Rối loạn ăn uống ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và băn khoăn bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được can thiệp tốt. Tình trạng này có nguy cơ phát triển cao ở độ tuổi thiếu niên nhưng trẻ nhỏ vẫn có khả năng bị tác động bởi nhiều lý do khác nhau. 

Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

Rối loạn ăn uống ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ gặp phải các vấn đề liên quan đến ăn uống, trẻ có thể biếng ăn, ăn uống không ngon miệng hoặc có thể ăn vô độ, ăn mất kiểm soát gây ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe. Đây được xem là một trong các vấn đề tâm lý, tinh thần được thể hiện thông qua cách ăn uống, suy nghĩ, cảm xúc của trẻ đối với thức ăn.

Dựa vào số liệu thống kê và các khảo sát thực tế cho biết rằng, rối loạn ăn uống có nhiều nguy cơ khởi phát ở những trẻ độ tuổi vị thành niên. Song song với đó, trẻ nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp hơn. Kết quả các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ dưới 12 tuổi có nhiều nguy cơ mắc phải chứng rối loạn này và tỷ lệ đang có xu hướng gia tăng đáng kể trong những năm trở lại đây.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống ở trẻ gây ra những sự thay đổi bất thường về nhu cầu ăn uống.

Rối loạn ăn uống gây ra những sự bất ổn về thói quen ăn uống và cảm nhận, phản ứng của trẻ nhỏ đối với thức ăn. Tình trạng này nếu liên tục kéo dài và không được can thiệp tốt sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển tổng thể của trẻ, đồng thời gây tác động đối với sức khỏe, cảm xúc và cả các mối quan hệ xung quanh của trẻ.

Chứng rối loạn này có thể tồn tại với nhiều hình thức khác nhau, ở mỗi đứa trẻ cũng sẽ có những biểu hiện và triệu chứng riêng biệt nên rất khó để chẩn đoán. Các chuyên gia cho biết rằng, ở mỗi giai đoạn và độ tuổi khác nhau, trẻ nhỏ sẽ có mốc phát triển, chế độ ăn uống, cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn nên rất khó để xác định một đứa trẻ đang có dấu hiệu bị rối loạn ăn uống, nhất là trong những năm tháng đầu đời.

Các hình thức rối loạn ăn uống ở trẻ

Rối loạn ăn uống ở trẻ không được mặc định ở bất kỳ hình thức nào. Trẻ có thể biếng ăn, lười ăn, không muốn ăn uống hoặc có khả năng ăn uống một cách quá mức vượt xa với tiêu chuẩn bình thường.

Tùy thuộc vào từng biểu hiện và những dấu hiệu đặc trưng của trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng phát hiện ra các bất thường trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Theo đó, các chuyên gia cũng liệt kê và chỉ rõ về 2 hình thức rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ như sau:

1. Chứng biếng ăn

Những trẻ mắc phải chứng rối loạn ăn uống dạng biến ăn sẽ suy giảm nghiêm trọng về nhu cầu ăn uống, trẻ thường lười ăn, không muốn dung nạp bất kỳ loại thức ăn nào khiến cho cân nặng càng bị suy giảm, gây ra tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Những trẻ biếng ăn thường ăn rất ít, lượng thức ăn dung nạp vào mỗi ngày không đạt tiêu chuẩn và đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Trẻ thường xuyên biếng ăn, ăn rất ít gây ảnh hưởng đến cân nặng.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có sự quan tâm quá mức về ngoại hình hoặc thường xuyên đối diện với những lời chê trách, phê bình về cân nặng khiến trẻ bị ám ảnh và lo sợ không dám ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe, cân nặng và làm gia tăng các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây thiếu cân, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
  • Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến tình trạng mệt mỏi, choáng váng, dễ ngất xỉu, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim,…
  • Trẻ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung.
  • Không thể học tập, làm việc một cách có hiệu quả.
  • Cơ thể luôn lờ đờ, thiếu sức sống.
  • Gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, dễ bị đầy hơi, táo bón,…
  • Thận và gan suy yếu, dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Biếng ăn gây cản trở đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ, làm dậy thì muộn, gia tăng nguy cơ thấp còi.
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc khiến trẻ tự ti về bản thân, luôn cảm thấy buồn chán, u sầu.

2. Chứng cuồng ăn

Chứng cuồng ăn hay còn được gọi là chứng ăn vô độ là một trong các hình thức rối loạn ăn uống thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Trái ngược hoàn toàn với chứng biếng ăn, những trẻ cuồng ăn thường có xu hướng ăn quá nhiều, ăn nhanh, ăn mất kiểm soát và không thể ngừng lại nhu cầu ăn uống.

Theo lý giải của các chuyên gia thì việc trẻ ăn uống vô độ có thể liên quan đến cảm xúc. Trẻ tìm thấy sự thoải mái, dễ chịu và an toàn khi ăn nên luôn có nhu cầu muốn dung nạp thức ăn vào cơ thể kể cả khi đang rất no hoặc vừa mới ăn xong.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Chứng cuồng ăn làm cho trẻ có xu hướng ăn uống quá độ, ăn mất kiểm soát.

Tình trạng gây cũng có thể gây ra một số hệ lụy nguy hiểm kéo dài như:

  • Khiến cân nặng của trẻ gia tăng quá mức, trẻ dễ bị béo phì, thừa cân.
  • Trẻ có nhiều nguy cơ dậy thì sớm hơn độ tuổi.
  • Trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, xương khớp,…
  • Nhiều trẻ có khả năng bị máu nhiễm mỡ, rối loạn nhịp tim.
  • Trẻ có thể dễ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong các vận động hàng ngày.
  • Ăn uống quá mức làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ dễ cảm thấy mặc cảm, tủi thân và tự ti.

Dấu hiệu trẻ đang bị rối loạn ăn uống

Như đã chia sẻ, tùy thuộc vào tình trạng và hình thức rối loạn ăn uống ở mỗi trẻ nhỏ mà các biểu hiện của bệnh cũng có phần riêng biệt. Tuy nhiên, nếu có thể quan sát thì các bậc phụ huynh cũng dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ có sự thay đổi cân nặng đột ngột, tăng hoặc giảm cân một cách quá mức.
  • Các thói quen ăn uống của trẻ bị thay đổi bất thường.
  • Ám ảnh về thức ăn, các thực phẩm có nhiều calo, chất béo.
  • Tâm trạng thay đổi bất thường, có thể cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, u sầu hoặc dễ kích động, cáu gắt.
  • Hạn chế việc tiếp xúc với xã hội, giảm nhu cầu vui chơi, giải trí.
  • Thường xuyên soi gương, đánh giá cân nặng, vóc dáng của bản thân.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ

Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định về nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ăn uống ở nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, họ cũng cho biết rằng chứng rối loạn này có nhiều khả năng liên quan đến các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như di truyền, thói quen ăn uống của gia đình, môi trường sống, cảm xúc và tâm trạng của trẻ nhỏ.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống ở trẻ có khả năng liên quan đến các tác động tâm lý tiêu cực.

Cụ thể một số yếu tố có thể tác động và góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ như:

  • Di truyền: Mặc dù vẫn chưa có nhiều cơ sở khoa học về vấn đề này nhưng các chuyên gia cho biết rằng, sự rối loạn ăn uống của trẻ nhỏ một phần có thể bị ảnh hưởng từ ba mẹ, người thân trong gia đình. Nếu trong gia đình có ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột mắc phải chứng rối loạn ăn uống hoặc các rối loạn khác có liên quan thì trẻ nhỏ cũng sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn này cao hơn so với mức bình thường.
  • Do chuẩn mực xã hội: Mặc dù trẻ nhỏ vẫn chưa ý thức rõ ràng về chuẩn mực cái đẹp nhưng với sự phát triển của xã hội hiện đại, con người thường đặt ra những tiêu chuẩn, quan điểm về quy chuẩn của cái đẹp, ngoại hình mà áp dụng nó cho cả trẻ nhỏ. Họ thường có xu hướng đề cao và xem trọng sự mảnh mai, thon gọn nên đôi lúc có những tác động tiêu cực đối với tâm lý của trẻ nhỏ. Nhiều người thường xuyên dùng những lời nhận xét ác ý, những sự đánh giá, phê bình không phù hợp khiến trẻ cảm thấy tự ti về cân nặng, ngoại hình và trở nên ám ảnh về chuyện ăn uống.
  • Do tính chất hoạt động: Một số trẻ nhỏ tham gia vào quá trình huấn luyện thi đấu các bộ môn như múa, ba lê, thể dục dụng cụ, bơi lội,…có sự đòi hỏi cao về ngoại hình, cân nặng nên trẻ thường có xu hướng ăn uống một cách nghiêm khắc.
  • Do cú sốc tâm lý: Các sang chấn tâm lý, những sự kiện đau buồn quá mức ảnh hưởng đến cảm xúc, trạng thái tinh thần của trẻ như ba mẹ ly hôn, gia đình bạo lực, thiếu vắng tình thương từ ba mẹ, áp lực từ học tập, thi cử có thể khiến trẻ không đảm bảo tốt về mặt tâm lý và dễ gây ra những bất ổn trong ăn uống.

Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, những trẻ nhỏ mắc phải chứng rối loạn ăn uống đều có nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Những tình trạng bệnh lý tâm thần này cũng làm gia tăng các triệu chứng rối loạn ăn uống ở người bệnh và khiến cho quá trình cải thiện gặp nhiều khó khăn hơn.

Rối loạn ăn uống ở trẻ có nguy hiểm không?

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một trong các vấn đề đáng được quan tâm bởi nó có mức độ nguy hiểm cao và gây ra những tác hại lâu dài đối với từng đứa trẻ. Tình trạng trẻ biếng ăn hoặc ăn uống vô độ, không kiểm soát sẽ gây tác động trực tiếp đến cân nặng của trẻ, khiến cho quá trình phát triển, tăng trưởng gặp nhiều trở ngại.

Những đứa trẻ bị rối loạn ăn uống kéo dài sẽ dễ gặp phải các vấn đề về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Chế độ ăn uống không đảm bảo lành mạnh sẽ khiến trẻ có nhiều nguy cơ bị béo phì, thừa cân hoặc suy dinh dưỡng ở mức nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, sắc đẹp của trẻ mà còn là yếu tố gia tăng các vấn đề sức khỏe tồi tệ, đặc biệt là gan, tim và thận.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Rối loạn ăn uống kéo dài sẽ khiến trẻ nhỏ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các chuyên gia cho biết rằng, trẻ bị rối loạn ăn uống khó có thể duy trì tốt hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách tích cực. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ không còn nhiều khả năng để chống chọi lại các tác động tiêu cực của môi trường và dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra, rối loạn ăn uống ở trẻ còn thường kèm theo các rối loạn tâm thần nguy hiểm, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn lo âu,…Trẻ thường có cảm giác tự ti, xấu hổ, mặc cảm về bản thân nên có xu hướng tránh né việc tiếp xúc với xã hội, tự tách biệt bản thân với mọi người xung quanh.

Hơn thế, sự rối loạn ăn uống còn ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ và sự phát triển trí tuệ ở nhiều trẻ em. Điều này gây nên cản trở to lớn trong quá trình học tập, trẻ khó có thể đạt được thành tích tốt trong việc học hoặc thậm chí khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Cách điều trị hiệu quả cho trẻ bị rối loạn ăn uống

Mục tiêu chính của việc áp dụng các biện pháp can thiệp cho trẻ bị rối loạn ăn uống là điều chỉnh và cân bằng lại thói quen ăn uống lành mạnh, giảm thiểu các triệu chứng nguy hại mà bệnh gây ra. Thông thường, quá trình hỗ trợ khắc phục rối loạn ăn uống sẽ có kèm theo một số liệu pháp tâm lý bởi phần lớn trẻ nhỏ đều có kèm theo các cảm xúc tiêu cực như tự ti, mặc cảm, lo lắng, trầm cảm,…

Tùy thuộc vào từng tình trạng và mức độ nguy hiểm của mỗi đứa trẻ mà các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, gia đình, ba mẹ cũng cần phải hỗ trợ thật tốt cho trẻ trong giai đoạn này để giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để phục hồi sức khỏe, cải thiện ăn uống và phát triển tốt hơn.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Trẻ rối loạn ăn uống cần được hỗ trợ can thiệp và cải thiện càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng để khắc phục tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ như:

1. Liệu pháp tâm lý

Như đã chia sẻ, phần lớn những trẻ nhỏ mắc phải chứng rối loạn ăn uống đều gặp phải một số vấn đề liên quan đến tâm lý. Trẻ có thể xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, bi quan, buồn chán, ám ảnh về việc ăn uống nên cần được hỗ trợ tâm lý để giải tỏa các nút thắt trong lòng và giúp trẻ điều chỉnh nhận thức, hành vi phù hợp hơn.

Thông qua quá trình trao đổi cùng với chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ sẽ được nâng cao nhận thức của bản thân về việc xây dựng chế độ ăn uống phù. Đồng thời, trẻ cũng dần loại bỏ được những suy nghĩ, cảm xúc tồi tệ để điều chỉnh lại thói quen ăn uống một cách lành mạnh, tích cực hơn.

2. Sử dụng thuốc

Phần lớn những trường hợp rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ không được khuyến khích sử dụng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, đối với các tình trạng nghiêm trọng, sự thay đổi thói quen uống của trẻ gây ra các vấn đề sức khỏe nặng nề hoặc làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh nan y, những rối loạn tâm thần nguy hiểm thì cần được cân nhắc can thiệp bằng một số loại thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ rối loạn ăn uống vẫn còn gặp nhiều sự tranh cãi của giới chuyên môn và nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải tham khảo kỹ lưỡng cùng với bác sĩ chuyên khoa, cân nhắc về những lợi ích và rủi ro mà thuốc mang lại trước khi quyết định sử dụng cho trẻ.

3. Sự hỗ trợ từ ba mẹ, gia đình

Ba mẹ, gia đình chính là những người đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải dành thời gian quan tâm và tìm hiểu về những cách hỗ trợ tích cực, phù hợp cho trẻ, giúp trẻ điều chỉnh tốt thói quen ăn uống để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do rối loạn ăn uống gây ra.

Rối loạn ăn uống ở trẻ
Ba mẹ cần hỗ trợ và nâng cao ý thức ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Cụ thể một số biện pháp cần được thực hiện để điều trị và phòng ngừa chứng rối loạn này như:

  • Không sử dụng thức ăn làm phần thưởng cho trẻ nhỏ.
  • Thường xuyên giải thích cho trẻ về lợi ích của việc ăn uống lành mạnh.
  • Không bắt ép trẻ phải ăn quá mức, thay vào đó hãy nên cân bằng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ qua những thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.
  • Lên lịch ăn uống phù hợp cho trẻ, đảm bảo trẻ ăn đủ 3 bữa chính và kèm theo một vài bữa phụ lành mạnh.
  • Ba mẹ cần giúp trẻ phân biệt tốt các loại thức ăn có lợi và có hại để gia tăng nhận thức của trẻ về lợi ích của việc ăn uống.
  • Không nên gây áp lực quá lớn về việc ăn uống, hãy tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho các bữa ăn của trẻ nhỏ.
  • Ba mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với trẻ để giúp trẻ cởi mở giao tiếp, dễ dàng giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, tồi tệ của bản thân.
  • Tuyệt đối không đem trẻ ra so sánh với bất kỳ bạn bè nào, đặc biệt là trêu chọc về ngoại hình, cân nặng của trẻ.
  • Khuyến khích con vận động, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để duy trì một sức khỏe tốt.
  • Trang bị cho con những liệu pháp thư giãn phù hợp với lứa tuổi để tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng, buồn bã quá mức.

Rối loạn ăn uống ở trẻ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm cần được hỗ trợ và can thiệp trong giai đoạn sớm để tránh gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống của trẻ nhỏ. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, các bậc phụ huynh có thể hiểu và biết cách khắc phục tốt cho trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

áp lực công việc
Áp lực công việc là gì? 7 cách vượt qua đơn giản, hiệu quả

Áp lực công việc là tình trạng chung và không hề hiếm gặp ngày nay. Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình...

Trầm cảm có nguy hiểm không
Trầm cảm có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Trầm cảm có nguy hiểm không chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh rối loạn...

tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu
9 tác dụng phụ của thuốc rối loạn lo âu và cách khắc phục

Tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi khi dùng thuốc rối loạn lo âu để điều trị những triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không...

Giảm Stress bằng âm nhạc như thế nào để mang đến hiệu quả tốt nhất?

Âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh