Bệnh hoang tưởng tự cao là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh hoang tưởng tự cao được đặc trưng bởi những ý nghĩa sai lệch về giá trị của bản thân, tự đề cao năng lực quá mức, cho rằng mình vĩ đại cho dù thực tế không phải như thế. Đây là một dạng rối loạn tâm thần khá phổ biến, có thể gây ra rất nhiều tác động đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, công việc và các mối quan hệ xung quanh. Do đó cần tìm hướng điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy xấu khác.

Bệnh hoang tưởng tự cao là gì? 

Bệnh hoang tưởng tự cao (Grandiose delusion) là một dạng rối loạn tâm thần thuộc nhóm hoang tưởng. Ngoài ra đây còn là các triệu chứng điển hình trong giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Biểu hiện điển hình của hội chứng này chính là những ý nghĩ sai lầm về năng lực của bản thân, họ luôn cho rằng mình tài giỏi hơn người, vĩ đại, tài năng xuất chúng, giàu có, tất cả mọi người xung quanh đều phải tôn sùng họ.

Bệnh hoang tưởng tự cao
Người mắc bệnh hoang tưởng tự cao thường cho rằng mình là nhất, mình có tài năng hơn người và tất cả mọi người xung quanh đều phải tôn sùng họ

Niềm tin về giá trị bản thân của bệnh nhân hoang tưởng tự cao cực kỳ mạnh mẽ, đàn áp mọi suy nghĩ khác. Ở trường hợp nhẹ, người bệnh có xu hướng hạn chế tối đa việc đánh giá thấp, thừa nhận khuyết điểm bản thân; tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, họ sẵn sàng thể hiện rõ ràng rằng mình chính là vĩ nhân. Thậm chí một số còn có suy nghĩ bản thân có mối liên kết với thần thánh, tâm linh và lo rằng người khác sẽ làm hại, chèn ép vì bản thân quá tài giỏi.

Sự hoang tưởng quá mức về bản thân khiến người bệnh có xu hướng mất dần kết nối với những người xung quanh, thậm chí có hành vi chống đối, gây tổn thương những người xung quanh vì muốn thể hiện bản thân luôn đúng đắn, tài giỏi. Sự tách biệt dần với thế giới thực tại, xa rời các mối quan hệ, dễ bị những người xung quanh chỉ trích khiến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh suy giảm nhanh chóng. 

Những dạng chính của bệnh hoang tưởng tự cao cao gồm 

  • Cho rằng mình có khả năng đặc biệt: ở nhóm này, người bệnh luôn nói rằng họ có tài năng siêu phàm mà không ai có, chẳng hạn như xuyên không, đọc suy nghĩ người khác.. 
  • Niềm tin về sự nổi tiếng, kính trọng: người bệnh luôn nói rằng mình chính là một siêu sao nổi tiếng hoặc có vai trò quan trọng tại công ty, thậm chí là toàn xã hội 
  • Tin rằng họ có một sự kết nối bí mật: họ luôn khoe khoang rằng bản thân đang có một mối quan hệ đặc biệt với một thế lực hay một điều gì đó quan trọng 
  • Niềm tin liên quan đến tôn giáo: Cho rằng bản thân có mối liên quan đến tâm linh, tôn giáo, chẳng hạn chính là là một lãnh đạo tôn giáo.
  • Ảo tưởng về sự bất tử: cho rằng mình bất tử, không thể bị nhiễm bệnh hay chịu tác động của các vấn đề khác đến sức khỏe 

Dấu hiệu bệnh hoang tưởng tự cao

Một số nghiên cứu chỉ ra hoang tưởng tự cao thường có tỉ lệ gặp ở những người có địa vị trong xã hội, có kinh tế khá giả, năng lực tốt .. . Các triệu chứng này bộc lộ khá rõ ràng, tuy nhiên mọi người xung quanh thường chỉ cho rằng đó là do tính cách người đó không tốt, quá chuyên quyền tự cao chứ ít ai cho rằng đó là dấu hiệu của rối loạn tâm thần nên thường phát hiện và đi vào điều trị quá muộn. 

Bệnh hoang tưởng tự cao
Hoang tưởng tự cao khiến người bệnh có xu hướng lờ đi những đối tượng mà họ cho rằng không cùng đẳng cấp

Các biểu hiện điển hình của bệnh hoang tưởng tự cao bao gồm:

  • Duy trì một niềm tin mãnh liệt, vững chắc vào một vấn đề nào đó, cho dù nó phi logic, không thực tế, trái với đạo đức xã hội
  • Tự mãn, ảo tưởng về năng lực, không ngừng tìm mọi cách chứng minh năng lực, ý nghĩ của bản thân luôn là đúng đắn, là số 1 với những người xung quanh
  • Bắt buộc mọi người phải công nhận mình, thậm chí có thái độ cáu gắt, khó chịu, hạ bệ, chèn ép ( nếu có vai trò trong công ty, lớp học) nếu ai đó không phản bác, chống đối hay không chấp nhận năng lực của họ. Người mắc bệnh hoang tưởng tự cao thường cho rằng những người này đang ganh tị , ghen ghét bởi họ quá tài giỏi 
  • Có xu hướng phớt lờ, coi thường, khinh miệt những người mà họ cho rằng không cùng đẳng cấp 
  • Luôn làm tất cả mọi thứ theo ý mình, không tôn trọng ý kiến của người khác vì luôn cho rằng bản thân là luật lệ, luôn đúng đắn
  • Thô lỗ với mọi người xung quanh, gây hấn nếu ai đó không chấp nhận những ảo tưởng của họ
  • Khó hòa hợp với những người xung quanh do quá tự mãn, không tôn trọng người khác, đặc biệt nếu làm việc trong các môi trường tập thể 

Bên cạnh đó, bệnh hoang tưởng tự cao cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau: 

  • Tăng cường khí sắc, lúc nào cũng trong trạng thái hưng phấn, tăng động, kích động, hào hứng quá mức dù không có bất cứ nguyên nhân nào tác động
  • Không có nhu cầu ngủ, chỉ ngủ 2-3 tiếng một ngày mà không hề cảm thấy mệt mỏi, trái lại còn tràn đầy sức sống
  • Luôn có vô vàn ý tưởng, suy nghĩ, xuất hiện chồng chéo đan xen lẫn nhau khiến người bệnh hoang tưởng tự cao phải liên tục trình bày, thể hiện, không thể giải quyết xuyên suốt vấn đề nào
  • Sự vui sướng quá mức thể hiện rõ ràng trên đường nét khuôn mặt, nụ cười, hành vi. Chẳng hạn nhảy nhót, hát hò, la hét, ngân nga liên tục không kiểm soát mà không cần biết có làm phiền đến những người xung quanh hay không
  • Nói nhiều, nói nhanh, nói liên tục, từ chủ đề này chuyển sang chủ đề khác với những từ ngữ mang tính đùa cợt, chơi chữ, thiếu nghiêm túc 
  • Giảm mức độ tập trung, không thể hoàn thành bất cứ suy nghĩ, công việc, dự định nào, thậm chí có xu hướng cắt ngang công việc, lời nói của người khác để bắt buộc họ tập trung vào vấn đề của mình 
  • Làm phiền người khác, chẳng hạn gọi điện cho bạn bè lúc nửa đêm và luyên thuyên không ngớt, ra lệnh ai đó làm điều gì. Tuy nhiên họ không nhận thức rằng mình đang quấy rầy người khác mà cho rằng đó là điều bình thường

Nguyên nhân bệnh hoang tưởng tự cao 

Thống kê cho thấy có đến 10% dân số thế giới mắc Grandiose delusion kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác hoàn toàn cơ chế gây bệnh của bệnh hoang tưởng tự cao. Các nghiên cứu chỉ ra hội chứng này thường có liên quan đến các dạng rối loạn tâm thần khác hoặc từng có tiền sử bị chấn thương nghiêm trọng tại não bộ.

Bệnh hoang tưởng tự cao
Người có tiền sử mắc các bệnh tâm thần có nguy cơ mắc Bệnh hoang tưởng tự cao khá cao

Cụ thể, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoang tưởng tự cao bao gồm:

  • Rối loạn lưỡng cực: thống kê cho thấy hơn một nửa người bị rối loạn lưỡng cực xuất hiện các triệu chứng hoang tưởng tự cao một cách song song (trong giai đoạn hưng cảm). 
  • Chấn thương sọ não: người bị tổn thương não nghiêm trọng do chấn thương có thể hình thành sự thay đổi về mặt tư duy, nhận thức. hình thành những quan điểm lệch lạc về giá trị bản thân. Mặt khác một số cũng trở nên dễ tức giận, cáu kỉnh, thay đổi về tính cách, khó khăn trong giao tiếp..
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ: đề cao bản thân quá mức cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của rối loạn nhân cách ái kỷ. Người bệnh luôn cho rằng mình là vĩ nhân, hơn người, không biết đồng cảm với những người xung quanh.
  • Lạm dụng chất: người sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện như bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trong thời gian dài cũng dẫn đến những tác động tiêu cực đến não bộ, khiến tâm thần không bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: mắc viêm màng não, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt, trầm cảm hoặc một dạng tâm thần khác hoàn toàn có thể là nguy cơ dẫn tới mắc bệnh hoang tưởng tự cao.

Những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh hoang tưởng tự cao

Bệnh hoang tưởng tự cao kéo dài, diễn biến nặng có thể gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ của người bệnh. Tuy nhiên hầu hết người bệnh không chấp nhận bản thân bị bệnh hay đi khám sức khỏe nếu được yêu cầu. Họ không chỉ làm phiền đến những người xung quanh mà còn tự gây ra những ảnh hưởng xấu cho bản thân chính bởi những hành vi, lời nói, nhận thức phi thực tế.

Bệnh hoang tưởng tự cao
Sự tự mãn và các hành vi, nhận thức lệch lạc khiến người bệnh bị tách biệt với thé giới thực tại và mọi người xung quanh

Những hệ lụy từ bệnh hoang tưởng tự cao bao gồm:

  • Xa rời các mối quan hệ xung quanh bởi người bệnh luôn đưa ra những suy nghĩ kì dị, lạ thường, hống hách, đề cao bản thân quá mức và bắt buộc tất cả mọi người xung quanh cần phải tuân thủ theo
  • Tự ý đưa ra quyết định và có thể dẫn tới sai lầm, chẳng hạn đầu tư vô tội vạ mà không tìm hiểu kỹ dẫn tới thua lỗ nặng, thậm chí là phá sản
  • Tăng mức độ stress, căng thẳng, áp lực kết hợp với việc tách rời dần các mối quan hệ xung quanh có thể dẫn tới tăng nguy cơ stress nghiêm trọng
  • Thống kê cho thấy người mắc bệnh hoang tưởng tự cao có khả năng vi phạm pháp luật rất cao bởi họ luôn tự cho rằng là mình đúng đắn, tự ý hành động và bắt buộc mọi người phải tuân theo mình
  • Gây gổ, chèn ép thậm chí có thể tấn công những người xung quanh nếu đối phương có xu hướng phản đối, không làm theo những gì được chỉ định

Hướng điều trị bệnh hoang tưởng tự cao 

Các vấn đề xuất phát từ nhận thức của người bệnh hoang tưởng tự cao thường rất khó để tự thay đổi mà rất cần phải tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Gia đình và những người thân cận được khuyến khích là cần tạo điều kiện hỗ trợ để cùng người bệnh điều trị hiệu quả hơn. Thuốc, trị liệu tâm lý kết hợp cùng lối sống lành mạnh, tích cực sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh cuộc sống của người bệnh dần trở lại bình thường.

Điều trị bằng thuốc 

Trong trường hợp nặng, người mắc bệnh hoang tưởng tự cao có thể được chỉ định điều trị trong bệnh viện tâm thần để kiểm soát các hành vi bất thường. Một số người không thể chấp nhận mình bị tâm thần nên không uống thuốc nếu điều trị tại nhà, do đó cần được yêu cầu theo dõi nội trú tại bệnh viện. Trong một vài trường hợp còn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc suốt đời để tránh nguy cơ tái phát.

Bệnh hoang tưởng tự cao
Một vài loại thuốc giúp ích cho việc giảm những hoang tưởng, nhận thức lệch lạc

Các nhóm thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh hoang tưởng tự cao bao gồm:

  • Thuốc chống co giật: valproat, carbamazepin
  • Thuốc an thần không biệt định: quetiapine, olanzapine, risperidon, ziprasidone, aripiprazone, clozapine
  • Thuốc benzodiazepin: bromazepam, clonazepam

Khi các triệu chứng được cải tốt hơn, người bệnh giảm dần mức độ hoang tưởng có thể được chỉ định ra viện nhưng vẫn cần tiếp tục dùng thuốc duy trì. Tùy mức độ bệnh hoang tưởng tự cao mà các loại thuốc có thể được gia giảm dần  cho tới khi tình trạng bệnh chấm dứt hoàn toàn. Dù vậy thời gian này có thể kéo dài rất lâu, không có thời gian xác định.

Việc dùng các nhóm thuốc này kéo dài đôi khi có thể gây ra các phản ứng không mong muốn, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Bác sĩ khuyến khích cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối liều lượng dùng không, không tự ý tăng/ giảm hay ngưng thuốc đột ngột để tránh các hệ lụy tiêu cực nghiêm trọng khác.

Trị liệu tâm lý 

Tâm lý trị liệu là phương pháp được khuyến khích trong thời gian gần đây trong điều trị bệnh hoang tưởng tự cao. Mục tiêu của liệu pháp này chính là thay đổi nhận thức lệch lạc, giúp bản thân hiểu rõ vấn đề của bản thân, học cách đối mặt với căng thẳng, từ đó dần trở về cuộc sống bình thường. Kết hợp trị liệu song song với việc dùng thuốc chính là cách tốt nhất giúp cải thiện dần các triệu chứng hoang tưởng.

Thông qua việc trò chuyện, nhà trị liệu sẽ tìm hiểu gốc rễ gây ra tâm lý lệch lạc, bất thường của thân chủ. Lộ trình trị liệu sẽ được xây dựng chuyên biệt cho từng cá nhân để đảm bảo hiệu quả, an toàn, phù hợp nhất. Liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp thư giãn, thôi miên có thể được áp dụng để điều chỉnh lại hành vi, nhận thức cho người bệnh. 

Gia đình cũng được khuyến khích cần trò chuyện với nhà trị liệu để học cách chăm sóc, trò chuyện, tương tác đúng cách với người bệnh. Người thân tuyệt đối không được phủ nhận gay gắt những lập luận, suy nghĩ của người bệnh vì có thể khiến họ trở nên kích động hơn. Học cách thảo luận vấn đề, trao đổi nhẹ nhàng, chia sẻ hằng ngày sẽ giúp ích nhiều hơn trong việc cải thiện bệnh hoang tưởng tự cao cho người thân.

Điều chỉnh lối sống 

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh, thay đổi lối sống khoa học, tích cực có thể giúp ích cho những người mắc bệnh hoang tưởng tự cao. Một số bệnh nhân được khuyến khích nên nghỉ việc trong một thời gian, chuyển về sống cùng gia đình cho tới khi tâm lý hoàn toàn ổn định trở lại. Việc cải thiện bệnh hoang tưởng tự cao phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của bệnh nhân khi điều trị tại nhà.

Bệnh hoang tưởng tự cao
Duy trì lối sống tích cực có thể góp phần giảm nhẹ các triệu chứng hoang tưởng nhanh chóng hơn

Một số biện pháp có thể giúp ích cho bệnh nhân hoang tưởng tự cao bao gồm:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày, tránh thức khoa hay làm việc quá sức
  • Duy trì thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, sữa, các loại đạm lành mạnh
  • Thiền, yoga, các liệu pháp hít thở có thể giúp ích trong việc kiểm soát cảm xúc, hạn chế các phản ứng quá khích, tự cao quá mức
  • Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, chất gây nghiện
  • Đọc sách, viết lách, du lịch hoặc thực hành các công việc cần sự tập trung cao độ 
  • Nhìn nhận bản thân, chấp nhận những khuyết điểm của chính mình thay vì phủ nhận nó và bắt buộc những người xung quanh phải công nhận 
  • Tuân thủ đúng các chỉ định được bác sĩ và các chuyên gia tâm lý đưa ra 

Bệnh hoang tưởng tự cao có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh, khiến người bệnh ngày càng trở nên cô độc hơn. Nếu phát hiện thấy bản thân và những người xung quanh có các dấu hiệu nghi bệnh bất thường, hãy đến ngay các chuyên khoa tâm thần hay các cơ sở tâm lý trị liệu để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hiện Tượng Tâm Lý Déjà Vu: Giải mã những giấc mơ tương lai

Déjà Vu từng là vấn đề khiến cho nhà triết học, văn học và thần kinh học bối rối trong một thời gian dài. Từ...

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (ASPD): Chẩn đoán và điều trị

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) thường phớt lờ, và làm mọi cách nhằm chống đối những chuẩn...

Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né
Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né (AVPD): Chẩn đoán và điều trị

Rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) được đặc trưng bởi sự tránh né các tình huống xã hội hoặc các hoạt động tương tác...

mối quan hệ độc hại
Thế Nào Là Một Mối Quan Hệ Độc Hại? Những cách giúp bạn thoát khỏi

Bạn có bao giờ cảm thấy yêu đương khiến bạn mệt mỏi, vì luôn cho đi chứ không bao giờ nhận lại? Bạn có cảm...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh