rối loạn khả năng học: khó tập trung, khó ghi nhớ, kém phát âm và viết lách, làm toán
  • Chậm phát triển thể chất và nhận thức: có thể suy dinh dưỡng, chậm lớn do rối loạn ăn uống; nhận thức kém so với các bạn bè đồng trang lứa

Nguyên nhân bệnh hoang tưởng ở trẻ em

Thực tế số tỷ lệ bệnh hoang tưởng ở trẻ em chưa quá cao nên việc tìm ra cơ chế gây bệnh hoang tưởng ở trẻ em vẫn vô cùng phức tạp, chưa thể xác minh rõ ràng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc xác định hướng điều trị hay giải quyết dứt điểm hội chứng này. Một số nghiên cứu cho rằng hoang tưởng có liên quan đến các dạng rối loạn tâm thần dẫn tới hình thành những ảo giác, niềm tin sai lệch khác.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Trẻ có tiền sử rối loạn tâm thần thường có nguy cơ mắc bệnh hoang tưởng cao hơn

Một số yếu tố được cho là có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh hoang tưởng ở trẻ em:

  • Gia đình có người mắc các tiền sử về bệnh tâm lý, tâm thần như tâm thần phân liệt, loạn thần
  • Trẻ em từng có tiền sử bị loạn thần
  • Người từng có thời gian sử dụng nhóm thuốc hướng thần khi còn nhỏ để điều trị các bệnh tâm lý
  • Những bất thường trong quá trình phát triển thần kinh
  • Người có tiền sử mắc các bệnh tự miễn
  • Người mẹ trong giai đoạn mang thai gặp các biến cố như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh tâm lý, nhiễm virus ….

Ảnh hưởng từ bệnh hoang tưởng ở trẻ em

Bệnh hoang tưởng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, sự phát triển bình thường ở trẻ em. Những ảo tưởng phi lý tác động trực tiếp đến các hành vi, nhận thức, cảm xúc khiến trẻ rất khó hòa nhập vào cuộc sống, gặp khó khăn khi đi học, dần tách biệt bản thân với những người xung quanh.

Trẻ bị hoang tưởng hầu như không thể tập trung học tập hay tham gia các hoạt động vui chơi vì luôn có cảm giác sẽ bị ai đó hãm hại, theo bám. Các hành vi, lời nói bất thường cũng khiến trẻ bị bạn bè và mọi người xung quanh xa lánh. Đôi khi những ảo giác phi lý, lệch lạc còn khiến trẻ có xu hướng tấn công ai đó vì mục đích bảo vệ cho bản thân.

Thống kê còn chỉ ra, bệnh hoang tưởng ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích, bia rượu trong giai đoạn sớm, trước 18 tuổi. Những yếu tố này có thể đẩy nhanh quá trình khởi phát các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy giảm khả năng học tập và nhận thức cùng rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng can thiệp bệnh hoang tưởng ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh hoang tưởng cần đến các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần, trung tâm tâm lý để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý có các triệu chứng tương tự khác. Bác sĩ có thể làm một số bài test chẩn đoán chuyên môn, thực hiện các kiểm tra não bộ và trò chuyện với khách hàng để xác định rõ tình trạng, từ đó xây dựng hướng điều trị thích hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn các ảo giác, nhận thức phi lý tuy nhiên có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh hoang tưởng ở trẻ em. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp tinh thần trẻ ổn định hơn, hạn chế các hành vi bất thường, tránh để hoang tưởng, ảo giác chi phối làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Một số loại thuốc có thể giúp ích trong việc giảm nhẹ hành vi, cảm xúc, suy nghĩ bất thường

Một số nhóm thuốc được chỉ định chính trong điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ em bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần: mục đích của nhóm thuốc này chính làm hạn chế dần những suy nghĩ lệch lạc, niềm tin sai lầm trong nhận thức của bệnh nhân. Cơ chế hoạt động của thuốc chính là ức chế dopamin và một số chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, từ đó kiểm soát dần các phản ứng không mong muốn.
  • Thuốc an thần: nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng, lo âu quá mức thường gặp ở trẻ bị bệnh hoang tưởng. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường có tính chất gây nghiện, không tốt cho trẻ nhỏ nên thường được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng khi chỉ định cho trẻ em.
  • Thuốc chống trầm cảm: mục tiêu của nhóm thuốc này là nâng cao khí sắc, cải thiện các trạng thái u buồn, đau khổ, tội lỗi và bi quan quá mức, ngăn chặn nguy cơ tự sát xảy ra. Tuy nhiên  nhóm thuốc này phải sử dụng sau 4- 8 tuần mới bắt đầu phát huy hiệu quả nên gia đình vẫn cần phải theo dõi thêm trong quá trình điều trị.

Việc sử dụng các nhóm thuốc này bắt buộc phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng. Các nhóm thuốc này cũng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn chẳng hạn mệt mỏi, buồn ngủ. Một số nhóm thuốc cũng gây ra những tác động không tốt đến thần kinh nên cần phải sử dụng với liều lượng, không nên kéo dài để tránh những ảnh hưởng này.

Gia đình cần hỗ trợ theo dõi việc dùng thuốc của trẻ để tránh việc con không chấp nhận bản thân bị bệnh và từ chối việc uống thuốc. Trong trường hợp trẻ bị hoang tưởng nặng cũng có thể được chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện để kiểm soát tốt hành vi, quá trình uống thuốc và mang đến kết quả nhanh chóng hơn.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị tích cực nhất với bệnh hoang tưởng ở trẻ em. Đây là liệu pháp giúp phục hồi tâm lý một cách tự nhiên, lành mạnh mà không cần dùng thuốc nên không gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe thần kinh não bộ.

Thông qua việc trò chuyện, nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ hiểu rõ những vấn đề mà bản thân đang gặp phải, chấp nhận rằng những ảo giác, suy nghĩ của bản thân là phi lý, từ đó dần thay đổi hành vi, cách nhìn nhận vấn đề theo hướng thực tế, logic, đúng đắn hơn. Trẻ cần hiểu rõ bản chất vấn đề của bản thân và tự học cách kiểm soát, điều chỉnh và thay đổi nói, nhà trị liệu chỉ đóng vai trò như người dẫn đường, hỗ trợ, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn nếu không có sự cố gắng, chủ động kết nối từ các con.

Các biện pháp chính thường được áp dụng trong trị liệu tâm lý bệnh hoang tưởng ở trẻ em thường là phương pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp thư giãn, có thể kết hợp cùng thôi miên trong một vài trường hợp. Gia đình được khuyến khích nên trò chuyện, chia sẻ với nhà trị liệu để biết cách chăm sóc, trò chuyện, hỗ trợ trẻ tốt hơn về mặt tâm lý, kiểm soát hành vi trong quá trình điều trị tại nhà.

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh thuốc, trị liệu tâm lý thì trẻ mắc bệnh hoang tưởng cần điều chỉnh, thay đổi lại chế độ sinh hoạt hằng ngày để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Gia đình cần là người đồng hành, là chỗ dựa vững chắc để hướng con về những nhận thức bình thường. Tuy nhiên tuyệt đối không được thể hiện thái độ chối bỏ những suy nghĩ, chia sẻ của con mà cần tìm cách bàn luận vấn đề nhẹ nhàng để con cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi chia sẻ với gia đình.

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em
Cha mẹ cần trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn với những nhận thức bất thường thay vì cố gắng tìm cách phủ nhận

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích một số phương pháp có thể giúp ích trong quá trình điều trị bệnh hoang tưởng ở trẻ em tại nhà, bao gồm:

  • Xây dựng cho trẻ một chế độ sống khoa học, lành mạnh, tích cực hằng ngày
  • Duy trì thói quen vận động thể dục thể thao hằng ngày nhằm phát triển về thể chất, đồng thời cũng giúp tinh thần  thoải mái, vui vẻ, ổn định cảm xúc tốt hơn
  • Đảm bảo duy trì giấc ngủ ổn định cho trẻ, tránh để trẻ thức khuya hay thiếu ngủ
  • Trò chuyện và lắng nghe trẻ, luôn tôn trọng suy nghĩ của trẻ nhằm giảm mức độ lo lắng, căng thẳng quá mức mỗi ngày
  • Tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, kết bạn phù hợp với lứa tuổi để con học cách kết bạn, kết nối với những người xung quanh
  • Hướng dẫn trẻ các biện pháp thư giãn, ổn định cảm xúc như thiền, yoga, liệu pháp hít thở, tắm nước ấm, xông hơi với tinh dầu..
  • Phát triển sở thích cá nhân hoặc hướng dẫn trẻ các kỹ năng giúp tăng sự tập trung, suy nghĩ, vận dụng trí tưởng tượng để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
  • Không la mắng, bài trừ, bắt ép trẻ phải thay đổi suy nghĩ mà cần học cách lắng nghe và phân tích từng vấn đề cùng con
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên rau xanh và các loại trái cây, sữa, các thực phẩm tốt cho não bộ và sự phát triển của trẻ nhỏ

Bệnh hoang tưởng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện ở cả hiện tại và tương lai. Do đó ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường về tâm lý, hành vi, cảm xúc ở trẻ, gia đình cần nhanh chóng theo dõi và đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, trung tâm tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc
Giải Mã Hội Chứng Rối Loạn Hỗn Hợp Hành Vi Và Cảm Xúc

Rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc chính là hệ quả của những áp lực, căng thẳng tâm lý kéo dài; lạm dụng...

Hiện Tượng Tâm Lý Déjà Vu: Giải mã những giấc mơ tương lai

Déjà Vu từng là vấn đề khiến cho nhà triết học, văn học và thần kinh học bối rối trong một thời gian dài. Từ...

rối loạn nhân cách ái kỷ
Rối Loạn Nhân Cách Ái Kỷ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Yêu bản thân, thích được khen ngợi, thích được tôn trọng và được đối xử đặc biệt không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu...

Rối Loạn Nhân Cách: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn nhân cách là thuật ngữ chung chỉ các đặc điểm tính cách khác thường gây khó khăn trong việc thích nghi, hòa nhập...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh