Hoang tưởng bị hại: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa bệnh hiệu quả

Hoang tưởng bị hại là một dạng rối loạn hoang tưởng đặc trưng bởi cảm giác nghi ngờ, lo lắng, sợ hãi bản thân đang bị theo dõi hay đe dọa tính mạng. Người bệnh luôn cảm thấy bị theo dõi, hoặc có những mối nguy hiểm luôn chực chờ xung quanh, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trạng thái hoang tưởng này khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên và luôn cảm thấy căng thẳng cực độ.

Thế nào là hoang tưởng bị hại?

Hoang tưởng bị hại là một dạng rối loạn hoang tưởng thường gặp bên cạnh hoang tưởng tự caohoang tưởng ghen tuông. Hoang tưởng bị hại là sự tưởng tượng không thực tế rằng có người đang theo dõi nhằm làm hại bản thân, hoặc có những mối nguy hiểm ẩn giấu xung quanh khiến họ phải luôn trong trạng thái đề phòng.

hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị hại gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh luôn trogn trạng thái căng thẳng và nghi ngờ mọi thứ xung quanh.

Những người mắc chứng hoang tưởng này rất nhạy cảm và dễ bị kích động. Họ thường có hành vi nhìn ngó, kiểm tra xung quanh nhằm tìm kiếm bằng chứng, hay dấu hiệu chứng thực cho sự hoang tưởng của bản thân. Họ tin tưởng rằng mình đang bị theo dõi, hoặc sắp gặp tai nạn nên luôn trong tư thế chuẩn bị.

Niềm tin vào sự hoang tưởng của những người mắc bệnh lớn đến mức, họ đề phòng và nghi ngờ bất cứ ai xung quanh, dù là người thân thiết hay người xa lạ. Thậm chí những hành động vô tình của người khác cũng khiến người bệnh cảm thấy bị đe dọa, họ có thể chọn trốn tránh, hoặc có những hành động quá khích để loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây nguy hiểm.

Dù những người xung quanh khẳng định, và đưa ra bằng chứng rằng không có nguy hiểm, người bị hoang tưởng vẫn tin vào suy nghĩ của họ, và không có cách nào có thể thay đổi niềm tin này. Sự tin tưởng một cách mù quáng này khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ bị giật mình và kích động.

Ho bị ám ảnh bởi suy nghĩ có nhiều nguy hiểm ẩn giấu xung quanh, và luôn đặt mục tiêu bảo vệ bản thân lên hàng đầu. Có những hành động bình thường trong mắt người khác, nhưng trong mắt người hoang tưởng, nó biến thành hành vi khiêu khích, hoặc dấu hiệu nguy hiểm. Do đó họ phản ứng rất dữ dội nhằm loại bỏ cảm giác sợ hãi mà bản thân đang cảm nhận.

Những người mắc chứng hoang tưởng bị hại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực. Họ cảm thấy nghi ngờ, hận thù người khác chỉ vì lý do không đáng. Họ có thể nhìn nhận một sự việc hoặc hành động với cái nhìn méo mó, và tìm kiếm mọi cách như nhốt mình trong nhà, hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khỏi nguy hiểm.

Hoang tưởng bị hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, khiến họ luôn sống trong cảm giác bất an, căng thẳng, và không thể duy trì những mối quan hệ xã hội bình thường. Sự hoang tưởng khiến họ từ chối và nghi ngờ lòng tốt của người khác, sợ rằng họ sẽ hãm hại bản thân.

Người mắc hoang tưởng bị hại kèm với triệu chứng ảo thanh, ảo thị có thể tự làm hại bản thân, hoặc tấn công người khác trong lúc không tỉnh táo. Họ cũng có thể lao đầu vào rượu chè, chất kích thích, hoặc mắc các chứng rối loạn tâm thần kèm theo như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm phần phân liệt,…

Nguyên nhân gây ra chứng hoang tưởng bị hại

Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Nhưng những nghiên cứu trên nhiều trường hợp cho thấy, hoang tưởng bị hại có thể bắt nguồn từ yếu tố sinh học và cả môi trường. Sự tác động của môi trường có thể kích hoạt các gen, và dễ gây ra tình trạng hoang tưởng.

nguyên nhân gây hoang tưởng bị hại
Những người mắc chứng hoang tưởng bị hại thường có cấu trúc não bất thường, hoặc đã trải qua những sự kiện gây ám ảnh, tổn thương tâm lý sâu sắc trong quá khứ.
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là điều không thể không nhắc đến khi nói về những hội chứng rối loạn tâm thần. Những gia đình có tiền sử mắc chứng hoang tưởng, trầm cảm, rối loạn đa nhân cách,… thì anh chị em, hoặc con cái sinh ra cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh, nhất là trong trường hợp những cặp song sinh. Có thể có 1 hay nhiều gen ảnh hưởng đến tình trạng này, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra cơ chế di truyền chính xác, và làm sao tính trạng này có thể di truyền qua nhiều thế hệ.
  • Thiếu hụt chất nội sinh: Việc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Serotonin và những chất dẫn truyền thần kinh khác có tác dụng đảm bảo quá trình thu nhận, và xử lý thông tin của não luôn ổn định. Tuy nhiên việc thiếu hụt chất nội sinh khiến quá trình này bị gián đoạn, từ đó rất dễ sinh ra cảm giác lo lắng, hoảng sợ, và ảo tưởng.
  • Ám ảnh quá khứ và căng thẳng lâu ngày: Hoang tưởng bị hại do ám ảnh từ những sự kiện trong quá khứ, hoặc sống trong môi trường căng thẳng và áp lực lâu ngày cũng là nguyên nhân thường thấy. Những đối tượng từng có hành vi sai trái, hoặc gặp chấn thương tâm lý do bị bắt cóc, cầm tù trong thời gian dài, bị theo dõi, hạ độc, lừa gạt, bạo hành bằng lời nói và hành động, lạm dụng tình dục,… đều có thể nảy sinh cảm giác lo lắng, hoang tưởng rằng bản thân đang bị đặt vào tình trạng nguy hiểm.
  • Lạm dụng chất kích thích: Những người có cuộc sống quá áp lực, luôn trong tình trạng thần kinh căng thẳng, cộng với việc lạm dụng rượu bia và chất kích thích có thể sinh ra những ảo giác và hoang tưởng. Lâu dần, những hoang tưởng này có thể trở thành sự ám ảnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái hồi hộp, lo âu, cảm thấy không an toàn trong mọi tình huống.
  • Thiếu sự quan tâm chăm sóc: Thiếu thốn tình thương và sự quan tâm chăm sóc trong thời thơ ấu có thể khiến nhiều người trở nên mẫn cảm, đa nghi, tự ti, mất lòng tin vào những người xung quanh. Họ bị ám ảnh rằng bản thân đang bị đe dọa, không có cảm giác an toàn do bị bỏ bê trong quá khứ. Rất nhiều trường hợp mắc hoang tưởng bị hại từng gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn tình yêu thương, và không được quan tâm chăm sóc khi còn bé.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, có thể còn những yếu tố khác tác động, và làm tăng nguy mắc hoang tượng bị hại chưa được tìm ra. Những người có tiền sử mắc những hội chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc,… cũng là những đối tượng có tỷ lệ cao mắc chứng hoang tưởng bị hại.

Những biểu hiện thường thấy của chứng hoang tưởng bị hại

Những người mắc chứng hoang tưởng bị hại thường cảm thấy mọi người xung quanh chán ghét, có ác ý và muốn hãm hại bản thân. Điều này có thể xuất phát từ suy nghĩ sai lệch, hoặc do những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Những biểu hiện thường thấy của hoang tưởng bị hại xuất hiện ở cá suy nghĩ và hành vi, cụ thể:

  • Không tin tưởng những người xung quanh dù cho đó là người thân hay bạn bè, và luôn cho rắng họ chi đang lợi dụng bản thân. Người bệnh không tâm sự với người khác, không tiết lộ thông tin cá nhân vì sợ những thông tin này bị khái thác để chống lại bản thân.
  • Luôn nghĩ rằng mọi người đang lên kế hoạch hãm hại bản thân, không cảm thấy an toàn khi ở nơi đông người. Họ luôn có thuyết âm mưu về những chuyện xảy ra hàng ngày. Vì dụ khi gặp khó khăn, thất bại thì người hoang tưởng luôn nghĩ rắng bản thân bị hãm hại, bị ghen ghét chứ không phải do vấn đề năng lực.
biểu hiện của hoang tưởng bị hại
Người bệnh luôn có ảo giác rằng bản thân đang gặp nguy hiểm, bị đeo bám, bị theo dõi và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
  • Lo lắng trong nhà có camera theo dõi, hoặc có cảm giác ai đó luôn theo dõi mình từ xa. Người bệnh luôn cho rằng bản thân có bị bắt cóc hoặc ám sát, vì thế họ tìm mọi cách để tránh xa nguy hiểm, thậm chí có thể liên hệ cảnh sát hay những cơ quan có thẩm quyền với hy vọng được bảo vệ.
  • Sợ hãi bị đầu độc trong thức ăn, nước uống hay những đồ vật thường dùng. Sự lo lắng này khiến người bệnh chỉ sử dụng đồ của bản thân, không ăn thức ăn bên ngoài vì lo sợ nhiễm độc, và hạn chế ra khỏi nhà.
  • Những âm thanh như tiếng đóng mở cửa, tiếng gió, tiếng bước chân, hoặc bất cứ tiếng động lạ nào cũng khiến người bệnh nghĩ rằng họ đang gặp nguy hiểm, có người đang theo dõi hoặc muốn bắt cóc họ. Người bệnh sẽ nhanh chóng tìm cách lẩn trốn để mong thoát khỏi nguy hiểm
  • Họ cũng thường nhốt mình trong nhà, kéo chặt rèm cửa, kiểm tra mọi ngác ngách để đảm bảo rằng không có dụng cụ ghi hình hoặc ghi âm nào được giấu trong nhà. Khi ra ngoài, họ cũng ăn mặc cực kỳ kín đáo, có thái độ lén lút vì hy vọng không ai nhận ra bản thân.
  • Người mắc chứng hoang tưởng bị hại sẽ có cái nhìn sai lệch về thái độ của những người xung quanh, thường xuyên tỏ thái độ sợ hãi hoặc phản ứng thái quá khi bị ai đó nhìn. Họ cũng có thể trở nên kích động khi thấy nhiều người đang bàn tán, vì hoang tưởng rằng đối tượng của cuộc bàn tán đó là bản thân.
  • Sự đề phòng quá mức khiến người bệnh không dám ngủ vào ban đêm, luôn cảm thấy có những đôi mắt từ trong bóng tối đang quan sát bản thân. Họ cũng rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ và mơ thấy ác mộng. Nội dung giấc mơ thường là bản thân bị hãm hại hoặc đe dọa tính mạng.
  • Hoang tưởng bị hại khiến người bệnh luôn nghi ngờ lòng chung thủy của vợ/chồng, và luôn cảm thấy mình là nạn nhân trong mọi sự kiện. Họ cảm thấy bản thân không giờ sai, mà luôn đổ hết tội lỗi lên người đối diện, hoang tưởng rằng mình là người bị lợi dụng và lừa gạt.
  • Sự hoang tưởng rằng bản thân đang gặp nguy hiểm có thể dẫn người bệnh đến những hành vi cực đoan, làm tổn thương đến những người xung quanh. Họ có thể tấn công, tạt axit, bắt cóc hay giết chết những đối tượng mà bản thân cho rằng là mối nguy hiểm tiềm tàng.
  • Họ tin tưởng vào cảm giác của mình đến mức không bao giờ thừa nhận chúng là ảo giác. Người bệnh tìm mọi cách chứng minh sự nguy hiểm của bản thân thật sự tồn tại. Họ không thừa nhận tâm lý của bản thân có vấn đề, và từ chối mọi yêu cầu đến gặp bác sĩ.
  • Người bệnh có hiện tượng ảo giác và ảo thanh. Họ luôn nhìn thấy những hình ảnh méo mó, hoặc nghe thấy những âm thanh kỳ lạ. Họ bị thôi thúc rằng cần bảo vệ bản thân và loại bỏ mọi nguy hiểm tồn tại xung quanh.

Hoang tưởng bị hại có những biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để người bệnh chấp nhận đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán? Người thân và những người xung quanh dù có nỗ lực thuyết phục đến mấy, thì người bệnh cũng sẽ không tin. Thậm chí họ còn cho rằng đây là một cái bẫy nhằm hãm hại bản thân.

Hoang tưởng bị hại ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống?

Sự nghi ngờ vô căn cứ có thể dẫn đến những hành vi quá khích, khi người bệnh bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực. Đã có không ít những trường hợp người vô tội bị tổn thương, thậm chí mất mạng do sự hoang tưởng của người bệnh. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh, và cả sự an toàn của những người xung quanh.

ảnh hưởng của hoang tưởng bị hại
Hoang tưởng bị hại khiến người bệnh sống trong cô độc, căng thẳng kéo dài, và khước từ mọi mối quan hệ xã hội vì lo sợ bị làm hại.

Nếu tình trạng hoang tưởng không được phát hiện và điều trị, hoang tưởng bị hại có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Người bệnh mất niềm tin vào cuộc sống, luôn trong trạng thái căng thẳng, đề phòng và tràn đầy những suy nghĩ tiêu cực, không thể thiết lập và duy trì mối quan hệ bình thường với những người xung quanh vì luôn cho rằng họ muốn làm hại bản thân.
  • Việc tự nhốt mình trong nhà, từ chối lòng tốt và sự giúp đỡ của những người xung quanh khiến tình hình hoang tưởng ngày càng tồi tệ hơn. Người bệnh không thể học tập và làm việc một cách bình thường, không thể ra ngoài mua đồ vật khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
  • Sự căng thẳng và hiện tượng ảo giác, ảo thanh xảy ra thường xuyên có thể khiến người bệnh tìm đến bia rượu và chất kích thích. Từ đó dẫn đến lạm dụng và khiến những ảo giác ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh sẵn sàng thực hiện những hành vi cực đoan, nhắm đến người mà họ cho rằng đang có âm mưu hãm hại bản thân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến hàng xóm và trật tự an ninh xã hội.
  • Những người xung quanh sẽ cảm thấy sợ hãi, và tìm cách xa lánh người mắc hoang tưởng bị hại. Sự tẩy chay này ảnh hưởng đến cả gia đình người bệnh, khiến họ lo âu, mệt mỏi, chán nản và rất dễ dẫn đến trầm cảm.

Ảnh hưởng của tình trạng hoang tưởng bị hại đến người bệnh, và cả những người xung quanh là vô cùng nghiêm trọng. Vì thế gia đình cần tìm cách để người bệnh chấp nhận trị liêu. Đây là một quá trình khó khăn và tốn nhiều công sức, vì hầu hết trường hợp người hoang tưởng sẽ phản kháng vô cùng dữ dội vì nghi ngờ bản thân bị hãm hại và vu oan.

Chẩn đoán và cải thiện tình trạng hoang tưởng bị hại

Nếu gia đình bệnh nhân, hoặc chính người bệnh, phát hiện những dấu hiệu của hoang tượng bị hại thì cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được chuẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ dựa trên một số yếu tố như tiền sử gia đình, những biểu hiện lâm sàng, một số thử nghiệm tinh thần, hoặc xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Điều kiện tiên quyết là những biểu hiện hoang tưởng phải xuất hiện ít nhất 6 tháng, xảy ra trong mọi trường hợp, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tình trạng hoang tưởng có thể gây hại cho chính bản thân người bệnh và cả những người xung quanh.

Gia đình tuyệt đối không thể để tình trạng người bệnh ngày càng nghiêm trọng. Do đó, những phương pháp bao gồm cả khuyên bảo và cưỡng chế đều nên được áp dụng đề người bệnh buộc phải tham gia trị liệu. Sự hợp tác của bệnh nhân là một trong những điều mấu chốt giúp quá trình trị liệu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tư vấn tâm lý và hóa dược trị liệu sẽ là hai hình thức trị liệu chính thường xuyên được áp dụng. Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm có tác dụng ổn định tâm lý, giảm thiểu cảm giác lo lắng, căng thẳng, hạn chế những suy nghĩ và hành vi cực đoan của người bệnh.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu một trong những phương pháp chính trong điều trị hoang tưởng bị hại. Liệu pháp này cần được thực hiện bởi những bác sĩ và chuyên gia tư vấn tâm lý có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm đối phó với mọi tình huống. Bởi vì điều quan trọng nhất khi điều trị hội chứng này là xây dựng được lòng tin với người bệnh, khiến họ loại bỏ cảm giác nghi ngờ và đề phòng.

cải thiện tình trạng hoang tưởng bị hại
Điều trị tâm lý nhằm cải thiện tình trạng hoang tưởng bị hại là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh, tuy nhiên trước hết cần xây dựng lòng tin ở người bệnh.

Sau khi đã xây dựng đầy đủ lòng tin với bệnh nhân, các chuyên gia có thể áp dụng liệu pháp nhận thức-hành vi nhằm giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ và hành vi. Thông qua những cuộc trò chuyện 1:1 giữa người trị liệu và bệnh nhân, người mắc chứng hoang tưởng bị hại có thể suy nghĩ theo hướng tích cực, và giảm bớt cảm giác lo lắng, hoang tưởng.

Người bệnh dần dần có thể hình thành lòng tin với người thân, bạn bè và những người xung quanh, giảm cảm giác lo lắng hay hoang tưởng rằng mình là người bị hại. Khi nhận thức đã thay đổi, người hoang tưởng sẽ được hướng dẫn những kỹ năng giao tiếp cần thiết để quay lại cuộc sống bình thường.

Người trong gia đình cũng cần tham gia điều trị để giảm căng thẳng, và biết cách sống chung với người hoang tưởng. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế những tình huống khó lường có thể xảy ra. Hiểu về khó khăn của người bệnh giúp gia đình đồng cảm hơn, và có phương pháp hỗ trợ thích hợp.

2. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc chống loạn thần hay thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm dịu cảm giác lo lắng, căng thẳng, giảm bớt những suy nghĩ hoang tưởng. Do đó phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng rất nhiều trong những trường hợp hoang tưởng nghiêm trọng, kèm theo đó là điều trị tâm lý.

Dựa trên mức độ hoang tưởng và khả năng phản ứng với thuốc của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể cân nhắc việc có nên sử dụng thuốc hay không, hoặc thay đổi thuốc và liều lượng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Điều trị bằng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không thể đoán trước, do đó cần quan sát và chú ý những bất ổn của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ có thể biến mất sau một thời gian ngắn, nhưng nếu mọi thứ trở nên nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc có thể được cân nhắc từ bỏ, hoặc thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn. Thuốc thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây nghiện hoặc lạm dụng thuốc. Nếu tình trạng hoang tưởng nghiêm trọng và khó kiểm soát, người bệnh có thể được yêu cầu dung thuốc trong thời gian dài hoặc cả đời.

3. Chăm sóc người hoang tưởng bị hại tại nhà

Chăm sóc người hoang tưởng tại nhà cũng là vấn đề cần quan tâm, vì người bệnh thường cảm thấy thoải mái và thả lỏng hơn ở không gian quen thuộc. Người hoang tưởng luôn nghi ngờ, bất an và cảm thấy không an toàn, vì thế gia đình nên có thái độ tích cực, giúp người bệnh xây dựng lòng tin.

  • Thấu hiểu và luôn chia sẻ với người bệnh. Người mắc hoang tưởng bị hại luôn giấu những tâm sự, khủng hoảng hay sự sợ hãi của bản thân vào trong vì sợ bị hãm hại, bị theo dõi. Hiểu được đặc điểm này người nhà nên có thái độ cởi mở khi đối diện với ngươi bệnh, vàcần  làm công tác tư tưởng cho hàng xóm xung quanh để tránh những tình huống bất ngờ, hoặc thái độ xa lánh, tẩy chay.
điều trị hoang tương bị hại
Việc điều trị hoang tưởng bị hại tại nhà giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái hơn, giảm căng thẳng và giúp tăng hiệu quả điều trị.
  • Xây dựng lòng tin với người bệnh bằng cách nói chuyện thẳng thắn, thể hiện bản thân không có ác ý, và khuyến khích người bệnh kết bạn, xây dựng các mối quan hệ xã hội nhằm cải thiện tình hình. Thời gian đầu, người nhà cần theo sát người bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho người mắc hoang tưởng bị hại và những người xung quanh.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng thời gian quy định sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Sinh hoạt lành mạnh giúp người hoangg tưởng hạn chế cảm giác lo lắng, căng thẳng, giúp ngủ ngon hơn vào buổi tối, tránh thức giấc giữa đêm, ít khi gặp ác mộng. Tinh thần tỉnh táo giúp những triệu chứng hoang tưởng cũng được cải thiện ít nhiều.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, ngồi thiền hay yoga cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cân bằng cảm xúc. Một sức khỏe tốt luôn mang đến những lợi ích nhất định trong quá trình điều trị các chứng rối loạn tâm thần, do đó các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên vận động nhiều hơn, ra ngoài trời hít thở không khí hoặc duy trì những bài tập nhẹ nhàng để thả lỏng tinh thần.

Hoang tưởng bị hại có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân người bệnh và cả những người xung quanh. Vì thế việc phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu, giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Trong quá trình trị liệu cần phối hợp và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý nhằm đảm bảo hiệu quã điều trị tốt nhất.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng sợ bỏ lỡ
Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO): Biểu hiện và cách khắc phục

Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người luôn tồn tại sợ lo lắng, sợ hãi về...

12 Cách quản lý tâm trạng giúp bạn vượt qua rối loạn cảm xúc

Quản lý tâm trạng là “mấu chốt” để vượt qua rối loạn cảm xúc. Nếu đang có những xáo trộn về mặt tinh thần, bạn...

Dấu hiệu trầm cảm nặng: Nhận biết sớm tránh nguy hại về sau

Trầm cảm nặng được xác định khi bệnh nhân có đầy đủ 9 triệu chứng được đề cập trong DSM-5. Do nguy cơ tự sát...

Bài Tập Thể Dục Cho Người Trầm Cảm
8 Bài Tập Thể Dục Cho Người Trầm Cảm: giảm lo âu, cải thiện sức khỏe

Tập thể dục mang đến những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các trường hợp bệnh...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh