Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là gì? Biểu hiện và khắc phục kịp thời
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là một tình trạng đáng báo động nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời trong thời gian dài. Tâm lý và cuộc sống của trẻ ngày càng dễ bị ảnh hưởng khi phải xa rời người chăm sóc thân thuộc đi đến một nơi khác. Vì vậy, can thiệp điều trị đúng thời điểm là phương pháp tốt nhất để trẻ có cuộc sống lành mạnh và tự lập trong những độ tuổi lớn hơn.
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là gì?
Rối loạn lo âu chia ly được cho là một hội chứng phổ biến và hoàn toàn bình thường ở trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi. Thường chứng rối loạn lo âu này chỉ kéo dài cho đến khi trẻ 2 tuổi. Đây được gọi là chứng rối loạn lo âu thông thường ở trẻ.
Sau hai tuổi và khi bé đã lớn nhưng vẫn có nhiều biểu hiện thái quá về hội chứng lo âu chia ly, thì lúc này được gọi là một bệnh lý cần can thiệp và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến đời sống của trẻ và gia đình.
Khi trẻ mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu chia ly trẻ sẽ thường phản ứng quá mức trong các trường hợp phải rời xa cha mẹ, người chăm sóc thân cận hoặc những người lớn đã gắn bó với bé trong thời gian dài. theo nghiên cứu cho thấy, rối loạn lo âu chia ly có thể xảy ra ở cả mọi độ tuổi kể cả người trưởng thành, không riêng ở trẻ nhỏ.
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ sẽ gây ra nhiều bất cập và phiền toái cho cả chủ thể bệnh nhân lẫn những người thân cận. không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy trong đời sống sinh hoạt của con trong cả quá trình phát triển về sau.
Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu mắc rối loạn lo âu chia ly ở trẻ để kịp thời tìm đến các chuyên gia can thiệp là điều ba mẹ cần hết sức quan tâm để con trẻ được lớn lên theo lối sống lành mạnh. Nội dung tiếp theo sẽ là nguồn kiến thức tổng hợp bổ ích để hỗ trợ ba mẹ trong việc chăm sóc con trẻ khi mắc bệnh rối loạn lo âu chia y.
Nhận biết rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Mức độ sợ hãi của con trẻ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc có suy nghĩ đến các trường hợp phải rời xa cha mẹ, người thân chính là ranh giới phân biệt lo âu chia ly lành mạnh và lo âu chia ly bệnh lý. Một khi trẻ có những biển hiện quá mức hoặc than phiền về những cơn khó chịu về cơ thể, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đây là hồi chuông cảnh báo để ba mẹ cần quan tâm tìm hiểu về rối loạn lo âu chia ly để tìm phương pháp trị liệu nhanh chóng.
Ở mỗi chủ thể, biểu hiện rối loạn lo âu chia ly ở trẻ sẽ khác nhau. Theo kết quả thống kê cho thấy, phần lớn những trẻ mắc hội chứng này đều gặp ít nhất 3 trong số các triệu chứng phổ biến như sau:
- Từ chối đi hoặc hoặc miễn cưỡng đến một nơi khác mà không có ba mẹ hoặc người thân đi cùng. Trường hợp này, trẻ thường quấy khóc hoặc thậm chí là la hét khi đến trường. Nằng nặc bám víu lấy ba mẹ, nhất quyết không chịu ở lại cùng cô/thầy giáo, bảo mẫu.
- Bé có biểu hiện thái quá trước khi hoặc trong quá trình chia ly với bạn bè và người thân
- Lo lắng liên tục và quá mức về việc người thân gắn bó có khả năng mắc bệnh, tai nạn, bắt cóc hay các bệnh lý nguy hiểm. Sợ hãi về việc phải chia ly hoặc mất đi người thân chính.
- Thường xuyên tái diễn các suy nghĩ tiêu cực về những việc chưa hoặc không thể xảy ra, điều này vô tình tạo khoảng cách giữa bé với người thân, bạn bè.
- Bé không thể ngủ một mình hoặc lo lắng, sợ hãi thái quá khi phải đi ngủ mà không có ba mẹ
- Một số bé có thể bị đái dầm trong vô thức khi gặp ác mộng hoặc sợ hãi quá mức khi nghĩ về việc chia xa người thân chính
- Bé thường xuyên nổi giận vô cơ hay nài nỉ người thân
- Bé thường xuyên mơ gặp những ác mộng về việc phải chia cách với gia đình hoặc người thân chính của bé.
- Bé có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau dạ dày và các triệu chứng về cơ thể. Bé sẽ bị các triệu chứng cơ thể làm khó chịu và than phiền về các chứng này khi gặp rối loạn lo âu chia ly.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Như đã đề cập, chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ thường gặp phải khi bé nằm trong độ tuổi từ 8 tháng đến 2 năm tuổi. Ở khoảng thời gian này, bộ não và các chức năng khác của bé chưa thực sự hoàn thiện, do đó, bé nhỏ thường hoàn toàn không thể sống tự lập.
Một số nghiên cứu cho thấy, chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ xuất hiện ở một số bé có sự xuất hiện của các yếu tố sinh học. Các chân hóa học trong não là norepinephrine và serotonin mất sự cân bằng, gây ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến rối loạn lo âu chia ly ở mức thái quá.
Bên cạnh đó, số lượng bé có tính khí dễ bị rối loạn lo âu hơn bình thường cũng xuất hiện khá phổ biến. Những bé này nhạy cảm và thường có nhiều cảm xúc tiêu cực với các vấn đề liên quan đến lo sợ mắc bệnh tật hay phải chia xa người chăm sóc chính.
Theo kết quả thống kê cũng đưa ra kết luận rằng, nếu bé được sinh ra trong gia đình bao gồm một hoặc nhiều người thân có tiền sử bệnh lý rối loạn lo âu hoặc có các vấn đề về lo âu thì nguy cơ bé mắc chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ là rất lớn. Những đặc điểm này có thể di truyền theo mối quan hệ huyết thống.
Mặt khác, môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị rối loạn lo âu chia ly ở trẻ. Bé đã từng có những trải nghiệm tiêu cực về việc chia xa chẳng hạn như mất người thân, con vật, thú cưng, ba mẹ ly hôn, chuyển nhà hoặc phải đi học xa, hoặc người thân hay chính bé bị bệnh nặng, …
Một số gia đình có thói quen bao bọc bé quá mức cũng khiến phát sinh chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ. Đây là căn nguyên cho việc hình thành mối dây liên kết bền chặt giữa bé với người chăm sóc chính hoặc ba mẹ. Hình thành những suy nghĩ sợ hãi quá mức khi trẻ phải rời xa người thân và lo sợ về các mối nguy hiểm ở nhiều sự kiện thực tế không có tính đe dọa, nguy hiểm đến bé ở bên ngoài.
Ảnh hưởng của rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ có thể hình thành những phát sinh gây nên sự đảo lộn thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé và thậm chí là của ba mẹ hoặc người thân mà bé thường xuyên gắn bó. Bé làm quen với việc luôn có sự hiện diện của người thân chính bên cạnh, dần dần tạo nên khoảng cách với các mối quan hệ xung quanh, khiến bé bị cô lập.
Hơn nữa, một khi chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ xuất hiện, thì khả năng cao của một số hội chứng khác đi kềm như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu hoảng sợ, ám ảnh sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh nghi thức. Các trường hợp nặng hơn có thể có chứng trầm cảm xuất hiện, khiến cho mức độ rối loạn lo âu ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Biện pháp khắc phục rối loạn lo âu chia ly ở trẻ
Cho tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể tìm ra các biện pháp ngăn ngừa rối loạn lo âu chia ly ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số khuyến nghị để giúp trẻ khắc phục chứng rối loạn lo âu chia ly khi có biểu hiện tồi tệ hơn so với các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời.
Giải pháp đầu tiên và cũng được xem là cần thiết nhất khi trẻ có biểu hiện của rối loạn lo âu chia ly chính là đến thăm khám tại các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Phương pháp nói chuyện hoặc tư vấn tâm lý để hỗ trợ bé đối mặt và kiểm soát những nỗi lo sợ liên quan đến sự chia ly.
Hiện chưa có thuốc đặc trị chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ, nhưng trong các trường hợp nặng, có sự xuất hiện của trầm cảm, thì bác sĩ cũng có thể điều trị bằng thuốc cho trẻ. Những loại thuốc chống trầm cảm chỉ được khuyến nghị áp dụng khi các phương pháp tâm lý khác không có hiệu quả. Đối với các trường hợp rối loạn lo âu chia ly quá nghiêm trọng thì cũng có thể kết hợp giữa thuốc và nhiều hình thức trị liệu, nhưng quan trọng vẫn cần tuân theo các chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn.
Các biểu hiện của rối loạn lo âu chia ly ở trẻ thường xuất hiện khi bé cảm thấy không an toàn hoặc xa các người thân theo một hình thức bất kỳ nào đó. Do đó, ba mẹ có thể đồng hành cùng con cải thiện và rèn luyện lối sống tự lập ngay tại nhà. Tập thói quen lắng nghe và chia sẻ cùng con để trẻ có thể cảm nhận được sự đồng cảm và hiểu hơn về các yếu tố hiển nhiên trong đời sống hằng ngày.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể chất từng bước mà không có sự đồng hành trực tiếp của người thân chính hoặc ba mẹ. Dành những lời khen, khích lệ tinh thần như một các sát cánh bên con. Ghi nhận và khen ngợi những thành quả trẻ đã cố gắng đạt được ở trường hay những việc đơn giản ngay tại gia đình như giúp đỡ việc nhà, ngủ ngoan, học tốt, …. Tạo sự an tâm và tin tưởng để bé có thể phát huy khả năng tự lập với những hành vi tích cực.
Nhìn chung, phần lớn các bé ở độ tuổi nhỏ khá nhạy cảm về các sự kiện xảy ra trong môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tình cảm giữa người thân thiết chính. Bởi ở đội tuổi này trẻ chua có nhiều nhận thức về tính tự lập và sự chia ly cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển lành mạnh của con trẻ.
Chính vì thế, những hỗ trợ về cả thể chất lẫn tinh thần của ba mẹ là điều cần thiết để chứng rối loạn lo âu chia ly ở trẻ có thể dần khắc phục các triệu chứng. Hạn chế tối đa tình trạng tồi tệ hơn hay phát sinh các bệnh lý rối loạn lo âu khác, trầm cảm đi kèm.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!