Rối loạn giải thể nhân cách là gì? Biểu hiện, chuẩn đoán và điều trị
Rối loạn giải thể nhân cách là một dạng của rối loạn phân ly phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tình trạng này gây ra cảm giác kéo dài về việc bản thân đang bị tách rời, phân ly khỏi cơ thể gây nên những tác động lớn đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn giải thể nhân cách là gì?
Rối loạn giải thể nhân cách hay còn được gọi là rối loạn tri giác sai thực tại (Depersonalization/Derealization Disorder – DPDR) là một dạng phổ biến của rối loạn phân ly. Đây là một trong các bệnh lý tâm thần với sự trì trệ hoặc suy nhược nghiêm trọng về ý thức, nhận thức, bộ nhớ.
Đây là tình trạng mà người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác bản thân không tồn tại, tách biệt khỏi cơ thể của chính mình hoặc nhận thấy mọi thứ xuất hiện xung quanh đều là giả. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn một nửa dân số trên toàn thế giới từng trải qua ít nhất 1 lần về cảm giác này. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 2% số người có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán về rối loạn giải thể nhân cách.
Theo khảo sát thực tế nhận thấy rằng, có rất nhiều người đã từng trải qua cảm giác mọi thứ như đang tách rời và bản thân đang tồn tại giống như một giấc mơ. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai xuất hiện cảm giác này đều sẽ được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn giải thể nhân cách.
Các chuyên gia cho biết rằng, cảm giác tách rời của DPDR thường sẽ liên tục tái diễn và không bao giờ biến mất hoàn toàn khỏi tâm trí của người bệnh. Một giai đoạn rối loạn có thể xuất hiện và kéo dài trong khoảng vài phút hoặc thậm chí là vài năm (rất hiếm).
Những người mắc bệnh vẫn sẽ có đầy đủ nhận thức về sự sai lệch trong cảm giác, họ biết rằng những gì bản thân đang cảm nhận đều không phải sự thực. Dựa vào nghiên cứu nhận thấy rằng, rối loạn giải thể nhân cách cũng có khả năng được xem là một triệu chứng của các rối loạn liên quan, ví dụ như rối loạn nhân cách, lạm dụng chất gây nghiện, động kinh hoặc một vài vấn đề sức khỏe của liên quan đến não bộ.
Biểu hiện của rối loạn giải thể nhân cách
Triệu chứng đặc trưng của rối loạn giải thể nhân cách đó chính là những cảm giác, nhận thức sai lệch về sự tồn tại của cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy bản thân đang bị tách rời khỏi chính cơ thể của mình, họ cảm tưởng như bản thân đang hiện diện trong giấc mơ hoặc đang bị điều khiển giống như một con robot.
Tình trạng này khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng sợ hãi, hoang mang và khủng hoảng. Họ dễ bị mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi, cho rằng bản thân đang có những suy nghĩ điên rồ, tâm thần, lâu ngày có thể khởi phát thêm các triệu chứng của trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ,…
Để có thể nhận biết sớm tình trạng rối loạn giải thể nhân cách, bạn cần xem xét qua một số biểu hiện cụ thể như:
- Có cảm giác tách rời khỏi cơ thể, giống như bản thân đang ở bên ngoài và quan sát chính mình.
- Cảm giác như bản thân không thực sự tồn tại, giống như đang xuất hiện trong giấc mơ, xa rời với thực tại.
- Như biến thành robot, người máy và không thể tự kiểm soát được hành vi, lời nói, cảm xúc của chính mình.
- Có cảm nhận méo mó về cơ thể, ví dụ như cánh tay to ra, đầu phình lên như đang được bao bọc bởi một lớp bông, cơ thể đang lơ lửng,…
- Tê liệt về cơ thể hoặc tâm trí, cảm giác như các giác quan đang không hoạt động, không thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng thính giác, vị giác, khứu giác, thị giác, xúc giác.
- Cảm tưởng như những kỉ niệm không có thực, không phải của bản thân hoặc không có cảm xúc về những kỉ niệm đó.
- Mọi thứ xung quanh dường như trở nên xa lạ, giả dối.
- Không thể cảm nhận và xác định rõ về thời gian, không gian, kích thước,…
Các triệu chứng của rối loạn giải thể nhân cách thường chỉ xuất hiện và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn (vài phút). Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhân và mãn tính thì thời gian xuất hiện có thể kéo dài liên tục và dai dẳng hơn, tái phát nhiều lần trong ngày, trong tháng hoặc trong năm gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra rối loạn giải thể nhân cách
Về nguyên nhân gây ra rối loạn giải thể nhân cách thì hiện nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ và xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì chứng rối loạn phân ly này có thể liên quan đến những sang chấn, tổn thương xảy ra ở thời thơ ấu hoặc các sự kiện gây căng thẳng nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng. Cụ thể như:
- Từng bị lạm dụng tình dục.
- Bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm
- Bị bạo lực, hành hạ về thể chất và tinh thần
- Chứng kiến người thân qua đời đột ngột
- Đối diện với bệnh hiểm nghèo, mãn tính
Tuy nhiên, không phải tất cả những người đã từng trải qua sang chấn trong quá khứ đều sẽ khởi phát chứng rối loạn giải thể nhân cách. Theo đó, một số trường hợp được thăm khám và xác định có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bị ảnh hưởng từ môi trường sống.
Các chuyên gia còn cho biết thêm, tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài và gia tăng đáng kể có thể cũng là yếu tố làm khởi phát các triệu chứng của rối loạn giải thể nhân cách. Hoặc sự ảnh hưởng từ một số bệnh lý tâm thần, điển hình như trầm cảm, rối loạn lo âu cũng góp phần lớn trong việc hình thành bệnh.
Ngoài ra, tình trạng lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích trong thời gian dài cũng được báo cáo về nguy cơ gây ra những cảm giác sai lệch về cơ thể. Việc xác định được yếu tố liên quan sẽ góp phần quan trọng trong quá trình can thiệp, đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng bệnh khác nhau.
Rối loạn giải thể nhân cách gây nên những ảnh hưởng như thế nào?
Như đã chia sẻ, rối loạn tri giác sai thực tại là một dạng của rối loạn phân ly được đặc trưng bởi cảm giác tách biệt, xa rời với cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó tự biến mất. Đối với các trường hợp nhẹ thì có thể không cần can thiệp điều trị nhưng khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn thì có thể gây ra rất nhiều các cản trở, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bệnh nhân.
Nếu các triệu chứng của bệnh liên tục xuất hiện, kéo dài dai dẳng và tái diễn thường xuyên sẽ khiến cho các sinh hoạt đời sống dần bị đảo lộn, khó duy trì với hiệu suất tốt. Bệnh nhân thường xuất hiện các cảm nhận sai lệch về bản thân và mọi thứ diễn ra xung quanh nên khó có thể tập trung, duy trì bất kỳ hoạt động nào.
Bên cạnh đó, do những suy nghĩ méo mó, không đúng với thực tế có thể khiến cho người bệnh dần trở nên tách biệt, xa lánh với mọi người xung quanh. Họ có thể gây nên những mâu thuẫn, rạn nứt đối với các mối quan hệ gia đình, xã hội và khiến bản thân trở nên cô độc.
Bệnh nhân tuy có thể biết được những cảm giác sai lệch của bản thân nhưng không thể kiểm soát và loại bỏ nó. Nhiều trường hợp có thể tìm đến các chất kích thích, chất gây nghiện để giải tỏa khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gia tăng nguy cơ tự sát.
Chẩn đoán rối loạn giải thể nhân cách
Với những tác động tiêu cực của rối loạn giải thể nhân cách, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng. Để có thể xác định rõ về tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng của người bệnh.
Hiện nay, rối loạn tri giác sai thực tại đã được hỗ trợ chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn DSM-5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần ẩn bản lần thứ 5). Theo đó, bệnh nhân cần tồn tại các biểu hiện sau:
- Người bệnh sẽ có xuất hiện các giai đoạn kéo dài hoặc tái phát liên tục giải thể nhân cách hoặc tri giác sai thực tại, hoặc tồn tại cả hai.
- Người bệnh hiểu rõ về những cảm giác không phù hợp, móp méo của bản thân.
- Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và khiến cho các chức năng xã hội dần bị suy giảm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được cân nhắc tiến hành chụp MRI, điện não đồ để loại trừ tốt các nguyên nhân tác động khác. Một số trường hợp cũng có thể được chỉ định xét nghiệm độc tính bên trong nước tiểu.
Hướng điều trị rối loạn tri giác sai thực tại hiệu quả
Một điều khác bất ngờ đó chính là phần lớn những trường hợp rối loạn tri giác sai thực tại thường tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị về các triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo lắng quá mức. Trong thực tế thì đối với các trường hợp nhẹ, những biểu hiện của bệnh sẽ dần được thuyên giảm và không cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa.
Tuy nhiên, có không ít các trường hợp rối loạn giải thể nhân cách kéo dài dai dẳng và chuyển biến thành mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân nên cần đặc biệt chú ý và loại bỏ trong giai đoạn sớm. Tùy thuộc vào tình trạng của từng cá nhân và các triệu chứng đặc trưng của họ mà việc can thiệp sẽ được cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
Hiện nay, phần lớn các trường hợp rối loạn giải thể nhân cách sẽ được hỗ trợ can thiệp bằng những biện pháp hiệu quả như:
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ thông qua ngôn ngữ giao tiếp hiện đang được ứng dụng phổ biến trong những năm trở lại đây. Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ sử dụng các liệu pháp can thiệp khác nhau để giúp cho người bệnh dần nhận thức đúng đắn hơn về bản thân của họ và dễ dàng đưa ra những giải pháp khắc phục,điều chỉnh hiệu quả, phù hợp.
Thông qua các buổi trị liệu, người bệnh sẽ dần nhận thức rõ ràng hơn về những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi xung đột của bản thân. Các chuyên gia sẽ dần giúp họ tháo gỡ những nút thắt về tâm lý để họ dần cải thiện và cân bằng tốt về những trải nghiệm của bản thân.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó chính là không sử dụng thuốc, không can thiệp cơ thể và có thể loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc hỗ trợ trị liệu tâm lý cần phải kiên trì trong thời gian nhất định và gia đình cũng là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng hiệu quả can thiệp.
2. Sử dụng thuốc
Không có bất kỳ loại thuốc nào được công nhận với tác dụng điều trị rối loạn giải thể nhân cách và đây cũng không được xem là biện pháp hữu hiệu cho tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng về trầm cảm, lo âu thì sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp với vài loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu để kiểm soát hiệu quả hơn.
Thuốc có tác dụng làm thuyên giảm các biểu hiện tiêu cực về cảm xúc, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, bốc đồng. Thế nhưng các loại thuốc này cũng có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô miệng, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, chán ăn,…nên bệnh nhân cần phải cẩn trọng hơn trong quá trình dùng thuốc.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa, uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian. Nếu trong quá trình điều trị nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, khác lạ thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
3. Áp dụng phương pháp thôi miên lâm sàng
Thôi miên là biện pháp được ưu tiên sử dụng rất nhiều trong các trường hợp rối loạn giải thể nhân cách. Đây là một trong các kỹ thuật hiệu quả, an toàn được sử dụng với mục đích giúp bệnh nhân thư giãn, gia tăng sự tập trung, chú ý để có thể cân bằng nhận thức, điều chỉnh cảm xúc.
Trong quá trình thôi miên, người bệnh sẽ được thả lỏng toàn bộ cơ thể, tập trung tâm trí vào việc khám phá suy nghĩ, tiềm thức, cảm xúc của bản thân trong vô thức để dần thức tỉnh nhận thức của chính mình. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và sự đáp ứng bệnh nhân mà các chuyên gia sẽ tiến hành thôi miên trong khoảng thời gian khác nhau.
4. Một số cách hỗ trợ khác
Bên cạnh các biện pháp chuyên khoa nêu trên thì những người bệnh rối loạn giải thể nhân cách cũng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giúp bản thân vượt qua những cảm xúc tồi tệ, sai lệch về thực tại. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
- Chấp nhận cảm giác của bản thân: Trong thực tế thì những cảm giác méo mó mà bệnh lý gây ra không quá nguy hiểm và nó thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nên bạn đừng cố gắng chối bỏ nó. Thay vào đó hãy học cách thừa nhận và đối diện với những suy nghĩ đang tồn tại.
- Tập trung vào môi trường xung quanh: Khi xuất hiện các cơn tách rời, bạn hãy cố gắng điều chỉnh sự tập trung của bản thân vào những yếu tố xuất hiện xung quanh như cây cối, âm thanh, hình ảnh, mùi hương,…Hãy cố gắng điều chỉnh tâm trí vào những điều thực tại, ghi chép lại những gì đang diễn ra để “lôi” tâm trí quay về với đúng những gì đã hiện hữu.
- Nói chuyện với những người đang có mặt tại đó: Trò chuyện là cách nhanh nhất có thể kéo bạn quay về với thực tại. Hãy bắt đầu cuộc giao tiếp với những người xung quanh hoặc khi ở một mình, hãy tìm cách liên lạc, nhắn tin, gọi điện cho bất kỳ ai mà bạn thực sự tin tưởng.
- Xem xét và đánh giá các tình huống làm khởi phát cảm giác giải thể: Cảm giác tách biệt không tồn tại liên tục mà nó thường sẽ có liên quan đến các tình huống, yếu tố nào đó, đặc biệt là sau khi trải qua stress. Để có thể hạn chế và phòng tránh hiệu quả, bạn hãy quan sát và liệt kê về tất cả những gì đã xảy ra trước khi khởi phát triệu chứng.
Rối loạn giải thể nhân cách tuy không có mức độ nguy hiểm cao nhưng nó vẫn có thể gây ra rất nhiều các cản trở đối với đời sống nếu không sớm được can thiệp và khắc phục hiệu quả. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về DPDR và có cách cải thiện phù hợp trong giai đoạn sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!