Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả

Trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, bạn cần tìm hiểu rõ về rối loạn này đồng thời trao đổi và phối hợp trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cần xây dựng cho người bệnh lối sống khoa học, cố gắng loại bỏ những đối tượng khiến họ sợ hãi để tạo cảm giác an toàn, từ đó mang đến những phản ứng tâm lý tích cực hơn.

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu tại nhà hiệu quả

Đặc điểm chung của những người mắc rối loạn lo âu là luôn có cảm giác không an toàn, luôn hình thành nỗi sợ quá mức so với tính chất của đối tượng, tình huống đó. Mặc dù bản thân họ có thể nhận ra nỗi lo âu của mình là phi lý nhưng không thể nào ngăn chặn nó diễn ra, thậm chí chỉ mới nghĩ đến đối tượng đó cũng khiến họ run rẩy, mạch đập nhanh, khó thở, choáng váng.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu tại nhà đúng cách đóng vai trò quan trọng để quá trình điều trị có kết quả tốt hơn

Để chữa dứt điểm rối loạn lo âu không hề đơn giản, đặc biệt với tình trạng đã kéo dài và các nỗi sợ mang tính chất phổ biến. Thuốc, trị liệu tâm lý chỉ là một phần trong điều trị, quan trọng nhất vẫn chính là quyết tâm, sự kiên trì của người bệnh. Gia đình cũng được khuyến khích nên hỗ trợ người bệnh trong các giai đoạn điều trị để mang đến kết quả tốt nhất.

Vậy cần chú ý những gì để chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu tại nhà có hiệu quả?

Hiểu rõ về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu không phải chỉ là trạng thái lo lắng, sợ hãi bình thường mà có thể đau khổ trong tâm lý, suy giảm nghiêm trọng cả về tinh thần, thể chất và cản trở đến các khía cạnh xã hội khác bệnh nhân. Người lo âu bình thường sẽ trở về trạng thái bình thường ngay sau đó, trong khi người mắc lo âu bệnh lý có thể bị ám ảnh đến mức không dám ra ngoài trong vài ngày.

Hiểu rõ về rối loạn lo âu là tiêu chí đầu tiên nếu muốn chăm sóc bệnh nhân tại nhà bởi bạn cần nắm bắt, cần hiểu rõ tâm lý của họ mới có thể hỗ trợ đúng cách. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý điều trị chính để tìm hiểu các thông tin chính xác nhất về tình trạng của bệnh nhân hay cách chăm sóc, xoa dịu đúng cách.

Bên cạnh đó người chăm sóc cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ hay nhà trị liệu rối loạn lo âu để đẩy nhanh tiến độ điều trị trị. Chẳng hạn như gia đình cần nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ theo chỉ định từ bác sĩ hay nhanh chóng kiểm soát nếu bệnh nhân có các phản ứng kích thích quá mức.

Loại bỏ các đối tượng gây sợ hãi

Chăm sóc và cải thiện tại nhà cũng là một phần trong điều trị rối loạn lo âu, do đó cần tạo cho bệnh nhân cảm giác an toàn, thoải mái nhất. Hãy tìm cách loại các đối tượng khiến người bệnh lo lắng, ám ảnh, như thế họ mới an tâm nghỉ ngơi tại nhà và có tâm lý thả lỏng, tích cực hơn.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Sử dụng những miếng bịt góc nhọn nếu trong nhà có người mắc chứng sợ vật nhọn sẽ giúp người bệnh cảm thấy an toàn hơn

Chẳng hạn với người mắc chứng sợ bóng đêm có thể thiết kế thêm đèn ngủ, sử dụng các thiết bị đèn cảm ứng để họ dễ chịu hơn khi đêm xuống; luôn sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ, đúng trật tự nếu sống cùng bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế; hay người sợ vật nhọn thì gia đình nên tìm cách bịt các góc cạnh bàn, đồ có góc nhọn để người bệnh tránh nhìn thấy.

Khuyến khích người bệnh vận động

Các nghiên cứu đã chỉ ra, vận động hằng ngày có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho người mắc rối loạn lo âu để tăng cường sức khỏe tinh thần, nâng cao thể chất. Trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, gia đình cũng nên khuyến khích bệnh nhân duy trì thói quen tập thể dục, thể thao hằng ngày để mang đến kết quả tích cực hơn.

Gia đình cũng có thể trực tiếp đồng hành, cùng tập thể dục để người bệnh có hứng thú và có cảm giác an toàn hơn. Chẳng hạn như cùng chạy bộ, cùng bơi lội, cùng tập thiền, yoga hay cùng chơi các bộ môn thể thao phối hợp giữa nhiều người. Chắc chắn sau mỗi giờ vận động, người bệnh không chỉ vui vẻ, hào hứng mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa cả hai thêm sâu sắc.

Đặc biệt với những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa, chứng sợ xã hội hay nhốt mình trong nhà thì càng cần khuyến khích họ tham gia các bộ môn ngoài trời nhiều hơn. Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy thử tham gia học một lớp khiêu vũ, lớp tập nhảy hiện đại cũng là cách để chăm sóc sức khỏe tâm lý, tinh thần, gia tăng sự tự tin, năng lượng tích cực hơn cho bệnh nhân rối loạn lo âu hiệu quả.

Dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp chắc chắn sẽ giúp ích trong quá trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu. Trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và thần kinh, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung và không có năng lượng hoạt động. Do đó cần thông qua chế độ dinh dưỡng để phục hồi lại những thiếu hụt này.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm để phục hồi cả về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân rối loạn lo âu

Vậy người bị rối loạn lo âu nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

  • Bổ sung các thực phẩm giàu Choline giúp tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường trí nhớ, giảm mức độ lo âu và bảo vệ tim mạch. Một số loại thực phẩm giàu hoạt chất này như bông cải, trứng gà, đậu phộng..
  • Omega 3 cũng là nhóm chất được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lo âu nhằm cải thiện các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn đồng thời tăng cường các hoạt động của não. Một số thực phẩm dồi dào omega 3 như các loại cá béo, hạnh nhân, óc chó..
  • Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Probiotic (lợi khuẩn) có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân rối loạn lo âu. Probiotic ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm lo âu và gia tăng các cảm xúc tích cực đáng kể. Người bệnh có thể bổ sung thêm sữa chua, các món ăn lên men như  kim chi, miso, trà kombucha vào chế độ ăn hằng ngày
  • Vitamin C có trong các loại rau củ như cam quýt, ổi,dâu tây không chỉ nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sự tỉnh táo mà còn giúp đẩy lùi cảm xúc tiêu cực thông qua quá trình ức chế sản xuất hormone cortisol  – hormone gây căng thẳng.
  • Enzyme trong kẽm được chứng minh có thể kích thích sản xuất serotonin – hormone hạnh phúc rất cần thiết cho tâm trạng. Một số thực phẩm giàu chất này như thịt đỏ, trứng, các loại hạt..
  • Trong điều trị rối loạn lo âu, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm viên uống magie để giảm mức độ căng thẳng, tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh GABA và cải thiện tình trạng căng cơ do căng thẳng quá mức. Gia đình hoàn toàn có thể bổ sung hoạt chất này vào chế độ ăn uống trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lo âu tại nhà thông qua các thực phẩm như socola đen, đậu phụ, bơ hay các loại hạt
  • Sử dụng các thảo mộc giúp dễ ngủ để thay thế cho thuốc an thần. Chẳng hạn dùng tâm sen, trà mộc lan, trà lạc tiên..
  • Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên giảm đường trong chế độ ăn uống, đặc biệt tránh các loại thực phẩm sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo trong nước đóng chai, trà sữa, bánh kẹo ngọt do có thể làm tăng hormone cortisol dẫn đến stress, lo âu và cáu gắt nhiều hơn
  • Một số nhóm chất cũng nên hạn chế trong chế độ ăn uống cho người bệnh như các thực phẩm giàu gluten (bánh quy,bánh mì, bia); chất béo bão hòa ( thường có trong đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều lần); thực phẩm giàu đạm do có thể làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực, lo âu nhiều hơn
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, cà phê hay chất kích thích trong quá trình điều trị rối loạn lo âu vì sẽ gây ra các phản ứng lo lắng, kích động, hoảng loạn, bốc đồng nhiều hơn

Tạo cảm giác an toàn, đáng tin cậy khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu

Để chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, trước tiên bạn cần tạo cho người bệnh cảm giác tin tưởng tuyệt đối. Nếu không khiến người bệnh an tâm, rất khó để họ chia sẻ hay tìm đến khi cần sự hỗ trợ. Nếu cứ mãi chống chọi với cảm xúc tiêu cực, lo âu một mình sẽ rất dễ tiến triển thành trầm cảm nên gia đình cần trở thành người “bảo vệ” đáng tin với người bệnh.

Bên cạnh việc loại bỏ các vật dụng gây nguy hiểm hay cùng thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học, gia đình hãy dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ với người bệnh nhiều hơn. Người bệnh rất cần một người lắng nghe, một người thấu hiểu những cảm xúc tưởng chừng như phi lý của mình và có thể cùng họ vượt qua khó khăn này.

Tuyệt đối không nên phủ nhận nỗi ám ảnh của người bệnh, chẳng hạn như “có gì đâu mà sợ” hay “cứ cố gắng lên” bởi điều này sẽ làm người bệnh cảm thấy mình là người kém cỏi hay vô dụng. Đôi lúc chỉ cần một cái ôm, một lời động viên rằng “cha/ mẹ luôn ở đằng sau, hãy quay lại bất cứ lúc nào, cha/ mẹ sẽ bảo vệ con” cũng đủ để tiếp thêm dũng khí cho người bệnh.

Gia đình cũng có thể tham gia vào quá trình trị liệu trong hành trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu tại nhà. Chẳng hạn như với người sợ chó, gia đình nên cùng bệnh nhân xem hình ảnh, cùng đi qua những nơi có chó. Khi đồng hành cùng một người đáng tin cậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy an toàn hơn, đủ dũng cảm để đối mặt và chiến thắng nỗi ám ảnh của chính mình.

Tăng sự tự tin cho người bệnh

Một số bệnh nhân rối loạn lo âu có xu hướng hạn chế ra ngoài, hạn chế giao tiếp dẫn tới sự thiếu sót trong các kỹ năng mềm, thường xuyên tự ti về bản thân, cảm thấy mình kém cỏi. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu, gia đình cần tiếp thêm động lực để người bệnh chấp nhận, tin tưởng vào chính mình thay vì chỉ luôn trốn tránh sự thật, cảm thấy tội lỗi hay thất vọng về bản thân.

chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu
Đừng coi người rối loạn lo âu là “bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt” mà hãy coi là một người bình thường xứng đáng được đối xử dịu dàng hơn

Vậy cần làm gì để người rối loạn lo âu cảm thấy tự tin hơn?

  • Chủ động gợi ý và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người bệnh trong những việc đơn giản. Việc gia đình luôn nói người bệnh hãy nghỉ ngơi, không cần làm gì sẽ khiến họ có cảm giác mình là gánh nặng, mình vô dụng. Do đó hãy nhờ người bệnh làm những việc đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, cùng đi chợ, cùng chọn quần áo cho buổi tiệc
  • Dành lời khen, sự động viên khi tình trạng bệnh đang có những tiến triển tốt. Chẳng hạn người mắc chứng sợ đám đông nếu dám cùng bạn đi đến trung tâm thương mại chính là một bước tiến rất lớn, bạn hoàn toàn có thể dành những phần thưởng tuyệt vời cho sự cố gắng này
  • Tạo cơ hội để người bệnh phát huy năng lực cá nhân tốt nhất. Chẳng hạn với bệnh nhân OCD, khả năng dọn dẹp gọn gàng luôn là thế mạnh nổi trội, hãy luôn giúp họ có điều kiện để thể hiện “tài năng” của bản thân thay vì chỉ luôn lo lắng về những hành vi cưỡng chế quá mức
  • Không được phủ nhận, cười cợt, chê bai hay cho rằng nỗi ám ảnh của họ là kỳ cục, phi lý
  • Tìm kiếm những tấm gương về những người bị rối loạn lo âu nhưng vẫn thành công, vẫn chiến thắng nỗi sợ để người bệnh có thêm động lực

Thay vì chỉ tập trung nói về bệnh tật hay cố gắng an ủi người bệnh, hãy đối xử với họ như người bình thường. Chẳng hạn rủ họ cùng đi ăn uống, đi chơi, bàn luận về những vấn đề thú vị. Đó mới là cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu tốt nhất bởi họ sẽ không cảm thấy tự ti, không cảm thấy mọi người đang thương hại mình và dễ chịu hơn rất nhiều.

Cho người bệnh thời gian

Rối loạn lo âu không phải điều trị ngày 1 ngày 2 là có kết quả, mà có thể kéo dài đến vài tuần, vài tháng hay vài năm. Có người tưởng chừng đã hết bệnh nhưng lại tái phát, có người mãi mãi không thể loại bỏ được nỗi ám ảnh mà chỉ thuyên giảm được phần nào. Vì thế, không chỉ bệnh nhân mà những người chăm sóc cũng cần thực sự kiên trì, cho người bệnh thời gian.

Đừng bao giờ thúc giục hay trách cứ người bệnh vì sao điều trị lâu đến như thế mà tình trạng mãi không thuyên giảm, điều này không hề tạo động lực mà chỉ khiến họ thêm đau khổ mà thôi. Sự kiên trì, chân thành của bạn đôi khi chính là liều thuốc tốt nhất cho những trái tim tổn thương, là ánh sáng soi rọi cho những người đang ở dưới vực thẳm của tuyệt vọng.

Thực tế việc chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lo âu nghe có vẻ khó khăn hay phức tạp, nhưng thực tế, trong hành trình này bạn cũng đang chăm sóc cho chính mình. Việc điều chỉnh lại lối sống khoa học, bổ sung dinh dưỡng hay vận động hằng ngày cũng mang đến những tác dụng tích cực cho chính bản thân người chăm sóc.

Điều bạn cần ghi nhớ chính là, đối xử chân thành, nhẹ nhàng nhưng kiên định với người rối loạn lo âu. Chỉ có sự chân thành mới giúp bạn kiên trì, quyết tâm và khiến người bệnh thực sự cảm nhận được. Hơn hết, khi bạn đối xử với ai đó bằng sự chân thành và dịu dàng thì thế giới cũng luôn ấm áp với bạn.

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu là hành trình tưởng khó mà dễ, đôi lúc cũng không thể biết được khi nào mới tới điểm đích. Hãy luôn kết hợp chặt chẽ với bác sĩ, nhà trị liệu để đảm đi đúng hướng, đạt được kết quả mong muốn. Đừng quên vẫn phải dành thời gian chăm sóc cho chính mình để tránh những ảnh hưởng từ cảm xúc tiêu cực của người bệnh trong quá trình chung sống lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn lo âu có nguy hiểm
Rối Loạn Lo Âu Có Nguy Hiểm Không? Lời khuyên từ chuyên gia

Lo âu là cảm xúc bình thường mà chúng ta phải trải qua khi đối mặt với một số vấn đề trong đời sống. Cảm...

tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường là gì? Vai trò và Cách triển khai

Tư vấn tâm lý học đường sẽ giúp đỡ tâm lý cho học sinh trong việc phát triển tiềm năng cá nhân, hỗ trợ học...

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (ASPD): Chẩn đoán và điều trị

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) thường phớt lờ, và làm mọi cách nhằm chống đối những chuẩn...

Rối Loạn Nhân Cách Phụ Thuộc (DPD) là gì? Điều trị như thế nào?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc thường phát triển ở người có tiền sử rối loạn lo âu chia ly. Dạng nhân cách này đặc...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh