7 Loại Tinh Dầu Có Công Dụng Giảm Stress Căng Thẳng Hiệu Quả

Giảm stress bằng tinh dầu là cách giải tỏa, đẩy lùi căng thẳng hữu hiệu. Hương thơm của tinh dầu sẽ kích thích tế bào khứu giác và hệ thống limbic, qua đó làm giảm nồng cortisol, điều hòa epinephrine và tăng tiết các hormone cải thiện tâm trạng như serotonin, endorphin…

Giảm stress bằng tinh dầu có hiệu quả không?

Tinh dầu là một dạng chất lỏng được chiết xuất từ các loại hoa, vỏ cây và thảo dược tự nhiên. Đặc trưng của tinh dầu là có mùi thơm và dễ bay hơi. Được biết đến từ 5000 năm trước, tinh dầu có vai trò quan trọng trong đời sống của con người.

Một trong những lợi ích đáng chú ý của tinh dầu là thư giãn tinh thần, giảm stress, cải thiện giấc ngủ và những triệu chứng liên quan đến căng thẳng như đau đầu, chóng mặt, uể oải, mệt mỏi… Trong cuộc sống hiện đại với đầy áp lực bủa vây, nhiều người tìm đến liệu pháp mùi hương để chăm sóc sức khỏe tinh thần.

tinh dầu giảm stress
Tinh dầu đã được chứng minh có tác dụng giảm stress, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ

Khi ngửi tinh dầu, các tế bào khứu giác sẽ truyền tín hiệu về não bộ để bạn có thể cảm nhận mùi hương. Hương thơm yêu thích sẽ giúp thư giãn hệ thống thần kinh, kích thích sản sinh endorphin và serotonin. Đây đều là các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng, thư giãn đầu óc, đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực…

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, liệu pháp mùi hương có thể làm giảm nồng độ hormone gây stress – cortisol. Khi rơi vào trạng thái stress, vỏ tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất cortisol dẫn đến những phản ứng sinh lý như tăng thân nhiệt, tim đập nhanh, bồn chồn, mất ngủ, giảm khả năng tập trung…

Bằng cách điều hòa hormone cortisol và gia tăng các hormone cải thiện tâm trạng như serotonin, endorphin… tinh dầu có tác dụng giảm stress hữu hiệu. Vì vậy sau những ngày làm việc mệt mỏi, hãy để đầu óc được thư giãn với mùi hương yêu thích. Với mẹo nhỏ này, bạn sẽ duy trì được một tinh thần tốt, khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.

7 Loại tinh dầu có tác dụng giảm stress, căng thẳng hữu hiệu

Hầu hết các loại tinh dầu đều có tác dụng giảm căng thẳng và thư giãn đầu óc. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình loại tinh dầu yêu thích để tìm lại sự cân bằng sau một ngày dài mệt mỏi.

7 Loại tinh dầu sau đã được chứng minh có tác dụng giảm stress, đẩy lùi căng thẳng hiệu quả:

1. Tinh dầu bạc hà

Bạc hà là tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất. Hương thơm the mát của loại tinh dầu này sẽ kích thích các tế bào thần kinh khứu giác, tác động đến hệ thống limbic, qua đó tăng sản sinh các hormon có tác dụng giảm căng thẳng như endorphin, serotonin…  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà có tác dụng giải cảm, giảm đau đầu, buồn nôn…

tinh dầu giảm căng thẳng
Hương thơm the mát của bạc hà có tác dụng đẩy lùi stress và cân bằng cảm xúc

Tinh dầu bạc hà không những có tác dụng giảm stress mà còn gia tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc. Cuối ngày thay vì giải trí bằng các thiết bị điện tử, bạn có thể xông phòng hoặc đốt nến có tinh dầu bạc hà. Thưởng thức thêm một tách trà thảo mộc ấm nóng sẽ giúp đẩy lùi căng thẳng và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

2. Tinh dầu trà xanh

Tinh dầu bạc hà có mùi thơm khá mạnh nên đôi khi gây khó chịu với một số người. Nếu yêu thích mùi hương nhẹ nhàng và thanh mát, bạn có thể sử dụng tinh dầu trà xanh để giảm stress, đẩy lùi cảm xúc tiêu cực.

Tinh dầu trà xanh có hương thơm nhẹ nhàng, mang lại sự thư thái cho tâm hồn. Ngoài tinh dầu, bạn cũng có thể uống trà xanh để chống lại hiện tượng stress oxy hóa và gia tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên, vì trà xanh có chứa caffeine nên cần tránh sử dụng vào buổi tối.

3. Tinh dầu hoa nhài giảm stress

Tinh dầu hoa nhài có hương thơm nhẹ nhàng nhưng vô cùng cuốn hút. Nếu yêu thích mùi thơm của hoa nhài, bạn có thể sử dụng tinh dầu để giải tỏa căng thẳng và thư giãn đầu óc khi đang phải đối mặt với stress. Chỉ sau khoảng 10 – 20 phút, những suy nghĩ xáo trộn sẽ được “sắp xếp” lại, tinh thần trở nên nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

Mùi hương giảm stress
Tinh dầu hoa nhài giúp thư giãn đầu óc, mang lại sự thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi

Tinh dầu hoa nhài đã được chứng minh có tác dụng giải phóng hormone serotonin, hữu ích trong việc giảm stress và phòng ngừa trầm cảm. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, tinh dầu này còn khơi gợi sự sáng tạo, lãng mạn và giảm đi đáng kể những suy nghĩ tiêu cực.

4. Tinh dầu vỏ quế

Nếu yêu thích tinh dầu có mùi thơm ấm và nồng nàn, tinh dầu quế sẽ là lựa chọn vô cùng phù hợp. Hương thơm của vỏ quế vô cùng đặc trưng, kích thích các tế bào khứu giác nhạy cảm và tác động sâu vào hệ thần kinh trung ương. Ngửi mùi thơm của quế hay thưởng thức trà quế vào buổi tối là cách giảm stress đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Xông phòng bằng tinh dầu quế còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng, giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm hàn khi thời tiết trở lạnh. Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, tinh dầu quế còn giúp giảm đau đầu, nghẹt mũi…

5. Thư giãn với tinh dầu gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc, đặc trưng bởi vị cay, đắng, tính ấm và mùi hương dễ chịu. Không những tốt cho sức khỏe thể chất, tinh dầu gừng còn có công dụng giảm stress, nâng cao tâm trạng và cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến căng thẳng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ…

Tinh dầu giảm stress
Bạn có thể xông phòng bằng tinh dầu gừng để thư giãn, tạo cảm giác ngủ ngon, tránh mất ngủ, khó ngủ…

Bạn có thể dùng tinh dầu gừng xông phòng hoặc uống trà gừng để cân bằng tâm trạng. Tính ấm của gừng sẽ giúp bảo vệ cơ thể và điều hòa miễn dịch trong thời gian bị stress.

6. Tinh dầu cam chanh

Tinh dầu cam chanh rất được ưa chuộng bởi mùi hương thanh mát, dễ chịu. Không ít người thường xuyên có cảm giác buồn nôn, đau đầu do stress nhận thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt khi ngửi loại tinh dầu này.

Mùi cam chanh gần như phù hợp với tất cả mọi người. Khi ngửi mùi hương này, toàn bộ não bộ sẽ được thư giãn và tiết ra các hormone giảm căng thẳng như serotonin, endorphine… Ngoài ra, loại tinh dầu này còn giúp giải cảm, giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.

7. Tinh dầu hoa cúc

Stress không chỉ gây bức bối, bồn chồn về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu thường xuyên khó ngủ, bạn nên sử dụng tinh dầu hoa cúc để thư giãn vào mỗi buổi tối.

loại tinh dầu giúp giảm stress
Tinh dầu hoa cúc đã được chứng minh có tác dụng giảm stress, hỗ trợ giảm lo âu và trầm cảm

Hoa cúc có hương thơm dịu nhẹ, không quá nồng như tinh dầu vỏ quế hay mạnh như tinh dầu bạc hà. Mùi thơm từ tinh dầu hoa cúc giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, thư giãn hệ thần kinh trung ương và kích thích tuyến tùng sản xuất melatonin – hormone gây ra cảm giác buồn ngủ và đảm bảo ngủ sâu giấc.

Ngoài những loại tinh dầu trên, bạn cũng có thể dùng tinh dầu sả, vỏ cam, tinh dầu tràm trà, hoa nữ lang, tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương… để thư giãn. Bên cạnh sử dụng các sản phẩm tinh dầu, bạn cũng có thể tận dụng hương thơm tự nhiên của hoa, thảo mộc tươi, trà…

Sử dụng tinh dầu giảm căng thẳng sao cho hiệu quả?

Tác dụng giảm stress của tinh dầu đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Trong cuộc sống đầy áp lực như hiện nay, khó có thể tránh khỏi trạng thái căng thẳng, bức bối. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị vài lọ tinh dầu yêu thích để thư giãn khi cần.

loại tinh dầu giúp giảm stress
Xông phòng, chăm sóc da, tóc, móng… là một số cách dùng tinh dầu giảm căng thẳng bạn có thể áp dụng

Có khá nhiều cách sử dụng tinh dầu để đẩy lùi căng thẳng. Một vài cách được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có những giây phút thật sự thư giãn sau thời gian học tập, làm việc:

  • Ngửi tinh dầu: Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ngửi trực tiếp tinh dầu. Hương thơm sẽ đi sâu vào bên trong khoang mũi, mang đến cảm giác thư thái và thoải mái. Với cách này, bạn có thể thực hiện ngay cả khi đang làm việc để lấy lại sự tập trung và tỉnh táo.
  • Sử dụng máy xông: Cách phổ biến nhất là sử dụng máy xông khuếch tán tinh dầu. Bạn có thể xông phòng bằng tinh dầu trước khi ngủ hoặc khi thư giãn, trò chuyện với bạn bè. Mùi hương nhẹ nhàng sẽ tạo không gian thư giãn, mang đến cảm giác thoải mái sau một ngày dài mệt mỏi.
  • Ngâm chân với tinh dầu: Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ngâm chân để tạo cảm giác thư giãn. Mùi hương của tinh dầu cùng với hơi ấm của nước sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và nhịp tim. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái và dễ ngủ.
  • Dùng tinh dầu massage: Khi massage cơ thể, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào dầu nền (dầu olive, dầu dừa). Ngoài tác dụng thư giãn, một số loại tinh dầu còn giúp chăm sóc da, kháng khuẩn và tiêu viêm.

Tinh dầu có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nếu thường xuyên bị căng thẳng, đừng quên chuẩn bị sẵn vài lọ tinh dầu để thư giãn đầu óc và cân bằng cảm xúc. Bỏ túi cách giảm stress này sẽ giúp bạn giữ được tinh thần khỏe mạnh, thư thái, tránh trường hợp căng thẳng kéo dài gây lo âu và trầm cảm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né
Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né (AVPD): Chẩn đoán và điều trị

Rối loạn nhân cách tránh né (AVPD) được đặc trưng bởi sự tránh né các tình huống xã hội hoặc các hoạt động tương tác...

Ảnh hưởng của Stress đối với làn da và nhan sắc, chị em cần chú ý

Ảnh hưởng của stress đối với làn da là điều mà nhiều chị em quan tâm. Bởi ngoài vấn đề sức khỏe, làn da xấu...

bị trầm cảm nên ăn gì
Bị trầm cảm nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Người bệnh trầm cảm cần một chế độ ăn uống khoa học nhằm cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, điều chỉnh tâm...

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội (ASPD): Chẩn đoán và điều trị

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) thường phớt lờ, và làm mọi cách nhằm chống đối những chuẩn...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh