Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không? Giải đáp từ chuyên gia

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực tế, bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra nhiều vấn đề thể chất. Những thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn đọc có hình dung cụ thể về ảnh hưởng của bệnh và cách chăm sóc, cải thiện hiệu quả.

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?

Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm thần phổ biến không kém trầm cảm. Áp lực cuộc sống gia tăng cùng với các vấn đề an sinh xã hội, môi trường ô nhiễm… là yếu tố thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay, hiểu biết về sức khỏe tâm thần còn hạn chế nên rất nhiều trường hợp không được phát hiện, điều trị sớm.

Các vấn đề tâm lý đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất. Không ít người bị tăng huyết áp sau một thời gian bị rối loạn lo âu, căng thẳng. Vậy rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không?

rối loạn lo âu làm tăng huyết áp
Rối loạn lo âu là nguyên nhân gây tăng huyết áp mà ít người ngờ đến

Huyết áp tăng cao thường liên quan đến xơ vữa động mạch, ăn quá nhiều muối, ảnh hưởng của bệnh béo phì, tiểu đường, các bệnh mạch máu thận… Bên cạnh đó, trạng thái sợ hãi, lo lắng và căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nhìn chung, rối loạn lo âu làm tăng huyết áp do những nguyên nhân sau đây:

Do hormone adrenaline tăng mạnh

Adrenaline là hormone được tuyến thượng thận giải phóng trực tiếp vào máu. Tác dụng của loại hormone này là tăng lượng oxy trong cơ thể, tăng nhịp thở, nhịp tim và hạn chế các chức năng không cần thiết.

Hormone adrenaline thường được sản sinh ở trạng thái sợ hãi, căng thẳng, tức giận hoặc vui vẻ, thích thú. Nếu chỉ tăng cao trong một thời gian ngắn, hormone này không gây ra bất cứ vấn đề gì bất thường.

Tuy nhiên, người bị rối loạn lo âu luôn ở trong trạng thái lo lắng và căng thẳng. Hormone adrenaline được giải phóng liên tục vào máu gây thở nông, đau thắt ngực, tăng huyết áp kèm theo đau đầu, chóng mặt.

Tăng hormone cortisol trong thời gian dài

Bên cạnh adrenaline, nồng độ hormone cortisol cũng gia tăng ở người bị rối loạn lo âu. Trạng thái căng thẳng sẽ kích hoạt tuyến thượng thận giải phóng cortisol vào cơ thể. Tương tự như adrenaline, tăng cortisol trong thời gian ngắn ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe.

rối loạn lo âu làm tăng huyết áp
Stress, lo âu làm tăng hormone cortisol trong thời gian dài dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp thở, khó chịu ở dạ dày

Ngược lại, tăng cortisol trong thời gian dài sẽ gây ra một loạt các vấn đề như tăng đường huyết, ức chế miễn dịch, tăng huyết áp. Hormone này còn kích thích tế bào sản xuất glucose từ các axit béo và protein, từ đó dễ gây tăng cân, béo phì.

Nhìn chung, hormone cortisol rất cần thiết cho cơ thể – nhất là khi phải đối mặt với stress. Tuy nhiên, rối loạn lo âu khiến cho hormone tăng mạnh trong một thời gian dài. Điều này “vô tình” gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất bao gồm cả tăng huyết áp.

Do các vấn đề giấc ngủ

Ngoài biểu hiện về tâm lý, rối loạn lo âu còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mất ngủ, khó ngủ, không sâu giấc, chập chờn… Trạng thái lo lắng và sợ hãi thường trực làm cho hệ thần kinh trung ương bị kích thích liên tục. Kết quả là khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, khó ngủ, mất ngủ xảy ra thường xuyên.

Chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe tim mạch. Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp duy trì huyết áp và nhịp thở ổn định. Ngược lại, thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến huyết áp tăng cao và gia tăng nhiều vấn đề về tim mạch.

rối loạn lo âu làm tăng huyết áp
Rối loạn lo âu gây mất ngủ, khó ngủ và gián tiếp làm tăng huyết áp, nhịp tim

Trong trạng thái ngủ sâu, tim sẽ đập chậm hơn và huyết áp có xu hướng hạ để giảm áp lực lên cơ tim. Lúc này, không chỉ tim mà cơ quan hô hấp, các cơ, hệ tiêu hóa… đều sẽ hoạt động chậm lại để nghỉ ngơi. Nếu thường xuyên mất ngủ, tim không được nghỉ ngơi khiến cho huyết áp có xu hướng tăng cao hơn so với bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu

Hiện nay, rối loạn lo âu thường được kiểm soát bằng thuốc và trị liệu tâm lý. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp chính giúp kiểm soát lo âu, giải tỏa căng thẳng, điều hòa tâm trạng và giảm các cơn hoảng sợ (lo âu cấp tính).

