Những biểu hiện của người bị Stress mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có cảm thấy bản thân luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thường xuyên đau đầu và đau nhức phần vai gáy? Bạn có ăn không ngon, ngủ không yên, luôn có cảm giác đầy hơi chướng bụng? Bạn có thường xuyên lơ đễnh trong quá trình học tập và làm việc, cũng như phạm nhiều lỗi sai? Đây là biểu hiện của người bị stress điển hình. Nếu bạn nhận ra bản thân sở hữu đầy đủ những đặc điểm nêu trên thì rất có thể, bạn đang bị stress mà không hề hay biết.

Một số điều cần biết về stress

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh của con người khi phải chịu áp lực và khó khăn quá lớn trong cuộc sống, và thường được thể hiện qua những dấu hiệu thể chất và tinh thần. Stress có cả mặt tích cực và tiêu cực cùng tồn tại song song. Stress ở một khía cạnh nào đó giúp chúng ta tập trung, và thúc đẩy tiềm năng phát triển đến cực hạn. Tuy nhiên ở mặt đối lập, stress lại có những tác động nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta.

biểu hiện của người bị stress
Những ảnh hưởng tiêu cực của stress đến sức khỏe khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không tỉnh táo.

Khi một người ở trong trạng thái căng thẳng, họ có thể bức phá và vượt qua giới hạn đang kiềm giữ bản thân. Đây cũng là lý do khiến stress trở thành một yếu tố cần thiết để thúc đẩy khả năng sáng tạo, khả năng tư duy, và luyện tập cách ứng biến trong những tình huống cụ thể. Đặt ra mục tiêu và tự tạo áp lực cho bản thân là một điều tốt nếu chúng ta kiểm soát được sự căng thẳng, còn nếu không thì stress rất dễ diễn biến thành trầm cảm.

Căng thẳng và stress kéo dài khiến chúng ta cảm thấy đau khổ, mệt mỏi và thường có những suy nghĩ tiêu cực. Stress cũng làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe do làm giảm sức đề kháng của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hoạt động trao đổi chất, và có khả năng tái phát những căn bệnh mãn tính. Những nguồn năng lượng tiêu cực tích tụ trong giai đoạn stress có thể thúc đẩy những hành vi không lành mạnh, thậm chí có suy nghĩ tự tử.

Những người bị stress, đặc biệt là nam giới, rất dễ tìm đến rượu bia hay chất kích thích để tìm kiếm cảm giác thoải mái, hy vọng giải thoát khỏi những áp lực trong cuộc sống. Lạm dụng rượu bia là một trong những biểu hiện của người bị stress. Uống rượu bia không kiểm soát rất dễ gây nghiện và khiến tình trạng stress ngày càng tồi tệ hơn. Thậm chí họ có thể bị dụ dỗ vào những hành vi trái pháp luật như sử dụng ma túy, cờ bạc trái phép, mại dâm,… với những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra stress thường đến từ sự xung đột giữa kỳ vọng và mục đích mà bản thân muốn đạt tới, với khả năng hiện hiện hóa điều đó của chúng ta. Ví dụ bạn đặt mục tiêu muốn muốn đạt điểm cao, muốn đứng ở vị trí cao hơn trong xã hội, và cố gắng hết sức để đạt được điều đó. Mục tiêu này khiến bạn tự gây áp lực cho bản thân vì lo sợ thất bại. Kỳ vọng càng nhiều thì áp lực càng lớn và đến một lúc nào đó, bạn bị stress do quá mệt mỏi với mọi thứ.

Tinh trạng căng thẳng diễn ra có thể do áp lực từ chính bản thân chúng ta, hoặc do những tác động từ bên ngoài. Có những vấn đề gây stress nặng với người này, nhưng lại không ảnh hưởng gì lớn đến người khác. Đó là do cách nhìn nhận vấn đề và khả năng phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress ở mỗi người là không giống nhau. Sự khác biệt này khiến những yếu tố ảnh hưởng đến stress rất đa dạng và tùy vào từng trường hợp cụ thể.

biểu hiện của người bị stress
Những yếu tố gây căng thẳng khác nhau ở từng người, và phụ thuộc vào tính cách, góc nhìn, cũng như kinh nghiệm sống.

Tình trạng căng thẳng của con người thường là tổng hợp của nhiều yếu tố trong cuộc sống hay công việc. Vì thế rất khó để loại bỏ hoàn toàn stress. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng xấu của chúng đến cơ thể, vì ở một khía cạnh nào đó, stress vẫn có tác dụng kích thích và cổ vũ sức sáng tạo, giúp chúng ta rèn luyện tính nhẫn nại và khả năng chống lại áp lực.

Những biểu hiện của người bị Stress mà bạn cần lưu ý

Bất cứ những biểu hiện bất thường nào của cơ thể đều là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang có vấn đề về sức khỏe. Nếu bạn là một người khỏe mạnh, nhưng đột nhiên cảm thấy mệt mỏi uể oải, không có sức sống, hoặc tình trạng sức khỏe vốn đã không tốt của bạn đang ngày càng đi xuống, thì rất có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó mà không hay biết. Và một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất trong trường hợp này chính là stress.

Vậy làm sao để biết bạn có đang bị stress hay không? Để biết chính xác bản thân có đang rơi vào trường hợp này hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nhận ra một số những biểu hiện của người bị stress nếu chú ý quan sát cẩn thận. Nếu nhận ra mình đang sỡ hữu những triệu chứng dưới đây, bạn nên dành thời gian đến gặp bác sĩ để thăm khám.

1. Đau đầu và đau nhức cơ thể

Cảm giác đau đầu, đau nửa đầu và đau nhức cơ thể kéo dài là một trong những biểu hiện của tình trạng stress. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, các cơ của chúng ta sẽ căng ra như một phản ứng tự nhiên, và sau đó co lại khi bạn bình tĩnh. Tình trạng stress kéo dài khiến các cơ không ngừng thay đổi trạng thái từ căng cứng đến co lại, từ đó gây nên tình trạng đau đớn. Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, đau vai và gáy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy đau ngực, đau nhức tay chân và nhiều bộ phận khác trên thân thể nếu bị stress tấn công. Đau ngực không chỉ là dấu hiệu của bệnh tim, mà còn là một trong những triệu chứng dễ thấy khi bạn căng thẳng. Khi thấy đau ngực và khó thở thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, bởi vì có một số trường hợp mà nguyên nhân là do căng thẳng, chứ không phải bệnh tim.

biểu hiện của người bị stress
Hiện tượng đau lưng và đau vai gáy có thể là tín hiệu báo động của cơ thể khi chúng ta đang phải chịu cơn stress kéo dài.

Trình trạng căng thẳng có thể khiến những triệu chứng đau nhức nặng nề hơn. Và khi cảm thấy đau nhức kéo dài, tình trạng căng thẳng cũng có chiều hướng xấu đi. Đây là hai yếu tố tác động lẫn nhau. Do đó nếu bạn cảm thấy cảm giác đau nhức giảm đi nhiều khi nghỉ ngơi hợp lý và kiểm soát được cơn stress thì có lẽ, tình trạng đau đầu, đau vai gáy và tức ngực là biểu hiện của người bị stress.

2. Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ăn không ngon, trào ngược dạ dày – thực quản là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với tình trạng căng thẳng. Hệ thần kinh và hệ tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết, vì chúng được kết nối trực tiếp với nhau bằng các dây thần kinh. Vì thế khi trạng thái tinh thần của con người có sự thay đổi, dạ dày và ruột sẽ phản ứng ngay lập tức.

Hệ thống thần kinh trung ương khi bị căng thẳng sẽ trở nên rối loạn và ảnh hưởng đến vấn đề lưu thông máu trong cơ thể. Đó là lý do khi bị stress chúng ta nên uống nhiều nước để hỗ trợ lưu thông máu. Máu không đến kịp và đầy đủ khiến tình trạng co thắt cơ xảy ra, ảnh hưởng nhu động ruột và gây nên nhiều vấn đề tiêu hóa. Ngoài rối loạn tiêu hóa, stress còn gây ảnh hưởng xấu hệ tiêu hóa về sau, và tăng tỷ lệ tái phát bệnh dạ dày và đường ruột.

Khi bị stress, bạn có xu hướng chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường. Tình trạng ăn uống mất kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ruột gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, thức ăn chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ nhưng thiếu chất xơ cũng khiến quá trình tiêu hóa khó khăn hơn. Nếu người bị stress có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thì khả năng bệnh tái phát là rất cao, đặc biệt là bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

3. Ngủ không ngon giấc

Theo một thống kê tại Mỹ, có hơn 43% người trưởng thành cho biết chất lượng giấc ngủ của họ rất tệ do stress và căng thẳng. Những người bị stress còn dễ gặp ác mộng, cũng như giật mình thức dậy lúc nửa đêm do não không thả lỏng và khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ. Biểu hiện của người bị stress là tình trạng thức khuya, trằn trọc vào ban đêm, hoặc gần như không ngủ được. Hậu quả là sáng hôm sau họ uể oải, không có tinh thần, và ngủ ngày nhiều hơn.

biểu hiện của người bị stress
Chất lượng giấc ngủ kém khiến chúng ta mỏi mệt vào buổi sáng và không thể tập trung làm việc một cách hiệu quả.

Căng thẳng khiến hệ thần kinh hoạt động mạnh mẽ và không thể vào trạng thái thư giãn, do đó tuy cơ thể chúng ta mệt mỏi vào ban đêm, nhưng não lại không ra tín hiệu nghỉ ngơi. Kết quả là nhịp sinh học của bạn bị ảnh hưởng do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Tình trạng ngủ ngày thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và năng suất lao động, khiến chúng ta mất tập trung và đãng trí.

4. Chán ăn hoặc thèm ăn bất thường

Stress gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của chúng ta. Một số người cảm thấy chán ăn, không có hứng thú với cả những món ăn mà mình rất thích nên thường xuyên bỏ bữa. Tình trạng chán ăn khiến người bệnh không có đủ năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể, làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sự tỉnh táo khi học tập và làm việc. Bỏ bữa và ít ăn rau xanh cũng có thể gây viêm loét dạ dày, táo bón, và những vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Trái lại, nhiều người lại bắt đầu ăn uống mất kiểm soát. Những người bị stress có xu hướng ăn uống nhiều đồ ngọt như bánh kẹo hay trà sữa, và những thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán. Những thực phẩm này cung cấp lượng đường và lượng chất béo lớn gây ra tình trạng thừa cholesterol gây béo phì, mỡ trong máu, và tăng khả năng bị tắc van tim dẫn đến đột quỵ. Dầu mỡ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa gây chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…

Đặc biệt, với những người có hệ tiêu hóa không tốt thì ảnh hưởng của stress còn nghiêm trọng hơn bình thường. Hiện tượng chán ăn, thèm ăn bấy thường kèm với khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản là biểu hiện của người bị stress. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, và tạo điều kiện cho những bệnh truyền nhiễm tấn công.

5. Đãng trí và mất tập trung

Căng thẳng có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo, nhưng căng thẳng ở mức độ nghiêm trọng có thể bóp chết sự sáng tạo và hứng thú trong công việc của một người. Khả năng tập trung kém và khả năng ghi nhớ, phân tích bị ảnh hưởng do mệt mỏi khiến chúng ta không thể hoàn thành deadline đúng hạn. Người bị stress thường xuyên phân tâm do những tác động bên ngoai làm đứt quãng mạch làm việc.

biểu hiện của người bị stress
Sự đãng trí khiến chúng ta quên trước quên sau, và dễ phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn trong cuộc sống, học tập hay công việc.

Những người bị stress thường có kết quả học tập kém, và năng suất làm việc sụt giảm nghiêm trọng. Tình trạng mệt mỏi và thiếu ngủ khiến họ không thể tập trung vào việc đang làm, khả năng ghi nhớ cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện của người bị stress thường xuyên là tình trạng lơ đễnh, dễ sai sót những lỗi nhỏ nhặt dù kiểm tra lại nhiều lần. Vấn đề thường xuyên mắc lỗi này không phải do tính cách, mà là chịu ảnh hưởng của stress.

Đãng trí và khả năng tập trung kém không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc, mà còn thể hiện trong nhiều vấn đề cuộc sống. Ví dụ bạn có thể mất tập trung, ngủ gục trong lúc tham gia giao thông và gây tai nạn, hoặc thường xuyên quên mang đồ vật cần thiết ra khỏi nhà, bỏ quên đồ trong cửa hàng, làm mất thẻ xe, chìa khóa,… Tình trạng này diễn ra liên tục làm cản trở sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

6. Rụng tóc quá nhiều

Rụng tóc là tình trạng xảy ra hàng ngày và lượng tóc rụng của mỗi người đều khác nhau, tuy nhiên vẫn có giới hạn cho vấn đề rụng tóc. Nếu tóc rụng quá nhiều chứng tỏ da đầu bạn đang bị tổn thương, hoặc cơ thể của bạn đang báo động về tình trạng sức khỏe bất thường. Rụng tóc có thể xem là một biểu hiện của người bị stress và căng thẳng, càng căng thẳng thì tốc độ rụng tóc của bạn sẽ càng nhanh, và lượng tóc sẽ ngày càng nhiều.

Tình trạng rụng tóc khi bị stress thường là tóc rụng thành mảng lớn và trong thời gian ngắn. Khi bị stress, chế độ ăn uống của chúng ta thay đổi khiến cơ thể không nhận đủ chất. Những hormone trong cơ thể cũng vì thế bị ảnh hưởng khiến nang tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tóc, và nang tóc cũng bị ức chế sinh trưởng. Kết quả là tóc rụng nhiều, tóc con không thể mọc lên khiến người bị stress dễ bị hói.

7. Sử dụng rượu bia nhiều hơn

Rượu bia là tác nhân hàng đầu trong việc bào mòn sức khỏe, và cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những tai nạn nghiêm trọng không thể lường trước. Stress cùng với việc lạm dụng rượu bia có thể đánh gục tinh thần của bất cứ ai, khiến họ rơi vào trạng thái mơ màng do phá vỡ sự cân bằng của các chất hóa học trong não. Rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, mà còn điều khiển hành động của chúng ta. Nghiện rượu là biểu hiện của người bị stress.

biểu hiện của người bị stress
Lạm dụng rượu bia sẽ tàn phá hệ thần kinh và gây cảm giác mệt mỏi, khó ngủ, không tỉnh táo và có thể tăng tỷ lệ phát sinh những tai nạn ngoài ý muốn

Những người bị căng thẳng có xu hướng tìm đến rượu bia vì cảm giác say khiến tinh thần của họ được thả lỏng hơn. Tuy nhiên, cảm giác thoải mái sẽ nhanh chóng qua đi, và sự mệt mỏi trống rỗng sẽ nhanh chóng ập đến khiến họ ngày càng chìm trong cảm giác tiêu cực. Cứ như vậy, họ không ngừng uống và say, say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi tiếp tục uống mà không thể dừng lại. Căng thẳng càng lớn thì uống rượu càng nhiều.

Nghiện rượu sẽ kéo theo những biểu hiện khác như khó ngủ, tinh thần hoảng hốt, mệt mỏi vào buổi sáng thức dậy, và trạng thái cảm xúc không ổn định. Uống rượu quá nhiều làm chúng ta cáu gắt, dễ nổi nóng, mất bình tĩnh và dể hành động theo cảm xúc mà không màng hậu quả. Việc nghiện rượu cũng có thể dẫn đến tình trạng uống thuốc quá liều gây sốc thuốc nếu người bệnh đang trong quá trình điều trị một căn bệnh nào đó.

Cách để vượt qua cơn stress dai dẳng

Thông qua những biểu hiện của người bị stress, chúng ta có thể thấy tác động của stress đến sức khỏe là nghiêm trọng đến thế nào. Việc để yên cho stress hoành hành có thể bào mòn sức khỏe, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và hoạt động hằng ngày của chúng ta. Vì thế, những phương pháp giúp vượt qua căng thẳng, hướng đến cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, với những suy nghĩ tích cực hơn là cần thiết cho những người bị stress dai dẳng.

  • Duy trì tập thể dục thể thao: Biện pháp hữu hiệu nhất để đối phó với sự căng thẳng là rèn luyện sức khỏe và thể lực. Bạn có thể chọn bất cứ hoạt động thể thao nào theo sở thích và duy trì luyện tập hàng ngày. Luyện tập thể thao là phương pháp giảm căng thẳng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Bằng cách hướng sự chú ý vào những động tác thể dục, bạn sẽ tạm quên đi những vấn đề gây căng thẳng, và cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Để mang đến hiệu quả tốt hơn bạn có thể rủ bạn bè hay người thân cùng luyện tập để gia tăng hứng thú.
  • Dành thời gian thư giãn: Thay vì tập trung vào những vấn để căng thẳng, hãy thả lỏng bản thân và giảm căng cơ bằng những thú vui khác trong cuộc sống như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, mua sắm, làm vườn, may vá, vẽ tranh, dọn dẹp phòng ốc hay bất cứ hành động nào khác khiến bạn tập trung sự chú ý. Dành thời gian cho bản thân để cơ thể tự phục hồi sau stress là điều bạn cần làm. Việc thay đổi mục tiêu suy nghĩ giúp bạn có những giờ phút thư giãn thoải mái hơn để chống lại stress. Giảm stress bằng âm nhạc là một phương pháp hay và thú vị bạn nên thử.
biểu hiện của người bị stress
Nghe nhạc nhẹ hay nhạc không lời giúp giải tỏa căng thẳng, đưa chúng ta vào trạng thái thả lỏng để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển, và những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ loại bỏ ảnh hưởng xấu của stress đến cơ thể. Ăn uống khoa học giúp chúng ta gia tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, giúp đầu óc minh mẫn, ngủ ngon hơn, và nhất là có tác dụng cải thiện tâm trạng, hướng đến trạng thái tâm lý tích cực.
  • Luyện tập yoga và thiền: Yoga và thiền từ lâu đã được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ tuyệt vời cho người bị stress đeo bám. Kỹ thuật điều khiển hơi thở và sự tập trung giúp bạn làm dịu những suy nghĩ hỗn loạn trong đầu, đánh tan những suy nghĩ tiêu cực, và mang đến sự thư giãn tuyệt đối cho tâm hồn trong những buổi trị liệu. Bạn có thể thực hiện thiền hoặc tập yoga ở nhà vào bất cứ thời điểm rảnh rỗi nào trong ngày. Nhiều người thật sự cảm nhận được thay đổi tích cực thông qua phương pháp giảm stress bằng yoga.
  • Tránh những tác nhân gây căng thẳng: Có thể nói, cách tốt nhất để không làm bản thân căng thẳng là né tránh những tác nhân khiến bạn bị stress. Ví dụ khi về đến nhà thì đừng nghĩ đến chuyện công việc hay cuộc cãi vã với khách hàng, nếu công việc quá nhiều thì nên sắp xếp chúng một cách khoa học và chia thời gian thích hợp để hoàn thành, nếu tiệc tùng ở công ty khiến bạn mệt mỏi thì hãy tìm cách tránh né và không tham gia. Việc đối mặt với stress và tìm kiếm giải pháp đối phó nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến bạn là điều vô cùng cần thiết.
  • Tâm sự với người bạn tin tưởng: Giảm dần những tiếp xúc với đám đông và người quen là một trong những biểu hiện của người bị stress. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là đừng cố gắng tách biệt bản thân khỏi mọi người vì điều này chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Hãy chọn một người thân, một người bạn hay ai đó mà bạn cảm thấy có thể tâm sự và xin lời khuyên. Góc nhìn của người ngoài cuộc đôi khi mang đến những tác dụng bất ngờ cho vấn đề mà bạn đang gặp phải.
  • Ngủ đủ giấc hằng ngày: Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và đừng sử dụng điện thoại trước khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn. Nghiện mạng xã hội và sử dụng điện thoại trước khi ngủ là nguyên nhân khiến chúng ta ngủ không sâu, không yên giấc. Vì thế nên hạn chế vấn đề này. Ngủ là thời gian để cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi, và việc ngủ đủ giấc giúp chúng ta nạp lại năng lượng, cải thiện tâm trạng và mang đến cảm giác thoải mái hơn vào sáng hôm sau.
biểu hiện của người bị stress
Ngủ đủ giấc giúp chúng ta nạp lại năng lượng và duy trì sự tỉnh táo tốt hơn.
  • Tránh những thói quen không lành mạnh: Những thói quen không lành mạnh mà người bị stress nên tránh bao gồm: lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc ngủ hay thuốc chống trầm cảm, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê trong ngày, nghiện mạng xã hội, bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thức khuya dậy trễ,… Những thói quen xấu này làm tăng triệu chứng trầm cảm và khiến người bệnh mệt mỏi hơn.

Sự quan trọng của việc tìm hiểu những biểu hiện của người bị stress, và cách để cải thiện tình trạng căng thẳng là không cần bàn cãi. Chúng ta cần tự chủ trong việc nhận ra những bất ổn của bản thân, và biết cách ứng phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Hãy đến gặp bác sĩ khi thấy những biểu hiện lạ về sức khỏe để được tư vấn chính xác.  

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ vượt qua cảm xúc tiêu cực

Thường xuyên nói chuyện với người bị trầm cảm là cách giúp họ có thêm động lực để vực dậy tinh thần và tìm kiếm...

rối loạn cảm xúc có di truyền không
Rối loạn cảm xúc có di truyền không? Những trường hợp dễ mắc bệnh

Rối loạn cảm xúc là một loại rối loạn tâm thần không hiếm gặp, và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của...

chữa trầm cảm tại nhà
9 Cách Chữa Trầm Cảm Tại Nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Trầm cảm có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, và ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Vì thế không phải...

rối loạn đa nhân cách
Rối Loạn Đa Nhân Cách: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn đa nhân cách, hay còn được gọi là rối loạn nhận dạng phân ly, đặc trưng bởi tình trạng một người sở hữu...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh