Người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?
Cà phê là một thức uống quen thuộc không thể thiếu mỗi ngày với rất nhiều người để duy trì sự tỉnh táo, tập trung, làm việc có năng suất, hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong thức uống này cũng chưa rất nhiều chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tâm trạng nếu dùng quá nhiều. Vậy người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không và nên dùng thế nào để đảm bảo an toàn?
Người bị rối loạn lo âu có được uống cà phê không?
Người mắc chứng rối loạn lo âu luôn cảm thấy bất an, lo lắng, căng thẳng quá mức so với tính chất các tình huống mà họ đang phải đối diện. Nỗi ám ảnh mang tính chất phi lý khiến người bệnh dần tự cô lập bản thân nhằm mục đích bảo vệ chính mình tránh khỏi nỗi nguy hiểm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chẳng hạn người sợ đám đông luôn tìm cách tránh né việc ra ngoài đường mà chỉ trốn tránh trong phòng.
Điều trị rối loạn lo âu là một hành trình dài cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm thuốc, trị liệu tâm lý cùng một lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lộ trình can thiệp rối loạn này. Trong đó,câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc chính là người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không?
Cà phê là một thức uống vô cùng quen thuộc trong đời sống hằng ngày, thậm chí nhiều người bị “nghiện cà phê”, nếu không dùng 1 tách cà phê mỗi sáng sẽ không thể nào tỉnh táo được. Đặc biệt với những người đang trong trạng thái lo âu, họ sẽ càng không thể duy trì sự bình tĩnh trong các hoạt động thường ngày và dễ trở nên kích động hơn.
Với câu hỏi người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không, các chuyên gia đã khuyến cáo là không nên. Nhiều tài liệu đã chỉ ra, cà phê có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu và tất nhiên cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng lo âu, bốc đồng, kích thích, đặc biệt khi lạm dụng quá nhiều.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, caffeine sẽ ngăn cản sự quá trình sản xuất adenosine (chất dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải) và tăng cường giải phóng hormon adrenalin giúp tăng cường năng lượng trong thời gian ngắn nhưng gây ra trạng thái năng lượng thấp sau thời gian dài ( khi lượng cafein giảm đi). Mức độ nạp cafein càng nhiều thì các tác động càng mạnh mẽ hơn và hình thành chứng lo âu, căng thẳng quá mức.
Mặt khác các nghiên cứu cũng chứng minh cafein có tính chất axit và lợi tiểu nên dùng nó cung cấp khả năng tập trung ngay tức khắc nhưng lại làm giảm mức độ năng lượng và khả năng hoạt động của các cơ quan khác. Caffeine cũng khiến nồng độ cortisol – thủ phạm hàng đầu gây căng thẳng tăng mạnh.
Chúng ta cũng có thể nhận ra những thay đổi rõ ràng của cơ thể khi sử dụng cafein hằng ngày như rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, lo lắng, khó chịu hơn đặc biệt khi không được uống cà phê theo đúng lịch trình. Đây chính là những minh chứng rõ rệt nhất để giúp bạn trả lời câu hỏi người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không.
Mặt khác, một số nhóm thuốc dùng trong điều trị rối loạn lo âu có thể tương tác với nhau, làm tăng các phản ứng kích thích, hoảng loạn. Bác sĩ có thể đưa ra chống chỉ định này trong đơn thuốc điều trị nên người bệnh có thể không được phép sử dụng cà phê hay các thực phẩm có chứa cafein khác.
Một số tác hại khác của việc sử dụng cà phê không đúng cách mà bạn cũng nên tham khảo như tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc loãng xương, rối loạn dạ dày cùng những tác động không mấy tích cực cho hệ thống thần kinh. Tuy nhiên rất nhiều người hiện nay thường coi nhẹ các nguy cơ này và liên tục uống cà phê với liều cao hằng ngày.
Dù vậy, các chuyên gia cũng phân tích rằng “cà phê không phải là kẻ thù”. Người bị rối loạn lo âu nếu đã sử dụng cà phê trước đó cũng không thể đột ngột cắt bỏ thức uống ngày ngay lập tức, tuy nhiên nếu điều chỉnh lại liều lượng hợp lý vẫn có thể được chấp nhận. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là cố gắng giảm dần thức uống này để quá trình điều trị rối loạn lo âu hiệu quả nhất.
Nói chung để biết chính xác người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không nên tham khảo trực tiếp với bác sĩ chuyên môn để xem xét chính xác về liều lượng, mức độ rối loạn tâm thần, từ đó đưa ra các chỉ định phù hợp với từng đối tượng.
Sử dụng cà phê thế nào cho người rối loạn lo âu?
Như đã nói, với những người đã duy trì thói quen sử dụng cà phê trong thời gian dài nếu ngừng uống đột ngột có thể gây ra hội chứng cai nghiện cà phê với những biểu hiện đặc trưng như bồn chồn, mệt mỏi, nặng nề, lo âu dễ kích động. Điều này chắc chắn sẽ không hề có ích với những người bị rối loạn lo âu nên thường bác sĩ vẫn cho phép bệnh nhân được uống cà phê, nhưng cần điều chỉnh lại liều lượng.
Nếu người bị rối loạn lo âu đang sử dụng cà phê, hãy tham khảo một số lưu ý sau
- Giảm dần liều lượng cà phê thay vì ngừng uống đột ngột. Các chuyên gia khuyến khích, lượng cafein an toàn để nạp vào cơ thể là 50 mg đến 200 mg/ ngày. Trong đó, trung bình trong các tách cà phê tại nhà thường chứa khoảng 100mg cafein còn trong một ly lớn cà phê có bán tại các cửa hàng thường chứa khoảng 250mg cafein
- Hạn chế sử dụng các loại cà phê quá đậm đặc, đặc biệt là các loại cà phê rang xay pha phin nguyên chất. Nếu quá thèm cà phê, người đang điều trị rối loạn lo âu có thể tham khảo các dạng Cold Brew, americano hay cà phê sữa vì nhẹ hơn rất nhiều. Hoặc hiện nay có các loại cà phê khử cafein với hàm lượng cafein chỉ từ 3- `12mg/ 240ml, bằng 1/10 so với các loại cà phê thông thường
- Người bị rối loạn lo âu chỉ nên uống cà phê vào một thời điểm nhất định, khuyến khích vào buổi sáng, tuyệt đối không được uống cà phê vào chiều tối hay trước khi đi ngủ
- Không nên uống khi đang căng thẳng, lo lắng vì có thể gây kích thích thần kinh nghiêm trọng hơn
- Không được để bụng đói khi uống cà phê để tránh các tác động không tốt cho hệ tiêu hóa
- Thử thay đổi và trì hoãn thời gian uống cà phê, thay vì 7-8 giờ sáng như bình thường hãy chuyển xuống 9- 10 giờ
- Không nên lạm dụng quá nhiều đường, sữa khi uống cùng cà phê, các loại đường nhân tạo cũng không hề mang đến phản ứng tốt cho người bị rối loạn lo âu
- Dần thay thế cà phê bằng những thức uống lành mạnh hơn, chẳng hạn như các loại trà thảo mộc. Thực tế trong các loại trà vẫn có chứa cafein nhưng lành mạnh hơn rất nhiều
- Trao đổi và thực hiện theo đúng lộ trình điều trị rối loạn lo âu từ bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng nhất
- Kết hợp với lối sống khoa học, bổ sung đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vận động hằng ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi thể chất và tinh thần sau rối loạn lo âu
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn người bị rối loạn lo âu có uống cà phê được không. Thực tế việc sử dụng cà phê hằng ngày có thể mang đến những tác động không tốt cho quá trình điều trị, tuy nhiên người bệnh cần điều chỉnh và thay thế dần thói quen này thích hợp. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ và các chuyên gia để được thăm khám và xây dựng lộ trình an toàn, hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!