Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hướng điều trị
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những phân loại thuộc bệnh lý rối loạn lo âu. Mỗi phân cấp mức độ bệnh lý này đều có những dấu hiệu đặc trưng thể hiện với cường độ và tần suất kèm theo các than phiền khó chịu về cơ thể.
Sơ lược về chứng bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Theo kết quả nghiên cứu tâm lý chung cho thấy, mỗi con người đều có những nỗi sợ nhất định về đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng khác nhau. Điển hình có nhiều cá nhân xuất hiện hội chứng sợ lỗ, sợ côn trùng trùng hay sợ các loài bò sát da trơn không có chân. Một số người còn có chứng sợ ở trong không gian tối, hẹn hoặc sợ chiều cao.
Nhưng các biểu hiện sợ thông thường chỉ xuất hiện tức thời và sự lo âu chỉ diễn ra trong tâm trí ngay tại thời điểm tiếp xúc với vật thể, sự việc gây sợ hãi đối với chủ thể. Đó gọi là những sợ hãi do phản ứng tự nhiên của cơ thể nằm mục đích đề phòng, hay bảo vệ bản thân trước những vấn đề có thể gây nguy hiểm, đe doạ.
Và thường lo lắng biến mất chỉ trong ngoài vài phút khi sự vật, hiện tượng biến mất. Hơn nữa, nỗi sợ hãi thông thường được coi là phần tất yếu của con người, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và đời sống thường ngày của một người bình thường.
Ngược lại đối với những bệnh nhân có bệnh lý rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, thì đời sống của họ gần như gặp nhiều phiền toái, dễ mất cân bằng cuộc sống. Các triệu chứng về cả tinh thần lẫn thực thể đều thể hiện ở mức không thể kiểm soát trong thời gian dài.
Có thể hiểu rằng, rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi trở thành bệnh lý khi chủ thể có những sợ hãi, lo âu quá mức về một thực thể, vấn đề quá mức, dai dẳng mà không có lý do xác định. Những vấn đề, thực thể mà bệnh nhân sợ hãi thường không gây nguy hiểm hay đe dọa nhưng lại trở thành một cản trở lớn với người bệnh. Từ đó tạo nên các phản ứng cơ thể, làm cho não bộ căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi được các chuyên gia phân thành các rối loạn khác nhau dựa trên các kết quả nghiên cứu như: ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ cưỡng bức, ám ảnh sợ đặc hiệu cùng nhiều rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác có thể được xác định dựa trên các phản ứng của cơ thể đối với sự vật, hiện tượng riêng biệt.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hình thành bởi những yếu tố nào?
Theo các chuyên gia tâm lý học cho biết, dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu, hiện nay vẫn chưa thể xác nhận chính xác nguyên nhân gây rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, Tuy nhiên, dựa trên những dữ liệu thu thập được, các nhà tâm lý học cũng đưa ra khẳng định về một số yếu tố có khả năng cao trong việc gây rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
Di truyền
Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể được di truyền từ những người có quan hệ huyết thống thân cận trong gia đình. Bất kể cha mẹ hay anh chị em có mắc một hoặc nhiều chứng bệnh về tâm thần đều có thể là yếu tố gây rủi ro rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cao ở bệnh nhân – người cùng chung sống trong một gia đình.
Có thể là do cấu tạo gen tương đồng, dẫn đến hình thành các nét tính cách dễ gây rối loạn lo âu tương tự. Một số trường hợp hình thành rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi vì tiếp xúc thường xuyên với những người thân có các bệnh lý về tâm thần, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não, cảm xúc và hành vi.
Sang chấn tâm lý
Ở một số bệnh nhân, việc gặp phải những sự kiện quá sức chịu đựng trong quá khứ có thể hình thành ám ảnh tiêu cực cả đời. Những trường hợp này thông thường chỉ xuất hiện tối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi khi đối mặt với các sự kiện giống hoặc tương tự như đã từng trải qua và để lại ấn tượng xấu.
Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi. Cảm xúc lo lắng ngay trong tình huống ở trải nghiệm lần đầu tiên lặp lại khiến chủ thể không thể kiểm soát được tâm trí và hành vi gây nên sang chấn tâm lý và vô tình trở thành một trong những yếu tố dẫn đến rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
Tâm lý, xã hội
Dựa trên kết quả nhiều nghiên cứu về tâm lý cho thấy, những đối tượng đã từng trải qua một hoặc một số biến cố xã hội như thất tình, thất nghiệp, ly hôn, mất mát tài sản, mất người thân, chia tay, … xe có nguy cơ mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ cao hơn những người bình thường.
Những vấn đề này được xem là cú sốc ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu không được hỗ trợ hoặc không biết cách để vượt qua thì rất dễ gây tổn thương tâm lý, dần hình thành rối loạn lo âu ám ảnh sợ khi mất khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi.
Cơ chế sinh học
Những đối tượng có nhân cách yếu, dễ tổn thương, lo lắng, sợ hãi bởi các yếu tố bên ngoài thường dễ hình thành rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Những người này thường khó cân bằng cảm xúc và có khả năng giải quyết các nỗi sợ kém.
Bên cạnh đó, cơ chế sinh học cũng gây nên nhiều khó khăn một khi gặp tình trạng rối loạn. Khi não bộ thiếu hụt các chất như hormone serotonin và norepinephrine sẽ khiến chủ thể có các phản ứng bất thường, gây lo lắng, bất an, hoảng sợ quá mức đến mất kiểm soát. Những lo âu này lặp đi lặp lại thường xuyên gây ảnh hưởng nặng đến tâm lý của bệnh nhân, mức độ rối loạn lo âu có xu hướng tăng cao nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Biểu hiện rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi thường có phát bệnh trong một số tình huống nhất định. Trạng thái lo sợ, hoảng loạn ở cường độ cao thường hình thành đa dạng, mỗi người có thể gặp một hoặc nhiều tình huống sợ hãi khác nhau như: sợ ở một mình, sợ các vị trí mở, sợ nói trước đám đông, sợ nơi đông người, sợ nơi công cộng, sợ di chuyển bằng xe buýt, tàu điện, hoặc máy bay, sợ các sự kiện xã hội, sợ không dám rời khỏi nhà một mình.
Một số biểu hiện rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi liên quan đến tâm lý, hành vi hoặc thần kinh có thể là hoảng sợ, căng thẳng, bồn chồn, run, … Nhưng trạng thái này thường đến sau các cơn lo âu khiến chủ thế có xu hướng né tránh các tình huống đang hoặc đã từng diễn ra để tránh lặp lại các cảm xúc gây khó chịu về mặt tinh thần.
Khi đối mặt hoặc chỉ suy nghĩ về những sự vật, hiện tượng thực thể nào đó, bệnh nhân thường xuất hiện những nỗi sợ hãi phi lý và quá mức. Việc căng thẳng trong trường hợp này của bệnh nhân rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể là do những cú sốc trước đó đã để lại ấn tượng xấu khiến người bệnh không thể vượt qua sự căng thẳng.
Hơn nữa, tâm thế của những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi luôn né tránh những thực thể, sự kiện gây ám ảnh. Lúc này, bệnh nhân thường khóc lóc, la hét hoặc nổi giận vô cơ, tìm mọi cách để không phải trực tiếp gặp các vấn đề đó.
Nếu trong tình huống bất đắc dĩ phải đối mặt với những sự việc đó nỗi sợ của chủ thể sẽ bùng lên, hình thành các cơn căng thẳng khiến cơ thể run rẩy, chóng mặt, vã mồ hôi liên tục, tức cổ họng, khó khăn khi nuốt, …
Điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Nhìn chung, rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong những bệnh lý liên quan đến tâm thần. Do đó, các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích ưu tiên trị liệu bằng các phương pháp tâm lý. Chỉ sử dụng thuốc để ức chế các chứng rối loạn lo âu nặng hoặc có sự xuất hiện của nhiều bệnh lý khác đi kèm. Tuy nhiên, thuốc chỉ được áp dụng vào điều trị khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp.
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp chung dành cho các bệnh lý có liên quan đến tâm thần. Mỗi chứng rối loạn sẽ được các chuyên gia can thiệp theo các hướng điều trị khác nhau.
Đối với rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, chuyên gia tâm lý sẽ dùng các biện pháp để giúp người bệnh có đủ can đảm để đối mặt với thực thể khiến những lo âu, căng thẳng xuất hiện. Cùng bệnh nhân hiểu rõ về nguyên nhân để tìm cách tháo gỡ vấn đề, giải tỏa tâm lý, cải thiện cảm xúc và mạnh mẽ chiến đấu với những yếu tố gây rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
Hiện nay, các phương pháp điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi theo hướng can thiệp tâm lý được rất nhiều chuyên gia sử dụng. Đây là một trong những giải pháp an toàn, không cần đến các loại thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Song, để điều trị dứt điểm chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cần sự đồng hành của cả gia đình trong thời gian dài.
Cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và những cổ vũ tinh thần từ người thân, bạn bè để người bệnh có đủ tự tin, nhanh chóng vượt qua những nỗi sợ hãi.
2. Điều trị bằng thuốc
Chưa có các loại thuốc tây y đặc trị cho chứng bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh xuất hiện các nỗi sợ hãi ở cường độ cao kèm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc nhằm làm giảm các biểu hiện rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.
Những đơn thuốc này thường được bác sĩ, chuyên gia tâm lý chỉ định như một phương pháp đi kèm với trị liệu tâm lý. Gây ức chế tái thu nạp các hormone hạnh phúc như Serotonin hay GABA, tránh các cảm xúc tiêu xuất hiện tạm thời trong thời gian ngắn.
Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp can thiệp tâm lý hay chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng nhiều giải pháp lành mạnh khác, Khi sử dụng thuốc cho người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi buộc phải tuân theo phác đồ điều trị chi tiết từ bác sĩ để tránh các biến chứng không may.
Sức khỏe tinh thần là vấn đề đáng được quan tâm nhất trong xã hội hiện đại ngày nay. Khi mà trí tuệ nhân tạo xuất hiện, sự tiếp xúc giữa người với người ngày càng ít dẫn đến gia tăng các vấn đề, bệnh lý về tâm lý nhiều mức độ khác nhau.
Khi có người thân, bạn bè xuất hiện những triệu chứng liên quan đến rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, bạn đọc nên nhanh chóng hướng dẫn thăm khám để tìm cách điều trị kịp thời. Hạn chế duy trì trạng thái căng thẳng lâu dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống cá nhân.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!