Bên cạnh hiệu quả mang lại, các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ và tăng huyết áp.

Tác dụng phụ tăng huyết áp thường gặp khi sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin (SNRIs), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI). Ngoài ra, các loại thuốc này có thể gây mất ngủ và làm tăng huyết áp gián tiếp.

Trên thực tế, rối loạn lo âu làm tăng huyết áp chủ yếu do tăng hormone cortisol và adrenaline. Mất ngủ, khó ngủ, tác dụng phụ của thuốc thường là yếu tố góp phần gia tăng tình trạng này. Nếu có các thói quen xấu như làm việc quá sức, uống rượu bia, hút thuốc lá… tăng huyết áp có thể phát triển thành bệnh cao huyết áp.

Tăng huyết áp do rối loạn lo âu và những hiểm họa tiềm ẩn

Nhìn chung, tăng huyết áp do rối loạn lo âu thường không quá nghiêm trọng. Nếu thăm khám sớm và điều trị kịp thời, huyết áp sẽ ổn định trở lại. Ngoài ra, những vấn đề sức khỏe đi kèm như mất ngủ, đau vai gáy, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa… cũng được cải thiện đồng thời.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không
Tăng huyết áp do rối loạn lo âu có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nếu không được điều trị kịp thời

Tăng huyết áp do rối loạn lo âu nếu không được điều trị sẽ gây ra không ít biến chứng như bệnh mạch vành, các vấn đề về mắt (phù gai thị, xuất huyết sau võng mạc, tổn thương mạch máu trong mắt), rối loạn cương dương, giảm trí nhớ. Với những người có sẵn bệnh cao huyết áp, rối loạn lo âu khiến cho huyết áp tăng cao trong một thời gian dài, gia tăng nguy cơ đột tử và đột quỵ.

Quan trọng hơn, tăng huyết áp và các vấn đề thể chất càng khiến cho bệnh nhân trở nên lo âu, căng thẳng hơn – nhất là với những người bị rối loạn lo âu bệnh tật. Nếu không điều trị kịp thời, cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống đều suy giảm.

Các biện pháp cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra nhiều vấn đề thể chất. Trong đó, tăng huyết áp là vấn đề đáng lo ngại, cần được điều chỉnh kịp thời.

Để cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Tích cực điều trị

Gốc rễ gây ra tình trạng tăng huyết áp là cảm giác lo âu, sợ hãi và căng thẳng quá mức. Vì vậy, nếu rối loạn lo âu được kiểm soát, huyết áp sẽ được điều chỉnh trở lại mức cân bằng.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không
Điều trị rối loạn lo âu sớm, đúng cách sẽ giúp cải thiện tâm trạng, điều hòa huyết áp và các vấn đề thể chất khác

Rối loạn lo âu gây sự lo lắng, sợ hãi vô lý và dai dẳng. Đi kèm là hành vi né tránh các đối tượng và tình huống gây ra nỗi sợ khiến cho mọi khía cạnh của cuộc sống đều bị ảnh hưởng (từ công việc, học tập cho đến các mối quan hệ). Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Đáp ứng với điều trị có sự khác biệt ở từng trường hợp. Sau khoảng 6 – 12 tuần, các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể, bao gồm cả tăng huyết áp. Điều trị rối loạn lo âu bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm. Trường hợp tăng huyết áp quá cao sẽ được chỉ định dùng thuốc chẹn beta.

Các biện pháp thư giãn

Rối loạn lo âu có thể làm tăng huyết áp đột ngột do nỗi sợ và sự lo lắng gia tăng. Vì vậy, bệnh nhân nên trang bị một số biện pháp thư giãn để kiểm soát cảm xúc và điều hòa huyết áp, nhịp thở nhanh chóng.

Các biện pháp thư giãn giúp cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu:

Thở bụng:

Thở bụng là kỹ thuật thư giãn tâm trí, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Không giống như thở ngực, khi thực hiện kỹ thuật này cần phải tập trung tuyệt đối. Hít sâu bằng mũi, sau đó đưa hơi thở xuống dưới cho đến khi bụng phình ra. Thở ra từ từ bằng miệng và tiếp tục lặp lại khoảng 20 – 30 lần.

Kỹ thuật thở bụng giúp tăng lượng oxy trong cơ thể, cải thiện thể tích phổi và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan nội tạng. Quan trọng hơn, kỹ thuật này giúp điều hòa nhịp thở và huyết áp, cải thiện tình trạng tăng huyết áp do lo âu, căng thẳng một cách hiệu quả.

Ngâm chân với nước ấm:

Ngâm chân với nước ấm 50 – 60 độ là cách hạ huyết áp cấp tốc. Thông thường sau khi đối mặt với tình huống gây ra nỗi sợ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện tăng huyết áp, thở nhanh, thở nông. Lúc này, nên ngâm chân với nước ấm kết hợp với thở bụng để điều hòa huyết áp và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực.

Thay đổi lối sống

Người có các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực… đều được khuyến khích thay đổi lối sống. Điều chỉnh lối sống thật sự hữu ích trong việc giải tỏa căng thẳng, lo âu, cân bằng cảm xúc và cải thiện sức khỏe thể chất một cách toàn diện.

rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không
Tập thể dục hằng ngày là cách cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu hiệu quả

Hướng dẫn xây dựng lối sống giúp cải thiện tăng huyết áp do rối loạn lo âu:

  • Kiểm soát các yếu tố gây lo âu và làm tăng huyết áp như thức khuya, làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều, hút thuốc lá, uống rượu bia… Ngoài ra, người bị rối loạn lo âu cũng nên hạn chế dung nạp quá nhiều caffeine.
  • Tránh thức ăn cay nóng, chất béo bão hòa, ăn nhạt, giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn. Ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, thịt trắng… và uống đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh giấc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
  • Có thể bổ sung TPCN chứa Omega 3 và probiotic (lợi khuẩn) để giảm lo lắng và cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra. Trong trường hợp đang dùng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để hạn chế hiện tượng tương tác.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
  • Trang bị kỹ năng sống để giải quyết những vấn đề, mâu thuẫn trong cuộc sống một cách thuận lợi. Tránh trường hợp stress dai dẳng làm tăng mức độ lo âu, gián tiếp ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.
  • Chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với người thân, bạn bè. Nếu không thoải mái, có thể viết nhật ký để giải tỏa suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Không nên suy nghĩ quá nhiều và nhốt mình trong phòng khiến cho tinh thần trở nên căng thẳng, bức bối.
  • Tự tạo cảm xúc tích cực bằng các hoạt động yêu thích như đọc sách, đan len, học ngoại ngữ, vẽ tranh… Hoặc cũng có thể tham gia hoạt động xã hội để tránh suy nghĩ, lo âu quá mức, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng, hình thành tinh thần và lối sống lạc quan.

Nếu điều trị tích cực kết hợp với lối sống khoa học, rối loạn lo âu sẽ được kiểm soát nhanh chóng. Các vấn đề thể chất đi kèm như đau dạ dày, căng cơ, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ và tăng huyết áp cũng được cải thiện rõ rệt.

Rối loạn lo âu hiện là vấn đề tâm lý đáng lo ngại không thua kém trầm cảm. Những ảnh hưởng của rối loạn này không chỉ dừng lại ở phạm vi sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến thể chất và chất lượng cuộc sống. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp không và nắm được cách cải thiện hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hội chứng burnout
Hội chứng Burnout: Những điều cần biết và cách vượt qua

Hội chứng Burnout có lẽ là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều người trong số chúng ta. Đây là cụm từ nói về...

cảm xúc tiêu cực
Cảm Xúc Tiêu Cực Là Gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách vượt qua

Con người rất đa cảm và dễ bị tác động tâm lý bởi những yếu tố bên ngoài. Chúng ta có thể nhanh chóng trở...

hội chứng Tourette
Hội chứng Tourette (Tourette Syndrome): Nguyên nhân, điều trị

Hội chứng Tourette là một chứng rối loạn thần kinh không hiếm gặp, khởi phát trong thời thơ ấu và ảnh hưởng suốt đời. Hội...

Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn lo âu hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp chính, có thể kết hợp thêm xoa bóp bấm huyệt vào quá trình điều trị rối loạn lo âu. Đây...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh