Nhận biết rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật đều gây ra các phản ứng trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, tâm thần, hệ tim mạch, chẳng hạn tim đập nhanh, khó thở, bồn chồn, suy nghĩ nhiều nên đôi khi có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên tính chất hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau nên hướng điều trị cũng khác nhau. Do đó phần chẩn đoán phân biệt chính xác để có hướng điều trị phù hợp.

Vì sao dễ nhầm lẫn giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật được cấu tạo bởi hai cơ quan chính là hệ thần kinh giao cảm ( có khả năng làm tăng nhịp thở, huyết áp, tăng nhịp tim, đổ nhiều mồ hôi) và hệ thần kinh phó giao cảm ( có tác động làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, thở chậm, tăng hoạt động co thắt). Sự mất cân bằng giữa hai cơ quan này chính là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System Disorders).

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có nhiều đặc điểm tương đồng về triệu chứng nên rất dễ gây nhầm lẫn

Đặc trưng của rối loạn thần kinh thực vật chính là trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, bồn chồn, khó thở, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, chân tay run rẩy, trở nên mất tự tin và hay cáu gắt hơn.. Các trạng thái này rất tương đồng với rối loạn lo âu khi họ đang đứng trước các tình huống gây căng thẳng.

Rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh lý về thần kinh và rối loạn lo âu lại thuộc về khía cạnh tâm lý – tâm thần. Trên thực tế cả hai bệnh lý này vẫn có mối liên hệ với nhau, tuy nhiên về bản chất và hướng điều trị có sự khác nhau rõ rệt nên cần phân biệt chính xác.

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật có những đặc điểm tương đồng dễ gây nhầm lẫn sau đây

  • Về triệu chứng: như đã nói, các đặc điểm chính của hai bệnh lý này cực kỳ tương đồng, chẳng hạn như đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi lạnh, run rẩy, hụt hơi, rối loạn giấc ngủ, có cảm giác bồn chồn bất an, khó tập trung, suy giảm trí nhớ.. Hầu hết chỉ đánh giá qua các triệu chứng hoàn toàn có thể gây nhầm lẫn nên bất cứ bệnh lý nào cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán chuyên môn trước khi chính thức điều trị.
  • Về nguyên nhân: theo các chuyên gia, cả rối loạn lo âu cùng rối loạn thần kinh thực vật đều có nguyên nhân vô cùng đa dạng nhưng nhìn chung đều có liên quan đến cơ chế di truyền. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trong gia đình có người mắc các bệnh tâm lý – tâm thần kinh thì nguy cơ mắc hai rối loạn này cao hơn. Bên cạnh đó, những người sống trong trạng thái căng thẳng, áp lực tâm lý kéo dài cũng dễ mắc các bệnh lý này.
  • Hướng điều trị: Trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc an thần, vitamin B đều được áp dụng trong điều trị rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ định việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh xa bia rượu, chất kích thích, vận động hằng ngày, tránh xa căng thẳng để điều trị bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là các đặc điểm tương tự cơ bản, không thể chẩn đoán cùng một tình trạng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán mà cần đến các đơn vị y tế chuyên khoa, chẳng hạn như bệnh viện tâm thần để thực hiện các kiểm tra xét nghiệm đúng từng tình trạng.

Các điểm khác nhau giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật

Như đã nói, bản chất của rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn khác biệt nhau nên nếu nhầm lẫn trong điều trị hoàn toàn có thể khiến bệnh tiến triển xấu dần đi. Do đó nắm bắt về chính xác nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cụ thể về hai bệnh lý này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt hơn.

Bản chất

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm thần chưa thể xác định chính xác cơ chế bệnh sinh, tuy nhiên hầu như các bệnh nhân đều có sự thay đổi bất thường về các hóa chất trong não bộ, cụ thể là tự tăng quá mức của adrenalin,  cortisol – các hormone gây căng thẳng và thiếu hụt Serotonin, Oxytocin và Dopamine, Endorphin – hormone hạnh phúc.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Bản chất giữa rối loạn lo âu với rối loạn thần kinh thực vật là khác biệt

Rối loạn thần kinh thực vật lại liên quan đến rối loạn thần kinh do rối loạn hệ giao cảm và phó giao cảm. Cơ quan này vốn đảm nhiệm vai trò điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, hệ bài tiết.. , hệ hóa cùng một số cơ quan khác. Do đó khi có các rối loạn tại đây, cơ thể sẽ không chỉ xuất hiện triệu chứng lo âu mà còn là hàng loạt các vấn đề khác.

Các chuyên gia còn chỉ ra, rối loạn hệ thần kinh thực vật kéo dài hoàn toàn có thể tiến triển thành rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ, đặc biệt với người có tâm lý nhạy cảm và suy nghĩ nhiều. Điều này đôi khi cũng có thể gây ra nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị bởi cần phải xác định được gốc rễ vấn đề mới có thể loại bỏ bệnh tật hoàn toàn.

Nguyên nhân

Bên cạnh yếu tố di truyền là điểm chung, rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật được gây ra bởi các nguyên nhân sau đây

Rối loạn lo âu

  • Các trải nghiệm mang tính chất căng thẳng, tiêu cực, ám ảnh, vượt qua ngưỡng chịu đựng tâm lý của cá nhân. Chẳng hạn người bị chó cắn sẽ cảm thấy lo âu khi thấy chó, người từng bị bắt nạt tập thể có thể sợ đám đông…
  • Đang đứng trước các mối nguy hiểm tiềm ẩn, được dự báo trước nhưng không biết khi nào xảy ra
  • Thường xuyên tiếp xúc với các thông tin mang tính chất tiêu cực và bị ảnh hưởng
  • Tính cách nhạy cảm, hay lo âu, tâm lý yếu, được bao bạo quá mức
  • Tuổi thơ không hạnh phúc
  • Sống trong môi trường tiêu cực, căng thẳng kéo dài, chẳng hạn bị gia đình tạo áp lực hay thường xuyên trêu ghẹo, đe dọa về một vấn đề gì đó

Rối loạn thần kinh thực vật

  • Mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, bệnh Parkinson,viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, Lupus ban đỏ,…
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài
  • Người có lối sống kém khoa học, ăn uống thiếu chất, ngủ không đủ giấc và thường sống trong môi trường có nhiều yếu tố căng thẳng, tiêu cực
  • Người bị nhiễm virus hay vi trùng từ các bệnh HIV, bệnh Lyme…
  • Một số yếu tố khác như tuổi tác cao

Biểu hiện

Rối loạn lo âu được đặc trưng bằng trạng thái lo âu, căng thẳng bao trùm mọi hành vi, cảm xúc, chi phối các hoạt động của não bộ. Trạng thái này kéo dài và gây ra các ảnh hưởng trên mặt thể chất. Trong khi đó, rối loạn hệ thần kinh thực vật gây cả các vấn đề về thể chất và tinh thần đồng thời – chính là các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật chịu trách nhiệm.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Các triệu chứng của rối loạn thần kinh xuất hiện đa dạng cả về thần kinh lẫn thể chất

Các triệu chứng khác biệt giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật bao gồm

Rối loạn lo âu

  • Thường bùng phát các phản ứng khi tiếp xúc với các đối tượng/ tình huống gây căng thẳng. Chẳng hạn người mắc chứng sợ chó sẽ có xu hướng căng thẳng, run rẩy, hoảng loạn, mất kiểm soát về cảm xúc và hành vi nếu thấy chó. Tuy nhiên nếu tách biệt trong môi trường có chó, họ vẫn ở trạng thái bình thường. Một số dạng lo âu có thể thường trực các triệu chứng bất cứ lúc nào.
  • Nỗi ám ảnh, lo âu phi lý, vượt quá so với tính chất các sự việc, tình huống, đối tượng và khiến cho người bệnh cảm thấy đau khổ
  • Nhận thức được nỗi lo âu phi lý nhưng không thể nào kiểm soát được. Một số cũng có thể cho rằng niềm tin của mình là đúng đắn và tìm cách chứng minh điều đó
  • Nỗi lo lắng chi phối hành vi, cảm xúc, tác động lên mọi khía cạnh đời sống, các mối quan hệ, hoạt động, công việc của người bệnh
  • Có xu hướng nghi hoặc, đề phòng mọi thứ, cảm giác không an toàn vì thấy nỗi nguy hiểm luôn tiềm ẩn
  • Rối loạn lo âu kéo dài sẽ dẫn tới các ảnh hưởng về mặt thể chất như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau đầu choáng váng, bệnh tim mạch..;…

Rối loạn hệ thần kinh thực vật

  • Các triệu chứng choáng váng, khó thở, tăng huyết áp, run rẩy, vã mồ hôi, hụt hơi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, đặc biệt khi đến nơi đông người
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, tê bì chân tay, đau nhức toàn thân, run rẩy và không thể tham gia các hoạt động vận động mạnh
  • Gặp các triệu chứng trên đường tiêu hóa như ợ hơi, khó tiêu, táo bón, đau dạ dày, tiêu chảy kéo dài
  • Các triệu chứng đường bài tiết như đồ mồ hôi nhiều không liên quan đến nhiệt độ, tiểu đêm liên tục, bí tiểu, tiểu không tự chủ..
  • Da khô bong tróc
  • Các triệu chứng về mặt tình dục như rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ giới; rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, bất lực khi xuất tinh ngược dòng ở nam giới

Như thế có thể thấy rõ ràng giữa rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật thì các triệu chứng của RLTKTV đa dạng, ảnh hưởng rõ rệt trên nhiều phương diện hơn. Trong khi đó, các triệu chứng về thể chất của rối loạn lo âu thường xuất hiện sau một thời gian căng thẳng kéo dài chứ không xuất hiện đồng thời cùng lúc.

Hướng điều trị

Các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật đa dạng hơn nên việc điều trị cũng phức tạp hơn. Với rối loạn lo âu, trị liệu tâm lý là biện pháp chính nhằm điều chỉnh, thay thế những tư duy lệch lạc trở nên phù hợp hơn, rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và giúp tâm trí người bệnh thoải mái, thả lỏng hơn. Các biện pháp chính thường chỉ định là liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp phơi nhiễm, liệu pháp thư giãn hay thôi miên.

Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị rối lo âu nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng mà chỉ giúp giảm mức độ phản ứng các cảm xúc hay hành vi bốc đồng. Chẳng hạn như dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)..

Trong khi đó, thuốc hay các biện pháp hóa dược lại là biện pháp chính được chỉ định trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Mục đích của việc dùng thuốc có liên quan đến loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng trên thể chất. Chẳng hạn như thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc kiểm soát huyết áp, bổ sung canxi, thuốc an thần để giảm các triệu chứng về mặt thể chất.

Trị liệu tâm lý hay vật lý trị liệu chức năng cũng có ích trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật để kiểm soát các triệu chứng tâm thần, thần kinh. Các liệu pháp  Y học cổ truyền nhưng châm cứu, bấm huyệt và giác hơi cũng mang đến hiệu quả trên điều trị rối loạn thần kinh thực vật hơn rối loạn lo âu rất nhiều.

Do bản chất khác nhau nên dù các triệu chứng cơ bản có giống nhau vì việc điều trị rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật vẫn sẽ khác nhau rất nhiều. Lộ trình điều trị, thời gian điều trị từng bệnh lý sẽ cần được bác sĩ chỉ định thông qua quá trình thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chuyên môn.

Tuy nhiên dù là tình trạng nào cũng đòi hỏi phải điều trị gốc rễ ban đầu mới có hiệu quả tốt. Rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật đi thăm khám ở nhiều nơi nhưng không thể tìm ra bệnh. Hoặc bệnh nhân rối loạn lo âu nếu không đến đúng các cơ sở chẩn đoán tâm lý, tâm thần có chuyên môn cũng rất khó để có lộ trình điều trị thích hợp.

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật – bệnh nào nguy hiểm hơn?

Rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu để tiến triển kéo dài. Các cơ quan trong cơ thể đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dù là vấn đề tâm thần hay thần kinh đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và làm suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống mỗi người.

rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn lo âu cùng rối loạn thần kinh thực vật đều tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác nhau nên cần điều trị càng sớm càng tốt

Theo các chuyên gia, rối loạn thần kinh thực vật không thể điều trị hoàn toàn tuy nhiên hoàn toàn có thể ức chế, ngăn chặn được các triệu chứng, tránh các tiến triển nguy hiểm. Tuy nhiên với rối loạn lo âu, việc điều trị bằng thuốc hay cả trị liệu tâm lý nhưng không phải lúc nào cũng mang đến những kết quả như mong đợi. Rối loạn lo âu hoàn toàn có thể tái phát chỉ sau một giai đoạn căng thẳng.

Mặt khác, từ rối loạn thần kinh thực vật có thể tiến triển thành rối loạn lo âu dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề. Trạng thái bồn chồn, lo âu, cơ thể đau nhức mệt mỏi liên miên khiến nhiều người giảm dần hứng thú với cuộc sống, suy nghĩ và hành động tiêu cực, thậm chí nghĩ về cái chết để giải thoát cho chính mình.

Mức độ của rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật dựa vào gốc rễ từng bệnh lý nên rất khó để khẳng định tình trạng nào nguy hiểm hơn, điều này cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán. Người bệnh hoàn toàn có thể mắc đồng thời cả hai tình trạng nên không được chủ quan với bất cứ bệnh lý nào.

Xây dựng lối sống khoa học, tránh xa căng thẳng, đảm bảo giấc ngủ, bổ sung dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với vận động thể dục thể thao hằng ngày chính là cách tốt nhất để phòng tránh rối loạn lo âu và rối loạn thần kinh thực vật. Mỗi người ngay khi nhận ra sức khỏe có nhiều biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rối loạn phân ly là một tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh mất kết nối với cuộc sống, mất kiểm...

Chứng sợ không gian rộng là gì? Những thông tin cần biết

Khoảng 1% dân số Hoa Kỳ mắc chứng sợ không gian rộng. Không giống với cảm giác sợ hãi thông thường, người mắc chứng bệnh...

Trầm cảm có nguy hiểm không
Trầm cảm có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm có nguy hiểm không chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh rối loạn...

Trầm cảm ở nam giới
Trầm cảm ở nam giới: Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa

Trong thực tế, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới bởi sức chịu đựng của họ kém, họ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh