Chữa trầm cảm bằng yoga – Những bài tập tại nhà, dễ thực hiện

Chữa trầm cảm bằng yoga hiện đang là một trong các phương pháp được khuyến khích áp dụng để giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng trạng thái tâm lý, đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực, những hành vi mất kiểm soát. Đặc biệt là các tình trạng trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc không muốn nhờ đến sự can thiệp của chuyên gia tâm lý thì yoga được xem là lựa chọn hiệu quả và an toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. 

Chữa trầm cảm bằng yoga
Chữa trầm cảm bằng yoga là phương pháp thường được ưu tiên áp dụng cho các trường hợp nhẹ.

Chữa trầm cảm bằng yoga có hiệu quả không?

Trầm cảm hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của hầu hết các đối tượng. Căn bệnh này không loại trừ bất kỳ ai và ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, mất dần hứng thú với cuộc sống.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì mỗi người bệnh sẽ có những trải nghiệm về trầm cảm khác nhau. Bên cạnh đó, chứng rối loạn tâm thần này cũng sẽ tồn tại ở nhiều mức độ riêng biệt, gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ về nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại nên trầm cảm đã và đang được khắc phục tốt nhờ vào rất nhiều các phương pháp an toàn khác nhau.

Đối với các trường hợp trầm cảm nhẹ, các triệu chứng bệnh vẫn chưa trở nên mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì sẽ được khuyến khích áp dụng tốt các biện pháp can thiệp ngay tại nhà để giúp bệnh nhân dần ổn định lại trạng thái tâm lý, loại bỏ trầm cảm an toàn. Trong đó, luyện tập yoga được xem là liệu pháp hiệu quả đang nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ cả giới chuyên môn lẫn những người mắc bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, đối với các trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, song song với việc áp dụng tốt các biện pháp trị liệu tâm lý hoặc sử dụng dược phẩm hỗ trợ thì yoga cũng góp phần lớn trong việc kiểm soát triệu chứng và phục hồi tình trạng sức khỏe cho từng bệnh nhân.

Yoga là một phương pháp luyện tập có từ rất lâu đời, xuất phát gốc từ Ấn Độ và hiện đang được phát triển rộng rãi trên nhiều quốc gia ở thế giới, trong đó có Việt Nam. Các bài tập yoga thường là sự kết hợp giữa các động tác, tư thế uốn lượn uyển chuyển, dẻo dai cùng với kỹ thuật hít thở sâu để giúp nâng cao thể chất và tinh thần.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Yoga giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, mang đến cảm giác yên bình, thư thái và dễ chịu.

Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu về yoga đã nhận thấy công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe tinh thần của con người. Yoga có thể hỗ trợ giảm stress, xua tan mệt mỏi và hỗ trợ chữa trầm cảm hiệu quả, đặc biệt đây còn được xem là công cụ giúp đỡ chính để phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Cụ thể một số tác dụng tuyệt vời mà bộ môn này có thể mang đến cho người bệnh trầm cảm như:

  • Yoga hỗ trợ tăng cường nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể.
  • Giúp giảm và cân bằng hàm lượng hormone bên trong cơ thể của những người đang mắc bệnh trầm cảm hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe thần kinh.
  • Hỗ trợ giảm stress, thư giãn.
  • Yoga giúp bạn dần thay đổi thế giới quan theo chiều hướng tích cực hơn.
  • Luyện tập yoga thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các cơn đau nhức cơ thể do trầm cảm gây ra.
  • Yoga giúp ổn định huyết áp, giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Giúp nâng cao và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Bên cạnh những tác dụng nêu trên thì yoga còn được xem là bộ môn tập luyện đơn giản và dễ thực hiện cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Dù bạn chưa từng tiếp xúc với yoga nhưng khi được hướng dẫn kỹ lưỡng bạn vẫn có thể bắt đầu tốt với những động tác đơn giản, nhẹ nhàng.

Do đó, đối với những ai đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm và muốn cải thiện ngay tại nhà thì yoga chính là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn trên mạng hoặc nếu có thời gian hãy đến đăng ký học tại các lớp yoga để được hướng dẫn và tập luyện hiệu quả hơn.

Các phong cách luyện tập yoga thường được áp dụng

Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của nhiều đối tượng khác nhau, yoga được phổ biến với rất nhiều phong cách tập luyện tương ứng với các mức độ khó khác nhau. Tùy vào khả năng và sở thích của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn phong cách tập luyện riêng biệt để cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hiệu quả nhất cho bản thân.

Cụ thể một số phong cách luyện tập yoga thường được nhắc đến như:

1. Hatha Yoga

Hatha Yoga được xem là phong cách tập luyện đơn giản và thường được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt phù hợp cho những ai mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn này. Đây là loại yoga có sự kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố cơ bản nhất, đó chính là hơi thở và tư thế tập luyện (asana).

Mục đích chính của phong cách Hatha Yoga đó chính là hỗ trợ làm căng hầu hết các cơ trên cơ thể để giúp chúng được thư giãn, thả lỏng thoải mái. Các tư thế thực hiện bài tập cũng vô cùng linh hoạt. Bạn có thể tập luyện ngay cả khi đứng, ngồi hoặc nằm, thậm chí trong các không gian hẹp như văn phòng cũng có thể giúp bạn thực hiện bài tập một cách đơn giản.

2. Ashtanga Yoga

Phong cách yoga này sẽ phù hợp hơn với những ai yêu thích thể thao bởi Ashtanga Yoga sẽ tập trung vào việc sử dụng sức mạnh và sức chịu đựng của người tập. Loại hình này đòi hỏi người tập phải thực hiện liên tục một chuỗi các động tác yoga khác nhau. Đồng thời, nó cũng rất chú trọng vào việc tập trung ở hơi thở, kiểm soát tốt nhịp thở bằng cả các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

3. Iyengar Yoga

Đây cũng là một phong cách khởi đầu khác phù hợp dành cho những người bệnh trầm cảm. Iyengar Yoga thường sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của một số đạo cụ như gối, ghế để giúp cho quá trình tập luyện, thư giãn trở nên dễ dàng hơn.

Loại yoga này sẽ chú trọng vào từng chi tiết nên nhịp tập cũng sẽ chậm rãi, nhẹ nhàng. Đối với những người mới tiếp xúc với yoga thì việc sử dụng thêm các đạo cụ sẽ giúp họ dễ dàng điều chỉnh tư thế đúng và chính xác nhất, từ đó giúp cho bài tập đạt được hiệu quả tối ưu hơn.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Tùy vào nhu cầu và mục đích tập luyện mà người bệnh có thể lựa chọn các phong cách yoga khác nhau.

4. Sivananda Yoga

Swami Vishnu-devananda chính là người đã thiết kế ra phong cách yoga độc đáo này với 5 nguyên tắc cốt lõi, đó là:

  • Tập luyện thể dục đúng cách.
  • Rèn luyện hơi thở đúng.
  • Thư giãn hiệu quả.
  • Đảm bảo tốt chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp.
  • Tuy duy tích cực và thiền.

5. Bikram Yoga

Bikram Yoga hay còn được nhiều người gọi với tên khác là “yoga nóng”. Hiểu theo cách đơn giản nhất đó chính là người tập cần thực hiện các động tác yoga trong một căn phòng có nhiệt độ nóng. Để thực hiện phong cách yoga này, bạn cần phải ngồi trong phòng nóng lên đến khoảng 40 độ C.

Tuy nhiên, Bikram Yoga sẽ khá kén người tập bởi không phải ai cũng có thể đáp ứng tốt môi trường tập luyện này. Đối với những người có vấn đề về huyết áp hoặc mắc bệnh tiểu đường thì cần được thăm khám và nhận lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện.

6. Kundalini Yoga

Kundalini Yoga thường được khuyến khích áp dụng cho người bệnh trầm cảm bởi phong cách này tập trung chủ yếu vào thiền định, giúp cải thiện tinh thần và cân bằng tâm lý hiệu quả. Hầu hết các bài tập loại này sẽ tập trung vào hơi thở, cách thiền định và tụng kinh để cải thiện tâm trí.

Kundalini sẽ tập trung nhiều vào việc sử dụng kết hợp giữa hơi thở và các tư thế yoga để giúp giải phóng tốt nguồn năng lượng trong cuộc sống. Hoặc một số người còn gọi đây là quy luật cuộc sống, các bài tập tập trung chủ yếu tại cột sống.

7. Power Yoga

Đây được đánh giá là phong cách yoga khó luyện tập nhất bởi nó không chỉ là các động tác, tư thế hay hơi thở mà là sự kết hợp giữa yoga và thể dục nhịp điệu. Người tập cần phải có sự tập trung cao độ để liên tiếp thực hiện một loạt các động tác và tư thế phối hợp nhịp nhàng với nhau, đồng thời cần đảm bảo tốt việc duy trì hơi thở.

Power Yoga cũng chính là một trong các phong cách tập luyện đòi hỏi nhiều ở sức khỏe người tập bởi sự vận động liên tục. Tuy nhiên, nếu có thể duy trì tập luyện các bài tập yoga này, bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dẻo dai và sự linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng tốt.

Gợi ý những bài tập yoga đơn giản, dễ thực hiện cho người trầm cảm

Tùy vào sở thích và khả năng tập luyện của mỗi người mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn những bài tập yoga phù hợp. Đối với các trường hợp mắc bệnh trầm cảm và lần đầu làm quen với bộ môn thư giãn này thì nên được bắt đầu bằng những động tác đơn giản, kèm theo đó có sự hướng dẫn của các chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau khi đã thuần thục các động tác và nắm được những yếu tố cơ bản, cần thiết thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện bài tập yoga tại nhà, vào những lúc rảnh rỗi hoặc cảm thấy tinh thần đang dần trở nên tiêu cực. Việc áp dụng yoga để chữa trầm cảm cũng cần được kiên trì trong thời gian nhất định để giúp tâm trạng được ổn định và cân bằng hơn.

Để khắc phục tốt tình trạng trầm cảm kéo dài và ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực của nó, người bệnh cần duy trì chế độ tập luyện với các bài tập yoga sau:

1. Tư thế em bé

Đây là cấp độ đơn giản mà ai trong chúng ta cũng có thể áp dụng tập luyện ngay từ khi mới bắt đầu. Bạn có thể tập luyện tư thế này bất cứ khi nào rảnh rỗi hoặc khi bạn cần có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi để phục hồi lại nguồn năng lượng tích cực.

Lời khuyên tốt nhất mà chuyên gia dành cho bạn là nên tập luyện vào lúc bụng không bận rộn, hãy áp dụng bài tập khoảng 4 đến 5 tiếng sau bữa ăn để hệ tiêu hóa được làm việc hiệu quả và mang đến sự thoải mái nhất định trong tinh thần. Bài tập có tác dụng giúp bạn thả lỏng cơ thể, mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái, ổn định tinh thần, khí huyết lưu thông.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Tư thế em bé hỗ trợ cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh trầm cảm ngăn chặn được sự ảnh hưởng của các triệu chứng tiêu cực.

Cách thực hiện tư thế em bé:

  • Bước 1: Ngồi xuống sàn hoặc thảm tập, chân gập lại với nhau và dồn trọng tâm vào gót chân. Khi cảm thấy thoải mái hơn bạn bắt đầu mở rộng phần đầu gối và hông, kết hợp với việc hít thở đều.
  • Bước 2: Gập người hướng về phía 2 đùi và thở nhẹ ra.
  • Bước 3: Từ từ mở rộng phần hông và thư giãn thoải mái ở giữa 2 đùi.
  • Bước 4: Tay vươn thẳng qua đầu, đặt thẳng hàng với đầu gối. Tiếp đến hãy thả lỏng thoải mái phần vai trên sàn và cảm nhận rõ về sức năng của vai.
  • Bước 5: Duy trì tư thế này trong khoảng 1 đến 3 phút.
  • Bước 6: Để kết thúc tư thế em bé, bạn hãy bắt đầu thư giãn, hút thở đều và nâng cơ thể nhẹ nhàng quay lại vị trí ban đầu.

2. Tư thế gác chân lên tường

Tư thế gác chân lên tương tuy thực hiện rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt là quá trình cải thiện của người bệnh trầm cảm. Đây cũng là một trong các tư thế cơ bản với cách thực hiện nhẹ nhàng mà bạn có thể áp dụng được ở nhiều không gian khác nhau, ngay cả khi trên giường ngủ.

Với tư thế này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể được thả lỏng hoàn toàn và xua tan được căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, bằng cách nâng chân cao lên sẽ giúp cho máu huyết được lưu thông, ngăn ngừa tốt tình trạng tích tụ chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể. Đối với những người bệnh trầm cảm, khi tập yoga bằng động tác gác chân lên tường còn giảm thiểu tình trạng đau nhức, cải thiện sức khỏe cột sống và tiêu hóa.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Tư thế gác chân lên tường là bài tập yoga đơn giản có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi.

Cách thực hiện tư thế yoga gác chân lên tường:

  • Bước 1: Chọn chỗ nằm gần tường và hướng chân vào tường, sau đó giơ lên cao lên áp sát vào phần tường. Lúc này phần gót chân và mông sẽ chạm sát vào tường.
  • Bước 2: Tay thả lỏng, có thể đặt trên bụng hoặc giang sang 2 bên.
  • Bước 3: Bắt đầu thư giãn, mắt nhắm lại và dồn hết tâm trí vào từng hơi thở.
  • Bước 4: Trong quá trình tập luyện, cơ thể cần phải thả lỏng toàn bộ.
  • Bước 5: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 đến 10 phút hoặc có thể lâu hơn.
  • Bước 6: Để kết thúc tư thế tập luyện, hãy từ từ co 2 đầu gối lại, lật người sáng một bên và nằm thả lỏng khoảng 30 giây để cơ thể ổn định, sau đó ngồi dậy.

3. Tư thế yoga thiền

Yoga thiền là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiền định với việc luyện tập yoga. Khi lựa chọn động tác này, bạn sẽ có cơ hội để gạt bỏ những phiền muộn, lo toan bộn bề cuộc sống, giúp cho tâm trí được an yên và tĩnh lặng hơn rất nhiều.

Chính vì thế, yoga thiền được biết đến là tư thế hỗ trợ chữa trầm cảm hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay. Yoga thiền giúp người bệnh dần buông bỏ được các tạp niệm và dục vọng trong cuộc sống, mang đến những giá trị lớn về tinh thần hoặc có thể giúp họ tìm kiếm được bản ngã của chính mình.

Do đó, yoga thiền được xem như một liều thuốc giúp giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng, mang đến một tinh thần thư thái, tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, nó có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng, cảm xúc tiêu cực do trầm cảm gây ra, giúp cân bằng trạng thái tâm lý và mang đến sự bình yên trong tâm hồn.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Yoga thiền giúp loại bỏ mọi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, mang đến sự yên tĩnh, thoải mái trong tâm hồn.

Có nhiều tư thế yoga thiền như ngồi xếp bằng, tư thế Miến Điện, tư thế Nhật Bản, tư thế ngồi thiền trên ghế, tư thế bán liên hoa, tư thế liên hoa. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà bạn có thể tìm hiểu và áp dụng các tư thế thiền yoga khác nhau.

Dưới đây là gợi ý cách thực hiện tư thế ngồi thiền xếp bằng đơn giản tại nhà:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thể thả lỏng, hai chân khoanh chéo vào nhau, lòng bàn chân ngửa ra phía bên ngoài.
  • Bước 2: Giữ thẳng lưng, thẳng cổ, nghiêng người qua lại một vài lần để thả lỏng và chắc chắn rằng vị trí của vai đang đặt thẳng hàng với phần hông. Lúc này chỏm đầu sẽ hướng lên phía trần nhà một chút.
  • Bước 3: Tay thả lỏng và đặt lên hai đầu gối (có thể úp hoặc mở lòng bàn tay tùy ý).
  • Bước 4: Hít thở đều, tập trung suy nghĩ vào từng hơi thở.
  • Bước 5: Duy trì trạng thái thiền trong khoảng 10 đến 15 phút.

4. Tư thế con lạc đà

Con lạc đà cũng là tư thế yoga được nhiều người áp dụng hiệu quả trong quá trình chữa trầm cảm. Nhờ vào tư thế này mà phần ngực, bụng, cơ tứ đầu sẽ dần được kéo căng, giúp cơ thể được thư giãn và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Đặc biệt, đối với các tình trạng bị trầm cảm, việc tập luyện tư thế này còn giúp cải thiện tốt sức khỏe của hệ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón và hỗ trợ cơ thể giải độc, trao đổi chất, gia tăng khả năng thèm ăn. Ngoài ra, tư thế con lạc đà còn có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ thể, nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Tư thế con lạc đà không chỉ giúp chữa trầm cảm hiệu quả mà còn mang đến nguồn năng lượng tích cực mới cho người tập.

Cách thực hiện tư thế con lạc đà:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thể ngồi trên gót chân ở thảm hoặc sàn.
  • Bước 2: Quỳ thẳng người và giữ cho phần hông thẳng với đầu gối.
  • Bước 3: Từ từ nghiêng người qua bên phải, dùng bàn tay phải để nắm và giữ lấy phần lòng bàn chân phải, làm tương tự với tay và chân bên trái. Sau đó hãy ngửa đầu ra phía sau, kết hợp thở đều.
  • Bước 4: Nếu bạn đã quen với bài tập này, cơ thể đủ dẻo dai thì hãy sử dụng đôi tay để chống phần thắt lưng lên để ngừa người ra phía sau, sau đó dùng tay chống xuống sàn.
  • Bước 5: Giữ tay thẳng và dồn lực vào phần cánh tay/ Hãy cố gắng để vươn người về phía trước sao cho phần bắp đùi đặt vuông góc với mặt sàn.
  • Bước 6: Vai thả lỏng, đầu vẫn ngả về phía sau, mắt nhìn vào phần chóp mũi.
  • Bước 7: Giữ nguyên tư thế con lạc đà trong khoảng từ 10 đến 20 giây và nhẹ nhàng thu người lại vị trí ban đầu.

5. Tư thế con cá

Chữa trầm cảm bằng tư thế yoga con cá cũng là lựa chọn phù hợp để giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự cân bằng trong tâm trí và rèn luyện tốt tính trì, nhẫn nại, kiên cường. Nhờ vào tư thể nào mà các cơ ở cổ, ngực, vai được thả lỏng một cách dễ dàng, từ đó giúp cải thiện tốt tình trạng hô hấp, giảm đau nhức hiệu quả.

Đây còn được nhiều người mệnh danh là tư thế có khả năng loại bỏ nhiều bệnh tật khác nhau. Không chỉ có trầm cảm mà các vấn đề về sức khỏe hô hấp, táo bón, tiêu hóa, đau nhức cũng sẽ được khắc phục hiệu quả theo thời gian.

Chữa trầm cảm bằng yoga
Chữa trầm cảm bằng yoga với tư thế con cá sẽ mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh.

Cách thực hiện tư thế con cá:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế nằm trên thảm hoặc mặt sàn, hai chân đặt cạnh nhau, thả lỏng 2 tay theo chiều dài của chân.
  • Bước 2: Lòng bàn tay hướng vào hông và từ từ úp xuống mặt sàn, khuỷu tay đưa gần về phía eo.
  • Bước 3: Hai chân đan chéo vào nhau, đùi và đầu gối đặt trên sàn.
  • Bước 4: Thở từ từ ra ngoài, nâng phần ngực và đầu nhẹ lên, lúc này đỉnh đầu sẽ chạm sàn.
  • Bước 5: Cơ thể sẽ dồn toàn bộ trọng lượng lên 2 khuỷu tay. Đồng thời, khi nâng phần ngực lên, một phần áp lực sẽ được san sẻ qua vai.
  • Bước 6: Giữ nguyên tư thể trong vòng vài phút cho đến khi bạn cảm thấy thực sự thoải mái.
  • Bước 7: Để kết thúc bài tập, bạn bắt đầu hít thở nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể, nâng đầu lên trước, dần hạ ngực xuống và thư giãn.

Một số lưu ý khi chữa trầm cảm bằng yoga

Yoga mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và đời sống của con người. Đặc biệt việc chữa trầm cảm bằng yoga đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người bệnh.

Tuy nhiên, để quá trình tập luyện đạt được hiệu quả cao nhất, người tập cũng cần phải nắm rõ các quy tắc và một số lưu ý quan trọng của bộ môn này. Dù bạn là người chưa từng trải nghiệm, mới tập luyện hoặc đã quen thuộc với yoga thì vẫn nên ghi nhớ những điều sau đây:

  • Luôn khởi động kỹ trước mỗi khi tập, dù là bắt đầu một động tác đơn giản. Đây được xem là bước vô cùng quan trọng của bất kỳ bộ môn thể dục nào. Nó giúp cho cơ thể bạn dần được nóng lên và chuẩn bị trong trạng thái sẵn sàng để luyện tập.
  • Tùy vào nhu cầu và mục đích tập luyện mà bạn nên cân nhắc lựa chọn phong cách yoga phù hợp với bản thân. Đừng nên bắt chước hoặc chạy theo bất kỳ ai, hãy dựa trên sở thích cá nhân để các buổi tập luôn được thoải mái và dễ chịu.
  • Nên lựa chọn không gian thoáng mát, yên tĩnh để tập luyện sẽ giúp gia tăng hiệu quả của buổi tập. Không gian không cần thiết phải quá rộng nhưng cần sự bằng phẳng, êm ái.
  • Nên ưu tiên tập yoga vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi buổi tập nên duy trì khoảng 15 đến 45 phút. Mỗi tuần cần duy trì chế độ tập luyện khoảng 3 đến 4 buổi.
  • Kỹ thuật hít thở trong yoga đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần lớn trong việc quyết định hiệu quả của bài tập. Bạn cần rèn luyện cách hít thở đúng, cần phải hít thở đều và sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng oxy khi luyện tập.
  • Yoga là bộ môn đòi hỏi sự tĩnh tâm và thiền định cực cao. Nó hướng đến sự thiền định cùng với sự kết hợp hoàn hảo các động tác uyển chuyển. Vì thế, trong quá trình tập luyện bạn cần có sự tập trung, loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài lẫn bên trong tâm lý.
  • Ưu tiên lựa chọn các trang phụ tập luyện thoải mái, thoáng mát và dễ vận động. Về chất liệu thì coolmax, polypropylene, polyester sẽ là những lựa chọn phù hợp cho những người yêu thích môn thể thao này.
  • Để giúp chữa trầm cảm hiệu quả bằng yoga, người bệnh cũng nên kết hợp với việc nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp nâng cao sức khỏe toàn diện.

Chữa trầm cảm bằng yoga là biện pháp được khuyến khích áp dụng kết hợp trong quá trình can thiệp và phục hồi sức khỏe tinh thần cho nhiều người bệnh khác nhau. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và biết thêm một số thông tin về yoga để dễ dàng ứng dụng ngay tại nhà, từ đó giúp đẩy lùi các ảnh hưởng của trầm cảm, xây dựng đời sống tinh thần khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa Stress, căng thẳng kéo dài bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt đã được chứng minh về hiệu quả chữa stress. Nếu đang bị căng thẳng quá mức, bạn có thể thực hiện...

7 Loại Tinh Dầu Có Công Dụng Giảm Stress Căng Thẳng Hiệu Quả

Giảm stress bằng tinh dầu là cách giải tỏa, đẩy lùi căng thẳng hữu hiệu. Hương thơm của tinh dầu sẽ kích thích tế bào...

Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn có khả năng tác động đến thai nhi,...

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Nhận biết rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật đều gây ra các phản ứng trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, tâm...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh