Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Tình trạng rối loạn cảm xúc có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể giới tính và độ tuổi. Việc thay đổi cảm xúc một cách thường xuyên và đột ngột khiến cuộc sống của người bệnh đảo lộn, làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Rối loạn cảm xúc là một vấn đề nghiêm trọng và không thể xem thường. Muốn biết rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không, nguy hiểm ra sao, và làm cách nào để khỏi bệnh thì hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới.

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?

Rối loạn cảm xúc là một bệnh lý nguy hiểm, và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tình trạng rối loạn cảm xúc không chỉ làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày, mà còn khiến người bệnh có những hành động mất kiểm soát, gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân và người xung quanh. Rối loạn cảm xúc trước đây thường xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh là trẻ em và thanh thiếu niên ngày một tăng cao.

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật trong cơn hưng phấn, và tự sát trong cơn trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc mà một bệnh lý chứ không phải sự thay đổi cảm xúc bình thường của con người, do đó chúng nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần người bệnh hơn. Trầm cảm và hưng cảm là hai thái cực cảm xúc mà người mắc chứng rối loạn cảm xúc phải trải qua. Trong đó trầm cảm đặc trưng bởi cảm xúc tiêu cực, sự buồn bã, và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Hưng cảm thì lại trái ngược hoàn toàn, trạng thái này khiến người bệnh hưng phấn và tăng động quá đà.

Sự biến đối giữa hai thái cực cảm xúc là trầm cảm và hưng cảm nếu xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, và không có nguyên nhân cụ thể, được gọi là rối loạn lưỡng cực. Sự thất thường trong cảm xúc này khiến người bệnh dễ sinh ra sự cáu gắt, kích động vì những sự vật không đáng, thậm chí có những hành vi quá khích không màng hậu quả. Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm là hai loại rối lọan cảm xúc phổ biến nhất.

Đối với nhiều người thì việc không kiểm soát và cân bằng được cảm xúc, đặc biệt là khi đang ở nơi công cộng hay chỗ đông người, rất dễ thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực. Căn bệnh này không đơn giản ảnh hưởng đến tâm trạng, mà còn chi phối tư duy và hành động của người bệnh. Do đó, những người bị rối loạn cảm xúc rất dễ gặp khó khăn và sai sót trong quá trình làm việc và học tập, dẫn đến hiệu suất và độ hiệu quả công việc không đạt được yêu cầu đề ra.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc vẫn đang được nghiên cứu nên chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này ở người. Những yếu tố đó bao gồm: sự thiếu hụt senrotonin trong não, hoạt động bất thường của vùng não chịu trách nhiệm điều khiển cảm xúc, yếu tố di truyền, chấn thương tâm lý trong thời thơ ấu, tính cách tự thân, tác dụng phụ của thuốc hay do ảnh hưởng của một số loại bệnh khác.

Những dấu hiệu của rối loạn cảm xúc cần chú ý

Rối loạn cảm xúc ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm vì tỷ lệ người mắc bệnh có chiều hướng gia tăng. Vì không hiểu về tác hại của căn bệnh này đến cuộc sống, nên nhiều bạn vẫn thắc mắc rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không, và nguy hiểm ra sao. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mà ảnh hưởng của các triệu chứng đến người bệnh là khác nhau. Một số người sẽ gặp những triệu chứng nhẹ, nhưng một số khác lại có những dấu hiệu nghiêm trọng.

rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc giày vò người bệnh trong những trạng thái tâm lý cực đoan, khi thì hưng phấn khi thì tuyệt vọng.

Dù là mức độ nặng hay nhẹ, những ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh là khộng thể chối cãi. Căn bệnh này khiến người bệnh khi thì chìm trong trạng thái đau khổ và tiêu cực, khi thì phấn khích quá đà làm suy giảm sức khẻ và tăng tỷ lệ đột quỵ do làm việc quá sức. Một số triệu chứng thường gặp của chứng rối loạn cảm xúc trong hai trạng thái là trầm cảm và hưng cảm mà bạn cần chú ý bao gồm:

  • Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng và không có động lực vào cuộc sống. Bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh thật trống rỗng và vô vị. Bạn không muốn đi làm hay đi học, không thiết tha với cả những sở thích bình thường của bản thân.
  • Bạn bỗng cảm thấy cơ thể tràn đầy sinh lực, giống như đang sở hữu nguồn năng lượng vô tận không bao giờ cạn. Bạn có những ý tưởng táo bạo, và có lòng tin có thể biến chúng thành hiện thực. Sự phấn khích này khiến bạn làm việc liên tục, không mệt mỏi và không cần nghỉ ngơi.
  • Trầm cảm khiến bạn không có động lực làm việc nên công việc thường bị trì trệ, trễ deadline và chất lượng công việc không đạt yêu cầu. Sự mất tập trung và chán nản khiến bạn dễ mắc nhiều sai lầm, từ những chi tiết nhỏ nhặt đến các ý tưởng lớn.
  • Sự phấn khích quá mức khiến bạn đẩy nhanh tiến độ công việc, luôn làm việc trong tâm thế vội vàng, cường độ lao động cao. Điều này khiến bạn dễ có những quyết định sai lầm và hấp tấp mà không tính đến những hậu quả có thể phát sinh. Kết quả là chất lượng công việc không đạt mức đề ra.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng loạn thần, nhìn thấy ảo giác, nghe thấy những âm thanh kỳ lạ thôi thúc trong đầu. Đặc biệt nếu ảo giác xuất hiện khi đang sử dụng rượu bia, hay chất kích thích thì khả năng giết người, tấn công tình dục hay tự sát là rất cao.
  • Hai thái cực cảm xúc luân phiên thay đổi mà không có dấu hiệu báo trước, không có lý do cụ thể, và không có thời gian xác định. Người bệnh nhanh chóng chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác chỉ trong chớp mắt.
  • Trầm cảm khiến bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm dù rất mệt mỏi, dễ gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình thức dậy lúc nửa đêm. Nghiêm trọng hơn là phải dùng thuốc ngủ thường xuyên nên dễ dẫn đến lạm dụng thuốc.
rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Chứng rối loạn này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Hưng cảm khiến tinh thần của bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo, không cảm thấy mệt mỏi, và có thể làm việc trong thời gian dài với cường độ cao. Tình trạng này kéo dài có thể bòn rút sức lực người bệnh, và có khả năn gây đột quỵ cao.
  • Mất hứng thú với vấn đề tình dục, hoặc trở nên ham muốn kỳ lạ về tình dục kèm theo những suy nghĩ sai lệch.
  • Có xu hướng hạn chế gặp gỡ mọi người, thích ở một mình, cô lập bản thân khỏi xã hội.
  • Người bệnh thường xuyên mất khống chế cảm xúc, nổi nóng và phản ứng mạnh với những điều nhỏ nhặt hoặc không liên quan đến bản thân. Người mắc rối loạn cảm xúc cũng có xu hướng sử dụng bạo lực, to tiếng, quát mắng, có hành vi không đúng mực với người thân và những người xung quanh.
  • Hiệu suất công việc và chất lượng học tập giảm sút khiến người bệnh bị phê bình hoặc mất việc. Điều này gây ra cảm giác chán nản và tự ti, người bệnh ngày càng cô độc và chìm trong những suy nghĩ tiêu cực.
  • Việc lạm dụng rượu bia và chất kích thích để vượt qua cơn trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khiến người bệnh mất tỉnh táo và dễ trở thành nạn nhân của tình trạng cướp giật, cưỡng hiếp, giết người,…

Từ những biểu hiện trên chúng ta có thể thấy rối loạn tinh thần ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh. Những ảnh hưởng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hoặc duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện và giải quyết vấn đề rối loạn cảm xúc đang gặp phải.

Rối loạn cảm xúc có tự khỏi không?

Một số người cho rằng những cơn rối loạn cảm xúc chỉ có ảnh hưởng nhất thời, và có thể khỏi hẳn nếu chúng ta giữ cho tâm trạng bình tĩnh, hoặc thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn. Thực tế thì những phương pháp này chỉ là những yếu tố hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải thiện và chữa trị bệnh hiệu quả hơn, chứ không thể trị dứt bệnh. Rối loạn cảm xúc, đặc biệt là dạng nghiêm trọng, không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của y tế.

Hiện nay hai phương pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn cảm xúc phổ biến và mang đến hiệu quả tốt nhất vẫn là trị liệu tâm lý và trị liệu bằng thuốc. Trị liệu bằng thuốc tỏ ra hiệu quả nhất trong những trường hợp rối loạn cảm xúc trung bình và nặng, và kèm theo những triệu chứng loạn thần. Thuốc có tác dụng giúp người bệnh tỉnh táo, ngủ ngon hơn, ổn định tâm trạng và thường được yêu cầu duy trì sử dụng một thời gian sau khi kết thúc điều trị để có tác dụng tốt nhất.

rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Rối loạn cảm xúc không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế, do đó nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.

Trị liệu tâm lý sẽ là liệu pháp chính khi triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng nhằm giảm thiểu những tác dụng phụ và ảnh hưởng của thuốc đến người bệnh. Trị liệu bằng thuốc không được khuyên dùng cho bệnh nhân rối loạn càm xúc nhẹ. Thay vào đó, việc tâm sự, tư vấn tâm lý và thay đổi lối sống sẽ có tác dụng tốt hơn. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện trong chữa trị.

1. Trị liệu tâm lý

Mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp người bệnh chấp nhận tình trạng bệnh, từ đó học cách kiểm soát cảm xúc tránh gây ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh. Tri liệu tâm lý đặc biệt có hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Cuộc trị liệu tâm lý chỉ có hai người bao gồm bác sĩ và người bệnh diễn ra trong phòng kín, hoặc những nơi riêng tư mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái.

Thông qua cuộc trò chuyện, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật điều trị để giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, biết cách kiềm chế cảm xúc, và ngăn chặn hành vi nguy hiểm. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) là hai phương pháp đang được tin dùng trong trị liệu tâm lý vì mang đến hiệu quả tích cực. Các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể.

Thông qua những cuộc trò chuyện, người bệnh sẽ cung cấp thông tin cơ bản để bác sĩ có căn cứ đánh giá tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân được khuyến khích bày tỏ tâm trạng một cách chân thật nhất. Thông qua cuộc trò chuyện, bác sĩ sẽ hỗ trợ bệnh nhân giải quyết sự bất ổn tâm lý và học cách đối diện với vấn đề. Trị liệu tâm lý càng sớm thì hiệu quả đạt được càng cao.

2. Trị liệu bằng thuốc

Thuốc điều trị rối loạn cảm xúc có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh như đau nhức cơ thể, mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, giúp bệnh nhân tỉnh táo hơn, kiểm soát cảm xúc và hạn chế sinh ra ảo giác. Những loại thuốc thường được dùng bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống lo âu, và một vài loại thuốc hỗ trợ khác tùy vào tình hình của từng bệnh nhân. Trong đó thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến hơn cả.

rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Chú ý nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ,

Các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau sẽ có tác dụng với những đối tượng khác nhau, do đó bác sĩ sẽ ưu tiên dùng các loại thuốc mới, an toàn và ít gây tác dụng phụ cho bệnh nhân trước. Nếu loại thuốc được chỉ định không hiệu quả thì mới chuyển sang loại khác có tác dụng mạnh hơn, và có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng đến bệnh nhân. Do đó trị liệu bằng thuốc là con dao hai lưỡi cần phải thận trọng.

Thuốc chống trầm cảm được ưa tiên sử dụng và an toàn nhất với người bệnh là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) chuyên điều trị các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Nếu SSRI không cho thấy kết quả tích cực, SNRI sẽ là lựa chọn thay thế. Loại thuốc này có tác dụng tương tự SSRI nhưng dễ gây phản ứng phụ hơn. Cuối cùng là các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Thuốc chống lo âu, ví dụ như lithium, thuốc chống co giật, và thuốc an thần cũng là những loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cảm xúc. Tác dụng của chúng là ổn định tâm trạng, làm dịu các hoạt động não bất thường, giảm bớt trạng thái hưng cảm, và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Lưu ý là việc dùng thuốc cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc và sốc thuốc do sử dụng quá liều.

3. Trị liệu tại nhà

Song song với can thiệp y tế, trị liệu tại nhà cũng góp phần giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và đẩy nhanh quá trình điều trị. Nếu người bệnh không có lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực thì hiệu quả trị liệu không thể đạt kết quả tốt. Do đó để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, có thời gian biểu sinh hoạt hợp lý, tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích.

rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Thái độ sống tích cực, chấp nhận thay đổi và hoàn thiện bản thân sẽ giúp quá trình trị liệu đạt kết quả tốt hơn.

Đầu tiên là chế độ sinh hoạt hợp lý. Người bệnh nên dành nhiều thời gian cho bản thân, ăn uống và nghỉ ngơi đúng theo thời gian biểu đã đề ra. Để giảm bớt những triệu chứng rối loạn cảm xúc, người bệnh nên tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng bằng cách giảm bớt khối lượng công việc, học cách kiểm soát cảm xúc, và luyện khả năng giữ bình tĩnh để hạn chế những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như trà xanh, trà hoa cúc, ngũ cốc nguyên cám, hạnh nhân, hạt chia, mật ong, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, bông cải xanh, socola nguyên chất, đậu gà,… giúp bổ sung nguồn omega-3, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. DHA và một số chất khác có trong thực phẩm có tác dụng kích thích sản sinh serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp tâm trạng bình tĩnh hơn.

Cuối cùng, người bệnh nên duy trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng. Những môn phù hợp cho người bị rối loạn cảm xúc là thiền, yoga, gym, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Đặc biệt là thiền và yoga là hai bài tập được nhiều bác sĩ khuyến khích người bệnh nên làm quen, và duy trì tập luyện thường xuyên để thả lỏng tinh thần, xua đuổi những suy nghĩ tiêu cực.

4. Liệu pháp sử dụng điện

Sử dụng một dòng điện nhẹ, hay một lực từ trường vừa phải kích thích não bộ để điều chỉnh cảm xúc, giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn đang là phương pháp đang được ứng dụng nhiều trong chữa trị rối loạn cảm xúc. Liệu pháp co giật điện (ECT) và liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) là hai phương pháp chủ yếu của liệu pháp này. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng điện có ảnh hưởng mạnh mẽ trong những trường hợp rối loạn nghiêm trọng.

rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không
Phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc được đưa vào sử dụng và cho thấy nhiều kết quả khả quan.

Một số bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lưỡng cực nặng không cảm thấy hiệu quả dù sử dụng thuốc hay tư vấn tâm lý. Vì thế liệu pháp co giật điện và kích thích từ xuyên sọ là liệu pháp khả dĩ còn lại giúp điều trị bệnh. Những buổi trị liệu bằng dòng điện và từ trường thường được tiến hành từ 2-3 lần một tuần, và liên tục trong 2 tuần để theo dõi độ hiệu quả trước khi quyết định tiếp tục.

Rối loạn cảm xúc là một bệnh lý nguy hiểm, và không thể tự khỏi hẳn nếu không có sự can thiệp của y tế. Việc tư vấn tâm lý, sử dụng thuốc chống lo âu, và những phương pháp cải thiện khác có tác dụng hỗ trợ người bệnh vượt qua cảm giác giày vò, mệt mỏi và trống rỗng mà căn bệnh mang đến. Triệu chứng bệnh thuyên giảm giúp người bệnh thoải mái hơn, dễ kiểm soát tâm trạng và có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Bupropion điều trị trầm cảm: Hướng dẫn sử dụng

Bupropion thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình. Cơ chế khác biệt đáng kể so với các loại thuốc thường dùng trước đây,...

Rối loạn tâm trạng
Rối loạn tâm trạng (Mood Disorder) là gì? Ảnh hưởng như thế nào?

Rối loạn tâm trạng (Mood Disorder) là một thuật ngữ dùng để chỉ những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần có khả năng gây...

Rối Loạn Nhân Cách Nhóm A Là Gì? Những điều cần biết

Rối loạn nhân cách nhóm A nổi bật bởi sự kỳ quái, lập dị trong tư duy, hành vi, lối sống tách biệt và ít...

tích cực độc hại
Tích cực độc hại (Toxic Positivity): Tưởng tốt nhưng hậu quả khôn lường

Tích cực là điều tốt trong cuộc sống, vì sự tích cực giúp suy nghĩ thoải mái, hạn chế áp lực, và giúp ta nhìn...

Trầm cảm u sầu là gì?

Trầm cảm u sầu (Melancholia): Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị

Trầm cảm học đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua

rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là gì? Biểu hiện và Biện pháp can thiệp

trầm cảm sau phá thai

Trầm cảm sau khi phá thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách phòng tránh