Hội Chứng Rối Loạn Giả Bệnh là gì? Làm thế nào để nhận biết?

Rối loạn giả bệnh là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp. Người mắc chứng bệnh này thường tự gây bệnh bằng các hành vi cực đoan hoặc cố ý nói dối, phóng đại triệu chứng gặp phải. Mục đích sau cùng là thuyết phục mọi người – đặc biệt là bác sĩ về việc bản thân thật sự mắc bệnh và cần can thiệp các thủ thuật y tế.

Rối loạn giả bệnh là gì?

Rối loạn giả bệnh – Factitious Disorder là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Rối loạn này đặc trưng bởi các hành vi tự gây bệnh như khiến bản thân bị nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn… Đi kèm với các hành vi lừa dối như nói dối, phóng đại về các triệu chứng, làm giấy xét nghiệm giả để thuyết phục người khác tin rằng bản thân đang mắc bệnh.

rối loạn giả bệnh
Rối loạn giả bệnh là một rối loạn tâm thần hiếm gặp với mức độ nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng

Điểm khác biệt giữa rối loạn giả bệnh và các hành vi giả bệnh thông thường là người bệnh không hề có động cơ hay mục đích cụ thể nào. Các đối tượng khác thường giả bệnh để có được quyền lợi, tài sản, được mọi người quan tâm, chăm sóc, chiếm giữ mối quan hệ… Trong khi đó, người mắc rối loạn giả bệnh không hiểu vì sao bản thân lại có hành vi kỳ lạ này và cũng không hề có mục đích rõ ràng nào.

Rối loạn giả bệnh còn được biết đến với nhiều cái tên khác như bệnh tự tạo, hội chứng Munchausen hay hội chứng MSBP. Hội chứng được đặt theo tên của Bác sĩ người Đức – Baron von Munchausen, người đã phát hiện ra chứng bệnh kỳ lạ này. Mặc dù được phát hiện khá sớm nhưng cho đến nay, những hiểu biết về rối loạn giả bệnh còn rất hạn chế, quá trình chẩn đoán và điều trị vì thế vẫn còn nhiều thách thức.

Phân loại rối loạn giả bệnh

Hiện chưa có con số chính xác về tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn giả bệnh, nhưng theo ước tính tỷ lệ mắc bệnh rất thấp khoảng dưới 1%. Rối loạn này được phân thành 2 loại:

1. Rối loạn giả bệnh lên bản thân

Rối loạn giả bệnh lên bản thân được xác định khi người bệnh thực hiện các hành vi tự gây bệnh cho bản thân. Chẳng hạn như tự tiêm chất độc vào người, dùng thực phẩm bị mốc, tự tạo vết thương, tự gây nhiễm trùng…

Rối loạn giả bệnh lên bản thân là dạng thường gặp nhất. Ngoài hành vi tự gây bệnh, một số người còn thực hiện các hành vi lừa dối để mọi người tin rằng bản thân thực sự có các vấn đề sức khỏe thể chất hoặc tâm thần. Mặc dù các hành vi này không hoàn toàn có động cơ hay mục đích rõ ràng.

2. Rối loạn giả bệnh lên người khác

Rối loạn giả bệnh lên người khác – Factitious disorder imposed on another (FDIA) là dạng ít gặp hơn. Rối loạn này đặc trưng bởi việc bệnh nhân muốn mọi người tin rằng một người nào đó đang có các vấn đề sức khỏe. Đối tượng nạn nhân thường là trẻ nhỏ hoặc người già.

rối loạn giả bệnh
Trẻ em, người già là đối tượng mà những người mắc chứng rối loạn giả bệnh hướng đến

Cha mẹ, người chăm sóc có thể tự gây thương tích cho người già, trẻ nhỏ hoặc cố ý làm giả kết quả xét nghiệm để thu hút sự quan tâm. Tình trạng này khác với hành vi giả bệnh để nhận viện trợ, kêu gọi giúp đỡ, lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm…

Những đứa trẻ có cha mẹ mắc chứng rối loạn giả bệnh sẽ khó có thể phát triển thuận lợi cả về thể chất và tinh thần. Nếu không được phát hiện kịp thời, nhiều khả năng trẻ sẽ phải đối mặt với thương tật vĩnh viễn và đôi khi là tử vong.

Mặc dù rối loạn giả bệnh được cho là không có động cơ hay mục đích. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, các hành vi cố ý giả bệnh có thể nhằm thao túng, qua mặt được chuyên gia y tế và thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Nhận biết hội chứng rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả bệnh là một rối loạn tâm thần kỳ lạ. Cho đến nay, rối loạn này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi cho giới khoa học. Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (DSM) đã công nhận rối loạn giả bệnh là rối loạn tâm thần chính thức và đã có bộ tiêu chuẩn chẩn đoán xác định.

rối loạn giả bệnh
Người mắc rối loạn giả bệnh thường am hiểu về các vấn đề sức khỏe và thuật ngữ y khoa

Hội chứng giả bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Cố ý bắt chước triệu chứng của bệnh lý nào đó, có thể là giả vờ hoặc cũng có thể thực hiện các hành vi lên cơ thể như tiêm chất độc vào da, để da tiếp xúc với chất dị ứng, dùng thức ăn mốc, nhiễm độc…
  • Người bệnh thường am hiểu về các vấn đề sức khỏe và tìm hiểu rất nhiều tài liệu y khoa về bệnh mà họ đang giả vờ. Việc hiểu biết khiến một số bệnh nhân có thể qua mặt nhân viên y tế và không ít bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán nhầm.
  • Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra và tỏ ra không hài lòng nếu bác sĩ không thừa nhận bản thân đang mắc bệnh.
  • Người bệnh có thể liên tục đến các cơ sở y tế cho đến khi đạt được mục đích là được chẩn đoán mắc bệnh và có chỉ định dùng thuốc, can thiệp thủ thuật…
  • Để dễ dàng thực hiện các hành vi giả bệnh, bệnh nhân có thể không dùng tên thật và sử dụng nhiều hồ sơ khi thăm khám.
  • Bệnh nhân hiếm khi sử dụng hồ sơ sức khỏe trước đây cho những lần thăm khám mới.
  • Nếu chú ý, những người xung quanh có thể nhận thấy người bệnh có cảm giác háo hứng khi được chỉ định làm phẫu thuật, xét nghiệm y khoa, sinh thiết…
  • Khi thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân có thể tự cho máu vào trong phân, nước tiểu, ăn uống trước khi xét nghiệm đường huyết nhưng thông báo với bác sĩ đã nhịn ăn theo chỉ định… để làm sai lệch kết quả.
  • Ngoài ra, một số người có thể tự gây bệnh bằng lối sống không lành mạnh như thường xuyên nhịn ăn, ăn uống quá mức, sử dụng rượu bia, thuốc lá… Trường hợp hiếm gặp có thể thực hiện những hành vi cực đoạn như quan hệ tình dục không an toàn khiến bản thân thực sự mắc các bệnh xã hội.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân có xu hướng phóng đại mức độ. Ví dụ như cảm giác đau bụng có thể được phóng đại là cơn đau dữ dội, đau quặn, đau lan ra phía sau lưng và vùng xương chậu.
  • Người bệnh luôn mong muốn được điều trị nội trú và nhận được sự chăm sóc của nhân viên y tế.
  • Tỏ thái độ khó chịu, thậm chí kích động khi người khác cho rằng họ đang cố ý giả bệnh. Khi được những người xung quanh khuyên đi khám tâm thần, bệnh nhân có thể gây hấn và bộc phát các hành vi bạo lực.
  • Các hành vi tự gây bệnh hoặc lừa dối đều không vì mục đích rõ ràng. Các hành vi này thường không có động cơ hoặc mong muốn thu hút sự quan tâm, chú ý của những người xung quanh.

Các chuyên gia thấy rằng, những người bị rối loạn giả bệnh thường rất thông minh, tính toán kỹ lưỡng các triệu chứng và có thể nắm bắt được tâm lý người khác. Bệnh nhân sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt các nhân viên y tế và những người xung quanh.

Nguyên nhân gây ra rối loạn giả bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn giả bệnh vẫn chưa được biết rõ. Dù vậy, các chuyên gia tin rằng, yếu tố tâm lý và sinh học có vai trò quan trọng trong việc phát triển rối loạn này.

1. Di truyền

Giống như các rối loạn tâm thần khác, rối loạn giả bệnh có tính chất di truyền. Nếu bố mẹ mắc chứng bệnh này, nguy cơ phát triển hội chứng rối loạn giả bệnh ở con cái sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

rối loạn giả bệnh
Di truyền đã được xác định là một trong những yếu tố có liên quan đến hội chứng rối loạn giả bệnh

Khi được nuôi dưỡng theo cách không lành mạnh, trẻ sau khi trưởng thành cũng có xu hướng giả bệnh để thu hút sự quan tâm và chú ý của những người xung quanh. Những đứa trẻ này hoàn toàn không nhận ra hành vi này là cực đoan, tự gây nguy hiểm cho chính bản thân.

2. Rối loạn nhân cách

Các chuyên gia nhận thấy, người bị rối loạn giả bệnh đa phần đều có nhân cách bất thường. Đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới. Những người có dạng nhân cách này thường có cảm xúc dữ dội, mạnh mẽ và quá nhạy cảm trong các mối quan hệ cá nhân. Chính sự dao động tâm trạng quá lớn khiến họ tìm mọi cách để nhận được sự quan tâm và chăm sóc bởi những người xung quanh.

rối loạn giả bệnh
Người có dạng nhân cách ranh giới, phụ thuộc, thiếu kiềm chế, thích được nuông chiều… dễ mắc chứng rối loạn giả bệnh

Ngoài ra, những người có tính cách yếu đuối, thiếu kiềm chế, lý tưởng sống không lành mạnh, thích được nuông chiều và quan tâm cũng dễ phát triển hội chứng rối loạn giả bệnh. Trong trường hợp này, mục đích của các hành vi giả bệnh là thu hút sự quan tâm, khao khát được nuông chiều và yêu thương.

Ở khía cạnh khác, các chuyên gia tin rằng một số người giả bệnh để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân. Thay vì chấp nhận thất bại, họ có thể đổ lỗi cho bệnh tật và nhận được sự thông cảm của những người xung quanh. Dù động cơ như thế nào thì vấn đề nhân cách vẫn là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn giả bệnh.

 3. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Người bị rối loạn giả bệnh đa phần đều bị lạm dụng tình cảm và thể chất trong quá khứ. Sự kiện này để lại tổn thương trong tiềm thức, từ đó làm nảy sinh các hành vi tự gây bệnh và lừa dối người khác vì muốn nhận được sự quan tâm.

rối loạn giả bệnh
Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể là nền tảng để phát triển các rối loạn tâm thần, bao gồm cả rối loạn giả bệnh

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy, một số bệnh nhân đã từng mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng và phải điều trị nội trú trong thời gian dài. Khao khát được săn sóc, chú ý bởi nhân viên y tế và những người xung quanh thôi thúc họ thực hiện hành vi giả bệnh.

Rối loạn giả bệnh có nguy hiểm không?

Rối loạn giả bệnh là rối loạn tâm thần có mức độ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Thực tế, rối loạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏ. Tuy nhiên, các hành vi cố ý gây bệnh có thể khiến cơ thể mắc các vấn đề nghiêm trọng như bệnh xã hội, nhiễm trùng huyết, ngộ độc thức ăn, sốc phản vệ…

Các hành vi gây thương tích cũng có thể để lại thương tật vĩnh viễn. Trẻ em, người già cũng sẽ phải đối mặt với vô số những ảnh hưởng về sức khỏe nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi người bị rối loạn giả bệnh.

rối loạn giả bệnh
Người bị rối loạn giả bệnh có thể mắc bệnh thật sự do các hành vi cố ý như dùng rượu bia, quan hệ tình dục không an toàn…

Nếu không được điều trị sớm, rối loạn giả bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng như các vấn đề sức khỏe thể chất, thương tật vĩnh viễn, tác dụng phụ do phải xét nghiệm liên tục, dùng thuốc trong thời gian dài và đôi khi là tử vong. Ngoài ra, liên tục đến bệnh viện thăm khám, thực hiện xét nghiệm… cũng gây hao tốn tài chính, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn giả bệnh thật sự rất khó khăn. Thứ nhất là do bệnh nhân am hiểu về các thuật ngữ y khoa, tường tận triệu chứng của bệnh lý mà bản thân đang giả vờ… Thứ hai là vì không có mục đích và động cơ nên các bác sĩ khó có thể phát hiện sự bất thường. Lý do cuối cùng là vì đa phần những người bị rối loạn giả bệnh đều rất tinh vi và thông minh. Bằng nhiều thủ đoạn, họ có thể qua mặt bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế.

Theo ước tính, phải mất ít nhất 4 – 5 năm các chuyên gia mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về rối loạn giả bệnh. Trong thời gian này, bản thân người bệnh đã phải đối mặt với không ít biến chứng và chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

Chẩn đoán rối loạn giả bệnh

Như đã đề cập, chẩn đoán rối loạn giả bệnh thường rất khó khăn. Ban đầu, bệnh lý này thường không được phát hiện và các sĩ có thể chẩn đoán nhầm người bệnh đang có các vấn đề thể chất, phải sử dụng thuốc, xét nghiệm… Tuy nhiên, các can thiệp này đều không có đáp ứng và sự bất nhất trong lời nói có thể “tố cáo” hành vi giả bệnh.

Trên thực tế, rất ít bác sĩ nghĩ đến khả năng rối loạn giả bệnh. Đa phần đều cho rằng người bệnh cố ý làm sai lệch kết quả xét nghiệm vì mục đích trục lợi (được hưởng bảo hiểm, thắng kiện, được nghỉ làm…). Vì mục đích mang tính cá nhân nên chẩn đoán rối loạn giả bệnh vô cùng khó khăn.

Chẩn đoán rối loạn này chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Hiện nay, DSM-5 đã có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định cho hội chứng rối loạn giả bệnh. Khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc rối loạn này.

Giải pháp nào cho bệnh nhân rối loạn giả bệnh?

Không chỉ chẩn đoán mà điều trị rối loạn giả bệnh vẫn đang là thách thức lớn đối với y học. Vấn đề nan giải là đa phần bệnh nhân đều không chấp nhận bản thân đang cố ý “giả bệnh” và không tiếp nhận điều trị ở chuyên khoa tâm thần.

Trong điều trị rối loạn giả bệnh, quan trọng nhất là để người bệnh chấp nhận điều trị tâm lý và dừng các hành vi tự gây bệnh. Bởi các hành vi này kéo dài có thể khiến cơ thể mắc bệnh thật sự.

Hướng điều trị cho rối loạn giả bệnh:

1. Tiếp cận khéo léo, nhẹ nhàng

Người bệnh thường không chấp nhận việc bản thân bị rối loạn giả bệnh và có phản ứng gây hấn, hung hăng khi được yêu cầu điều trị tâm thần. Bệnh nhân chỉ chấp nhận điều trị các bệnh lý mà họ đang giả vờ.

Nếu không khéo léo trong cách tiếp cận, bệnh nhân có thể rút hồ sơ và tìm đến các cơ sở y tế khác, cho đến khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán đúng như họ mong muốn. Vì vậy, bước đầu tiên trong điều trị rối loạn giả bệnh là phải tiếp cận một cách nhẹ nhàng và khéo léo.

rối loạn giả bệnh
Mấu chốt khi điều trị rối loạn giả bệnh là bác sĩ phải tiếp cận đúng cách, không khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu và nóng nảy

Theo kinh nghiệm, các bác sĩ không nên đề cập đến việc người bệnh đang giả vờ mắc bệnh hay thực hiện các hành vi lừa dối để qua mặt nhân viên y tế. Thay vào đó, nên đưa ra chẩn đoán chung và mơ hồ. Sau đó, trực tiếp chỉ định điều trị mà không bắt buộc họ phải thừa nhận bản thân bị rối loạn giả bệnh.

Tuy nhiên, một vấn đề có thể gặp phải là đa phần bệnh nhân đều am hiểu các vấn đề y khoa. Người bệnh có thể gặng hỏi bác sĩ về tình trạng bản thân được chẩn đoán hoặc chủ động tìm hiểu qua các kênh thông tin. Để tránh trường hợp này, nhiều bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán chung như rối loạn thần kinh chức năng… để tránh gây ra sự nhạy cảm và tức giận cho người bệnh.

2. Tâm lý trị liệu

Điều trị rối loạn giả bệnh còn nhiều thách thức và chưa có phương pháp nào được công nhận mang lại hiệu quả tối ưu. Hiện nay, tâm lý trị liệu vẫn là phương pháp có hiệu quả nhất đối với rối loạn này.

Mục tiêu là thay đổi các hành vi cực đoan như tiêm chất độc vào người, sử dụng thuốc quá liều, uống rượu bia, hút thuốc lá… Khi các hành vi tự gây bệnh được kiểm soát, nhà trị liệu sẽ tiếp cận sâu hơn về trải nghiệm trong quá khứ để có hướng can thiệp phù hợp.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được xem là phương pháp hiệu quả nhất đối với bệnh nhân rối loạn giả bệnh. Nếu thuận lợi, người bệnh có thể giảm đi đáng kể các hành vi và suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, CBT còn giúp cải thiện dạng nhân cách ranh giới và đặc điểm tính cách không lành mạnh như thiếu kiềm chế, ủy mị, nhạy cảm, thích được nuông chiều, khả năng chịu đựng kém…

3. Các phương pháp khác

Người bị rối loạn giả bệnh có thể mắc bệnh thật sự do các hành vi cố ý gây bệnh như uống rượu bia, dùng chất gây nghiện, dùng thức ăn gây dị ứng, thức ăn nhiễm ký sinh trùng… Thuốc sẽ được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng thể chất và nâng đỡ thể trạng.

rối loạn giả bệnh
Thuốc có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng thể chất và tâm thần ở người bị rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả bệnh có thể đi kèm với một số rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống… Trong trường hợp này, thuốc sẽ được chỉ định để cải thiện tình trạng trầm uất, bồn chồn, lo lắng và làm giảm các hành vi ăn uống cực đoan.

Để đảm bảo an toàn, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội trú. Các bác sĩ sẽ giám sát để chắc chắn người bệnh không thực hiện những hành vi nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Rối loạn giả bệnh là hội chứng kỳ lạ với tỷ lệ mắc bệnh rất thấp. Cho đến nay, những hiểu biết về hội chứng này còn hạn chế, công tác chẩn đoán và điều trị còn nhiều thách thức. Dù vậy, những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được thực hiện, hứa hẹn mang đến triển vọng cho người mắc rối loạn giả bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội Chứng Baby Blues: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Thống kê cho thấy, khoảng 70 - 80% phụ nữ sau sinh gặp phải hội chứng Baby Blues. Hội chứng này đặc trưng bởi trạng...

schizoid personality disorder - STPD
Rối loạn nhân cách phân liệt: Bệnh tâm lý cần điều trị sớm

Rối loạn nhân cách phân liệt là một dạng rối loạn tâm lý gây nên những suy nghĩ và hành vi bất thường, lập dị...

Trầm cảm có nguy hiểm không
Trầm cảm có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm có nguy hiểm không chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh rối loạn...

Chứng Sợ Nha Khoa – 3 Cách khắc phục nỗi sợ

Chứng sợ nha khoa không đơn thuần là cảm giác bồn chồn, lo lắng khi đến phòng khám nha. Những người mắc hội chứng này...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh