Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị bao lâu thì khỏi?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc có cải thiện được tình trạng lo lắng thái quá do bệnh gây ra hay không còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây lo âu.
Tìm hiểu sơ lược về chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một dạng bệnh thường gặp thuộc nhóm rối loạn lo âu. Đặc trưng của căn bệnh này đó chính là trạng thái lo lắng quá mức và vô lý về hầu hết các vấn đề, tình huống, sự kiện xảy ra xoay quanh cuộc sống, kể cả những việc hoàn toàn không mang tính chất nguy hiểm.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Hiện nay, căn bệnh này đang gây ảnh hưởng đến hơn 3% dân số trên toàn thế giới và có khả năng gây ra các tác hại tiêu cực đối với người bệnh.
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên, cũng có một số thông tin chia sẻ về việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở các trường hợp người bệnh trầm cảm, rối loạn hoảng sợ hoặc những ai thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện.
Những người mắc phải căn bệnh này thường xuyên cảm thấy lo lắng và xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, tồi tệ thái quá về cuộc sống. Cảm xúc của họ sẽ thay đổi một cách bất thường, dễ trở nên cáu gắt, nóng giận, bực bội và kích động quá mức. Ngoài ra, bệnh nhân còn tồn tại các triệu chứng về thể chất như mất ngủ, rối loạn nhịp tim, đau nhức cơ thể, căng cơ, đi tiểu nhiều lần, rối loạn tiêu hóa,….
Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài liên tục trong tối thiểu 6 tháng và khởi phát sớm trước tuổi 25. Nếu rối loạn lo âu lan tỏa không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và có khả năng khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần khác.
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Mất bao lâu?
Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý thuộc nhóm tâm thần và được đánh giá là căn bệnh có mức độ nặng, nguy hiểm nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng này khi không được hỗ trợ tốt sẽ dễ tiến triển thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến người bệnh.
Do nỗi lo lắng, bất an quá lớn khiến bệnh nhân dần tránh né việc tham gia và tiếp xúc với tất cả mọi người xung quanh nên dễ tự cô lập chính mình, lảng tránh các mối quan hệ. Đồng thời, tình trạng này còn tạo nên cản trở lớn trong quá trình sinh hoạt đời sống, học tập, công việc và hầu hết các công việc khác của bệnh nhân.
Do đó, việc phát hiện và hỗ trợ can thiệp sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe của từng người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lại thường đặt ra câu hỏi rằng “Liệu rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Cần mất thời gian bao lâu để phục hồi?”.
Theo giải đáp và chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì rối loạn lo âu lan tỏa nếu có thể nhận biết và điều trị trong giai đoạn sớm thì hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân thay đổi các suy nghĩ sai lệch, thuyên giảm tốt các nỗi lo lắng quá mức. Dựa vào các số liệu thực tế đã có hơn 25% các trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa được hỗ trợ kịp thời và cải thiện tốt tình trạng sức khỏe, giúp người bệnh cần bằng cuộc sống và hòa nhập tốt hơn.
Trong thực tế, hiện vẫn chưa phương pháp hỗ trợ đặc trị dành riêng cho các trường hợp bệnh rối loạn lo âu lan tỏa. Nhưng với sự phát triển không ngừng của ngành y tế và sự nỗ lực của các bác sĩ chuyên khoa thì hiện nay căn bệnh này đã được can thiệp bởi nhiều biện pháp tối ưu hơn, giúp bệnh nhân có thêm cơ hội để đẩy lùi bệnh lý nguy hiểm này.
Tuy nhiên, việc có thể chữa khỏi rối loạn lo âu lan tỏa hay không còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây ra sự lo âu thái quá của từng người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tuân thủ và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để có thể đáp ứng tốt các biện pháp điều trị, nhờ đó mà quá trình cải thiện bệnh sẽ đạt được nhiều thành công hơn.
Về thời gian điều trị bệnh cũng sẽ tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân. Thông thường, quá trình can thiệp sẽ kéo dài từ khoảng 6 đến 12 tháng hoặc có thể lâu hơn. Ngoài ra, sau quá trình điều trị ban đầu, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị tái phát sau tháng đầu ngừng điều trị, tỉ lệ chiếm khoảng 25% và có khoảng hơn 50% bệnh nhân có dấu hiệu tái phát trong năm kế tiếp.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả
Như vậy có thể nhận thấy rằng, rối loạn lo âu lan tỏa có thể được khắc phục và điều trị tốt nếu kịp thời phát hiện, can thiệp. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để lựa chọn các biện pháp can thiệp phù hợp.
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp được hỗ trợ thực hiện điều hướng đến mục đích giúp giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng, kiểm soát các triệu chứng bệnh và loại bỏ nguyên nhân gây lo âu. Thông thường, các trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa hiện nay được ưu tiên kết hợp biện pháp điều trị bằng thuốc cùng với trị liệu tâm lý.
Cụ thể, các phương pháp được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các trường hợp bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, đặc biệt là các bệnh nhân có mức độ nặng, các biểu hiện nghiêm trọng, khó kiểm soát. Thuốc tuy không có tác dụng điều trị tận gốc về nguyên nhân gây bệnh nhưng có khả năng tốt trong việc kiểm soát và giảm bớt các cảm xúc tiêu cực, lo lắng, căng thẳng, bất an cùng với các triệu chứng về thể chất.
Bên cạnh các loại thuốc chống trầm cảm thường xuyên được áp dụng sử dụng thì bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cân nhắc trong việc kê đơn thuốc với các loại thuốc chống loạn thần, thuốc giải tỏa lo âu, thuốc ức chế beta, thuốc kháng histamin, các loại vitamin nhóm B để hỗ trợ phục hồi sức khỏe người bệnh tốt hơn.
Các loại thuốc hỗ trợ điều trị thường sẽ có tác dụng sau khoảng vài tuần sử dụng nên người bệnh cần kiên trì uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉ định của chuyên gia để đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng có nguy cơ phải đối diện với một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu,…nên cần phải thực sự cẩn trọng.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, các bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc theo dõi cho bệnh nhân sử dụng trong khoảng 6 đến 12 tháng để đảm bảo các triệu chứng của bệnh đã thực sự được cải thiện tốt. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
2. Phương pháp trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp hiện đang nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn và cả người bệnh. Đối với hầu hết các trường hợp rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn lo âu lan tỏa đều đang được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để giúp bệnh nhân giải tỏa tận gốc những cảm xúc tiêu cực, bất thường.
Tâm lý trị liệu hiện đang sử dụng ngôn ngữ là công cụ chính để tác động vào tâm trí của người bệnh, giúp họ dần tháo gỡ những nút thắt trong lòng và điều chỉnh tốt hành vi, suy nghĩ của bản thân. Thế mạnh vượt trội của phương pháp can thiệp này đó chính là luôn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho từng người bệnh bởi nó hoàn toàn không sử dụng đến thuốc và không can thiệp đến cơ thể.
Người bệnh và chuyên gia tâm lý sẽ có những buổi gặp gỡ, trị liệu trực tiếp cùng với nhau. Thông qua quá trình lắng nghe và trao đổi, chuyên gia sẽ dần hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bệnh nhân, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ và rèn luyện tích cực cho từng trường hợp khác nhau.
Sau khi kết thúc trị liệu, bệnh nhân sẽ dần loại bỏ tốt các lo lắng, suy nghĩ sai lệch để cân bằng cuộc sống tốt hơn. Họ cũng biết cách kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi của bản thân để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ trang bị thêm cho người bệnh những biện pháp thư giãn, giảm stress, thả lỏng cơ thể để giúp họ dễ dàng đối diện với các khó khăn, thử thách trong cuộc sống, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
3. Hỗ trợ tại nhà
Song song với việc áp dụng tốt các biện pháp can thiệp chuyên khoa thì người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa cũng cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày và kiên trì áp dụng tốt các biện pháp thư giãn đơn giản tại nhà. Cụ thể một số điều cần làm như:
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc vận động sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh hormone endorphin giúp cải thiện tinh thần, tạo cảm giác hạnh phúc, hưng phấn và có tác dụng giảm stress, lo âu hiệu quả.
- Thiền định cũng là một trong các lựa chọn thư giãn an toàn và hiệu quả mà người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thiền giúp cơ thể được thả lỏng, tâm trí trở nên tĩnh lặng và yên bình, loại bỏ tốt các tiêu cực, lo lắng hiệu quả. Hơn thế, ngồi thiền còn giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch.
- Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để bảo vệ tốt cho sức khỏe. Nếu cảm thấy khó ngủ, lo lắng không ngủ được thì bạn có thể thử áp dụng các biện pháp hỗ trợ như massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm, ngâm chân với nước ấm, uống trà thảo mộc để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cũng cần được chú ý bởi các thực phẩm giàu dưỡng chất có khả năng giúp giảm lo lắng, căng thẳng hiệu quả. Người bệnh cần duy trì chế độ với đa dạng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, sắt, canxi, omega-3 để giúp cho não bộ hoạt động hiệu quả, từ đó kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi.
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khiến cho hiệu quả của thuốc bị giảm đi đáng kể.
- Gia tăng các mối quan hệ với những người xung quanh cũng là cách hiệu quả giúp bạn giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng. Khi được trò chuyện và chia sẻ về cảm xúc và nỗi lo sợ của bản thân sẽ giúp cho tâm trạng của bạn được thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời, những người bệnh cũng cũng sẽ dễ dàng đồng cảm và hỗ trợ bạn tốt hơn.
- Học cách kiểm soát sự lo lắng của bản thân bằng nhiều hoạt động khác nhau. Bạn có thể hít thở sâu để xua tan những cảm xúc tiêu cực, ngồi thiền hoặc uống một ly nước ấm để tâm trạng nhanh chóng trở nên ổn định hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời cho thắc mắc “Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Điều trị trong bao lâu?”. Bệnh cần được phát hiện và can thiệp trong giai đoạn sớm, người bệnh cũng cần tuân thủ và kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!