Chứng Nghiện Nhổ Tóc – Những tác hại khôn lường cần chú ý

Chứng nghiện nhổ tóc không chỉ gây đau đớn về thể xác, tổn thương phần lông tóc và da đầu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần. Hội chứng này có thể xảy ra cùng lúc với chứng nghiện ăn tóc, gây ra tình trạng tắc ruột, tổn thương đường tiêu hóa và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy chứng nghiện nhổ tóc ảnh hưởng lớn đến chúng ta ra sao, và làm thế nào để cải thiện vấn đề này?

Chứng nghiện nhổ tóc là gì?

Chứng nghiện nhổ tóc (trichotillomania) được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần và hành vi, thuộc hệ thống phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10. Đây là một dạng rối loạn hành vi với đặc trưng là tình trạng tự giật tóc, lông mày, lông mi do thôi thúc không thể cưỡng lại. Người bệnh càng nặng thì số lượng lông tóc mất đi ngày càng nhiều. Một số có ý thức nhổ tóc để đáp lại thôi thúc và chống căng thẳng, số khác thì nhổ tóc trong vô thức.

chứng nghiện nhổ tóc
Nhổ tóc một cách có chủ đích, hay trong vô thức, để đáp lại thôi thúc mãnh liệt trong đầu có thể là dấu hiệu của chứng nghiện nhổ tóc.

Trichotillomania không phải là một căn bệnh phổ biến vì theo thống kê, hội chứng này chỉ ảnh hưởng đến 1-2% dân số. Những trường hợp bệnh nhẹ, người mắc bệnh thường nhổ tóc rất ít, không thường xuyên, và có thể dùng biện pháp tâm lý để giảm bớt hoặc ngăn chặn việc nhổ tóc. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng, người mắc hội chứng này không thể cưỡng lại ám ảnh nên gây ra nhiều tổn thương cho da và cơ thể.

Người mắc chứng nghiện nhổ tóc sẽ cảm thấy stress, căng thẳng, đau khổ và thôi thúc mãnh liệt phải nhổ tóc, nhổ lông mày để lấy lại bình tĩnh. Họ thường cảm thấy bản thân thoải mái, dễ chịu hơn sau khi thực hiện hành vi bất chấp đau đớn. Việc nhổ lông, tóc khỏi da sẽ gây tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, và vết hói loang lổ trên da đầu ảnh hưởng đến diện mạo và tinh thẩm mỹ. Trichotillomania gây đau khổ cho người mắc và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Theo thống kê, trichotillomania có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên độ tuổi thường gặp nhất vẫn rơi vào 9-13 tuổi và giai đoạn thanh thiếu niên. Hội chứng này có tỷ lệ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới, và có thể đi kèm với chứng nghiện ăn tóc (Trichophagia) khiến người mắc bệnh ăn chính phần lông tóc mình nhổ ra. Các vùng lông tóc bị giật thường là da đầu, lông mi, lông mày, chân, cánh tay, và lông vùng kín.

Nguyên nhân của chứng nghiện nhổ tóc

Nguyên nhân gây ra chứng trichotillomania vẫn chưa được xác định rõ ràng, vì thông thường những hội chứng về tâm thần rất phức tạp và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thông thường, chứng nghiện nhổ tóc sẽ bị ảnh hưởng từ di truyền, mất cân bằng chất hóa học trong não, rối loạn hormone, stress căng thẳng kéo dài, trầm cảm, hoặc do ảnh hưởng từ một ám ảnh nào đó trong quá khứ.

  • Gen di truyền: Bạn có tỷ lệ cao mắc chứng nghiện nhổ tóc nếu trong gia đình có anh chị em, hay bố mẹ mắc hội chứng này. Những cơ chế di truyền rất phức tạp và khó nắm bắt, vì thế các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác những gen nào quy định tình trạng này, và làm cách nào chúng ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Tỉ lệ mắc bệnh của những cặp anh chị em song sinh là cao nhất, vì nếu 1 trong 2 người mắc trichotillomania, thì người còn lại gần như cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
chứng nghiện nhổ tóc
Gen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và di truyền tình trạng nghiện nhổ tóc ở con người, nhưng cơ chế di truyền còn nhiều phức tạp.
  • Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: Nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não như dolpamin hay senrotonin có ảnh hưởng đến việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của chúng ta. Vì thế nếu nồng độ những chất này lên quá cao hoặc xuống quá thấp, chúng ta có nguy cơ gặp phải những bệnh về rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc. Sự mất cân bằng các chất hóa học trong não là một trong những nguyên nhân chính gây nên các hội chứng tâm thần ở người.
  • Stress và căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài khiến chúng ta chìm trong cảm giác mệt mỏi, bức bối, khó chịu, và thôi thúc tìm cách để giảm căng thẳng. Một số người tìm được cảm giác thoải mái khi nhổ lông tóc, và mỗi khi gặp căng thẳng họ lại lặp lại hành động này đến mức gây nghiện và không thể thoát ra được. Stresss, căng thẳng gây rụng tóc là vấn đề thường gặp, nhưng không phải ai cũng biết stress còn thúc đẩy chứng nghiện nhổ tóc khiến lông tóc và da dầu bị tổn hại nghiêm trọng.
  • Ám ảnh và các chứng rối loạn: Một số người xếp tình trạng nghiện nhổ tóc vào nhóm rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) vì cảm thấy thôi thúc không thể cưỡng lại của hội chứng này có nét tương đồng với OCD. Ngoài ra, những người mắc trichotillomania cũng có thể mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, trầm cảm, hưng cảm,… tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ cũng có hành động tự nắm tóc hay nhổ tóc của mình. Tuy nhiên, những hành vi này chỉ là vô thức giống như việc ngậm ngón tay và không ảnh hưởng nặng nề đến trẻ. Thói quen này sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên nếu tình hình ngày càng nghiêm trọng, lượng tóc rụng nhiều, và trẻ có dấu hiệu bất ổn về tâm lý khi ăn lông tóc thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Biểu hiện và chẩn đoán chứng nghiện nhổ tóc

Chứng nghiện nhổ tóc có hành vi đặc trưng là thôi thúc nhổ lông tóc trên cơ thể để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ngoài biểu hiện này thì chúng ta cũng nên chú ý đến một số vấn đề khác để chắc chắn người bệnh có mắc trichotillomania hay không. Việc giật tóc phải xảy ra trong thời gian dài, do thôi thúc mãnh liệt không thể kiềm chế, và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và cuộc sống của người mắc.

chứng nghiện nhổ tóc
Chứng nghiện nhổ tóc có thể gây ra những hậu quả không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần và thể chất.

Các dấu hiệu và triệu chứng của trichotillomania bao gồm:

  • Cảm giác căng thẳng, lo âu thường xuyên ập đến khiến bạn phải giật tóc để tìm kiếm sự bình tĩnh. Tình trạng này ám ảnh và khiến bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái bất chấp đau đớn do giật tóc gây ra.
  • Bạn giật lông tóc ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể từ đầu, lông mày, lông tay chân và cả vùng kín khiến những vùng này tổn thương, sưng đỏ và có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Việc giật tóc xảy ra trong mọi hoàn ảnh, mọi thời gian và địa điểm. Bạn không thể kiểm soát lúc nào mình sẽ có ham muốn giật tóc. Tuy nhiên khi bạn càng căng thẳng thì thôi thúc rụng tóc ngày càng lớn. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và học tập, khiến bạn mất tập trung.
  • Ngoài việc nhổ tóc, một số người còn có hành vi cắn môi, cắn móng tay trong vô thức. Họ có thể giật tóc trong lúc đọc sách, làm bài hay xem tivi. Việc giật tóc xảy ra trong mọi thời gian và địa điểm.
  • Việc nhổ tóc có thể kéo theo những hành vi cưỡng chế khác, hoặc được thực hiện theo một quy trình cụ thể. Ví dụ bạn sẽ nhổ tóc ở một vùng cụ thể (thường là đỉnh đầu), nhổ những sợi tóc xoăn, cắn tóc, xoắn tóc theo ngón tay trước khi nhổ và một số hành động cưỡng chế khác.
  • Khi trichotillomania trở nên nghiêm trọng, một số người sẽ bứt lông những vật dụng khác xung quanh như búp bê, gấu bông, quần áo để tìm cách giảm căng thẳng.

Để chẩn đoán chính xác chứng nghiện nhổ tóc, ngoài những biểu hiện trên chúng ta còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác. Ví dụ chứng viêm da, hay một số vấn đề tâm lý, chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo giác cũng có thể gây ra biểu hiện tự nhổ tóc, nhưng chúng ta không xếp những trường hợp này vào trichotillomania. Thông thường hội chứng này sẽ gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, và những người phụ nữ ở đô tuổi trưởng thành.

Chứng nghiện nhổ tóc có thể được thực hiện khi có nhận thức cụ thể, hoặc hành động trong vô thức. Một số người nhổ tóc để loại bỏ căng thẳng, tìm kiếm cảm giác thoải mái. Họ hoàn toàn nhận thức được việc mình đang nhổ tóc, và đây là hành động có chủ đích nhằm giảm stress. Những người rơi vào trường hợp này thường dễ kiểm soát hành vi của bản thân hơn nếu được giúp đợ đúng cách, và tỷ lệ hồi phục cũng cao hơn.

chứng nghiện nhổ tóc
Đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được tư vấn chi tiết và chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.

Trái lại, những người không có ý thức về việc nhổ tóc không nhận ra bản thân đang gặp vấn đề. Chính vì thế việc giúp đỡ những người rơi vào tình trạng này gặp nhiều khó khăn hơn. Một số người cho rằng tình trạng tóc rụng nhiều, hay bị hói của bản thân là vấn đề da liễu, chứ không phải trichotillomania gây ra. Suy nghĩ này khiến người bệnh không tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nên khó được chẩn đoán chính xác.

Ảnh hưởng của chứng nghiện nhổ tóc

Hội chứng này không chỉ gây tổn thương da, tăng khả năng nhiễm trùng da, gây ra các bệnh về lông tóc khác, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày. Da dầu tổn thương và tình trạng hói khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, trichotillomania là một vấn đề mãn tình và rất khó cải thiện nếu không có những phương pháp thích hợp. Người mắc chứng nghiện nhổ tóc phải đối mặt với một số vấn đề như:

  • Hội chứng ăn lông tóc (Trichotillophagia): Hội chứng ăn lông tóc thường được bắt gặp đi kèm với trichotillomania khi người mắc bệnh ăn lông tóc của mình nhổ xuống, và có thể là cả những vật bằng lông khác xung quanh. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể bắt gặp những bài báo về tình trạng tắc ruột do dị vật mắc kẹt ở đường tiêu hóa với những triệu chứng như nôn ói, sụt cân, đau bụng dữ dội, táo bón,… Dị vật đó là những búi tóc. Đây là tình trạng có thể gặp ở những người mắc hội chứng nghiện nhổ tóc và ăn lông tóc.
  • Thiếu tự tin và thấy xấu hổ về ngoại hình: Phần tóc bị mất đi và những tổn thương, sưng đỏ trên da có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm về ngoại hình, ngại giao tiếp và luôn tìm cách tránh né mọi người để che giấu vấn đề của bản thân. Phần lông tóc bị tổn thương nhiều nhất thường nằm ở đỉnh đầu và lông mi. Do đó những người mắc bệnh có xu hướng gắn lông mi giả hoặc đội tóc giả để che giấu khiếm khuyết của mình.
  • Tổn thương da: Hành động nhổ tóc một cách bạo lực trong cơn căng thẳng thường gây tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng chân tóc khiến tóc khó mọc lại, biến thành từng mảng hói đầu. Nhiễm trùng da đầu cũng dễ đưa đến các bệnh như nấm da đầu, gàu, để lại sẹo và ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng mọc tóc. Tổn thương lông tóc ở vùng kín cũng có thể đưa đến những bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
  • Cảm xúc đau khổ: Những người nhận thức được chứng nghiện nhổ tóc của mình có thể cảm thấy đau khổ, xấu hổ, và tìm cách ngăn chặn hành động nhưng bất thành. Trichotillomania có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề tâm lý, khiến bạn rơi vào trầm cảm hay rối loạn cảm xúc. Những đối tượng bị ảnh hưởng bởi chứng nghiện nhổ tóc cũng có thể tìm đến rượu bia, ma túy, hay các chất kích thích để mong thoát khỏi đau khổ.
chứng nghiện nhổ tóc
Những ảnh hưởng của Trichotillomania có thể khiến người bệnh cảm thấy đau khổ, mệt mỏi, suy sụp thậm chí tìm đến bia rượu để giải tỏa căng thẳng.

Ảnh hưởng của hội chứng này đến sức khỏe tinh thần và thể xác của người mắc là vô cùng to lớn. Vì thế chúng ta cần có những biện pháp phù hợp nhằm hạn chế, hoặc loại bỏ tình trạng giật lông tóc này. Chứng nghiện nhổ tóc là hội chứng mãn tính vả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khẻo nếu kéo dài. Chính vì thể thời gian điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi và ngăn chặn tái phát càng cao.

Làm sao để cải thiện chứng nghiện nhổ tóc?

Chứng nghiện nhổ tóc là một hội chứng khó cải thiện, nhưng không phải không có cách. Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng biện pháp tâm lý, kèm với việc dùng thuốc và tự cải thiện tại nhà để cải thiện, kiểm soát và điều trị hành vi tự nhổ tóc ớ người bệnh. Việc kết hợp nhiều phương pháp một cách phù hơp có thể nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh xây dựng lối sống tích cực, tránh căng thẳng.

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý luôn được xem là lựa chọn đầu tiên và khả dĩ nhất khi điều trị tình trạng nghiện nhổ lông tóc ở người bệnh. Việc đầu tiên các bác sĩ tâm lý cần làm là giúp bệnh nhân nhận thức và chấp nhận tinh trạng của bản thân. Từ đó cố gắng cải thiện và thay đổi để điều chỉnh hành vi, nhận thức, tránh việc tổn thương tóc một cách có ý thức hay vô ý, và dần dần loại bỏ hành vi gây hại này.

Các biện pháp tâm lý đều có một mục đích chung là giúp người mắc trichotillomania đối phó với thói quen xấu này một cách chủ động. Các phương pháp sẽ có sự khác nhau về quá trình và cách thức thực hiện, nhưng đều hướng đến một mục đích chung. Bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ dựa trên những yếu tố cụ thể để lựa chọn một phương pháp phù hợp, hoặc kết hợp nhiều phương pháp dưới đây để kết quả điều trị tốt hơn.

  • Liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Đây là liệu pháp được sử dụng nhiều nhất và mang đến những kết quả tích cực. Giống như tên của mình, liệu pháp này giúp những người mắc bệnh nhận thức chính xác về hành vi nhổ tóc, sau đó học cách kiềm chế hành động. Bác sĩ và chuyên gia tâm lý sẽ hướng đến việc thay thế những hành vi không tốt bằng những thói quen tốt hơn, giúp người bệnh không tiếp tục nghĩ đến chuyện nhổ tóc khi stress căng thẳng hay trong lúc vô thức.
chứng nghiện nhổ tóc
Thông qua trò chuyện, bác sĩ sẽ xác định phương pháp trị liệu phù hợp để giúp người bệnh vượt qua chứng nghiện nhổ tóc.
  • Liệu pháp thư giãn: Những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống hay công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghiện nhổ tóc. Do đó giải tỏa cảm xúc, giúp cơ thể và tinh thần thoải mái là một cách hay để hạn chế ảnh hưởng của hội chứng này. Ví dụ nếu căng thẳng, bạn nên tìm một thứ gì đó cầm trong tay chơi đùa để giảm căng thẳng, hoặc để tay có thói quen như xoay bút nhằm giảm thiểu việc đưa tay lên tóc.
  • Liệu pháp nhóm: Bác sĩ có thể sắp xếp một buổi gặp mặt cho những người có cùng tình trạng để mọi người giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mọi người có thể cùng nhau tâm sự, cổ vũ, trao đổi kinh nghiệm để giúp hạn chế tình trạng nhổ tóc. Liệu pháp nhóm cũng mang đến nhiều kết quả tích cực, vì rõ ràng khi ở trong nhóm, mọi người thường có trách nhiệm hơn, và cũng dễ thành lập những mối quan hệ tốt để giảm căng thẳng hơn.

Các liệu pháp tâm lý mang đến hiệu quả trị liệu tích cực nhất ở những trường hợp bệnh nhẹ, và mang tính an toàn cao hơn dùng thuốc vì không tác động trực tiếp đến người bệnh. Những liệu pháp tâm lý cần sự hợp tác cao của người bệnh, và đòi hỏi thời gian trị liệu lâu dài. Bời vì các phương pháp này không mang đến hiệu quả nhanh chóng và rõ ràng, mà cần thời gian để phát huy tác dụng.

2. Liệu pháp hóa dược

Song song với liệu pháp tâm lý, liệu pháp hóa dược cũng được sử dụng để cải thiện những triệu chứng của trichotillomania. Sử dụng thuốc là điều kiện bắt buộc nếu chứng nghiện nhổ tóc đang trong giai đoạn nghiêm trọng. Phương pháp này có tác dụng nhanh chóng và trực tiếp hơn trong việc làm dịu tâm trạng, ngăn cặn căng thẳng, tuy nhiên người bệnh phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn.

Những loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này là: thuốc an thần, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI, hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine SNRI. Những thuốc này an toàn, ít gây tác dụng phụ và thường dùng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, và các chứng khác liên quan đến rối loạn hành vi. Vì thế chúng có thể dùng trong điều trị trichotillomania.

chứng nghiện nhổ tóc
Thuốc chống trầm cảm cũng mang đến hiệu quả tốt trong việc cải thiện chứng nghiện nhổ tóc nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị.

Như đã nói, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể mang lại những tác dụng phụ khó lường. Do đó cần hết sức cẩn thận khi dùng thuốc để tránh những rủi ro không đáng có cho người sử dụng. Uống thuốc đúng liều, và nếu cảm thấy thuốc có ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe như gây đau đầu dữ dội, nôn ói, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, táo bón,… ở mức nghiêm trọng thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Ngoài ra, cần phải lưu ý nếu thấy bản thân xuất hiện thôi thúc tự tử. SSRI và SNRI tuy khá an toàn với người sử dụng, nhưng một số loại vẫn ghi nhận trường hợp thôi thúc tự tử ở thanh thiếu niên. Vì thế nếu người mắc bệnh còn trong độ tuổi thanh thiếu niên, hoặc người dưới 25 tuổi thì nên sống chung với cha mẹ, hoặc ờ cùng bạn bè người thân để được giám sát chặt chẽ nếu có tác dụng phụ xảy ra.

3. Luyện tập thay đổi thói quen tại nhà

Hạn chế căng thẳng, từ bỏ những thói quen không tốt để giảm thiểu ảnh hưởng của hội chứng trichotillomania là điều chúng ta cần thực hiện ngay nếu muốn bảo vệ sức khỏe. Nếu chỉ dựa vào trị liệu tâm lý và hóa dược thì kết quả đem đến sẽ rất hạn chế, quan trọng là bản thân chúng ta ý thức được chứng nghiện nhổ tóc và có cách ngăn chặn. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo thói quen tốt, suy nghĩ tích cực và xây dựng lối sống lành mạnh.

  • Tạo thói quen tốt: Luyện tập để đôi tay không nhàn rỗi là một cách hay để hạn chế tình trạng nhổ tóc trong vô thức. Ví dụ bạn nên mang theo một vật trong người để cầm nắm, hoặc luyện thói quen giúp đôi tay hoạt động khi căng thẳng để ngăn chặn việc nhổ tóc. Thói quen này đòi hỏi khả năng tự chủ và thời gian luyện tập lâu dài để cho thấy kết quả. Bạn nên luyện tập hàng ngày và kiên trì trong thời gian dài để tạo thành thói quen tốt.
  • Tránh căng thẳng: Suy nghĩ tích cực, tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng là một cách ngăn cản việc nhổ tóc. Muốn vậy bạn cần có thái độ sống lạc quan, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành nhiều thời gian cho bản thân và tránh những tác nhân có thể gây căng thẳng. Ngoài ra bạn cũng nên loại bỏ những suy nghĩ tự ti, không tích cực về bản thân và những người xung quanh nhằm giúp bản thân tự tin hơn và giảm bớt thôi thúc giật tóc.
chứng nghiện nhổ tóc
Sống vui vẻ, tích cực và loại bỏ những ý tưởng tiêu cực vể bản thân có thể giảm thiểu ảnh hưởng của chứng trichotillomania.
  • Giáo dục trẻ bỏ thói quen xấu: Nếu người mắc chứng trichotillomania là trẻ con thì trẻ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ để loại bỏ thói quen nhổ tóc. Có rất nhiều cách để giúp trẻ hạn chế việc sợ tay lên đầu như cắt tóc ngắn, đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ khi trẻ có dấu hiệu muốn nhổ lông tóc, và dạy trẻ thay thế những hành vi không lành mạnh bằng những thói quen tốt hơn. Việc sử dùng thuốc cho trẻ không được khuyến khích, vì thề liệu pháp tâm lý và sự dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng.
  • Ăn uống đầy đủ: Ăn uống điều độ với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể thúc đẩy sản sinh những chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho não. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng điều khiển cảm xúc hơn, cùng như hạn chế ảnh hưởng của chứng nghiện nhổ tóc. Việc ăn uống đủ chất còn có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, kích thích mọc tóc, giúp làn da mau lành sau khi bị tổn thương, và nhiều tác dụng khác cho sức khỏe. Một số thực phẩm chúng ta cần bổ sung cho thực đơn bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, bông cải, rau xanh, các loại củ, cá béo giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá mòi), hài sản,…
  • Luyện tập thiền hoặc yoga: Thiền từ lâu đã được áp dụng vào việc hỗ trợ điều trị những vấn đề rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc. Trong quá trình thiền, chúng ta được hướng dẫn hít thở, thả lỏng cơ thể, làm dịu cảm xúc, loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực, và đánh lạc hướng những ý nghĩ, thói quen xấu để chúng không làm ảnh hưởng đến tâm trí. Thiền là một cách tuyệt vời để ngăn chặn hành động nhổ tóc trong vô thức, và hướng chúng ta đến những thói quen tích cực hơn. Yoga cũng có tác dụng giảm stress và giảm căng thẳng hiệu quả. Giảm stress bằng yoga được áp dụng thường xuyên để trị căng thẳng và cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Chứng nghiện nhổ tóc trichotillomania mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời. Chữa trị càng sớm thì những tổn thương càng nhẹ và dễ hồi phục. Trái lại, khi hội chứng này trở nên nghiêm trọng sẽ kéo theo sự tự ti về ngoại hình, cùng những tổn thương tâm lý nặng nề. Những vấn đề như hói, viêm da do tổn thương, hoặc những bệnh nhiễm trùng khác có thể khiến người bệnh đau đớn và mệt mỏi.

Để ngăn chặn và cải thiện tình trạng này, chúng ta cần có thái độ sống tích cực, chấp nhận điều trị tâm lý và tự nguyện phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị. Khi dùng thuốc thì cần uống đúng liều lượng quy định, và chú ý những phản ứng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tạo thói quen tốt tại nhà, biết cách giải tỏa áp lực, và tránh để bản thân bị thôi thúc nhổ tóc ảnh hưởng.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trầm cảm ở du học sinh
Trầm cảm ở du học sinh: Làm thế nào để nhận biết và vượt qua?

Việc thay đổi môi trường sống đột ngột, cảm giác cô đơn lạc lõng và những cú sốc văn hóa ở xứ người là những...

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị bao lâu thì khỏi?

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo chia...

cách ngồi thiền giúp chữa trầm cảm
Hướng dẫn cách ngồi thiền giúp chữa trầm cảm – Bạn nên thử

Thiền định được biết đến như một phương pháp hỗ trợ cải thiện trầm cảm có tác dụng tương tự như thuốc chống trầm cảm....

Stress vì công việc
Stress vì công việc – Làm thế nào để vượt qua cảm giác áp lực

Trách nhiệm công việc quá cao, thời gian làm việc dày đặc, các mối quan hệ đối với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn chính...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh