Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu được đặc trưng bởi nỗi lo sợ, ám ảnh phi lý, quá mức, không tương ứng với các đối tượng, hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Người bệnh thường tìm cách tránh né nỗi sợ hãi, thậm chí cô lập bản thân để không tiếp xúc với nỗi ám ảnh. Tình trạng này trực tiếp cản trở các hoạt động trong đời sống của người bệnh cùng rất nhiều hệ lụy khác nên cần sớm có biện pháp can thiệp.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu là gì?

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có tên quốc tế là Specific Phobias Disorder, một số tài liệu cũng sử dụng các thuật ngữ khác như ám ảnh sợ chuyên biệt. Đây là dạng lâm sàng của rối loạn ám ảnh sợ hãi, đưa chia thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên đối tượng gây sợ hãi. Thống kê cho thấy có đến 8.7% dân số mắc hội chứng này, trong đó tỷ lệ nữ giới gấp 2 lần nam giới.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu đặc trưng bằng những phản ứng sợ hãi, lo lắng quá mức so với tính chất thực tế và có liên quan đến các đối tượng, tình huống cụ thể

Tương tự như các dạng rối loạn lo âu, Specific Phobias Disorder đặc trưng bởi những phản ứng sợ hãi, căng thẳng, lo âu, ám ảnh quá mức, không tương xứng với thực tế và diễn ra trên đối tượng, tình huống cụ thể nào đó. Chẳng hạn sợ động vật, sợ sấm sét, sợ kim tiêm chính là một phần của rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu phổ biến nhất.

Các dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu thường gặp bao gồm

  • Ám ảnh sợ động vật; chẳng hạn sợ chó, mèo, nhện..
  • Ám ảnh sợ liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên; chẳng hạn như sợ sấm sét, sóng thần
  • Ám ảnh sợ có liên quan đến các tình huống; chẳng hạn sợ đi máy bay, chứng sợ không gian rộng, sợ bóng đêm
  • Ám ảnh sợ có liên quan đến các thủ thuật y tế; chẳng hạn sợ kim tiêm, sợ máu, sợ phẫu thuật
  • Một số dạng khác như sợ bóng bay, sợ tiếng nổ; Ám ảnh sợ các nhân vật cụ thể; chẳng hạn sợ chú hề, sợ ông kẹ..

Mỗi dạng ám ảnh sợ đặc hiệu có thể liên quan đến các nguyên nhân, tình huống khác nhau nhưng đều vượt ngưỡng chịu đựng tâm lý của người bệnh nên mới hình thành các phản ứng quá mức khi tiếp xúc. Các dạng này cũng sử dụng với các thuật ngữ riêng biệt như Cynophobia – hội chứng sợ chó; Astraphobia – hội chứng sợ sấm sét; agoraphobia – sợ không gian rộng; Trypanophobia – sợ kim tiêm

Bản thân người bệnh có thể nhận diện bản thân đang có nỗi sợ hãi phi lý nhưng không thể kiểm soát được phản ứng của bản thân và luôn tìm cách tránh né. Không phải tất cả các dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên vẫn luôn được khuyến khích điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện.

Dấu hiệu của rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu

Các biểu hiện của rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu thường bùng phát khi người bệnh phải tiếp xúc với các tình huống, sự vật, đối tượng khiến họ sợ hãi ( thường không có tính chất đe dọa hay tiềm ẩn nguy hiểm). Các phản ứng của người bệnh thường quá mức so với tính chất của sự việc, tình huống đó, tuy nhiên hoàn toàn là cảm xúc chân thật của người bệnh.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Các phản ứng bùng phát mạnh mẽ khi người bệnh tiếp xúc hay lại gần với đối tượng khiến họ sợ hãi

Tùy từng đối tượng, tình huống, tình trạng mà các phản ứng có thể diễn ra khác nhau, tuy nhiên đặc điểm chung của các dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu bao gồm”

  • Bùng phát các triệu chứng run rẩy, tăng nhịp tim; đổ mồ hôi lạnh; đặc biệt ở lòng bàn tay; run rẩy, đứng không vững; khô miệng; khó thở, đau tức ngực; choáng váng; buồn nôn, nôn mửa; tăng huyết áp khi đứng trước các đối tượng gây sợ hãi. Ở trẻ em mắc Specific Phobias Disorder các phản ứng này được biểu hiện qua việc khóc lóc, la hét, bấu víu vào cha mẹ quá mức
  • Một số có xu hướng bỏ chạy, một số có thể ngất xỉu vì quá căng thẳng và sợ hãi
  • Luôn tìm cách né tránh các tình huống, địa điểm có thể tiếp xúc với nỗi ám ảnh của bản thân. Chẳng hạn người sợ chú hề sẽ tránh đi đến rạp xiếc; người sợ bóng bóng tránh đi đến các buổi tiệc, lễ khai trương; người sợ kim tiêm tránh đến bệnh viện
  • Luôn cảm thấy rằng đối tượng đó vô cùng nguy hiểm nên càng tránh xa càng tốt
  • Người mắc rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nghiêm trọng có thể bùng nổ các triệu chứng dù chỉ nhìn thấy hình ảnh hay tưởng tượng trong tâm trí
  • Các dạng Specific Phobias Disorder thường kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, ăn uống không ngon, dễ gặp ác mộng, suy nhược cơ thể nếu ở trong các môi trường phải liên tục tiếp xúc với nỗi ám ảnh không thể né tránh
  • Một số người bệnh có thể tự ý thức được nỗi sợ hãi của bản thân nhưng không thể tìm được cách điều chỉnh hay kiểm soát được các phản ứng của bản thân

Thông kê còn cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều mắc đồng thời nhiều dạng Specific Phobias Disorder cùng lúc, trung bình là 3 loại, có liên quan đến các đối tượng, hoàn cảnh hay tình huống tương đồng. Chẳng hạn người sợ phẫu thuật có thể sợ máu, sợ kim tiêm; người sợ đi máy bay có thể sợ không gian hẹp hay sợ sấm sét; người sợ bong bóng có thể sợ đồng thời tiếng bóng bay nổ hay sợ khí heli trong bóng bay.

Nguyên nhân rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu

Nhìn chung cơ chế bệnh sinh của Specific Phobias Disorder vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tùy từng dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên các nhà khoa học đều cho rằng có liên quan đến các sự kiện gây sang chấn trong quá khứ nhưng chưa được giải quyết và kéo dài đến thời điểm hiện tại. Một vài yếu tố môi trường hay các hóa chất trong não bộ cũng tạo thành yếu tố nguy cơ cao.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Chấn thương tâm lý trong quá khứ có liên quan đến các đối tượng gây ám ảnh là nguyên nhân chính của Specific Phobias Disorder

Cụ thể, một số yếu tố làm tăng nguy cơ các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu bao gồm:

  • Chấn thương tâm lý: những nỗi ám ảnh sợ chuyên biệt có các đối tượng cụ thể và nó cũng có thể bắt nguồn từ các chấn thương tâm lý có liên quan đến các đối tượng này. Chẳng hạn một người sợ chó vì đã từng bị chó tấn công tới mức để lại sẹo; người sợ chú hề vì từng bị chú hề hù dọa tới mức phát khóc.. Ngưỡng chịu đựng tinh thần của mỗi người là khác nhau nên bất cứ các việc nào vượt ngưỡng cho phép cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lấy tấm trí. Khi thấy các hình ảnh, tình huống tương tự trong quá khứ, cơ thể sẽ hình thành cơ chế bảo vệ bằng các hành vi bỏ chạy, run rẩy, tăng huyết áp..
  • Ảnh hưởng từ gia đình: nếu trong gia đình có người mắc một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nào đó thì các thành viên khác cũng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, nỗi ám ảnh từ cha mẹ hoàn toàn có thể di truyền qua con cái thông qua thói quen sinh hoạt, cách cha mẹ phản ứng và giáo dục con. Chẳng hạn nếu cha mẹ sợ côn trùng và luôn hù dọa con cái, bắt chúng tránh xa côn trùng nếu không sẽ bị đốt, sẽ bị bệnh thì con cái cũng tự hình thành suy nghĩ đó là nguy hiểm và tìm cách né tránh tiếp xúc.
  • Bất thường trong não bộ: sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ hay các cơ quan đảm nhiệm vai trò quản lý nỗi sợ hãi hoạt động kém hiệu quả cũng được cho là nguyên nhân gây Specific Phobias Disorder.
  • Một số yếu tố khác: ảnh hưởng từ môi trường sống, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin tiêu cực có liên quan đến đối tượng đó ( chẳng hạn một người thường đọc các vụ nổ máy bay, rớt máy bay, hiểm họa từ đi máy bay sẽ hình thành nỗi sợ máy bay), người có tính cách tiêu cực, hay lo âu cũng có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu cao hơn. Tuổi nhỏ và giới tính nữ cũng là các đối tượng có nguy cơ dễ mắc các dạng rối loạn tâm lý này.

Xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị Specific Phobias Disorder. Người bệnh cần trò chuyện trực tiếp với chuyên gia để xác định nỗi ám ảnh và tìm ra gốc rễ các vấn đề liên quan trước khi chính thức đi vào điều trị.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu phụ thuộc vào tính chất, nguồn gốc và mức độ ám ảnh, lo lắng của người bệnh. Không phải tất cả các dạng Specific Phobias Disorder đều gây ra phiền phức hay cản trở quá nhiều đến các hoạt động trong đời sống hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên nhìn chung, với bất cứ trường hợp nào cũng cần khuyến khích điều trị dứt điểm thay vì chỉ tìm cách tránh né.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu nếu liên quan đến các chủ thể phổ biến trong đời sống sẽ làm cản trở rất hoạt động xã hội, suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh

Chẳng hạn như với chứng sợ chú hề, đây không phải một nhân vật sẽ xuất hiện phổ biến ngoài đời sống mà chỉ có mặt trong một số địa điểm, hoàn cảnh nhất định như rạp xiếc hay những nơi tổ chức trò chơi cho trẻ em. Người bệnh chỉ cần tránh né các địa điểm này sẽ không hề phải đối mặt với cảm xúc lo âu hay sợ hãi nào.

Tuy nhiên rất nhiều dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có thể làm cản trở các hoạt động trong đời sống, suy giảm nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất, tinh thần, khó khăn trong học tập hay tìm kiếm công việc phù hợp. Chẳng hạn người sợ độ cao không thể đi làm việc tại các tòa nhà cao tầng, người sợ máy bay sẽ tốn nhiều thời gian di chuyển mỗi khi đi công tác ở các tỉnh thành khác..

Với các nỗi ám ảnh mang tính chất phổ biến như sợ động vật, người bệnh hầu như phải sống trong nỗi ám ảnh, căng thẳng thường xuyên, thậm chí tự cô lập bản thân trong nhà để tránh tiếp xúc với nỗi sợ hãi. Tình trạng này kéo dài khiến huyết áp tăng liên tục, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch hay dạ dày, đặc biệt có thể tiến triển thành trầm cảm nếu người bệnh tự tách biệt bản thân với thế giới xung quanh.

Nói chung, bất cứ vấn đề bất thường nào về tâm lý, tâm thần đều mang đến những ảnh hưởng không tốt. Các dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu dù phổ biến hay không cũng được khuyến khích nên điều trị sớm để tránh gây ra các hệ lụy lâu dài có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà tự bản thân chúng ta cũng rất khó để kiểm soát.

Hướng điều trị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu

Các triệu chứng ám ảnh, lo lắng, sợ hãi quá mức về các đối tượng cụ thể diễn ra quá mức và kéo dài ít nhất 6 tháng sẽ được chẩn đoán là rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu. Bác sĩ và chuyên gia cũng yêu cầu người bệnh làm các bài test kiểm tra và đưa ra chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần phiên bản mới nhất (DSM – V).

Tùy tính chất nỗi ám ảnh mà lộ trình và thời gian điều trị Specific Phobias Disorder có thể phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trị liệu tâm lý và thuốc sẽ được chỉ định kết hợp tùy từng trường hợp.

Trị liệu tâm lý

Mục tiêu chính của trị liệu tâm lý trong rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu chính là điều chỉnh tư duy sai lệch của người bệnh về tính chất, bản chất nỗi ám ảnh; thay thế các hành vi, cảm xúc tiêu cực; tăng cường các biện pháp đối phó với căng thẳng thay vì chỉ tìm cách trốn chạy. Những bệnh nhân đáp ứng tốt với các liệu pháp trị liệu đều có sự thay đổi tích cực về mặt cảm xúc và tâm lý.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Trị liệu tâm lý được đánh giá mang đến nhiều lợi ích nhất trong điều trị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu

Một số liệu pháp tâm lý được khuyến khích trong điều trị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu bao gồm

  • Liệu pháp phơi nhiễm: hay liệu pháp tiếp xúc, được sử dụng phổ biến trong các dạng rối loạn ám ảnh sợ hãi. Nhà trị liệu sẽ tạo ra môi trường, tình huống để người bệnh tự tiếp xúc với nỗi sợ hãi của bản thân với cấp độ tăng dần, điều này giúp cơ thể hình thành cơ chế thích nghi và giảm dần các phản ứng căng thẳng quá mức. Chẳng hạn với người mắc chứng sợ chó, nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng việc cho xem hình ảnh 1 chú chó nhỏ, xem video chú chó đang chạy, nhìn trực tiếp một chú chó và cuối cùng là trực tiếp chạm vào chú chó. Các chương trình công nghệ thực tế ảo cũng có thể được áp dụng đồng thời với liệu pháp này.
  • Liệu pháp thư giãn: được thực hiện song song với liệu pháp tiếp xúc để giảm mức độ các phản ứng kích thích quá mức khi đối diện với nỗi căng thẳng. Liệu pháp thư giãn cũng giúp người bệnh tăng các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc khi đối diện với nỗi lo âu, ổn định sức khỏe tinh thần trong mọi hoàn cảnh.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: được chỉ định phổ biến trong điều trị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu với mục tiêu giúp người bệnh tự ý thức, tự đánh giá về nỗi sợ của mình và điều chỉnh nó một cách hợp lý. Nhà trị liệu sẽ yêu cầu thân chủ chia sẻ về trải nghiệm, nỗi sợ của bản thân và tìm cách thay thế hoàn toàn tư duy sai lệch, tiêu cực. Nhờ đó bản thân bệnh nhân tự kiểm soát trình trạng của bản thân hiệu quả hơn.

Các liệu pháp tâm lý còn hướng đến mục tiêu xây dựng kỹ năng mềm, ổn định cảm xúc nhằm hỗ trợ người bệnh dần hòa nhập với đời sống xã hội, đặc biệt với những người đã tự cô lập bản thân trong thời gian dài.

Điều trị bằng thuốc

Không có bất cứ loại thuốc nào được công nhận là thuốc đặc trị cho rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu và cũng không có loại thuốc nào làm giảm được trạng thái lo âu, ám ảnh. Hầu hết các loại thuốc được chỉ định nhằm điều chỉnh cảm xúc, giảm mức độ căng thẳng hay các phản ứng quá khích trong trường hợp tiếp xúc với các tình huống, sự vật gây ám ảnh.

Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định điều trị lâu dài như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc chẹn beta, thuốc an thần.  Tuy nhiên một số nhóm thuốc chỉ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như khi người bệnh bắt buộc phải đối diện với một tình huống nào đó gây căng thẳng, ví dụ – Beta Blocker giúp kiểm soát các triệu chứng tăng huyết áp, đánh trống ngực..

Các nhóm thuốc dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu đều kèm theo nhiều phản ứng phụ, chẳng hạn buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải nhiều hơn hay một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc được chỉ định từ bác sĩ để phòng tránh các phản ứng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến việc điều trị.

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Chăm sóc và điều trị tại nhà cũng là một giai đoạn quan trọng để loại bỏ hoàn toàn rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu. Thuốc hay trị liệu tâm lý chỉ mang đến hiệu quả một phần còn để chiến thắng nỗi ám ảnh cần phụ thuộc vào chính quyết tâm của người bệnh. Quá trình điều trị hoàn toàn có thể rủ ngắn nếu quá trình điều trị, chăm sóc tại nhà đi đúng hướng.

Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
Điều chỉnh lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị

Một số biện pháp được khuyến khích trong quá trình điều trị tại nhà cho người mắc rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu như

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lạnh mạnh, chẳng hạn không được bỏ bữa, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường vận động hằng ngày
  • Tránh tiếp nhận các thông tin tiêu cực có liên quan đến nỗi ám ảnh của bản thân sẽ khiến tâm trí bị xao động và không thể loại bỏ nỗi sợ trong rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu
  • Tìm hiểu các thông tin đúng đắn, lành mạnh về nỗi ám ảnh để biết cách đối phó cũng như thay đổi góc nhìn thay vì chỉ luôn cho rằng đối tượng đó là mối nguy hiểm. Chẳng hạn nếu sợ chó, bạn có thể đọc các câu chuyện về việc chó cứu người, chó trung thành bạn sẽ thấy đây là loài động vật rất đáng yêu, đáng quý
  • Học cách giữ bình tĩnh trước mọi tình huống thông qua liệu pháp hít thở sâu. Khi hít thở đúng cách sẽ cung cấp đủ oxy cho não bộ, từ đó giảm nhanh các phản ứng kích thích quá mức và điều chỉnh cảm xúc ổn định hơn
  • Nhờ sự trợ giúp từ người thân khi cần phải đối mặt hay di chuyển đến nơi có các đối tượng gây ám ảnh để cảm thấy an toàn hơn. Bạn không thể mãi trốn tránh nên hãy học cách tiếp xúc từ từ, chẳng hạn như người mắc rối loạn ám ảnh sợ bong bóng hãy cùng người thân đi qua công viên, nơi có nhiều bong bóng. Nếu đi một mình bạn sẽ luôn muốn bỏ chạy nhưng khi có một người đồng hành bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn, có thể tiến gần đến trái bóng hơn
  • Vận động hằng ngày, kết hợp với thiền và yoga đã được chứng minh giúp tăng khả năng ứng phó với căng thẳng. tăng cường sức khỏe tinh thần hiệu quả hơn
  • Đọc sách, viết nhật ký, thư giãn với tinh dầu, tắm nước nóng, chia sẻ về tình trạng của bản thân với những người đáng tin cậy sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn
  • Với các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu có gây ảnh hưởng đến công việc, học tập nên trực tiếp chia sẻ với đồng nghiệp, sếp hay thầy cô giáo để nhận được sự hỗ trợ và thông cảm trong quá trình điều trị

Các dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu thường khá phổ biến và có thể gây ra nhiều cản trở đến cuộc sống của mỗi người nên cần sớm có biện pháp can thiệp kịp thời. Chăm sóc sức khỏe tinh thần, phục hồi chấn thương tâm lý, duy trì thói quen sống lành mạnh, nhìn nhận các vấn đề theo hướng tích cực hơn là biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các rối loạn này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trầm cảm thể thao
Trầm cảm thể thao: Những hệ lụy khôn lường không thể bỏ qua

Tất cả các nghiên cứu đều công nhận tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cả thể chất và tinh thần, phòng tránh...

xấu hổ
Xấu Hổ Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Vượt Qua

Xấu hổ là một cảm xúc bình thường của con người sinh ra khi chúng ta đối diện với những tình huống mà bản thân...

Hội Chứng Baby Blues: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Thống kê cho thấy, khoảng 70 - 80% phụ nữ sau sinh gặp phải hội chứng Baby Blues. Hội chứng này đặc trưng bởi trạng...

Trầm cảm ẩn
Trầm cảm ẩn (Masked Depression): Biểu hiện và phương pháp điều trị

Các biểu hiện của trầm cảm ẩn thường rất khó phát hiện bởi các triệu chứng tâm lý thường được che giấu bởi những cơn...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh